Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sám Quy Mạng (Soạn giả: Di Sơn Thiền Sư Di Sơn; Việt dịch: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh: Quy-mạng mười-phương Vô-Thượng-Giác, Pháp-mầu vi-diệu đã tuyên-dương, Thánh-Tăng bốn Quả ba thừaThừa độ, Duỗi tay vàng nguyện xót-thương )

08/04/201311:44(Xem: 14732)
Sám Quy Mạng (Soạn giả: Di Sơn Thiền Sư Di Sơn; Việt dịch: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh: Quy-mạng mười-phương Vô-Thượng-Giác, Pháp-mầu vi-diệu đã tuyên-dương, Thánh-Tăng bốn Quả ba thừaThừa độ, Duỗi tay vàng nguyện xót-thương )

Phat cuoi


thich nhat hanh



SÁM QUY MẠNG
Soạn giả: Di Sơn Thiền Sư
Việt dịch: Thiền Sư Thích Nhất Hạnh



Quy mạng mười phương Vô Thượng Giác
Pháp mầu vi diệu đã tuyên dương
Thánh tăng bốn quả ba thừa độ
Duỗi cánh tay vàng nguyện xót thương. (C)

Ngược dòng chân tính từ lâu,
Chúng con trôi nổi biển sầu sông mê.
Thấy đâu lối thoát đường về,
Bập bềnh sóng nước chưa hề đoái lui.
Nguyên nhân hữu lậu gây rồi,
Bao nhiêu nghiệp chướng lâu đời tạo ra.
Biết đâu nẻo chính đường tà,
Oan khiên nghiệp báo thật là nặng sâu.
Nay con khẩn thiết cúi đầu,
Phơi bày sám hối cần cầu Hồng ân. (C)

Chí thành cầu đấng Năng Nhân,
Từ bi cứu vớt trầm luân mọi loài.
Nguyện cùng thiện hữu ra khơi,
Tìm lên bờ giác lìa nơi não phiền.
Kiếp này xin nguyện xây thêm
Cao tòa phúc đức vững nền đạo tâm.
Chờ mong đạo nghiệp vun trồng,
Từ bi, trí tuệ nẩy mầm tốt tươi.
Kiếp sau xin được làm người,
Sinh ra gặp pháp sống đời chân tu. (C)

Dắt dìu nhờ bậc minh sư,
Nương vào chính tín hạnh từ xuất gia.
Sáu căn ba nghiệp thuần hòa,
Không vương tục lụy theo đà thế nhân.
Một lòng tấn đạo nghiêm thân,
Giữ gìn phạm hạnh nghiệp trần lánh xa.
Oai nghi phong độ chói lòa,
Lòng từ hộ mạng trước là vi sinh.
Lại thêm đầy đủ duyên lành,
Bao nhiêu tai nạn biến thành hư không.
Bồ Đề nguyện kết một lòng,
Đài sen Bát Nhã Chân Không hiện tiền.
Nhờ công tu tập tinh chuyên,
Đại Thừa liễu ngộ chứng truyền chân tâm.
Thoát ngoài kiếp hải trầm luân,
Hoằng khai lục độ hạnh môn cứu người.
Đạo tràng dựng khắp nơi nơi,
Lưới nghi phá hết trong ngoài sạch không.
Tà ma hàng phục đến cùng,
Truyền đăng Phật pháp nối dòng vô chung.
Vâng làm Phật sự mười phương,
Không vì lao nhọc, nản lòng tinh chuyên.
Bao nhiêu diệu pháp thâm huyền,
Thảy đều thực hiện siêu nhiên độ mình.
Rồi đem phúc tuệ độ sinh,
Chứng nên Phật quả, hoàn thành Pháp thân. (C)

Tùy cơ ứng biến cõi trần,
Phân thân vô số độ dần chúng sinh.
Nước Từ rưới khắp nhân thiên,
Mênh mông biển Hạnh lời nguyền độ tha.
Khắp hòa thế giới gần xa,
Diễn dương diệu pháp, trước là độ sinh.
Những nơi khổ thú trầm luân,
Hào quang chiếu diệu hiện thân tốt lành.
Chỉ cần thấy dạng nghe danh,
Muôn loài thoát khỏi ngục hình đớn đau.
Phát lời nguyện ước cao sâu
Muôn nghìn khổ địa thảy đều tiêu tan.
Bao nhiêu nghiệp trái hàm oan,
Bao nhiêu đau khổ trong hàng súc sinh,
Đều nhờ thần lực oai linh,
Sương tan núi biếc bình minh rạng ngời.
Thuốc thang cứu cấp cho đời,
Áo cơm cứu giúp cho người bần dân.
Bao nhiêu lợi ích hưng sùng,
An vui thực hiện trong vòng trầm luân.
Bao nhiêu quyến thuộc thân oan
Cũng nguyền vượt biển trần gian nổi chìm.
Xa lìa ái nhiễm liên miên,
Đoạn trừ những mối phược triền thân tâm.
Vun trồng đạo nghiệp thiện nhân,
Cùng bao loài khác pháp thân hướng về. (C)

