Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dẫn nhập

14/05/201311:05(Xem: 16063)
Dẫn nhập

Phat_Thich_Ca_7


Hai Thời Công Phu

Dẫn nhập

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: HT. Thích Trí Quang dịch giải

Ghi Sau Khi Duyệt Hai Thời Công Phu


Sau khi cẩn trọng dịch âm, dịch nghĩa và lược giải 2 thời công phu rồi, tôi mới đặt vấn đề như dưới đây. Biết rằng đặt vấn đề thì gây rắc rối, nhưng nghĩ vẫn phải đặt. Ấy là nên có 1 hội đồng lâm thời nhưng đủ mọi cẩn trọng để xét đến 2 thời công phu. Dưới đây là mấy điều nên xét đến.
Công phu buổi sáng, sau khi tụng lời phát nguyện thì tụng 21 lần chú Lăng nghiêm (Án, a na lệ, tì xá đề, bệ ra bạt xà ra đa rị, bàn đà bàn đà nễ, bạt xà ra báng ni phấn, hổ hộng, đô rô ung phấn, sa bà ha). Rồi lạy Hồng danh 53 vị Phật, nhưng với nghi thức trước sau đầy đủ (chỉ 10 nguyện Phổ hiền là tỉnh giảm mà thôi). Tiếp theo, tụng chú Đại bi, chú Bát nhã, niệm Phật, phát nguyện theo nguyện Phổ hiền, và tam tự qui.
Công phu buổi chiều, sau khi tụng Di đà thì lạy Hồng danh 35 vị Phật, nhưng cũng với nghi thức đầy đủ. Rồi tụng chú Đại bi, chú Bát nhã, niệm Phật, phát nguyện theo nguyện Phổ hiền, và tam tự qui.
Đề nghị như trên đây không cốt ý đơn giản mà muốn nhất quán, tinh tiến với công việc và thì giờ vừa phải.
Trong một lời ghi thì không thể nói hết lý do. Nhưng vẫn ghi lại để xin chất chính cùng các bậc Lương đạo, Thiện tri thức.
Sau hết, rất cần nhắc lại mục đích của 2 thời công phu. Mục đích ấy, như đã nói ở sau, là cầu sinh Cực lạc. Sinh Cực lạc có 2: một là sinh về Cực lạc để rồi trở lại Sa bà trước hết, hai là sinh Cực lạc ngay nơi Sa bà. Đằng nào cũng là vì chúng sinh Sa bà cả. Mà muốn sinh Cực lạc thì phải niệm Phật -- phải nắm lấy hồng danh của Phật ở trong tâm và ở nơi miệng, làm những gì Phật làm, không làm những gì Phật không làm. Niệm Phật, và trì tụng 2 thời công phu, là phải biết "Khi tâm tưởng nhớ đến Phật thì tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật" (Quán kinh, Chính 12/343).

Mồng 8 tháng 4, 2537
Trí Quang

Vài Ghi Chú Cần Thiết


a. Tài liệu chính là Thiền môn nhật tụng Huế, tiểu bản. Các bản để tham khảo đối chiếu là Chư kinh nhật tụng tập yếu quyển hạ (Trung hoa đại tạng kinh, tập 2 sách 37 trang 30071-30083), Triêu mộ khóa tụng của Phật giáo Hương cảng, Nhị khóa hợp giải.
b. Tài liệu phụ thì có Đại tạng kinh bản Đại chính tân tu (ký hiệu là Chính) và Tục tạng kinh bản chữ Vạn (ký hiệu là Vạn).
c. Khi nói nguyên bản là chỉ cho Chư kinh nhật tụng tập yếu quyển hạ, còn nói truyền thống là chỉ cho Thiền môn nhật tụng Huế.

