KINH TỤNG HẰNG NGÀY
TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG
Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn
---o0o---
Phụ Lục 2
---o0o---
CHÚ THÍCH
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ DANH TỪ RIÊNG
Thích Giác Hoàng
(Đọc bằng phông chữ Arial Unicode MS)
(D - L)
Da-du-đà-la耶輸陀羅phiên âm chư Yásodharā (S) hoặc Yasodharā (P). Tên của công chúa con Vua Thiện Giác, kếtduyên với thái tử Tất-đạt-đa, sinh ra La-hầu-la. Sau khi Vua Tịnh Phạn băng hà, bà theo Di mẫu là Ma-ha Ba-xà-ba-đề xuất gia làm đệ tử của Phật, chẳng bao lâu bà chứng được quả A-la-hán .
Đà-hàm= Tư-đà-hàm.
Đà-hoàn= Tu-đà-hoàn.
Đại Phạm= Phạm Thiên.
Đại Thuần-đà純陀phiên âm và dịch nghĩa của Mahācunda (S=P). Tên của một tôn giả được đề cập trong Kinh Tôn Trọng các Pháp Môn, khác với vị đệ tử cúng dường bữa cơm cuối cùng cho Đức Phật.
Đại Tự Tại thiên大自在天dịch nghĩa của từ Mahésvara (S) hoặc Mahissara (P). Thường được phiên âm là trời Ma-hê-thủ-la. Đây là cõi trời cao nhất thuộc Sắc giới.
Đà-la-ni陀羅尼phiên âm từ dhāraṇī (S), có nghĩa là “thần chú." Theo quan điểm của Mật tông, thần chú có khả năng thâu nhiếp được các pháp thiện và có thể đoạn trừ được tất cả các pháp ác.
Đấng Giác Ngộ= Bậc Giác Ngộ.
Đấng Thế Hùngcách tôn xưng khác của hàng Phật tử đối với Đức Thế Tôn.
Đấng Vô Thượng Tôntrongmột số Kinh, thỉnh thoảng dùng cụm từ Vô Thượng Tôn, nghĩa là không ai cao hơn nữa để chỉ cho Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Một số dịch giả dùngthuật ngữ Chí Tôn để chỉ cho Đức Phật.
danh sắc名色dịch nghĩa của nāmarūpa(S=P) có nghĩa là tinh thần và vật chất tạo nên hợp thể con người. Danh gồm 4 yếu tố Thọ, tưởng, hành và thức là phần tinh thần. Sắc chỉ cho các thân thể. Danh sắc là cách gọi khác của năm tổ hợp nhân thể (ngũ uẩn).
Đao-lợi thiên忉利天phiên âm và dịch nghĩa của Trāyastriṃśa (S) hoặc Tāvatiṃsa (P), cõi trời Đao-lợi có 33 tầng. Tiếng Hán dịch là Tam Thập Tam Thiên 三十三天, làm cho người đọc dễ có cảm tưởng là cõi trờitính từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới thì nó thuộc vị trí thứ 33. Trời Đao-lợi là cõi trời thứ 2 nếu tính từ dưới tính lên trong 6 cõi trời thuộc cõi Dục. Đây là cõi trời do Vua Trời Đế-thích trị vì.
đầu-đàphiên âm của dhūta(S=P), nghĩa là hạnh tu của tu sĩ chuyên sống trong rừng, dưới gốc cây, am trống, chòi tranh, chỉ khất thực xin ăn qua ngày, dành trọn thời gian cho việc tham thiền nhập định. Trong các vị đại đệ tử của Đức Phật, tôn giả Đại Ca-diếp được Đức Phật khen ngơị là thực hành hạnh đầu đà đệ nhất.
dạ-xoa 夜叉phiên âm yakṣa (S) hoặc Yakkha (P), một âm khác là “dược xoa” 藥叉một loài quỷ thần, giống nhưLa-sát. Dạ-xoa có nhiều loại, có loại Dạ-xoa thiện, cũng có loại Dạ-xoa ác.
đệ nhất nghĩa đế第一義諦còn gọi là chân đế, thánh đế, thắng nghĩa đế, niết-bàn, chân như, thực tướng, trung đạo, pháp giới, chân không…, dùng để gọi chung cho chân lý thâm diệu.
