Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ 5: Tôn Giả A-Nan nghi: nếu "cái thấy" là mình

25/04/201319:25(Xem: 17166)
Bài thứ 5: Tôn Giả A-Nan nghi: nếu "cái thấy" là mình

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


PHẬT HỌC PHỔ THÔNG KHÓA VI

TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT
hay là
ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM

--- o0o ---

BÀI THỨ NĂM


I.- A-Nan nghi: nếu "cái thấy" là mình
thì tâm này là ai?
II.- Cái thấy rời tất cả cái tướng.

III.- Cái thấy tức tất cả các pháp.

IV.- Phật trấn tĩnh đại chúng.

V.- Ngài Văn Thù đứng lên thưa hỏi.

VI.- Phật dạy: Cái thấy không có "thị" và "phi thị".

VII.- A-Nan nghi: Chơn tâm đồng với thuyết tự nhiên ngoại đạo.

VIII.- Phật bác cái chấp "tâm tự nhiên mà có".

IX.- A-Nan nghi: Tâm do nhơn duyên sanh.

X.- Phật bác cái chấp "nhơn duyên sanh".

XI.- Phật day: Chơn tâm không thể dùng tâm suy nghĩ hay lời nói luận bàn được .

XII.- A-Nan trở lại nghĩ "nhơn duyên sanh".

XIII.- Phật gạn lại hỏi "cái thấy" để chỉ rõ chơn tâm.

XIV.- Phật chỉ cái "thấy" không phải vọng, song chưa phải là chơn tâm.

XV.- Phật chỉ tâm lần thứ sáu.


--- o0o ---


I.- A-NAN NGHI: NẾU CÁI "THẤY" LÀ MÌNH THÌ THÂN TÂM NÀY LÀ AI?

A-Nan thưa Phật: -Bạch Thế Tôn! Nếu cái "thấy" này thật là "tâm" con, thì thân tâm của con hiện nay đây là ai? Và nếu cái "thấy" thật của con, thì nó phải hiện ở trước, khiến cho con thấy được nó.

Lại nữa, thân tâm, của con hiện nay đây, biết phân biệt được nó (cái thấy), còn nó không biết phân biệt được thân tâm con. Xin đức Thế Tôn mở lòng đại bi chỉ dạy cho kẻ chưa ngộ này.

II.-CÁI THẤY (TÂM) RỜI TẤT CẢ HÌNH TƯỚNG

Phật dạy A-Nan: Ông nói "cái thấy phải ở trước mặt để ông thấy nó", nói như vậy không phải, vì nếu cái "thấy" thật ở trước mặt ông, ông thấy được nó, thì cái "thấy" đó ở chỗ nào phải có nhất định và phải chỉ ra được.

Nay ông ngồi trong rừng Kỳ đà, xem các cảnh vật, đưa tay chỉ ra từng món: chỗ im mát kia là rừng cây, cái sáng chiếu nọ là mặt nhựt, nơi ngăn ngại này là vách, chỗ trống đó là hư không; cho đến cỏ cây hoa lá, các vật lớn nhỏ tuy khác, song đều có hình tướng, có thể chỉ ra được cả. Còn cái "thấy" nếu có ở trước mặt ông, thì ông nên lấy tay chỉ chắc chắn, cái nào là cái "thấy". Nếu hư không là cái "thấy" thì cái gì là hư không? Còn nếu cảnh vật là cái "thấy", thì cái gì là cảnh vật? Đối với các cảnh vật sum la vạn tượng, ông nên chín chắn phân tích rõ ràng, rồi chỉ cho ta xem, cái nào là cái "thấy"cũng như chỉ các vật, không có lầm lộn.

A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn! Con mở tầm con mắt và đưa tay chỉ khắp tất cả, thì đều là "vật" chớ không có cái nào là "thấy". Dù cho bực Bồ tát cũng không thể phân tích ở nơi muôn vật để chỉ riêng cái "thấy" ra được; huống chi chúng con là bậc sơ học thinh văn, làm sao chỉ được.

