Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Sự Khoa Nghi.

05/04/201314:42(Xem: 14660)
Pháp Sự Khoa Nghi.

Phap Su Khoa Nghi

hthuyenquang


Pháp Sự Khoa Nghi
( 3 tập)

Soạn dịch giả: HT. THÍCH HUYỀN QUANG

Chùa Quang Thiện, California, USA
Ấn hành 2002

Lời Nói Đầu

Trong hai năm qua, chùa Quang Thiện ấn hành một số kinh sách, nhưng lần ấn hành này mang một ý nghĩa đặc biệt của nó. Đáng ra cuốn sách này được ấn hành sớm hơn nhưng chờ in vào mùa Phật Đản. Mùa Phật Đản là mùa vui của những người Phật. Mùa hoan hỷ các cõi chư thiên. Vui vì trong mê lộ có ngọn đèn được thắp từ một bậc đại giác. Muôn sinh đang vui lớn trong mùa Lễ, chúng con ấn hành tập sách này cầu mong một chút vui nhỏ, xin Sư Ông được tự dođể đi thăm non sông, thầy bạn lần cuối trước khi về với Phật.

Hơn hai mươi năm qua, Ngài biến chốn câu lưu thành một hành trình nhập thất dài lâu, trong ấy Ngài đã viết, soạn dịch, tham thiền và tụng hết đại tạng kinh. Bậc đại bi biến khổ đau thành đá cứng để mài gươm trí tuệ. Bậc đại bi không thấy có kẻ thù đang sống giữa những người thù hận. Vì hạnh nguyện lợi sanh ấy, tâm Ngài đã an nhiên và trú định để soạn và viết các tác phẩm có giá trị cống hiến cho nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Năm nay Ngài 85 tuổi. Ngài không bận tâm chuyện ở đi, sống, chết, lưu đày ..., nhưng những tử đệ của Ngài làm sao không xót đau khi chứng kiến một đại lão Hòa Thượng tự xách nước vo gạo giữa những ngày Đông rét buốt.

Đạo hữu Quang Nghiêm Huỳnh Dân, giám đốc nhà in DT Graphics phát tâm in cuốn Pháp Sự Khoa Nghi của sư Ông như dâng lên Ngài sự chia xẻ đau thương và lo lắng từ những người tử đệ. Hy vọng từ chốn xa xôi ấy, Ngài nghe được tiếng thở dài âu lo của chúng con. Cuốn sách của Ngài sẽ được gởi đến cúng dường tất cả những ngôi chùa ở Hải ngoại. Thầy trụ trì chùa Quang Thiện, Thượng Tọa Thích Minh Dung đã chỉ giáo và góp nhiều ý kiến để Ban Ấn Hành thực hiện cuốn sách này. Xin quí Phật tử xa gần khi nhận được sách, dành một phút lặng yên hướng về đất tổ cầu xin:

Xin sự khổ ải đừng tiếp tục nữa với Ngài.

Ban Ấn hành chúng con vô cùng cảm ơn tất cả quí Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni cùng quí Phật tử xa gần hiệp lực dâng lời cầu nguyện bình an đến Ngài. Cúi xin Đức Phật chứng biết và hộ lực cho lời cầu xin của chúng con.

