Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1-Quán Sổ Tức

23/04/201316:08(Xem: 18960)
1-Quán Sổ Tức
...... ....


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Tư

Duyên Giác và Bồ Tát Thừa Phật Giáo

Bài Thứ 1

Quán Sổ Tức

A. Mở Ðề

Bất luận trong công việc gì, sự định tĩnh của tâm trí là một yếu tố chính yếu để thành công. Nhất là công việc tu hành sự định tĩnh tâm thần lại càng quan trọng hơn nữa. Người tu hành mà tâm trí luôn luôn tán loạn học trước quên sau, học sau quên trước, tư tưởng thiếu tập trung, thì dù có khổ công tu tập, cũng khó được kết quả khả quan, vì thế trong phần nhiều các tôn giáo, người ta thường có những phút "lắng lòng", tập trung tư tưởng vào bên trong để khám phá nội tâm và soi sáng lẽ đạo. Riêng về Ðạo Phật thì có những phép quán và thiện định. Về thiền đinh., chúng ta sẽ tìm hiểu trong các bài nói về Lục độ ở phần sau tập sách này. Trong bài này và bốn bài nối tiếp sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến phép qúan.

Phép quán đầu tiên mà chúng tôi muốn nói đến là Sổ tức quán. Sở dĩ chúng tôi để bài quán Sổ tức này đứng đàu trong năm phép quán, trước tiên, phải biết quán là gì, quán như thế nào, và phải có một tâm trí định tình không tán loạn. Muốn được thế, trước tiên phải tập quán Sổ tức. Khi quán Sổ tức đã thuần phục rồi, thì các thứ quán sau mới dễ có kết quả, nghĩa là mới có thể trừ diệt dần các tâm bệnh: tham, sân, si mạn.

B. Chánh Ðề

I. Ðịnh Nghĩa

Quán Sổ tức là đếm hơi thở. Quán là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích hay suy nghiệm đến một vấn đề. Sổ tức quán là tập trung tâm trí để hơi thở ra vào của mình, mà mục đích là để đình chỉ tâm tán loạn.

II. Vì Sao Phải Ðình Chỉ tâm Tán Loạn 

Tâm trí chúng ta bị muôn việc ở đời chi phối, khi vui khi buồn, khi lo việc này, khi suy nghĩ chuyện khác, khi mừng khi giận, khi thương khi ghét, không bao giờ được định tĩnh. Dù cho ta có ngồi yên một chỗ, khoanh tay lại, tâm trí chúng ta cũng không dừng nghỉ, mà vẫn sống với đời sống lăng xăng rộn ràng của nó. Bao nhiêu hình ảnh phức tạp như một cuốn phim hiện lên trên màn ảnh của trí óc; và mỗi hình ảnh như thế lại mang theo nó một cảm tưởng vui buồn thương ghét, cho nên khi ta ngồi yên, chỉ là để cho thân xác được yên nghỉ, chứ còn tinh thần thì vẫn hoạt động, có nhiềụu khi lại hoạt động nhiều hơn cả lúc làm việc. Hầu hết chúng ta đều khổ tâm, bực tức về sự hoạt động lỗi thời ấy của tâm trí chúng ta: Không muốn nhớ nữa mà vẫn cứ nhớ, không muốn thương nữa mà vẫn cứ thương, không muốn giận nữa mà vẫn cứ giận. Làm chủ thể xác đã là khó, mà làm chủ tinh thần lại càng khó hơn. Nhất là trong thế giới máy móc, phức tạp ngày nay, một thế giới đầy màu sắc rộn ràng, âm thanh chát chúa, hình ảnh kỳ dị một thế giới cuồng loạn trong ấy, trí óc không mạnh mẽ vững vàng thì rất dễ bị rối loạn. Vì thế, theo các bản thống kê của các nhà bác học, số người mắc bệnh điên mỗi ngày mỗi nhiều trong thế giới nagỳ nay.

Riêng trong phạm vi nhỏ hẹp, chúng ta cũng nhận thấy có nhiều người học hành chẳng nhớ, gặp việc hay quên, niệm Phật không thành công, tham thiền quán tưởng chẳng kết quả, đều do sự tán loạn của tâm trí mà ra.

Vậy, muốn học hành mau nhớ, gặp việc không quên, niệm Phật được nhất tâm bất loạn, tham thiền quán tưởng được thành tựu, điều cốt yếu là phải làm sao cho tâm trí được yên định.

