Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Kinh Vu Lan Bồn

05/04/201317:10(Xem: 5171)
12. Kinh Vu Lan Bồn

Pháp Sự Khoa Nghi
( 3 tập)

Soạn dịch giả: THÍCH GIẢI HÒA

Chùa Quang Thiện, California, USA
Ấn hành 2002

--- o0o ---

TẬP I

12. KINH VU LAN BỒN

(Tụng nhân dịp lễ Vu Lan)

Ta nghe lời tạc như vầy:

Một thuở nọ Thế Tôn an trụ

Xá Vệ thành, Kỳ Thụ viên trung

Mục Liên mới dạng lục thông

Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân

Công dưỡng dục thâm ân dốc trả

Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền

Làm con hiếu hạnh trước tiên

Bèn dùng huệ nhãn dưới trên kiếm tầm

Thấy vong mẫu sanh làm ngạ quỉ

Không uống ăn tiều tụy hình hài

Mục Liên thấy vậy bi ai

Biết mẹ đói khát đem dâng thân mẫu

Đặng đỡ lòng cực khổ bấy lâu

Thấy cơm mẹ rất lo âu

Tay tả che đậy hữu hầu bốc ăn

Lòng bỏn sẻn tiền căn chưa dứt

Sợ chúng ma cướp giựt của bà

Cơm chưa tới miệng đà

Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu

Thấy như vậy âu sầu thê thảm

Mục Kiền Liên bi thảm xót thương

Mau mau về chốn giảng đường

Bạch cùng sư phụ tầm phương giải nàn

Phật mới bảo rõ ràng căn cội:

"Rằng mẹ ông gốc tội rất sâu

Dầu ông thần lực nhiệm mầu

Một mình không thể ai cầu đặng đâu

Lòng hiếu thao của ông dầu lớn

Tiếng vang đồn khắp đến Cửu Thiên

Cùng là các bậc Thần kỳ

Tà ma ngoại đạo, bốn vì Thiên vương

Cộng ba cõi sáu phương tu tập

Cũng không phương cứu tế mẹ ngươi

Muốn cho cứu được mạng người

Phải nhờ thần lực của mười phương Tăng

Pháp cứu tế ta toan giảng nói

Cho mọi người thoát khỏi ách nàn

Bèn kêu Mục thị tới gần

Truyền cho diệu pháp ân cần thiết thi

Rằm tháng Bảy là ngày Tự Tứ

Mười phương Tăng đều dự lễ này

Phải toan sắm sửa chớ chầy

Thức ăn trăm món trái cây năm màu

Lại phải giường nằm nệm lót

Cùng thau bồn đèn đuốc nhang dầu

Món ăn tinh sạch báu mầu

Đựng trong bình bát vọng cầu kính dâng

Chư Đại Đức mười phương thọ thực

Trong bảy đời sẽ được siêu thăng

Lại thêm cha mẹ hiện tiền

Đặng nhờ phước đức tiêu khiên ách nàn

Vì ngày ấy Thánh Tăng đều đủ

Dầu ở đâu cũng tựu hội về

Như người thiền định sơn khê

Tránh điều phiền não chăm về thiên na

Hoặc người đặng bốn tòa đạo quả

Công tu hành nguyện thỏa vô sanh

Hoặc người thọ hạ kinh hành

Chẳng ham quyền quý ẩn danh lâm tòng

Hoặc nguời đặng lục thông tấn phát

Và những hàng Duyên giác, Thanh văn

Hoặc chư Bồ Tát mười phương

Hiện hình làm sãi ở gần chúng sanh

Đều trì giới rất thanh rất tịnh

Đạo đức dày chánh định chơn tâm

Tất cả bực Thánh, phàm

Đồng lòng thọ lãnh bát cơm Lục Hòa

Người nào có sắm ra vật thực

Đặng cúng dường Tự Tứ, Tăng thời

Hiện tiền phụ mẫu của người

Bà con quyến thuộc thảy đều nhờ ơn

Tam đồ khổ chắc rằng ra khỏi

Cảnh thanh nhàn hưởng thọ tự nhiên

Như còn cha mẹ hiện tiền

Nhờ đó cũng đặng bách niên thọ trường

Như cha mẹ bảy đời quá vãng

Sẽ hóa sanh về cõi Thiên cung

Người thì tuấn tú hình dung

Hào quang chiếu sáng khắp cùng châu thân

Phật dạy bảo mười phương Tăng chúng

Phải tuân theo thể thức sau này

Trước khi thọ thực đàn trai

Phải cầu chú nguyện cho người tín gia

Cầu thất thế mẹ cha thí chủ

Định tâm thần quán đủ đừng quên

Cho xong ý định hành thiền

Mới dùng phẩm vật đàn tiền hiến dâng

Khi thọ dụng nên an vật thực

Trước Phật đài hoặc tự tháp trung

Chư Tăng chú nguyện viên dung

Sau rồi tự tiện thọ dùng bữa trưa".