Phật dạy: Phải lắm!

LƯỢC GIẢI

Tâm không phải cái hình tướng, cũng như vàng không phải là vòng, kiềng, xoa, xuyến v.v...

III. CÁI THẤY (TÂM) TỨC TẤT CẢ PHÁP 

Phật dạy rằng: Này A-Nan! Như lời ông nói: "Trong các cảnh vật, không thể chỉ riêng cái "thấy" ra được "; vậy nay ông đứng trước cảnh vật chỉ lại coi, cái nào không phải là cái "thấy"?

A-Nan thưa: Con hiện đang xem tất cả các cảnh vật, không biết cái nào không phải cái "thấy". Nếu rừng cây kia không phải cái "thấy", thời làm sao thấy được rừng cây. Còn rừng cây là cái "thấy", thì sao gọi là rừng cây. Lại nữa, hư không nếu không phải là cái "thấy", thì làm sao thấy được hư không. còn nếu hư không là cái "thấy", thì sao lại gọi là hư không. Con chín chắn suy nghĩ: cái nào cũng là cái "thấy" cả.

Phật dạy: phải lắm!

Khi đó đại chúng nghe lời Phật nói như vậy, tất cả đều hoang mang lo sợ, vì không biết nghĩa ấy thế nào.

LƯỢC GIẢI

Tâm đã sanh ra các pháp, thì pháp nào cũng là tâm cả: 

Cũng như vàng đã làm ra các đồ trang sức thì món nào cũng là vàng cả.

*

IV. PHẬT TRẤN TĨNH ĐẠI CHÚNG

Phật thấy A-Nan và đại chúng hoang mang, sợ hãi, nên sanh tâm thương xót, liền an ủi A-Nan và đại chúng rằng:

Như-Lai nói chơn thật, chẳng dối trá, không phải như chúng ngoại đạo Mạc-già-lê, nói năng rối loạn không nhất định đâu. Các ông nên bình tĩnh và chín chắn suy xét lại, chớ để cho Như Lai thêm lòng thương xót.

V.- NGÀI VĂN THÙ ĐỨNG LÊN THƯA HỎI

Khi ấy Ngài Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử thương cả bốn chúng, nên đứng dậy lạy Phật, cung kính chắp tay và thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Trong đại chúng đây chưa hiểu cái nghĩa: các cảnh vật là cái "thấy" hay không phải cái "thấy"?

Bạch Thế Tôn! Các cảnh vật hiện tiền đây, nếu là cái "thấy", thì phải chỉ ra được; còn nếu không phải cái "thấy", thì đáng lẽ không thể thấy được. Vì trong đại chúng không hiểu nghĩa này thế nào, cho nên mới sợ hãi, hoang mang. Cúi xin đức Như Lai dủ lòng từ bi chỉ dạy cho biết: Các cảnh vật hiện tiền đây, cùng với cái "thấy" này, nguyên là gì? Trong đây không có cái "phải" và cái "không phải".

Đoạn này lý thâm, nên Ngài Văn -Thù mới đứng lên thưa hỏi: người học phải suy xét nhiều mới hiểu được.

Nói cảnh vật và cái thấy, tức là chỉ cả vật chất với tinh thần đồng một thể tánh chơn tâm. Vì chơn tâm thì không thể suy nghĩ và bàn luận được, phải tự ngộ mà thôi, nên nói, "nguyên nó là cái gì?" (vì không thể nói ra được). Bởi nó rời đối đãi thị phi, nên nói "trong đó không có cái phải và cái không phải".