Vì sao tâm trí được yên định, thì dễ đạt được những kết quả như trên? Ta hãy lấy một thí dụ thông thường mà nhiều người đã kinh nghiệm: Khi ta học một bài thuộc lòng hay làm một bài toán vào lúc hoàng hôn hay giữa cảnh náo nhiệt, thì ta thấy vất vả khó khăn vô cùng, vì suốt ngày tâm ta đã mệt mỏi tính toán lăng xăng, phân tán theo trần cảnh. Trái lại, cũng một bài học đó, hay bài toán đó, mà trong buổi khuya thanh vắng, một mình một bóng với ngọn đèn, thì ta lại học bài rất mau thuộc, làm bài rất mau xong, tâm tánh ta hình như thông minh sáng suốt phi thường. Vì sao vậy? Vì buổi khuya mới thức dậy, tâm trí ta yên tịnh, chưa bị trần cảnh chi phối.

Ta có thể làm một thí dụ thứ hai nữa để vấn đề càng thêm sáng tỏ: Một cây đèn dầu, mặc dù rất lớn ngọn, nhưng khi thắp lên bị gió từ phía đàn áp phải lung lay, leo lét khi mờ khi tỏ, có nhiều khi gần muốn tắt. Một ngọn đèn như thế chỉ làm hao dầu rất nhiều, chứ không thể soi sáng được gì hết. Nhưng khi chúng ta lấy ống khói chụp lại, gió không đánh bạt được nữa, ngọn đèn đứng thẳng và tỏa ánh sáng khắp gần xa, chiếu phá được một vùng bóng tối trong đêm trường.

Cũng như ngọn đèn bị gió bạt kia, tâm hành giả bị bát phong xuy động, thất tình lục dục chi phối, lục trần bủa vây làm cho tán loạn, không soi sáng được gì cả. Vâyh hành giả, muốn cho tâm được minh mẫn thì phải đừng cho nó tán loạn, nghĩa là phải định tâm, định càng thâm thì tâm càng tỏ, như ngọn đèn càng đứng lặng, thì ánh sáng càng tỏa. Phật dạy: "Tâm có định mới phát sinh trí huệ, có trí huệ mới páh trự được vô minh để minh tâm kiến tánh". Sở dĩ, các vị Thánh hiền được biết nhiều quá khứ vị lai và có nhiều điều thần diệu, đều do tâm đã định mà phát minh trí huệ sáng suốt, nên mới được như thế. Nên kinh chép: "Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biến", nghĩa là ngăn vọng tâm lại được một chỗ, thì không việc gì chẳng thành tựu. Hành giả muốn cho tâm mình hết tán loạn, được yên định, thì phải tu phép quán Sổ tức, một phép quán rất dễ thật hành và rất kiến hiệu, ai cũng có thể làm được.

III. Những Ðiều Cần Biết Trước Khi Quán Sổ Tức 

Trước khi quán Sổ tức cần phải theo đúng những điều sau đây:

1. Thức ăn: Phải ăn những thức ăn hợp với cơ thể của mình. Nếu ăn đồ nóng nẩy quá, thì than thể sẽ bị bức rức, tâm sanh loạn động. Trái lại, nếu ăn những vật sanh lãnh, không tiêu hóa được , thì thân thể sẽ nặng nề, lừ đừ dễ sanh buồn ngủ.

2. Ðồ mặc: Phải ăn mặc cho hợp thời tiết. Khi trời nực, mặc đồ mỏng, khi trời lạnh, mặc đồ ấm. Nếu trái lại thân thể mất sự điều hòa, quán lâu có hiệu quả.

3. Chỗ ở: Phải ở chỗ thanh vắng, thì sự tu quán mới mau được thành công. Nếu ở chỗ ồn ào, đối với người mới tu, không khỏi bị loạn động.

4. Thời giờ tu. Nên lựa những giờ thanh vắng, như 10 giờ đêm, hay 4 giờ khuya. Nếu ở thành thị thì lựa giờ nào gia đình ngủ hết, chug quanh bớt tiếng động.

5. Tắm rửa. Thân thể phải thường tắm rửa sạch sẽ, để khỏi ngứa ngáy bức rức trong người.

6. Cách thức ngồi. Phải ngồi kiết gìa (hai chân tréo xếp lại gọn, thúc vào bắp vế cho sát), hoặc ngồi bán già (chân mặt tréo lên chân trái hay chân trái tréo lên chân mặt, thúc sát vào vế cho gọn gàng). Cách ngồi nầy đầu tiên chưa quen, không sao khỏi bị tê chân (chỉ tê chân khi đang ngồi thôi); qua thời gian hết tê rồi thì đau mỏi cả hai chân. Khi hết đau mỏi, về sau ngồi bao lâu cũng được.