Mục Đích 2 Thời Công Phu


Công phu đây là của người xuất gia. Nội dung 2 thời công phu có khá rõ và nhất quán về mục đích của người xuất gia. Mục đích ấy là chí nguyện mà thuật ngữ gọi là phát bồ đề tâm. Phát bồ đề tâm có nhiều nghĩa, từ giai đoạn mở đầu cho đến giai đoạn kết cục của sự tu hành: 1. phát giác tuệ giác vô thượng bồ đề của Phật chính là bản giác của tâm chúng ta, gọi là phát bồ đề tâm; 2. phát khởi chí nguyện cầu đạt cho được tuệ giác ấy, gọi là phát bồ đề tâm; 3. phát huy dần dần tuệ giác ấy, gọi là phát bồ đề tâm; 4. phát hiện hoàn toàn tuệ giác ấy, gọi là phát bồ đề tâm. Trong 4 giai đoạn như vậy, nội dung 2 thời công phu có cả, nhưng có đủ nhất là giai đoạn 2. Phát bồ đề tâm ở giai đoạn 2 này thuật ngữ hay nói là thượng cầu Phật tuệ, hạ hóa chúng sinh: trên thì cầu tuệ giác vô thượng, bằng cách dưới thì giáo hóa chúng sinh.
Nhưng mục đích 2 thời công phu chưa dừng ở đây, mà còn nói "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc". Cầu sinh Cực lạc có 2 mặt: một là cầu vãng sinh Cực lạc quốc của đức Bổn tôn cho đủ khả năng để trở lại ngũ trược ác thế trước tiên mà giáo hóa; hai là cầu thực hiện Cực lạc quốc ngay trong ngũ trược ác thế với thần lực của đức Bổn tôn. Riêng mặt thứ hai, Di đà đại bản nói, "Có người vốn nguyện độ sinh mau chóng, thì đem công đức của cái nguyện ấy mà tự trang bị, nhập vào thế giới sinh tử, tự tại thuyết pháp giáo hóa. A di đà phật dùng thần lực làm cho người này giáo hóa chúng sinh phát khởi chánh tín cho đến thành tựu bồ đề, nhưng từ đầu đến cuối, người này không bị cái khổ của các đường dữ ..., dẫu sống trong ngũ trược ác thế mà không khác gì sống trong thế giới của người ấy là Cực lạc quốc độ" (Chính 12/337).
Trong 2 thời công phu, lời nguyện của ngài A nan mở đầu công phu sáng, hiểu thị đủ cả 2 mặt của chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc". Rồi từ đó, mọi sự trì tụng suốt 2 thời công phu, cũng như mọi sinh hoạt suốt 24 giờ sau đó, toàn là lặp lại và thực thi chí nguyện này. Do vậy, suốt 24 giờ sau đó, nếu có trì tụng kinh chú gì khác ngoài 2 thời công phu hay trì niệm danh hiệu nào khác ngoài hồng danh đức Bổn tôn, cũng là pháp hạnh thực hiện chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc".

Nội Dung 2 Thời Công Phu


Như đã thấy, chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc" là chủ não của 2 thời công phu. Công phu sáng là mỗi sáng sớm lặp lại chí nguyện ấy để rồi sau đó làm theo cả ngày. Nhưng biết rằng trở ngại của chí nguyện ấy là dục vọng, là bao nhiêu ma chướng: thiếu thốn, tật bịnh, tai nạn, khổ báo ... Vì vậy mà phải trì chú Lăng nghiêm và các phẩm thần chú khác. Sau phần trì chú là phần hồi hướng, niệm Phật, phát nguyện theo hạnh nguyện Phổ hiền tức nguyện sinh Cực lạc, và tự qui y Tam bảo, toàn là để bảo vệ và tăng trưởng cho chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc".
Chiều tối, đem bao nhiêu việc làm cả ngày hồi hướng cầu sinh Cực lạc. Kinh Di đà để biết cái thế giới mà mình cầu sinh. Sám Hồng danh để tịnh trừ nghiệp chướng. Mở đóng vòng đơn ở đây là văn Thí thực để làm tịnh thí pháp thực cho quỉ thần. Rồi y như sáng sớm, công phu chiều tối cũng niệm Phật, cũng nguyện sinh Cực lạc, cũng tự qui y Tam bảo, hồi hướng tất cả 2 thời công phu cùng với hết thảy việc làm cả ngày vào mục đích "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc".
Đặc biệt công phu chiều tối còn cảnh giác về sự vô thường và sách tiến về sự nỗ lực, văn ý rõ ràng, chính yếu, chí thiết và rất gọn, cho 2 thời công phu ngày hôm sau và ngày hôm sau nữa, cho cả đời người xuất gia, quyết tâm "thử thân bất hướng kim sinh độ, cánh hướng hà sinh độ thử thân", thân này không tự độ bằng đời này thì còn hướng vào đời nào nữa mới tự độ thân này?

