Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghi Thức Tụng Kinh

30/06/201913:25(Xem: 4373)
Nghi Thức Tụng Kinh

Nghi Thức Tụng Kinh

 

Mark Unno

Huỳnh Kim Quang dịch

 

Mark Unno
LGT: Mark Unno (hình bìa trái) là vị tăng sĩ trong truyền thống Phật Giáo Tịnh Độ và cũng là Phó Giáo  Sư dạy về Phật Giáo tại Đại Học University of Oregon, Hoa Kỳ. Ông là tác giả của cuốn sách “Shingon Refractions: Myoe and the Mantra of Light” [Những Tia Sáng Chân Ngôn Tông: Minh Huệ và Thần Chú Của Ánh Sáng], và ông cũng là chủ bút của Tạp Chí Buddhism and Psychotherapy Across Cultures [Phật Giáo và Tâm Lý Trị Liệu Xuyên Qua Các Nền Văn Hóa].

 

Bao lâu mà Phật Giáo có mặt, thì việc tụng kinh là một trong những hành trì cốt lõi. Nguyên khởi, cả việc đọc thuộc lòng và tụng niệm được dùng như các phương cách để giúp ghi nhớ giáo pháp, cũng như để tỏ bày thệ nguyện. Nhiều trường phái Phật Giáo ngày nay vẫn tụng Kinh Pali, ngôn ngữ của Đức Phật lịch sử.

Trong vài trường phái, như Thiền và Nguyên Thủy, tĩnh lặng, ngồi thiền được xem là sự hành trì chính yếu nhất, với việc tụng kinh được xem như là sự chuẩn bị cho việc hành thiền. Trong các trường phái khác, như Tịnh Độ, việc tụng kinh là sự hành trì chính. Trong nhiều trường phái của Phật Giáo Đại Thừa, việc tụng kinh được xem như đến từ mức độ sâu nhất của thực tại, thực tính của ngã, là tánh không, nhất thể, hay nguồn cội vô tướng của Phật thân, pháp thân. Việc tụng kinh do vậy không đến từ những chúng sinh si mê như chúng ta với tâm thức nhị nguyên của ý thức về bản ngã, nhưng đến từ chư Phật và chư bồ tát trong vũ trụ như Đại Tỳ Lô Giá Na hay Quán Tự Tại, là những biểu hiện vi diệu của nhất thể vũ trụ và Phật tánh.

Việc tụng kinh không phải là năng động hay thụ động – nó là cảm ứng. Chúng ta tụng như thế chúng ta có thể nhận được năng lực vũ trụ tự nhiên của vô ngã, tánh không, và nhất thể. Như thế là người thọ nhận, hành giả tụng kinh là người nhận năng lực tỉnh thức -- họ là con thuyền tiếp nhận trí tuệ và từ bi của Đức Phật. Khái niệm này có mặt trong nhiều bài kinh, như những bài kinh mà chúng ta tự mình ủy thác cho năng lực của chư Phật mười phương, như Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là, “Con xin quy y Đức Phật Thích Ca, con xin quy y Kinh Pháp Hoa, con quy y đức Phật A Di Đà.”

Việc tụng kinh bao hàm vấn đề lớn của nỗ lực tỉnh thức đối với ngưởi mới bắt đầu là người cố gắng thuộc lòng kinh, học tụng giọng và nhịp điệu đúng, và --  nếu tụng kinh trong một nhóm – thì phải hòa điệu với những người khác. Nhưng khi chúng ta đã đi sâu vào hành trì, thì ngày càng có ít cố gắng tỉnh thức hơn và ý nghĩa lớn hơn của việc hãy hòa nhập trong dòng tụng kinh. Điều này thường được đi cùng bởi sự thay đổi trong trung tâm thể chất của việc tụng kinh, khi chúng ta cảm nhận nó thay đổi từ cổ họng tới trái tim tới sâu vào bụng và, cuối cùng, vào Phật tánh, dòng chảy sâu của nhất thể của thực tại.