7. Lưng. Lưng phải ngồi thẳng như vách tường, để cho các khớp xương sống ăn chịu đều nhau, như thế ngồi mới lâu được. Hành giả nên xem tấm vách tường kia, nhưò nó đứng thẳng, các viên gạch ăn chịu đồng đều, nên mới đứng lâu được , nếu hơi nghiêng, cố nhiên nó phải ngã.

8. Hai tay. Hai cánh tay vòng xuôi xuống, hai Bàn tay để trên hai chân, tay mặc gác lên tay trái, cách thức như Phật ngồi (xem hình đức Trung Tôn ngồi trong mỗi chùa).

9. Cổ và đầu. Cổ ohải thẳng, đầu hơi ngã tới, hai mắt chỉ mở một phần tư (nếu mở mắt lớn thì tâm dễ bị loạn động, còn nhắm lại thì sanh hôn trầm).

IV. Phương Pháp Sổ Tức

Khi đã ngồi yên ổn đúng với như cách thức đã nói trên, hành giả bắt đầu đếm hơi thở. Trước khi đếm, phải thở ra hít vào chín mười hơi thật dài, để cho hơi thở điều hòa và những trược khí, uất kiết, nặng nề trong người đều tuông ra cả, và thay thế vào bằng những thanh khí mát mẻ, trong sạch của thiên nhiên.

Khi thở ra, hành giả pahỉ tưởng: "những điều phiền não: tham, sân, si, các chất bẩn trược trong người đều bị hơi thở tống ra sạch hết, không còn một mảy may nào". Khi hít vào, hành giả nên tưởng: "Những chất nhẹ nhàng trong sạch sáng suốt của vũ trụ đều theo hời thở thấm vào bủa khắp thân tâm".

Khi đủ mười hơi rồi, hành giả bắt đầu thở đều đều , không dài không ngắn, không mau không chậm, phải thở nhẹ nhàng như hơi rùa thở. Nếu thở mau và dài thì tâm sanh loạn động, còn thở chậm và ngắn, thì tâm sanh hôn trầm, hoặc bị uất kiết, có khi lại sanh ra giải đãi, rồi tâm dong ruổi duyên theo ngoại cảnh. Nên phải thở cho nhẹ nhàng và đều đặn, không mau không chậm, thì trong người mới được thư thới khỏe khoắn.

Từ đây mới bắt đầu đếm hơi thở. Phương pháp đếm hơi thở có bốn cách như sau:

1. Ðếm hơi lẻ. Nghiã là thở hơi ra đếm một, thở hơi vô đếm hai, thở hơi ra đếm ba, thở hơi vô đếm bốn, đếm cho đến mười, không htêm không bớt, rồi bắt đầu đếm từ một cho đến mười lại. Cứ đếm đi đếm lại từ một đến mười, trong khoảng nửa giờ, một giờ hay hai giờ tùy ý.

2. Ðếm hơi chẵn. Nghĩa là thở vào rồi thở ra đếm một, thở vào rồi thở ra lần nữa đếm hai, cứ tuần tự như thế cho đến mười lại, mãi cho đến khi đi ngủ.

Phương pháp đếm hơi chẳn này rất thông dụng,, xưa nay người ta vẫn thường dùng, và đếm hơi thở ra dễ hơn, khỏi bịnh tồn khí (chứa hơi lại trong phổi).

3. Ðếm thuận. Nghĩa là đếm theo hai cách trên, cách nào cũng được , những tuần tự từ một đến mười.

4. Ðếm nghịch. Nghĩa là cũng dùng hai cách đếm trên, nhưng đếm ngược từ mười đến một.

Bốn phương pháp này, tùy ý hành giả muốn dùng một phương pháp hay cả bốn phương pháp thay đổi cho nhau cũng được. Miễn sao thuận tiện cho mình và khỏi lộn, là thành công; nghĩa là đối trị được tâm tán loạn.

V. Những Ðiều Lầm Lộn Thưiờng Xảy Ra Trong Khi Ðếm Hơi Thở 

Những điều lầm lộn mà hành giả thường mắc phải trong khi mới bắt đầu tu phép Sổ tức là:

1. Tăng. Nghãi là thở ít mà đếm nhiều, đếm nhảy vọt, như ba liền đếm đến năm, hoặc mới năm liền nhảy lên đếm tám v.v..

2. Giảm. Nghãi là thở nhiều mà đếm ít, đếm thụt lùi, như đến bốn rồi lại đếm ba, hay bảy rồi lại đếm sáu v.v..

3. Vô ký. Nghĩa là không nhớ rõ mình đã đếm đến số mấy rồi.

Mỗi khi lầm lộn như thế, phải bắt đầu đếm lại. Phải tập cho đến khi nào không còn mắc phải những lầụm lộn nói trên, thì tâm trí mới được yên tịnh.