*

VI.- PHẬT DẠY: CÁI "THẤY" KHÔNG CÓ "PHẢI" VÀ "KHÔNG PHẢI" (THỊ, PHI THỊ)

Phật kêu ngài Văn -Thù và Đại chúng, dạy rằng:

- Mười phương các đức Phật và các vị Đại Bồ tát an trụ trong chơn tâm rồi, thời không còn thấy thật có các cảnh vật là căn, trần, thức nữa. Cái thấy cùng với cảnh vật bị thấy, nguyên là "chơn tâm". Đã là chơn tâm, thì đâu còn có "phải" hay "không phải" nữa. Như ông là Văn Thù, vậy có thể nói ông là "thật" Văn Thù hay "không thật" Văn Thù được không?

Văn -Thù thưa: -Bạch Thế Tôn! Chính như thế đó, con là Văn -Thù rồi, thì không thể nói "thật Văn -Thù" được; vì nếu nói "thật Văn -Thù", thì phải nói ông Văn -Thù giả (thứ hai). Song con nay đã là Văn -Thù rồi, thì không thể nói "thật" hay "không thật" được.

LƯỢC GIẢI

Chơn tâm không hai, nên không còn thị và phi đối đãi; không thể nói "quấy" đã đành, mà nói "phải" cũng không trúng. Bởi vì nó ngoài vòng đối đãi, cũng như ông Văn -Thù là Văn -Thù, không thể nói:"thật" hay "không thật" được .

Phật dạy: Cái thấy cùng với cảnh vật bị thấy cũng lại như vậy, đều là thể tánh chơn tâm, vì vọng động mà có ra: thấy nghe và các cảnh vật. Nó cũng như mặt trăng thứ hai, đâu có gì mà nói "phải" hay "không phải". Nghĩa là chỉ có một mặt trăng chánh, (chơn tâm) trong đó không có cái "phải" mặt trăng hay "không phải" mặt trăng.

Nay ông thấy có cái "thấy" và "cảnh vật bị thấy" đó là vọng tưởng; còn đối với thể tánh chơn tâm, thì không còn nói phải hay không phải được. Bởi thế nên chơn tâm nói ra ngoài cái phạm vi "chỉ bày" và "không chỉ bày" của ông rồi. 

LƯỢC GIẢI

Suy nghĩ không tới nói năng không nhằm. Đại ý đoạn này nói: chỉ có một chơn tâm, không thể nói phải hay không phải, nó vượt ra ngoài sự đối đãi và nói năng phân biệt.

Vì vọng động mà sanh ra các vật chất (cảnh) và tinh thần (tâm). Cũng như chỉ có một mặt trăng chánh, không thể nói phải mặt trăng hay không phải mặt trăng; vì lòa mà thấy in tuồng có mặt trăng thứ hai.

*

VII.- A-NAN NGHI "CHƠN TÂM" ĐỒNG VỚI THUYẾT "TỰ NHIÊN" CỦA NGOẠI ĐẠO.

A-Nan thưa: -Bạch Thế Tôn! Ngày trước Phật ở tại núi Lăng Già, có dạy cho ông Đại Huệ Bồ Tát v.v...rằng: "Các chúng ngoại đạo kia thường chủ trương thuyết "tự nhiên sanh", còn ta thời nói "các pháp do nhơn duyên sanh", nên không đồng với thuyết của các ngoại đạo kia". 

Hôm nay nghe lời Phật dạy, thì con hiểu cái "chơn tâm" này in như tự nhiên mà có; chớ không phải "nhơn duyên sanh", vì nó rời tất cả các vọng tưởng điên đảo, không sanh, không diệt. Cúi xin Phật từ bi chỉ dạy cho con ngộ được chơn tâm thường trụ này, mà không lạc vào thuyết "tự nhiên" của các tà đạo.

LƯỢC GIẢI

Cái chơn tâm này, nó tuyệt đối đãi, ngoài thị và phi. Nếu còn chấp có, không, thị và phi, nhơn duyên hay tự nhiên v.v...Đều không trúng cả. Song chúng sanh vì cái mê chấp nhiều đời, cũng như cây chuối nhiều bẹ, lột hết bẹ này, thì nó bày ra bẹ khác. Phật vừa bác xong thị và phi, thì ông A-Nan liền chấp nhơn duyên và tự nhiên v.v...Than ôi! Lưới mê nhiều đời chồng chất, thật khó trong một lúc vẫy vùng ra khỏi!

