Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dẫn nhập

14/05/201311:05(Xem: 17246)
Dẫn nhập

Phat_Thich_Ca_7


Hai Thời Công Phu

Dẫn nhập

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: HT. Thích Trí Quang dịch giải

Ghi Sau Khi Duyệt Hai Thời Công Phu


Sau khi cẩn trọng dịch âm, dịch nghĩa và lược giải 2 thời công phu rồi, tôi mới đặt vấn đề như dưới đây. Biết rằng đặt vấn đề thì gây rắc rối, nhưng nghĩ vẫn phải đặt. Ấy là nên có 1 hội đồng lâm thời nhưng đủ mọi cẩn trọng để xét đến 2 thời công phu. Dưới đây là mấy điều nên xét đến.
Công phu buổi sáng, sau khi tụng lời phát nguyện thì tụng 21 lần chú Lăng nghiêm (Án, a na lệ, tì xá đề, bệ ra bạt xà ra đa rị, bàn đà bàn đà nễ, bạt xà ra báng ni phấn, hổ hộng, đô rô ung phấn, sa bà ha). Rồi lạy Hồng danh 53 vị Phật, nhưng với nghi thức trước sau đầy đủ (chỉ 10 nguyện Phổ hiền là tỉnh giảm mà thôi). Tiếp theo, tụng chú Đại bi, chú Bát nhã, niệm Phật, phát nguyện theo nguyện Phổ hiền, và tam tự qui.
Công phu buổi chiều, sau khi tụng Di đà thì lạy Hồng danh 35 vị Phật, nhưng cũng với nghi thức đầy đủ. Rồi tụng chú Đại bi, chú Bát nhã, niệm Phật, phát nguyện theo nguyện Phổ hiền, và tam tự qui.
Đề nghị như trên đây không cốt ý đơn giản mà muốn nhất quán, tinh tiến với công việc và thì giờ vừa phải.
Trong một lời ghi thì không thể nói hết lý do. Nhưng vẫn ghi lại để xin chất chính cùng các bậc Lương đạo, Thiện tri thức.
Sau hết, rất cần nhắc lại mục đích của 2 thời công phu. Mục đích ấy, như đã nói ở sau, là cầu sinh Cực lạc. Sinh Cực lạc có 2: một là sinh về Cực lạc để rồi trở lại Sa bà trước hết, hai là sinh Cực lạc ngay nơi Sa bà. Đằng nào cũng là vì chúng sinh Sa bà cả. Mà muốn sinh Cực lạc thì phải niệm Phật -- phải nắm lấy hồng danh của Phật ở trong tâm và ở nơi miệng, làm những gì Phật làm, không làm những gì Phật không làm. Niệm Phật, và trì tụng 2 thời công phu, là phải biết "Khi tâm tưởng nhớ đến Phật thì tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật" (Quán kinh, Chính 12/343).

Mồng 8 tháng 4, 2537
Trí Quang

Vài Ghi Chú Cần Thiết


a. Tài liệu chính là Thiền môn nhật tụng Huế, tiểu bản. Các bản để tham khảo đối chiếu là Chư kinh nhật tụng tập yếu quyển hạ (Trung hoa đại tạng kinh, tập 2 sách 37 trang 30071-30083), Triêu mộ khóa tụng của Phật giáo Hương cảng, Nhị khóa hợp giải.
b. Tài liệu phụ thì có Đại tạng kinh bản Đại chính tân tu (ký hiệu là Chính) và Tục tạng kinh bản chữ Vạn (ký hiệu là Vạn).
c. Khi nói nguyên bản là chỉ cho Chư kinh nhật tụng tập yếu quyển hạ, còn nói truyền thống là chỉ cho Thiền môn nhật tụng Huế.