Hư không dù có chuyển di,
Nguyện con muôn kiếp không hề lung lay.
Nguyện cầu vạn pháp xưa nay,
Hoàn thành trí nghiệp vững cây Bồ Đề. (CCC)



Duc The Ton 5

su ong lang mai
Âm Hán Việt
SÁM QUI MẠNG
Soạn giả: Di Sơn Thiền Sư





Qui mạng thập phương Điều Ngự Sư.

Xiển dương thanh tịnh vi diệu pháp,

Tam thừa, tứ quả giải thoát Tăng,

Nguyện tứ từ bi ai nhiếp thọ.

Đệ tử chúng đẳng:

Tự vi chơn tánh,

Uổng nhập mê lưu,

Tùy sanh tử dĩ phiêu trầm,

Trục sắc thinh nhi tham nhiễm.

Thập triền thập sử,

Tích thành hữu lậu chi nhơn.

Lục căn lục trần,

Vọng tác vô biên chi tội.

Mê luân khổ hải,

Thâm nịch tà đồ.

Trước ngã đam nhơn,

Cữ uổng thố trực.

Lụy sanh nghiệp chướng,

Nhứt thế khiên vưu,

Ngưỡng Tam bảo dĩ từ bi,

Lịch nhứt tâm nhi sám hối.

Sở nguyện: Năng nhơn chững bạt,

Thiện hữu đề huề,

Xuất phiền não chi thâm uyên.

Đáo Bồ đề chi bỉ ngạn.

Thử thế: phước cơ mạng vị,

Các nguyện xương long.

Lai sanh: trí chủng linh miêu,

Đồng hy Tăng tú.

Sanh phùng trung quốc,

Trưởng ngộ minh sư.

Chánh tín xuất gia,

Đồng chơn nhập đạo

Lục căn thông lợi,

Tam nghiệp thuần hòa.

Bất nhiễm thế duyên,

Thường tu phạm hạnh.

Chấp trì cấm giới,

Trần nghiệp bất xâm.

Nghiêm hộ uy nghi,

Quyên phi vô tổn.

Bất phùng bát nạn,

Bất khuyết tứ duyên,

Bát nhã trí dĩ hiện tiền,

Bồ-đề tâm nhi bất thoái.

Tu tập chánh pháp,

Liễu ngộ đại thừa,

Khai lục độ chi hạnh môn,

Việt tam kỳ chi kiếp hải,

Kiến pháp tràng ư xứ xứ,

Phá nghi võng ư trùng trùng,

Hàng phục chúng ma,

Thiệu long Tam bảo.

Thừa sự thập phương chư Phật,

Vô hữu bì lao,

Tu học nhất thiết pháp môn,

Tất giai thông đạt.

Quảng tác phước huệ,

Phổ lợi trần sa,

Đắc lục chủng chi thần thông,

Viên nhất sanh chi Phật quả.

Nhiên hậu: Bất xả pháp giới,

Biến nhập trần lao,

Đẳng Quan Âm chi từ tâm.

Hành Phổ Hiền chi nguyện hải.

Tha phương thử giới,

Trục loại tùy hình,

Ứng hiện sắc thân,

Diễn dương diệu pháp.

Nê lê khổ thú,

Ngạ quỉ đạo trung,

Hoặc phóng đại quang minh,

Hoặc hiện chư thần biến.

Kỳ hữu kiến ngã tướng,

Nãi chí văn ngã danh,

Giai phát Bồ-đề tâm,

Vĩnh xuất luân hồi khổ.

Hỏa thạch băng hà chi địa,

Biến tác hương lâm.

Ẩm đồng thực thiết chi đồ,

Hóa sanh Tịnh độ.

Phi mao đới giác,

Phụ trái hàm oan,

Tận bãi tân toan,

Hàm triêm lợi lạc.

Tật dịch thế nhi,

Hiện vi dược thảo,

Cứu liệu trầm kha.

Cơ cẩn thời nhi,

Hóa tác đạo lương,

Tế chư bần nổi.

Đản hữu lợi ích,

Vô bất hưng sùng.

Thứ kỳ: lụy thế oan thân,

Hiện tồn quyến thuộc,

Xuất tứ sanh chi cốt một,

Xả vạn kiếp chi ái triền.