C. Kết Luận:

Quán Sổ tức là một phương pháp đối trị tâm tán loạn rất hiệu nghiệm và rất thông dụng trong các môn phái của Phật giáo, từ Tiểu Thừa cho đến Ðại Thừa, từ các nước Á Châu đến Tây phương. Nhất là trong các giới Phật tử Nhật bản và Âu châu, páhp quán này rất được thịnh hành. Người tu hành áp dụng pháp quán này thì tâm hết tán loạn niệm Phật mau được "nhất tâm bất loạn" tham thiền quán tưởng mau được thành công.

Không những kẻ tu hành, người thé gian cũng nên thoe pháp quán này, thì thân thể sẽ được khỏe mạnh, tinh thần sẽ được yên tịnh thư thới, trí tuệ lại sáng suốt,, học hành mau nhớ, suy tính, phán đoán công việc làm ăn được mau lẹ và phân minh.

Những trong mọi công việc gì cũng vậy, muốn thành công, tất phải kiên nhẫn bền chí. Phương pháp dù hay đẹp bao nhiêu mà thiếu chuyên tâm trì chí, thì cũng không đưa đến kết quả khả quan nào cả. Chúng ta hãy xem người lái đò chèo ngược nước kia, nếu chèo được năm bảy mái chèo lại buông tay ngồi nghỉ, thì không những chẳng đi tới được bến bờ đã định, mà còn thụt lùi còn rất xa nữa. Cổ nhân cũng dạy: "Giả sử có một thứ giồng gì dễ trồng, mà một ngày nắng, mười ngày lạnh, thì giống đó cũng khó sinh". Vậy hành giả đừng nên thấy phép quán này dễ mà khinh lờn, giãi đãi, tu một ngày nghỉ mười ngày, làm như thế tất nhiên không bao giờ được thành công.

Ngoài sự chuyên cần, hành giả còn phải theo đúng lời chỉ dẫn trên này, áp dụng đúng phương pháp thì mới được kết quả mỹ mãn.

Là Phật tử , phải thực hành pháp môn Sổ tức này để cho tâm trí hết tán loạn, trí huệ dễ phát sinh, vô minh chấm dứt và trở lại với bản tâm thanh tịnh của mình.

Nói một cách thiết thực hơn nữa, nếu muốn tu các pháp quán trong "Ngũ đình tâm quán ", mà chúng tôi sẽ đề cập đén trong những bài sau, trước tiên phải tập quán cho thuần thục phép Sổ tức này. Nếu quán này chưa thành công, nghĩa là tâm đang còn tán loạn, mà đã vội quán những pháp khác, như "Bất tịnh quán , Từ bi quán" v.v...thì chẳng khác chi xây lầu trên cát, thé nào cũng sẽ bị sụp đổ.

---*^*---

--- o0o ---

Trình bày :Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2023(Xem: 9587)
Chánh Pháp và Hạnh Phúc (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
20/08/2023(Xem: 4440)
CHÙA PHẬT LINH 248A Quốc lộ 51, Xã Tân Hòa Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254 – 3891583 Email: [email protected] Website: WWW.chuaphatlinh.com Facebook: facebook.com/Chùa Phật Linh Youtube: Thích Hạnh Định Đường nối kết trang youtube https://www.youtube.com/channel/UCXkVoGAVPcN6tvFJyH2LnKg/videos Biên soạn Tỳ kheo Thích Hạnh Định
19/05/2023(Xem: 6849)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
17/05/2023(Xem: 6729)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
20/04/2023(Xem: 14371)
Học đạo quý vô tâm Làm, nghĩ, nói không lầm Sáng trong và lặng lẽ Giản dị mới uyên thâm
18/03/2023(Xem: 9535)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5639)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
15/03/2023(Xem: 5271)
Từ khi con người bắt đầu quy tụ sống thành nhóm, thành đoàn, và sau này phát triển đông đảo thành cộng đồng, xã hội, quốc gia, người ta đã biết tổ chức phân quyền, đưa ra những nguyên tắc luật lệ chung để mọi người dân sống trong cộng đồng quốc gia phải tuân theo. Những ai phạm tội phá rối trị an sẽ bị đem ra xét xử và trừng phạt theo nội quy luật lệ của quốc gia nơi họ cư ngụ. Có như thế thì mọi sinh hoạt trong cộng đồng xã hội mới giữ được trật tự, đời sống cá nhân mới được bảo đảm an toàn.
31/01/2023(Xem: 9720)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
23/12/2022(Xem: 22164)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]