Cách Tụng 2 Thời Công Phu


Đã nói là công phu của người xuất gia thì người xuất gia phải ngày ngày trì tụng cho liên tục, đúng giờ, đúng cách. Trì tụng 2 thời công phu thì phải thuộc lòng, phải có chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc", phải giữ giới, phải chí thành và thâm tín. Miệng không ăn thịt, ăn đồ cay nồng, uống rượu, nói chơi, nói tục, ăn ở nhà bất tịnh. Thân không dâm dục, chạm tay vào chỗ dơ, không tắm rửa, y áo dơ bẩn. Chỗ trì tụng phải tôn nghiêm. Giọng và tiếng trì tụng phải rõ ràng, về âm điệu cũng như văn tự. Mức độ trì tụng thì không quá mau quá chậm, không quá lớn quá nhỏ. Phải tụng sao cho tự nghe rõ ràng. Điều kiện này cũng ấn định tâm trí có chuyên chú hay không. Trì tụng khá công phu sẽ thấy một vài điềm tốt: cấm khoe, nhất là khoe để mưu lợi, cầu cung kính. Rồi cũng có thể có vài điềm xấu, như bỗng phát sợ, hay giận hay ngủ, lưỡi không bình thường, phát nghi, thắc mắc và suy diễn: đừng sợ, định tĩnh mà lướt tới sẽ tan biến hết.
Riêng việc tụng chú, phải tụng đề chú để biết chủ ý của chú ấy. Phải tụng đủ số tối thiểu đã ghi, nhất là văn Thí thực. Đừng nghĩ rằng phải tụng đúng âm Phạn tự. Việc ấy ngày nay không khó gì, chỉ vì không linh nghiệm bằng tụng như bình thường. Nhiều thí nghiệm kiên nhẫn cho thấy như vậy.
Còn sám Hồng danh thì chỗ nào ghi lạy là phải lạy. Không được tụng không. Cũng không được chỉ quì mà tụng. Lại càng không được nói mỗi tháng lạy 2 lần rồi thôi. Nếu lạy không hết 53 + 35 đức Phật một lúc thì thà phân ra, ngày này lạy 53 đức Phật, ngày khác lạy 35 đức Phật. Đầu và cuối thì như nhau, ngày nào cũng tụng và lạy cho hết.
Trì tụng 2 thời công phu mà thôi, một đời xuất gia cũng đẹp, khá đẹp. Có nhiều người đã và đang tự chứng minh như vậy.