Mục Đích 2 Thời Công Phu


Công phu đây là của người xuất gia. Nội dung 2 thời công phu có khá rõ và nhất quán về mục đích của người xuất gia. Mục đích ấy là chí nguyện mà thuật ngữ gọi là phát bồ đề tâm. Phát bồ đề tâm có nhiều nghĩa, từ giai đoạn mở đầu cho đến giai đoạn kết cục của sự tu hành: 1. phát giác tuệ giác vô thượng bồ đề của Phật chính là bản giác của tâm chúng ta, gọi là phát bồ đề tâm; 2. phát khởi chí nguyện cầu đạt cho được tuệ giác ấy, gọi là phát bồ đề tâm; 3. phát huy dần dần tuệ giác ấy, gọi là phát bồ đề tâm; 4. phát hiện hoàn toàn tuệ giác ấy, gọi là phát bồ đề tâm. Trong 4 giai đoạn như vậy, nội dung 2 thời công phu có cả, nhưng có đủ nhất là giai đoạn 2. Phát bồ đề tâm ở giai đoạn 2 này thuật ngữ hay nói là thượng cầu Phật tuệ, hạ hóa chúng sinh: trên thì cầu tuệ giác vô thượng, bằng cách dưới thì giáo hóa chúng sinh.
Nhưng mục đích 2 thời công phu chưa dừng ở đây, mà còn nói "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc". Cầu sinh Cực lạc có 2 mặt: một là cầu vãng sinh Cực lạc quốc của đức Bổn tôn cho đủ khả năng để trở lại ngũ trược ác thế trước tiên mà giáo hóa; hai là cầu thực hiện Cực lạc quốc ngay trong ngũ trược ác thế với thần lực của đức Bổn tôn. Riêng mặt thứ hai, Di đà đại bản nói, "Có người vốn nguyện độ sinh mau chóng, thì đem công đức của cái nguyện ấy mà tự trang bị, nhập vào thế giới sinh tử, tự tại thuyết pháp giáo hóa. A di đà phật dùng thần lực làm cho người này giáo hóa chúng sinh phát khởi chánh tín cho đến thành tựu bồ đề, nhưng từ đầu đến cuối, người này không bị cái khổ của các đường dữ ..., dẫu sống trong ngũ trược ác thế mà không khác gì sống trong thế giới của người ấy là Cực lạc quốc độ" (Chính 12/337).
Trong 2 thời công phu, lời nguyện của ngài A nan mở đầu công phu sáng, hiểu thị đủ cả 2 mặt của chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc". Rồi từ đó, mọi sự trì tụng suốt 2 thời công phu, cũng như mọi sinh hoạt suốt 24 giờ sau đó, toàn là lặp lại và thực thi chí nguyện này. Do vậy, suốt 24 giờ sau đó, nếu có trì tụng kinh chú gì khác ngoài 2 thời công phu hay trì niệm danh hiệu nào khác ngoài hồng danh đức Bổn tôn, cũng là pháp hạnh thực hiện chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc".

Nội Dung 2 Thời Công Phu


Như đã thấy, chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc" là chủ não của 2 thời công phu. Công phu sáng là mỗi sáng sớm lặp lại chí nguyện ấy để rồi sau đó làm theo cả ngày. Nhưng biết rằng trở ngại của chí nguyện ấy là dục vọng, là bao nhiêu ma chướng: thiếu thốn, tật bịnh, tai nạn, khổ báo ... Vì vậy mà phải trì chú Lăng nghiêm và các phẩm thần chú khác. Sau phần trì chú là phần hồi hướng, niệm Phật, phát nguyện theo hạnh nguyện Phổ hiền tức nguyện sinh Cực lạc, và tự qui y Tam bảo, toàn là để bảo vệ và tăng trưởng cho chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc".
Chiều tối, đem bao nhiêu việc làm cả ngày hồi hướng cầu sinh Cực lạc. Kinh Di đà để biết cái thế giới mà mình cầu sinh. Sám Hồng danh để tịnh trừ nghiệp chướng. Mở đóng vòng đơn ở đây là văn Thí thực để làm tịnh thí pháp thực cho quỉ thần. Rồi y như sáng sớm, công phu chiều tối cũng niệm Phật, cũng nguyện sinh Cực lạc, cũng tự qui y Tam bảo, hồi hướng tất cả 2 thời công phu cùng với hết thảy việc làm cả ngày vào mục đích "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc".
Đặc biệt công phu chiều tối còn cảnh giác về sự vô thường và sách tiến về sự nỗ lực, văn ý rõ ràng, chính yếu, chí thiết và rất gọn, cho 2 thời công phu ngày hôm sau và ngày hôm sau nữa, cho cả đời người xuất gia, quyết tâm "thử thân bất hướng kim sinh độ, cánh hướng hà sinh độ thử thân", thân này không tự độ bằng đời này thì còn hướng vào đời nào nữa mới tự độ thân này?

