Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thả Chim Phóng Sinh Sáng Mồng Một Tết - Nét Văn Hóa Đẹp Của Người Dân Đà Lạt

20/01/201109:03(Xem: 3693)
Thả Chim Phóng Sinh Sáng Mồng Một Tết - Nét Văn Hóa Đẹp Của Người Dân Đà Lạt

 

THẢ CHIM PHÓNG SINH SÁNG MỒNG MỘT TẾT

NÉT VĂN HOÁ ĐẸP CỦA NGƯỜI DÂN ĐÀ LẠT
Minh Đức

Sáng sớm mùng 1 Tết, tiết trời Đà Lạt (Lâm Đồng) thường se lạnh, mưa xuân lất phất bay, ngoài đường phố cũng thường thưa thớt người bởi hầu hết các gia đình còn tất bật làm cơm cúng tân niên.

Song riêng tại các chùa chiền thì lại rất đông đúc. Những người con xa quê, người sinh sống tại địa phương, cả năm bận rộn, hôm nay đã giành những giờ phút đầu xuân để vào chùa lễ Phật, cầu phước lộc, bình an và thả chim phóng sinh.

Sáng mồng 1 Tết, người dân thành phố Đà Lạt đến chùa thường có ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên chiếm ưu thế tuyệt đối vẫn là các cụ ông, cụ bà. Không chỉ ở những ngôi chùa lớn như Thiền Viện Trúc Lâm, chùa Linh Sơn, Linh Phước, Vạn Hạnh.. mà ngay ở những cơ sở thờ tự nhỏ ở các vùng ven của thành phố cũng có rất đông đúc bà con đến viếng thăm, thắp nhang đầu năm.

Chuẩn Đề Tịnh Thất là một ngôi chùa nhỏ nằm khiêm tốn trong một con hẻm số 2D, Thủ Khoa Huân, phường 1, thành phố Đà Lạt, nhưng từ nhiều năm qua cứ vào sáng mồng một Tết, người đến chùa bao giờ cũng đông nghịt. Đại đức Thích Diệu Minh, trụ trì nhà chùa cho biết, so với ngày thường, Tết về khách đến chùa đông gấp 10 lần.

Ngoài việc người dân đến chùa cầu cho một năm mới có nhiều tài lộc, một nét văn hoá truyền thống rất đẹp đã tồn tại từ lâu ở Tp cao nguyên này đó là việc thả chim phóng sinh. Bác Nguyễn Tri Tuân, người đã giữ thói quen đi chùa vào sáng mồng một tết và thả chim phóng sinh gần 15 năm nay tâm sự “Tôi rất thích không khí trầm lắng, thích nghe tiếng gõ mõ và xem mọi người thành tâm thả chim phóng sinh ở chùa. Năm nào cũng vậy, dù bận bịu đến đâu, cả gia đình chúng tôi cũng đến chùa vào ngày đầu xuân để thắp nhang và thả chim phóng sinh cầu phúc”


Không chỉ người dân địa phương mà du khách đến Tp Đà Lạt
cũng rất thích thả chim phóng sinh ngày tết
Tại hầu hết các sân chùa ở Tp Đà Lạt ngày tết đều có người bán chim phóng sinh, đây thường là loại chim sắt hoặc chim én hay sống trên những cánh đồng lúa vùng đồng bằng. Người đi chùa chỉ cần bỏ ra từ 5-7 nghìn đồng là có thể mua được một chú chim nhỏ, và sau khi gửi cho chim những mong ước của mình chim sẽ được thả về cuộc sống tự do.
Phong tục đầy ý nghĩa nhân văn này cũng thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều du khách. Anh Trần Văn Khang, khách du lịch từ Tp Đà Nẵng lên Đà Lạt ăn tết cùng gia đình cho biết, quê anh- thành phố Đà Nẵng người đến chùa sáng mồng một tết cũng rất đông tuy nhiên ít có người thả chim phóng sinh. Vào Đà Lạt, đến chùa đầu năm, thấy nhiều người thả chim phóng sinh thích quá nên anh cũng mua một lúc 30 chú chim để phóng sinh cho chúng”.
Nhiều du khách nước ngoài ăn tết ở Đà Lạt khi thấy nhiều người dân địa phương thả chim phóng sinh cũng thích thú nên mua chim để cùng thả. Anh Nik, một khách du lịch từ Ustralia giải thích, ở bên kia bán cầu tôi theo đạo thiên chúa, tuy nhiên sang Việt Nam thì tôi lại rất thích đến những ngôi chùa. Tôi thấy các phật tử ở Việt Nam thả chim phóng sinh vào dịp đầu năm mới là một việc làm rất có ý nghĩa nên cũng mua chim thả cùng họ cho vui.
Đón năm mới, các chùa chiền ở Tp Đà Lạt thường được dọn dẹp rất sạch sẽ, các lối đi vào chùa cũng được trang trí cờ Phật, đèn lồng rất đẹp. Ngày xuân ngoài việc đi chùa lễ Phật, cầu phước lộc thì thả chim phóng sinh với ước mong cho một cuộc sống gặp may mắn đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu của người dân thành phố này.
(PV Minh Đức,
Đt: 0916233264, địa chỉ: 27b, đường Ba Tháng Tư, phường 3, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2012(Xem: 9375)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
18/10/2012(Xem: 5352)
Nghi lễ theo Phật giáo nói chung có rất nhiều, nhưng có thể tóm gọn nghi lễ đối với đời người thì có ba nghi lễ chính yếu, đó là lễ quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm, lễ hằng thuận và lễ cầu siêu khi một người qua đời.
05/10/2012(Xem: 5347)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v…
03/10/2012(Xem: 6090)
NGHI BÁO TIẾN Cúng dường chung thất Thượng tọa HUYỀN ẤN, Trụ trì chùa BÍCH LIÊN
30/08/2012(Xem: 6266)
Chơn quyền diệu mật, Thị hóa tích ư nhơn thiên, Thể tánh viên minh, Khế huyền cơ ư Phật Tổ. Cung duy: Sắc tứ Thập Tháp phương trượng, Phước Huệ tự tổ, Quốc sư Tôn giả, tác đại chứng minh! Dữ: Tổ ấn thiền tâm, Hoán Bích môn trung, Diệu kham di chúc Vị nhơn bồi Phật chủng, Thiên đồng từ hạ, Mật phú tâm tôn. Ức tích... Tôn ông: Trần duyên thác chất Mộng trạch thê thần,
12/06/2012(Xem: 6714)
Nhớ lại năm nào cũng độ nầy Bốn trăm năm trước tại nơi đây Một biến cố đã xảy ra : Đàm hoa rơi rụng trong sương tuyết, Đạo thọ điêu tàn dưới gió mây. Giữa lúc ấy thì … Tôn giả mang bình trông đất Bắc, Tổ sư quảy dép hướng trời Tây. Rồi từ đó,
06/04/2012(Xem: 13633)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
28/01/2012(Xem: 6021)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
19/01/2012(Xem: 7373)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi...
18/01/2012(Xem: 7165)
Đối với người Việt Nam, tiếng Tết đã trở nên thân thuộc. Chúng ta gặp nó từ trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca mộc mạc đến những bài diễn văn trang trọng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567