Pháp cứu tế Phật vừa nói dứt

Mục Liên cùng Bồ Tát chư Tăng

Đồng nhau tỏ dạ vui mừng

Mục Liên cũng hết khóc than rầu buồn

Mục Liên mẫu cũng trong ngày ấy

Kiếp khổ về ngạ quỷ được tan.

Mục Liên bạch với Phật rằng:

"Mẹ con nhờ sức Thánh Tăng khỏi nàn

Lại cũng nhờ oai thần Tam Bảo

Bằng chẳng thì nạn khổ khó ra

Như sau đệ tử xuất gia

Vu Lan Bồn pháp dùng mà độ sanh

Độ cha mẹ còn đương tại thế

Hoặc bảy đời có thể đặng không?".

Phật rằng: "Lời hỏi rất thông

Ta vừa muốn nói ông vùng hỏi theo

Thiện nam tử, Tỳ kheo nam nữ

Cùng Quốc vương, Thái tử, Đại thần

Tam công, Tể tướng, bách quan

Cùng hàng lê thứ vạn dân cõi trần

Như chí muốn đền ơn cha mẹ

Hiện tại cùng thất thế tình thâm

Đến rằm tháng Bảy mỗi năm

Sau khi kiết hạ chư Tăng tựu về

Chính ngày ấy Phật Đà hoan hỷ

Phải sắm sanh đủ vị cơm canh

Đựng trong bình bát tinh anh

Chờ giờ Tự Tứ chúng Tăng cúng dường

Đặng cầu nguyện song đường trường thọ

Chẳng ốm đau cũng chẳng khổ chi

Cùng cầu thất thế đồng thì

Lìa nơi ngạ quỷ sanh về nhơn thiên

Đặng hưởng phước nhơn duyên vui đẹp

Lại xa lìa nạn khổ cực thân

Môn sanh Phật tử ân cần

Hạnh tu hiếu hạnh phải cần phải chuyên

Thường cầu nguyện thung huyên an hảo

Cùng bảy đời phụ mẫu siêu sinh

Ngày rằm tháng Bảy mỗi năm

Vì lòng hiếu thảo ân thâm phải đền

Lễ cứu tế chí thành sắp đạt

Ngõ cúng dường chư Phật, chư Tăng

Ấy là báo đáp thù ân

Sanh thành dưỡng dục song thân buổi đầu

Đệ tử Phật lo âu gìn giữ

Mới phải là Thích tử Thiền môn".