Cách Tụng 2 Thời Công Phu


Đã nói là công phu của người xuất gia thì người xuất gia phải ngày ngày trì tụng cho liên tục, đúng giờ, đúng cách. Trì tụng 2 thời công phu thì phải thuộc lòng, phải có chí nguyện "vì tuệ giác bồ đề mà cầu sinh Cực lạc", phải giữ giới, phải chí thành và thâm tín. Miệng không ăn thịt, ăn đồ cay nồng, uống rượu, nói chơi, nói tục, ăn ở nhà bất tịnh. Thân không dâm dục, chạm tay vào chỗ dơ, không tắm rửa, y áo dơ bẩn. Chỗ trì tụng phải tôn nghiêm. Giọng và tiếng trì tụng phải rõ ràng, về âm điệu cũng như văn tự. Mức độ trì tụng thì không quá mau quá chậm, không quá lớn quá nhỏ. Phải tụng sao cho tự nghe rõ ràng. Điều kiện này cũng ấn định tâm trí có chuyên chú hay không. Trì tụng khá công phu sẽ thấy một vài điềm tốt: cấm khoe, nhất là khoe để mưu lợi, cầu cung kính. Rồi cũng có thể có vài điềm xấu, như bỗng phát sợ, hay giận hay ngủ, lưỡi không bình thường, phát nghi, thắc mắc và suy diễn: đừng sợ, định tĩnh mà lướt tới sẽ tan biến hết.
Riêng việc tụng chú, phải tụng đề chú để biết chủ ý của chú ấy. Phải tụng đủ số tối thiểu đã ghi, nhất là văn Thí thực. Đừng nghĩ rằng phải tụng đúng âm Phạn tự. Việc ấy ngày nay không khó gì, chỉ vì không linh nghiệm bằng tụng như bình thường. Nhiều thí nghiệm kiên nhẫn cho thấy như vậy.
Còn sám Hồng danh thì chỗ nào ghi lạy là phải lạy. Không được tụng không. Cũng không được chỉ quì mà tụng. Lại càng không được nói mỗi tháng lạy 2 lần rồi thôi. Nếu lạy không hết 53 + 35 đức Phật một lúc thì thà phân ra, ngày này lạy 53 đức Phật, ngày khác lạy 35 đức Phật. Đầu và cuối thì như nhau, ngày nào cũng tụng và lạy cho hết.
Trì tụng 2 thời công phu mà thôi, một đời xuất gia cũng đẹp, khá đẹp. Có nhiều người đã và đang tự chứng minh như vậy.