Dịch Giải 2 Thời Công Phu


Việc dịch 2 thời công phu thì đủ cả dịch âm và dịch nghĩa. Còn việc giải thì có 3: 1. lược ghi về Lăng nghiêm, Đại bi và Thí thực; 2. lược giải về Di đà, Hồng danh và Bát nhã; 3. chú thích những chỗ cần trong tất cả việc dịch giải trên đây.
28.1.2528 (1984)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2023(Xem: 6267)
Ngưỡng bạch Chư Tôn Thiền Đức, thân mẫu chúng con khi sinh tiền dốc lòng vun trồng cội phúc, gieo nhân chí thiện cần mẫn cực nhọc lo lắng cho chúng con. Nhớ lại những khi răn bảo dặn dò, những lúc nhọc nhằn nuôi dưỡng. Nhưng hởi ôi ! Ân sâu chưa trả, nghĩa nặng chưa đền mà ngày nay người đã vĩnh viễn ra đi để lại muôn vàn nhớ thương cho con cháu. Thật: Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, Con muốn phụng dưỡng mà Cha Mẹ đã khuất bóng.
14/09/2023(Xem: 1373)
1) Nhẹ nhàng ra đi an lành trong tiếng Niệm 'Nam Mô A Di Đà Phật" của người thân trong gia đình 2) Thành tựu hạnh hiếu thảo cho tất cả người con dâu rể và các cháu qua việc tận tụy chữa bệnh, đặc biệt chăm sóc Ba Mười của Bé Thảo (Tâm Tịnh gọi bằng Cậu Mười_nằm liệt giường) trong khoảng thời gian 11 tháng (kể cả 2-3 tháng nằm tại Khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc Bệnh Viện Đà Nẵng). Các con (kể cả dâu và rể) thường xuyên thay phiên túc trực chăm sóc Ba hàng đêm, ngày, đặc biệt là con dâu Thủy và con gái út Thảo bằng cả tấm lòng hiếu thảo của mình.
03/05/2023(Xem: 128201)
Chết và tái sinh. Thích Nguyên Tạng (sách, tái bản 2007) Phật giáo khắp thế giới . Thích Nguyên Tạng (sách) Pháp Sư Tịnh Không, người truyền bá giáo lý Tịnh Độ (sách) Từ bi và nhân cách . Dalai Lama. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Pháp ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không . T. Ng. Tạng dịch (sách) Hỏi hay đáp đúng . Ven. Dhammika. Thích Nguyên Tạng dịch (sách) Các Bộ Phái Phật Giáo ở Ấn Độ. Dr.Nalinaksha Dutt.T Ng. Tạng dịch (sách)
29/04/2023(Xem: 2473)
Những ngày sau tết âm lịch, nhất là càng gần đến Đại Lễ Phật Đản, tôi càng đau đáu tâm huyết lan toả Chánh Pháp, muốn Pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nằm sẵn trong Kinh Phật gốc Nikaya lan toả đến muôn nơi, đến thật nhiều những người con của Phật, không chỉ quý vị xuất sĩ mà cả các cư sĩ tại gia. Và cứ thế tôi tìm cách tặng Kinh Nikaya, tạo duyên để Nikaya đến nhiều nhất những người thân và học trò thật sự muốn tu tập theo Chánh Pháp, hết sức có thể.
11/09/2022(Xem: 2226)
Sáng 10-9 (15-8-Nhâm Dần), chư tôn đức Tăng Ni cùng đông đảo Phật tử đã vân tập tại Chánh điện chùa Long Sơn để dự lễ Huý Nhật lần thứ 9 (2013-2022) đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Chí Tín, trụ trì chùa Long Sơn và hiệp kỵ chư tôn Hoà thượng giáo phẩm, lãnh đạo GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà qua các thời kỳ. Tham dự buổi lễ Hiệp kỵ có sự hiện diện của HT. Thích Quảng Thiện – thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo Hội, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà; HT. Thích Minh Thông - Uỷ viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN Tỉnh Khánh Hoà, cùng chư tôn Hoà thượng, Thượng toạ, Đại đức Tăng Ni các tự viện gần xa. Trước đó, vào tối ngày 09 tháng 9 (14-8- Nhâm Dần) chư Tôn đức Bổn tự và quý Phật tử đã tụng kinh Di giáo trước ban thờ di ảnh quý Ngài.
15/08/2022(Xem: 3603)
Đại đức Tăng xin lắng nghe, tôi Tỳ Kheo .. xin vì Tăng xướng lên các tiêu tướng bốn phương của Tiểu Giới (tức là Giới Trường) từ gốc đông-nam của trú xứ này, lấy (nói lên vật dùng làm Tiêu Tướng) làm nêu. Từ đông-nam đây về hướng tây (nói đến đây, Tỳ Kheo xướng tướng đi đến góc tây-nam thì dừng lại, đứng yên, hướng về phía chúng tăng, bạch tiếp) đến góc tây-nam, lấy .. làm nêu. Từ tây-nam đây về hướng bắc (nói đến đây, Tỳ Kheo xướng tướng đi đến góc tây-bắc thì dừng lại, đứng yên, hướng về phía chúng Tăng bạch tiếp) đến góc tây-bắc, lấy .. làm nêu. Từ tây-bắc đây về hướng đông (nói đến đây, Tỳ Kheo xướng tướng đi đến góc đông-bắc thì dừng lại, đứng yên, hướng về phía chúng Tăng bạch tiếp) đến góc đông-bắc, lấy .. làm nêu. Từ đông-bắc đây về hướng nam (nói đến đây, Tỳ Kheo xướng tướng đi đến góc đông-nam thì dừng lại, đứng yên, hướng về phía chúng Tăng bạch tiếp) trở lại góc đông-nam, lấy . Làm nêu. Đây là xướng xong một vòng gồm các tiêu tướng ngoài
14/08/2022(Xem: 4809)
Người đạo đức tình thương Trăng thanh nước bích Kiều môn cùng dòng họ Thích Ni chúng đồng phái nhà thiền Nghìn nhà một bát hóa duyên Muôn dặm cô thân ứng cúng
16/07/2022(Xem: 10754)
Bồ đề nhất bá bát Diệt tội đẳng hà sa Viễn ly tam đồ khổ Xích sắc biến liên hoa Nam Mô A Di Đà Phật.
06/02/2022(Xem: 12297)
Quang Lưu xứ xứ u minh thất, Ảnh hóa phân thân tọa đạo tràng, Nguyện độ hương linh qui bổn quốc. Cửu liên đài trực vãng Tây Phương. Nam mô Tiến Linh Diên (Vãng Sanh) Bồ Tát Dịch nghĩa: Nơi nơi ngục tối hiện hào quang Ảnh hoá phân thân ngồi đạo tràng Nguyện độ hương linh về bổn quốc Đài sen chín phẩm thẳng Tây phương Nam Mô Tiến Linh Diên ( Vãng Sanh) Bồ Tát
09/01/2022(Xem: 5145)
Chúng con cung kính nghe rằng: Núi Tuyết tu nhơn, Khổ hạnh sáu năm quả mãn; Sao Mai ứng dạng, Hân hoan muôn đức công thành! Một Phật giáng sanh, Muôn loài hưởng phước! Nay có Tăng chúng, Và chư Phật tử chúng con.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567