Mùa Phật Đản Phật Lịch 2546 năm 2002

Thành Phố Ontario, California – Hoa Kỳ

Trưởng Ban Ấn Hành

Thiện Thảo Trương Bạch Tuyết



Tiểu Sử HT Thích Huyền Quang

--- o0o ---

Vi tính : Cao Thân
Trình bày :
Nhị Tường

Ý kiến bạn đọc
24/08/201814:42
Khách
Kính Bạch Thầy!
Con rất mong muốn được thỉnh bộ 01 pháp sự khoa nghi. Nhưng con tìm trên Web không có cửa hàng nào có để thỉnh; con kính Bạch Thầy giờ con muốn thỉnh bộ pháp sự khoa nghi thì thỉnh ở đâu ạ
18/04/201811:48
Khách
Con xin được thỉnh quyển pháp sự khoa nghi này. Ko biết có được ko. Mô Phật
14/03/201608:10
Khách
A Di Đà Phật.
Kính vấn an sức thể thầy Nguyên Tạng. Đồng kính nhờ thầy hoan hỉ nhắc lại bài văn điếu đức Pháp chủ thuong5 TRÍ hạ ĐỘ.Do cố HT Huyền Quang soạn mà chúng đệ chỉ nhớ được 4 câu :
" .Kỳ Sơn chung đúc nên người.
sông hương Núi Ngự một thời bóng vang
Thăng Long Quán sứ huy hoàng
Từ Đàm bạch lạp lệ nhòa châu sa....."
Đồng thời kính mong thầy gởi cho Bộ Khoa Nghi ...của Giải Hòa. Đệ tử đã có,nhưng nay bi lạc mất,vì chư thiện hữu mượn lâu năm không trả.
Thượng chúc thầy PHÁP THỂ KHINH AN.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 34502)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
09/10/2014(Xem: 5876)
Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện. Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.
25/09/2014(Xem: 26384)
Phụng hành lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Du Hành - bộ Trường A Hàm : “ Chúng Tỳ Kheo phải thường xuyên theo đúng các qui định của Luật Tạng, để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho các Tỳ Kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa hợp, là pháp đầu trong Bảy Pháp Bất Thối của hàng Thích tử ”. Theo tinh thần đó, chúng ta đã và đang nối gót các bậc Thầy Tổ trong sự nghiệp kế thừa gia bảo của Đức Thế Tôn qua Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư hay Ngày Về Nguồn năm nay là năm thứ 8.
08/09/2014(Xem: 7998)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
02/09/2014(Xem: 9091)
Đạo Phật là Đạo cứu chúng sanh ra khỏi sáu cõi sinh, tử, luân hồi khổ đau, để đến các cõi Phật, là những cõi vô sanh, vô tử. Do đó chư Phật trong 10 phương thế giới Phật, đều thị hiện vào Tam giới, Lục đạo, để cứu khổ chúng sanh theo sở nguyện và phương tiện(giáo pháp, tâm đại từ bi, trí tuệ) của mình. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện vào cõi Ta bà, nói Pháp và hướng dẫn con Người tu tập giáo pháp, để giải thoát sanh tử, luân hồi. Đức Phật còn thuyết minh về các kinh
26/08/2014(Xem: 8691)
Với niềm tin rằng từ bỏ cõi đời ở thành phố linh thiêng Varanasi và ngâm mình dưới dòng sông Hằng thì linh hồn sẽ được gột rửa, nhiều người ở Ấn Độ tìm đến thành phố đó để chờ chết.
20/06/2014(Xem: 5532)
… Buỗi lễ vẫn tiếp diễn, chú bé được gội tóc sạch sẽ bằng xà-phòng, đầu được cạo láng bóng, bây giờ chú ra giếng múc nước để rữa những bụi tóc còn sót lại. Chú ở trần, chỉ mặc độc một chiếc quần bằng vải trắng tinh, rộng thùng thình may theo kiểu Ấn Độ. Một người lớn, có lẽ là bố chú, rữa chân cho chú, từ đầu gối trở xuống chú lại được dội nước từ đầu xuống chân. Tắm rữa sạch sẽ xong, chú cũng chỉ mặc chiếc quần trắng, mình trần . Vị Sư trưởng lấy chiếc áo Ca sa vàng vừa mới được dâng lên, cột chéo áo vào cổ chú, trước đó Ngài đã đọc một bài kinh ngắn và chú lập lại từng câu, bài kinh bằng tiếng Phạn nói lên ý nghĩa rời bỏ thế tục. Có câu chú nghe không trọn, Vị Sư trưởng lập lại cho chú đọc theo…
14/06/2014(Xem: 32176)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn. Đại Mông Sơn thuộc về loại chẩn tế cô hồn trọng đại. Đây là một hình thức tổ chức nghi thức lập đàn tràng chẩn tế cô hồn rất lớn. Như đại lễ trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan năm 2007, do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cùng chư Tăng Ni Làng Mai, đã hợp tác cùng Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam trong nước tổ chức ở ba nơi: chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn), chùa Diệu Đế (Huế), chùa Sóc Sơn (Hà Nội). Cả ba nơi lập trai đàn chẩn tế này mọi người đến dự lễ rất đông, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, hay đảng phái chánh trị.
11/06/2014(Xem: 6314)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp như cá mòi, có người đã bắt đầu “lên dây đàn” mở màn cho buổi hòa tấu. Nhìn quanh không còn chỗ nào trống để ngả lưng. Đang đứng ngơ ngác ở hành lang cầu thang, tôi định trải túi ngủ nằm bừa xuống, có chị bạn đạo vừa chuyển mình nhích qua một bên, vừa cất tiếng:
07/06/2014(Xem: 6751)
Thời xưa, khi mới bắt đầu tu tập, tôi rất muốn tụng kinh và đi hỏi xem nên tụng cuốn nào. Được khuyên bảo và tôi mua cuốn “Chư kinh nhật tụng”. Thầy chùa bảo, cứ tụng đi, tụng hàng ngày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567