Dịch Giải 2 Thời Công Phu


Việc dịch 2 thời công phu thì đủ cả dịch âm và dịch nghĩa. Còn việc giải thì có 3: 1. lược ghi về Lăng nghiêm, Đại bi và Thí thực; 2. lược giải về Di đà, Hồng danh và Bát nhã; 3. chú thích những chỗ cần trong tất cả việc dịch giải trên đây.
28.1.2528 (1984)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2015(Xem: 24678)
“Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh thế gian danh lợi khách Kinh thanh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng trung nhơn”. Một làn khói trầm vương nhẹ, một lời kinh khuya sớm, một tiếng chuông rơi… đều làm cho tâm hồn ta nhẹ nhàng, thanh thoát, hướng thượng và quay về với nội tâm. Mỗi tôn giáo đều có những nghi thức và pháp khí hành lễ đặc thù, phù hợp với truyền thống và văn hóa của tôn giáo mình. Đạo Phật, gần hai ngàn năm gắn liền với Dân tộc chúng ta, cho nên những pháp khí, tiếng trống, tiếng chuông chùa… trở thành thân thương, gần gũi, quen thuộc với văn hóa Dân tộc và lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam.
17/11/2014(Xem: 35607)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
09/10/2014(Xem: 6437)
Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện. Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.
25/09/2014(Xem: 28861)
Phụng hành lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Du Hành - bộ Trường A Hàm : “ Chúng Tỳ Kheo phải thường xuyên theo đúng các qui định của Luật Tạng, để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho các Tỳ Kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa hợp, là pháp đầu trong Bảy Pháp Bất Thối của hàng Thích tử ”. Theo tinh thần đó, chúng ta đã và đang nối gót các bậc Thầy Tổ trong sự nghiệp kế thừa gia bảo của Đức Thế Tôn qua Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư hay Ngày Về Nguồn năm nay là năm thứ 8.
08/09/2014(Xem: 9787)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
02/09/2014(Xem: 9787)
Đạo Phật là Đạo cứu chúng sanh ra khỏi sáu cõi sinh, tử, luân hồi khổ đau, để đến các cõi Phật, là những cõi vô sanh, vô tử. Do đó chư Phật trong 10 phương thế giới Phật, đều thị hiện vào Tam giới, Lục đạo, để cứu khổ chúng sanh theo sở nguyện và phương tiện(giáo pháp, tâm đại từ bi, trí tuệ) của mình. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện vào cõi Ta bà, nói Pháp và hướng dẫn con Người tu tập giáo pháp, để giải thoát sanh tử, luân hồi. Đức Phật còn thuyết minh về các kinh
26/08/2014(Xem: 9582)
Với niềm tin rằng từ bỏ cõi đời ở thành phố linh thiêng Varanasi và ngâm mình dưới dòng sông Hằng thì linh hồn sẽ được gột rửa, nhiều người ở Ấn Độ tìm đến thành phố đó để chờ chết.
20/06/2014(Xem: 5947)
… Buỗi lễ vẫn tiếp diễn, chú bé được gội tóc sạch sẽ bằng xà-phòng, đầu được cạo láng bóng, bây giờ chú ra giếng múc nước để rữa những bụi tóc còn sót lại. Chú ở trần, chỉ mặc độc một chiếc quần bằng vải trắng tinh, rộng thùng thình may theo kiểu Ấn Độ. Một người lớn, có lẽ là bố chú, rữa chân cho chú, từ đầu gối trở xuống chú lại được dội nước từ đầu xuống chân. Tắm rữa sạch sẽ xong, chú cũng chỉ mặc chiếc quần trắng, mình trần . Vị Sư trưởng lấy chiếc áo Ca sa vàng vừa mới được dâng lên, cột chéo áo vào cổ chú, trước đó Ngài đã đọc một bài kinh ngắn và chú lập lại từng câu, bài kinh bằng tiếng Phạn nói lên ý nghĩa rời bỏ thế tục. Có câu chú nghe không trọn, Vị Sư trưởng lập lại cho chú đọc theo…
14/06/2014(Xem: 34482)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn. Đại Mông Sơn thuộc về loại chẩn tế cô hồn trọng đại. Đây là một hình thức tổ chức nghi thức lập đàn tràng chẩn tế cô hồn rất lớn. Như đại lễ trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan năm 2007, do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cùng chư Tăng Ni Làng Mai, đã hợp tác cùng Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam trong nước tổ chức ở ba nơi: chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn), chùa Diệu Đế (Huế), chùa Sóc Sơn (Hà Nội). Cả ba nơi lập trai đàn chẩn tế này mọi người đến dự lễ rất đông, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, hay đảng phái chánh trị.
11/06/2014(Xem: 6870)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp như cá mòi, có người đã bắt đầu “lên dây đàn” mở màn cho buổi hòa tấu. Nhìn quanh không còn chỗ nào trống để ngả lưng. Đang đứng ngơ ngác ở hành lang cầu thang, tôi định trải túi ngủ nằm bừa xuống, có chị bạn đạo vừa chuyển mình nhích qua một bên, vừa cất tiếng:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]