VIII.- PHẬT BÁC CÁI CHẤP "TÂM TỰ NHIÊN MÀ CÓ"

Phật dạy rằng: Ta đã dùng nhiều phương tiện và thành thật chỉ dạy cho tường tận như thế, mà ông cũng chưa hiểu ngộ, lại còn mê muội chấp là tự nhiên nữa.

A-Nan nếu thật tự nhiên, thì ông phải chỉ rõ cái "thấy" này, lấy gì làm cái thể tự nhiên của nó? Lấy cái "sáng" làm tự nhiên hay lấy cái "tối" làm tự nhiên? Lấy cái "trống không" làm tự nhiên hay lấy cái "ngăn bít" v.v... làm tự nhiên?

A-Nan, nếu lấy cái "sáng" cho là tự nhiên cái thể của nó như vậy, thì khi tối lại, đáng lẽ ông không thấy được tối. Cho đến lấy cái "tối" v.v...làm thể tự nhiên của nó, thì khi sáng đến, cái thấy của ông phải mất, làm sao thấy được cái sáng v.v...

IX.- A-NAN LẠI NGHI TÂM DO "NHƠN DUYÊN SANH"

A-Nan thưa: Bạch Thế Tôn, cái thấy này nếu không phải tự nhiên mà có, thì chắc do nhơn duyên sanh. Con hiểu như vậy chẳng biết có phải không? xin đức Thế Tôn từ bi chỉ dạy.

X.- PHẬT BÁC CÁI CHẤP "NHƠN DUYÊN SANH"

Phật bác rằng: Ông nói "nhơn duyên sanh". Vậy nay ta hỏi ông: Cái thấy này là nhơn duyên cái sáng mà có, hay nhơn duyên cái tối mà có? Nhơn duyên cái trống không mà có, hay nhơn duyên cái ngăn bít v.v...mà có?

A-Nan, nếu nhơn duyên cái sáng mà có, thì khi tối đến, ông phải không thấy được cái tối; còn nhơn duyên cái tối, cái trống, cái bít v.v...cũng vậy.

XI.- PHẬT DẠY: CHƠN TÂM KHÔNG THỂ SUY NGHĨ VÀ LUẬN BÀN ĐƯỢC.

Phật dạy: A-Nan! Ông phải biết: Cái thấy (tâm) này không phải "nhơn", không phải "duyên", không phải "tự nhiên", và cũng không phải "không tự nhiên", không cái "phi", không cái "bất phi", không cái "thị", không cái "phi thị", nó rời tất cả tướng, mà chính là tất cả pháp. Như thế thời ông làm sao để tâm suy nghĩ cho tới, dùng lời nói luận bàn cho kịp và gọi nó bằng thứ gì được. (ly ngôn thuyết tướng, ly tâm duyên tướng, ly danh tự tướng).

Nếu ông để tâm suy nghĩ và dùng lời nói luận bàn, thì cũng như người quơ tay chụp bắt hư không; chỉ thêm mệt nhọc, chớ làm sao mà chụp bắt hư không cho được.

LƯỢC GIẢI

Đến chỗ cao siêu tuyệt diệu, thì không còn suy nghĩ, luận bàn được; nếu còn suy nghĩ luận bàn được thì không phải là cao siêu tuyệt diệu.

Bởi thế nên Đức Thích Ca đóng cửa thất tại nước Ma-Kiệt, ông Duy-Ma-Cật ngậm miệng tại thành Tỳ-Da-Ly, Tổ Đạt-Ma ngồi tại chùa Thiếu Lâm, quay mặt vô vách chín năm, không nói một lời, đều vì cái lý cao siêu, không thể luận bàn được.