Dù việc tụng kinh của Phật Giáo có thể có nhịp điệu, nói chung, nó đơn điệu hơn, khi những hành trì chiêm nghiệm của Phật Giáo dựa vào sự bình thản và thư thả. Điều này thường trái ngược với các truyền thống tôn giáo khác -- chẳng hạn, trong Thiên Chúa Giáo, nhiều ca hát hơn tụng niệm, và ngay cả các bài thánh ca do Giáo Hoàng Gregory khai sáng thì nhiều nhịp điệu hơn nhiều so với việc tụng kinh của Phật Giáo. Những nhịp điệu và những bài ca của Thiên Chúa Giáo là phương tiện để chuyên chở cảm giác về sự siêu việt vào thiên đường hay sự thăng hoa tâm linh trong việc hiến dâng cho đấng thiêng liêng. Ngược lại, việc tụng kinh của Phật Giáo chuyên chở sự tỉnh thức sâu xa về niết bàn hay nhất thể vũ trụ. Nhưng ngay dù trong Phật Giáo việc nhấn mạnh là về sự bình thản, thư thả, và dòng tĩnh lặng, cũng có sự hỷ lạc sâu xa khởi lên từ việc cảm nhận sự giải thoát khỏi trói buộc của cố chấp và đau khổ và của lòng đại từ bi thi thiết trong mối tương quan tương duyên với tất cả chúng sinh.

Nếu qúy vị tụng kinh cùng với tập thể đại chúng, ngay lúc đó quý vị sẽ thấy rằng tiếng tụng kinh của mình dễ dàng hòa nhập với tiếng tụng kinh của những người khác. Tuy nhiên, trong sự hòa nhập với những người khác, chúng ta không xóa đi tính riêng biệt của minh. Đúng hơn, tính riêng biệt của chúng ta tăng thêm âm thanh của tụng kinh của tập thể và, đồng thanh tụng niệm thì to lớn hơn tổng hợp các thành phần. Mỗi tiếng tụng kinh của chúng ta chuyên chở dấu ấn của tính cá biệt và những kinh nghiệm của chúng ta. Vô ngã hay tính không không thể tách rời khỏi những biểu hiện đa dạng của sắc.

Bởi vì sự hiện hữu của chúng ta là vô thường, và mỗi khoảnh khắc là quý báu, chúng ta nên hiến dâng trọn vẹn sự hiện hữu của chúng ta cho mỗi cơ hội để tụng kinh và cho mỗi và mọi âm vận. Khi chúng ta hóa thân hoàn toàn và chánh niệm trong việc tụng kinh, thì nhiều tâm thức trở thành nhất tâm, và nhất tâm giải thoát vào vô tâm, tính không, và dòng vĩ đại của nhất thể của thực tại. Cuối cùng, dù chúng ta vào trong nhóm hay đơn độc một mình bằng thể xác, mỗi khi chúng ta tụng kinh, thì tất cả chúng sinh -- mọi nơi, quá khứ, hiện tại, và tương lai – hòa nhịp, hòa tan, và trở thành một với chúng ta trong cuộc hành trình vĩ đại của từ bi vô biên giới.

Sửa Soạn Chỗ Tụng Kinh

Chọn một bài kinh như Bát Nhã Tâm Kinh, có thể bằng ngôn ngữ Châu Á hay bản dịch tiếng Anh. Qúy vị có thể tìm một bản ghi âm trên mạng để xem nó nghe như thế nào trong bất kỳ truyền thống cụ thể nào. Hãy tìm hay tạo ra một không gian tĩnh lặng với một bàn thờ có tượng, bức hình, hay cuộn giấy hình. Đốt hương, và nếu có sẵn, thì đặt một cái chuông tụng kinh kế bên chiếc đệm hay tọa cụ ngồi thiền, để đối diện với bàn thờ.


Chuẩn Bị Thân-Tâm

Chủ yếu, chuẩn bị thân-tâm với một lát ngồi thiền im lặng. Vái xuống để kết thúc việc ngồi thiền, và cầm cuốn kinh bằng hai tay. Nó có thể giúp ích để có bài kinh trên chiếc kệ cứng nếu quý vị không có cuốn kinh. Nâng bài kinh lên cao khỏi đầu của quý vị và vái xuống nhẹ nhàng. Bắt đầu tụng kinh bằng cách đánh chuông, thư giãn theo tiếng chuông.

Hãy Mở Kinh Ra

Năng lực của việc tụng kinh khởi sinh từ sâu thẳm bên trong, khi quý vị buông bỏ ham muốn kiểm soát thực tại của tâm thức nhị nguyên. Vì vậy, hãy để cho bài kinh mở ra. Tập trung nhiều hơn vào âm thanh liên tục của việc tụng kinh hơn là ý nghĩa của từ ngữ. Luôn luôn, khi quý vị đi sâu vào việc tụng kinh và thâm nhập vào dòng nhất thể vượt qua chữ nghĩa, thì ý nghĩa sẽ trở thành rõ ràng một cách tự nhiên. Để kết thúc, nâng chiếc kệ để bài kinh, cuốn kinh, hay tờ giấy lên cao khỏi đầu quý vị và vái xuống nhẹ nhàng. Đánh chuông và vái lần nữa.