Vừa nghe dứt pháp Lan Bồn

Môn sanh tứ chúng thảy đồng hỷ hoan

Mục Liên với bốn ban Phật tử

Nguyện một lòng tín sự phụng hành

Trước là trả nghĩa sanh thành

Sau là cứu vớt chúng sanh muôn loài.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát. (3 lần)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 34520)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
09/10/2014(Xem: 5884)
Một buổi lễ tụng kinh Pali theo truyền thống Nam tông Tụng kinh hay cầu kinh là một điều phổ biến trong các tôn giáo. Phật giáo cũng không ngoại lệ trong vấn đề này. Tuy nhiên, mục đích của việc tụng niệm thì khác nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Phật giáo là tôn giáo duy nhất không xem tụng niệm như là cầu nguyện. Đức Phật trong nhiều phương cách đã chỉ dạy chúng ta phải có niềm tin vào hành động của mình và kết quả của nó, và qua đó khuyến khích chúng ta nương tựa vào chính mình mà không vào một ai khác. Điều này trong thực tế là điều cốt lõi nơi thông điệp sau cùng của Ngài ở trong kinh Đại Niết-bàn (Mahaparinibbana Sutta). Một trong những thông điệp trong kinh ngày là: “Này A Nan, hãy nương tựa chính mình và chớ nương tựa vào ai khác, hãy nương tựa Chánh pháp và chớ nương tựa vào pháp nào khác”.
25/09/2014(Xem: 26510)
Phụng hành lời giáo huấn của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni trong Kinh Du Hành - bộ Trường A Hàm : “ Chúng Tỳ Kheo phải thường xuyên theo đúng các qui định của Luật Tạng, để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho các Tỳ Kheo trong trú xứ cùng sinh hoạt hòa hợp, là pháp đầu trong Bảy Pháp Bất Thối của hàng Thích tử ”. Theo tinh thần đó, chúng ta đã và đang nối gót các bậc Thầy Tổ trong sự nghiệp kế thừa gia bảo của Đức Thế Tôn qua Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư hay Ngày Về Nguồn năm nay là năm thứ 8.
08/09/2014(Xem: 8006)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
02/09/2014(Xem: 9102)
Đạo Phật là Đạo cứu chúng sanh ra khỏi sáu cõi sinh, tử, luân hồi khổ đau, để đến các cõi Phật, là những cõi vô sanh, vô tử. Do đó chư Phật trong 10 phương thế giới Phật, đều thị hiện vào Tam giới, Lục đạo, để cứu khổ chúng sanh theo sở nguyện và phương tiện(giáo pháp, tâm đại từ bi, trí tuệ) của mình. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện vào cõi Ta bà, nói Pháp và hướng dẫn con Người tu tập giáo pháp, để giải thoát sanh tử, luân hồi. Đức Phật còn thuyết minh về các kinh
26/08/2014(Xem: 8711)
Với niềm tin rằng từ bỏ cõi đời ở thành phố linh thiêng Varanasi và ngâm mình dưới dòng sông Hằng thì linh hồn sẽ được gột rửa, nhiều người ở Ấn Độ tìm đến thành phố đó để chờ chết.
20/06/2014(Xem: 5550)
… Buỗi lễ vẫn tiếp diễn, chú bé được gội tóc sạch sẽ bằng xà-phòng, đầu được cạo láng bóng, bây giờ chú ra giếng múc nước để rữa những bụi tóc còn sót lại. Chú ở trần, chỉ mặc độc một chiếc quần bằng vải trắng tinh, rộng thùng thình may theo kiểu Ấn Độ. Một người lớn, có lẽ là bố chú, rữa chân cho chú, từ đầu gối trở xuống chú lại được dội nước từ đầu xuống chân. Tắm rữa sạch sẽ xong, chú cũng chỉ mặc chiếc quần trắng, mình trần . Vị Sư trưởng lấy chiếc áo Ca sa vàng vừa mới được dâng lên, cột chéo áo vào cổ chú, trước đó Ngài đã đọc một bài kinh ngắn và chú lập lại từng câu, bài kinh bằng tiếng Phạn nói lên ý nghĩa rời bỏ thế tục. Có câu chú nghe không trọn, Vị Sư trưởng lập lại cho chú đọc theo…
14/06/2014(Xem: 32198)
Mông Sơn Thí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông. Có ba loại nghi thức Mông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn. Đại Mông Sơn thuộc về loại chẩn tế cô hồn trọng đại. Đây là một hình thức tổ chức nghi thức lập đàn tràng chẩn tế cô hồn rất lớn. Như đại lễ trai đàn chẩn tế bình đẳng giải oan năm 2007, do Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh cùng chư Tăng Ni Làng Mai, đã hợp tác cùng Giáo Hội Phật GiáoViệt Nam trong nước tổ chức ở ba nơi: chùa Vĩnh Nghiêm (Sài Gòn), chùa Diệu Đế (Huế), chùa Sóc Sơn (Hà Nội). Cả ba nơi lập trai đàn chẩn tế này mọi người đến dự lễ rất đông, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, hay đảng phái chánh trị.
11/06/2014(Xem: 6327)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp như cá mòi, có người đã bắt đầu “lên dây đàn” mở màn cho buổi hòa tấu. Nhìn quanh không còn chỗ nào trống để ngả lưng. Đang đứng ngơ ngác ở hành lang cầu thang, tôi định trải túi ngủ nằm bừa xuống, có chị bạn đạo vừa chuyển mình nhích qua một bên, vừa cất tiếng:
07/06/2014(Xem: 6753)
Thời xưa, khi mới bắt đầu tu tập, tôi rất muốn tụng kinh và đi hỏi xem nên tụng cuốn nào. Được khuyên bảo và tôi mua cuốn “Chư kinh nhật tụng”. Thầy chùa bảo, cứ tụng đi, tụng hàng ngày.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567