*

XII.- A-NAN TRỞ LẠI NGHI "NHƠN DUYÊN SANH"

A-Nan thưa Phật: Bạch Thế Tôn! Cái "thấy" này nếu không phải "nhơn" không phải "duyên", tại sao đức Thế Tôn thường cùng với các thầy Tỳ-kheo nói: "Cái thấy phải đủ bốn duyên mới sanh"; như nhơn hư không, ánh sáng, tâm và con mắt mới sanh. Vậy nghĩa này thế nào?

Phật dạy rằng: Này A-Nan, ta nói thuyết nhơn duyên, là đứng về phần sự tướng (hiện tượng), chỉ các pháp trong thế gian mà nói, chớ không phải chỉ cho lý tánh tuyệt đối (bản thể) vậy.

LƯỢC GIẢI

Về phương diện pháp tướng (mượn danh từ triết học nói cho dễ hiểu, gọi là phần hiện tượng) nói về "thức", thì Phật nói có căn, trần, thức và nhơn duyên v.v...Còn đứng về phương diện pháp tánh (mượn danh từ triết học nói cho dễ hiểu, gọi là phần bản thể) thì không còn danh tướng, nói năng kêu gọi hay suy nghĩ được.

Bởi thế nên trong kinh, Phật nói: "Đạo ta cao siêu không thể suy nghĩ và luận bàn được". Kinh này là nói về phần lý tánh tuyệt đối.

*

XIII.- PHẬT GẠN HỎI LẠI CÁI "THẤY" ĐỂ CHỈ RÕ CHƠN TÂM 

Phật hỏi: Này A-Nan! Bây giờ ta hỏi ông: Người đời thường nói "tôi thấy". Vậy thế nào là "thấy" và thế nào là không "thấy"?

A-Nan thưa: Người đời nhơn có ánh sáng mới thấy được cái vật, thì gọi là "thấy"; còn không có ánh sáng, chẳng thấy các vật, thì bảo rằng "không thấy"

Phật dạy: Nếu không có ánh sáng mà bảo là không thấy, thì khi tối đến đáng lẽ ông cũng không thấy được cái "tối"? Còn như ông thấy được cái "tối", thì khi đó chẳng qua không có ánh sáng mà thôi, chớ sao lại nói "không thấy"?

Lại nữa, nếu khi tối ông không thấy được cái "sáng", mà ông cho là thấy, thì khi sáng ông không thấy được cái "tối", đáng lẽ cũng phải bảo là không thấy mới phải. Như vậy,thời "tối" và "sáng" cả hai đều phải bảo là "không thấy" hết.

Bởi thế, ông nên biết: "tối" và "sáng" hai món trần tướng nó tự thay đổi với nhau, còn cái "thấy" của ông lúc nào cũng có. Vậy thì thấy "tối" và "sáng" đều gọi là thấy cả, tại sao khi thấy tối, ông nói "không thấy"?

XIV.- PHẬT CHỈ CÁI THẤY KHÔNG PHẢI VỌNG, SONG CHƯA PHẢI LÀ CHƠN TÂM  

(Đoạn này nguyên ở trước, nay dịch giả đem lại đây cho thuận nghĩa).

Phật dạy A-Nan rằng: -Cái "thấy" của ông đó, không phải là vọng, song chưa phải là "chơn tâm". Nó cũng như mặt trăng thứ hai (do lòa con mắt mà có) tuy không phải bóng mặt trăng dưới nước, nhưng chưa phải là mặt trăng chánh.

LƯỢC GIẢI

Mặt trăng chánh là dụ cho chơn tâm, mặt trăng thứ hai là dụ cho cái thấy, nghe v.v...các giác quan về phần trực giác. Bóng mặt trăng là dụ cho vọng tưởng phân biệt. 