Đẳng dữ hàm sanh,

Tề thành Phật đạo.

Hư không hữu tận,

Ngã nguyện vô cùng,

Tình dữ vô tình,

Tề thành Phật đạo.


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 27413)
Đức Phật Thích Ca đã giáng sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ, xứ trung Ấn Độ (trước Tây lịch 563 năm). Thời bấy giờ đã có đến 94 thứ Đạo, thế mà Đức Phật còn ra đời làm gì nữa? Chẳng qua các Đạo ấy tuy nhiều mà chưa được toàn: CHƠN, THIỆN, MỸ. Đức Phật mới ứng thân thị hiện để dạy cho chúng sanh chuyển Mê thành Ngộ, . . .
08/04/2013(Xem: 11218)
Giới tử đứng trước bàn ăn nghe tiếng khánh chắp tay đồng xá rồi ngồi xuống. Sau nghe ba hồi bảo chúng, đồng tụng bài cúng dường. (Tay trái bắt ấn Tâm sơn, tay mặt kiết ấn Tam Muội để dựa ngang phía trong miệng bát, rồi dâng lên ngang tán đồng tụng bài cúng dường).
05/04/2013(Xem: 25394)
Nhân dịp dạy Nghi-lễ nơi Trường-hạ chùa Phật-Tâm năm 1973 nầy, các khóa-sinh đã ngỏ ý nhờ tôi biên soạn thành tập cho dễ học và tránh được những lỗi vì học tập nhiều môn e bận rộn mà biên sót ghi lộn. Nghi lễ là gì? Nghi là Nghi-thức, khuôn-mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức; Lễ là cách bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tôn kính bên trong. Học Nghi-lễ là học những cách thức làm lễ, học những bài tụng niệm để ứng dụng trong khi nguyện cầu, cúng hiến. Nhưng, quyển Nghi-lễ nầy không trình bày hết các Đại-nghi-lễ, chỉ biên soạn đơn-giản những nghi thức gợi ý để cho các khóa-sinh tiện dụng, cho nên khi thật hành có thể tùy ý uyển-chuyển, linh động thêm bớt cho thích hợp với hoàn-cảnh của sự việc. Vì tuổi già thường bịnh, nên thân thể lười, tôi cố gắng biên soạn được chừng nào hay chừng ấy, vị nào muốn đầy đủ hơn xin tham khảo nơi các bực cao-minh.
05/04/2013(Xem: 24895)
Cúng Đại Bàng là một nghi thức quan trọng trong lễ cúng Quá Đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là mùa An Cư Kiết Hạ hằng năm. Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt.
05/04/2013(Xem: 10192)
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
05/04/2013(Xem: 5828)
Vái lạy đềⵠlà lễ nghi ở thời cổ đại, nhưng cả hai đều có chỗ khác nhau. Căn cứ vào quy định của lễ tục thời cổ đại thì vái chỉ cần cung tay chào chứ không cần phải quỳ. Tuy nhiên cả vái cũng phân biệt ấp trơn (còn gọi là ấp nhượng) và trường ấp tức vái dài.
05/04/2013(Xem: 7099)
Cúng dường Phật hay cúng dường Xá lợi Phật, công đức tạo được ngang bằng như nhau. Vì vậy khi đảnh lễ cúng dường Xá lợi, chúng ta nên thấy rằng mình đang trực tiếp đảnh lễ cúng dường đức Phật và chư thánh giả. Trong Kinh Sư Tử Hống, đức Phật dạy: “Dù là bây giờ / cúng dường Như Lai, . . .
05/04/2013(Xem: 4980)
Trước tiên, chúng ta nên biết tại sao ta lễ lạy. Ta không lễ lạy để được người khác yêu quý. Ta không lễ lạy vì Đức Phật. Những ý niệm như thế hoàn toàn sai lầm. Đức Phật không phải là một thần linh của thế giới này ...
05/04/2013(Xem: 14653)
Trong hai năm qua, chùa Quang Thiện ấn hành một số kinh sách, nhưng lần ấn hành này mang một ý nghĩa đặc biệt của nó. Đáng ra cuốn sách này được ấn hành sớm hơn nhưng chờ in vào mùa Phật Đản. Mùa Phật Đản là mùa vui của những người Phật.
05/04/2013(Xem: 34256)
Ðệ tử chúng đẳng nguyện thập phương thường-trú Tam-Bảo, Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Tiếp dẫn Ðạo-Sư A-Di-Ðà Phật, từ bi gia-hộ đệ tử... Bồ-đề tâm kiên-cố, tự-giác, giác-tha, giác-hạnh viên-mãn, dữ pháp-giới chúng-sanh, nhứt thời đồng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567