Độc giả có thể đọc bản tiếng Anh của tác gia Mark Unno tại địa chỉ trang mạng của Lion’s Road sau đây:

https://www.lionsroar.com/how-to-practice-chanting/



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2013(Xem: 18387)
Tại Hoa Kỳ, nhiều người xem bồ công anh là thần dược có tác dụng điều trị bệnh sưng loét bao tử, ung độc, đặc biệt là ung thư vú. Ở nước ta, bồ công anh mọc hoang dại ở các vùng như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa và cũng được trồng để lấy lá làm thuốc. Bồ công anh còn chứa nhiều chất sắt tương đương trong rau dền, hàm lượng vitamin A cao gấp bốn lần rau diếp và rất giàu các nguyên tố vi lượng như manhê, potassium, calcium, sodium và nhất là vitamin C, B.Ngoài ra bồ công anh còn chứa protein, chất béo, tinh bột... Theo y học cổ truyền, một số dược tính của bồ công anh như sau:
05/06/2013(Xem: 19034)
Từ “Công văn” trước đây được dùng trong công việc hành chánh của nhà nước gồm những văn kiện của các Bộ, Ty, Sở đối với chính quyền thuộc địa, hay dưới các chế độ quân chủ chuyên chế. Cho tới ngày nay không ai rõ từ này đã ảnh hưởng vào trong sinh hoạt Phật giáo từ lúc nào.
05/06/2013(Xem: 13336)
Nguyện dâng hương mầu nầy Cúng dường tất cả Phật Tôn Pháp, chư Bồ Tát Thinh Văn và Duyên Giác Cùng các bậc Thánh Hiền Duyên khởi đài sáng chói
29/05/2013(Xem: 11089)
Chúng ta đang sống trong những ngày rộn ràng của đại lễ Phật Đản, một lễ hội văn hoá tâm linh mang tầm thế giới. Nhân dịp này, tôi xin lược ghi một số nhận xét về sự liên quan giữa âm nhạc Phật giáo và âm nhạc dân tộc, xem như góp một bông hoa nhỏ kính mừng ngày lễ hội tôn giáo trọng đại mà cả nước đang nô nức đón mừng.
22/04/2013(Xem: 17785)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
11/04/2013(Xem: 21562)
Cúng Quá Đường là một nghi thức quan trọng không thể thiếu trong mùa an cư kiết hạ hay kiết đông của hàng đệ tử xuất gia. Năm nay, Canh Dần 2010, mùa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 11 của Giáo Hội Úc Châu được tổ chức từ ngày 6 đến 16-7 năm 2010 tại Thiền Viện Minh Quang, ở thành phố Canley Vale, cách trung tâm thành phố Sydney 30 phút lái xe, người viết xin ghi lại đôi nét về lễ nghi quan trọng này để giúp quý Phật tử mới vào đạo hiểu thêm về nghi thức này.
10/04/2013(Xem: 5295)
Hồng chung khấu thỉnh lần thứ hai, Bảo kệ ngâm cao giọng ngân dài, Trên thấu thiên đường trời niệm Phật Dưới thông địa ngục ngục tiêu tai. ! (0). *Nam Mô U Minh Giáo Chủ, Cứu khổ bổn tôn, Cứu bạt minh đồ, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát. (0).
08/04/2013(Xem: 32456)
Sau khi cẩn trọng dịch âm, dịch nghĩa và lược giải 2 thời công phu rồi, tôi mới đặt vấn đề như dưới đây. Biết rằng đặt vấn đề thì gây rắc rối, nhưng nghĩ vẫn phải đặt. Ấy là nên có 1 hội đồng lâm thời nhưng đủ mọi cẩn trọng để xét đến 2 thời công phu. Dưới đây là mấy điều nên xét đến.
08/04/2013(Xem: 22319)
Sở hữu thập phương thế giới trung Tam thế nhất thiết nhân sư tử Ngã dĩ thanh tịnh thân ngữ ý Nhất thiết biến lễ tận vô dư Phổ hiền hạnh nguyện oai thần lực Phổ hiện nhất thiết như lai tiền Nhất thân phục hiện sát trần thân Nhất nhất biến lễ sát trần Phật Ư nhất trần trung trần số Phật Các xử bồ tát chúng hội trung Vô tận pháp giới trần diệc nhiên Thâm tín chư Phật giai sung mãn.
08/04/2013(Xem: 16273)
Khể thủ Tây phương an lạc quốc, Tiếp dẫn chúng sinh đại đạo sư, Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]