Đại ý đoạn này nói cái "thấy" không phải vọng tâm, nhưng cũng chưa phải là chơn tâm, nghĩa là nó gần với chơn tâm mà thôi. Cũng như mặt trăng thứ hai do lòa con mắt mà có, nó không phải bóng mặt trăng dưới nước, nhưng cũng chưa phải là mặt trăng chánh.

*

Phật dạy: A-Nan, ông phải biết: Khi ông thấy sáng, thì cái "thấy" của ông không phải là cái "sáng"; khi ông thấy tối, cái "thấy" của ông không phả là cái "tối"; khi ông thấy trống không, cái thấy của ông không phải là cái "trống không"; khi ông thấy ngăn bít cái "thấy" của ông không phải là cái "ngăn bít".

LƯỢC GIẢI

Nói cái "thấy" chớ kỳ thực là chỉ chung cho cả cái "nghe, hay, biết". Nói "sáng, tối, trống, bít" là chỉ chung cho các cảnh vật.

Đại ý bài này nói: Khi thấy các cảnh vật, thì cái "thấy" không phải là cảnh vật.

*

XV.-PHẬT CHỈ CHƠN TÂM LẦN THỨ SÁU. 

Phật dạy:- Ông đã hiểu rõ bốn nghĩa này rồi, ông nên hiểu thêm lên một tầng nữa: Khi "chơn tâm đã khởi ra cái "thấy" (cái giác quan ), thì cái "thấy" không phải là "chơn tâm"; cái "thấy" còn cách biệt với chơn tâm, (vì còn một lớp mê), cái "thấy" không thể bì kịp với "Chơn tâm "" (đoạn này Phật mới chỉ chính xác cái chơn tâm)

LƯỢC GIẢI

Mượn danh từ triết học nói cho dễ hiểu: khi bản thể (tâm) khởi ra hiện tượng ( các giác quan) thì hiện tượng không phải là bản thể, hiện tượng còn cách biệt với bản thể, hiện tượng không thể bì kịp bản thể. Cũng như khi nước đã biến thành sóng, thì sóng không phải hoàn toàn là nước, sóng còn xa biệt với nước (vì bị gió xao động), sóng không thể bì kịp nước.

Đành rằng "tâm" cùng với cái "thấy" v.v...không hai, nhưng vì mê nên tâm biến ra các giác quan thấy nghe hay biết. Lúc bấy giờ cái thấy nghe hay biết, không phải là chơn tâm. Ngộ rồi thì cái thấy nghe hay biết mới gọi là "chơn tâm". Song khi chưa ngộ thì không thể nói cái thấy, nghe v.v...Các giác quan là chơn tâm được.

Cũng như nước với sóng không khác, nhưng vì gió động nên nước biến thành sóng; lúc bấy giờ sóng không phải là nước, nước cách biệt với sóng. Đến khi hết gió xao động thì sóng trở lại thành nước. Nhưng khi còn động thì không thể nói sóng đó là nước. * Như thế thời ông làm sao lại nói là "nhơn duyên, tự nhiên, hòa hợp, và phi hòa hợp" được. Các ông là hàng Thanh văn, trí thức hẹp hòi, không thông hiểu được thật tướng (chơn tâm). Ta đã chỉ dạy nhiều lần rồi, vậy các ông nên khôn khéo suy nghĩ và cố gắng tiến lên tu hành, chớ nên giải đãi trên con đường Bồ đề.

 
🙏🙏🙏
Kính mời xem tiếp:
🌹🥀🌷🍀🌷🌸🏵️🌻🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
Đánh máy: Trang nhà Thư Viện Hoa Sen:  https://thuvienhoasen.org
Sửa lỗi bản đánh máy: Phật tử Thanh Phi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/01/2023(Xem: 9346)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
23/12/2022(Xem: 20860)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 22322)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19079)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
31/10/2022(Xem: 15449)
SOTAPATTI, quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy không thối chuyển (sotāpanna, thánh Dự lưu) đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi (Bát chi Thánh đạo, SN 55:5, kinh Sāriputta), là dòng sông hướng đến Niết-bàn cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả (SN 45:91, kinh Phương đông). Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người (SN 55:8, kinh Giảng đường bằng gạch).
29/10/2022(Xem: 9591)
Nhận tin nhắn trễ trên Viber sau khi đã ra khỏi nhà, và mãi đến trưa con mới trở về nên con chỉ nghe lại bài phỏng vấn này do TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho chúng đệ tử học hỏi thêm giáo lý Phật Pháp trước khi Ngài trở về trú xứ Hoa Kỳ sau 3 tuần tham dự Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư và Lễ Mừng 32 năm Khai Sơn Tu Viện Quảng Đức, vào trước giờ có pháp thoại của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo Dục của Giáo Hội Úc Châu cùng ngày. Tuy nhiên với sự ngưỡng mộ của con đối với bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt như Ngài, mà những lời Ngài trình bày qua những kinh nghiệm tu chứng hành trì, hạnh giải tương ưng thu thập được trong suốt hơn 46 năm qua đã khiến con phấn chấn tu tập hơn, hầu đạt được mục đích tối cao mà Đức Phật đã truyền trao nên con đã nghe lại đôi lần vào hôm nay để có thể uống được cam lồ qua những lời đáp trao đổi Phật Pháp. Thành kính tri ân TT Thích Nguyên Tạng và HT Thích Đồng Trí và kính xin phép cho con chia sẻ lại những gì con đã học được.
13/07/2022(Xem: 11122)
Phải nói là khi nhận được tin TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng sẽ có bài pháp thoại giảng tại Thiền Lâm Pháp Bảo hôm nay (12/7/2022) lại vừa nghe tin tức mưa lớn và lụt tràn về Sydney mấy ngày qua, thế mà khi nhìn vào màn ảnh livestream lại thấy khuôn viên thiền môn trang nghiêm thanh tịnh quá, dường như thời tiết khí hậu chẳng hề lay động đến nơi chốn này, nơi đang tập trung những người con cầu tiến muốn hướng về một mục đích mà Đức Phật hằng mong chúng ta đạt đến : Vô Sanh để thoát khỏi vòng sinh tử .
15/06/2022(Xem: 10007)
Tôi thật chưa tìm ra cuốn nào như cuốn này, tác giả viết từ những năm 50s, hữu duyên được dịch ra tiếng Việt vào những năm 80s… Tìm lại được bản thảo sau khoảng 33 năm (2021). Tốn thêm một năm hiệu đính trên đường ta bà, gọt dũa lại.
23/03/2022(Xem: 8493)
Tác ý là sự quyết định của tâm. Tác ý có thể xấu hay tốt, thiện hay bất thiện. Tác ý sanh lên trong lúc nào? Tác ý có thể sanh lên từ cảm giác nhưng cũng có thể sanh lên từ sự suy tưởng hay suy nghĩ của mình. Như vậy, làm thế nào để biết chắc chắn đó là tác ý? Tác ý là một cảm giác mạnh sinh khởi trong một con người. cảm giác mạnh này thôi thúc người đó phải hành động để giải quyết vấn đề. Cảm giác này được coi là tác ý vậy...
10/12/2021(Xem: 5341)
Trong một kiếp nhân gian, mọi chúng sinh đều khởi đầu từ sinh và kết thúc ở diệt. Có sinh, phải có diệt. Diệt là chấm dứt để trở về với cát bụi, khép kín một vòng sinh lão bệnh tử. Tứ là sự chết, sự kết thúc. Trong Kinh Tử Pháp ( Tạp A Hàm, quyển 6, số 121, 雜阿含經 第6卷,一二一,死法), Phật dạy các đệ tử chánh tư duy về vô thường trong sinh tử để không dính mắc, không chấp giữ mà đạt đến giác ngộ Niết Bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]