đệ tử áo trắngngười Phật tử tại gia hay hàng cư sĩ, vốn được dịch thoát từ thuật ngữ "bạch y cư sĩ."
Đề-bà-đạt-đa提婆達多phiên âm của Devadatta (S=P). Ông là một trong những người đầu tiên của dòng họ Thích-ca xuất gia làm đệ tử của Đức Phật. Sau khi xuất gia, ông muốn thống lãnh Tăng đoàn, âm mưu hại Đức Thế Tôn nhiều lần và sau khi chết, bị đoạ vào địa ngục.
Đế-thích帝釋còn gọi là Thích-đề-hoàn-nhân hoặc Thích-đề-hoàn-nhơn 釋提桓因(S. Śakro-devānāmindra). Tên của vị thiên chủ cõi trời Đao-lợi hay cõi trời có 33 tầng.
địa ngục地獄dịch nghĩa của Naraka, Niraya(S)hoặcNiraya(P). Đây là cảnh giới đau khổ nhất trong các cảnh giới. Cảnh giới này tương ứng với tâm thức của những người cực ác.
diêm vương閻王viết tỉnh lược của "Diêm-la vương" 閻羅王, phiên âm và dịch nghĩa của Yamarajā(S=P). Yama phiên âm thành "Diêm-la"閻羅hoặc "Diêm-ma" 閻魔, còn Rajā thì dịch nghĩa là "vương." Kinh điển Bắc tạng và các sách chú sớ về sau ở Trung Hoa cho rằng có một vị vua thường gọi là Diêm Vương ở dưới địa ngục để trừng trị bọn người làm ác.
Diêm-phùgọi đủ là "Diêm-phù-đề" 閻浮提. Thuật ngữ này là phiên âm của Jambudvīpa (S) hoặcJambudīpa (P), có nghĩa là cõi đất này, còn gọi là cõi ta-bà. Đây là một châu trong 4 châu theo thế giới quan Phật giáo. Châu này nằm ở phía Nam của núi Tu-di nên gọi là Nam Thiệm Bộ Châu.Bốn Châu gồm có Nam Thiệm-bộ Châu, Bắc Câu-lô Châu, Tây Ngưu-hóa Châu và Đông Thắng Thần Châu.
diệt tận định滅盡定còn gọi là Diệt thọ tưởng định 滅受想定, trạng thái thiền định vắng mặt hoàn toàn cảm giác và tưởng tượng, hơi thở rất vi tế, gần như là dứt bặt.
Điều Ngự Trượng Phu調御丈夫(S. Puruṣa-damya-sārathi, P. Purisadamma-sārathi): Bậc đã điều phục chính mình và có khả năng điều phục, nhiếp hoá người khác. Một trong mười danh hiệu của Đức Phật.
Di-lặc彌勒phiên âm của Maitreya (S)hoặcMetteyya (P), dịch nghĩa là Từ Thị 慈氏hoặc Từ Tôn 慈尊. Tên của một vị Bồ-tát sẽ thành Phật trong kiếp vị lai.
Di-lan-đà彌蘭陀phiên âm của Milinda (S=P), một vị vua gốc Hy Lạp, thuộc vùng Bactriya. Ông còn được biết với tên khác như là Vua Menander.Ông là vị vua đa văn, thông thái vào thế kỷ thứ II trướcTL. Cuộc đối đáp của nhà Vua và Tỳ-kheo Na-tiên được biên tập thành tác phẩm Milindapañhā (P), dịch sát nghĩa là Vua Milinda Hỏi Đạo. Bản tiếng Hoa dịch là Di-lan-đà Vương Vấn Kinh .
định定còn gọi là Thiền định, được dịch từ Samādhi (S=P). Đây là mộtpháp môn tu tập tâm để làm đình chỉ các vọng động của tâm thức. Thiền gọi đủ là Thiền-na, vốn phiên âm từ tiếng Sanskrit là dhyāna, tiếng Pāli làjhāna. Trung Hoa dịch là "định" 定hay "tĩnh lự" 靜濾. Trải qua quá trình dịch thuật, người Hoa đã ghép cách đọc phiên âm và dịch nghĩa thành ra “thiền định." Đây là một quá trình tu tập cần thiết cho các hành giả của bất kỳ pháp môn hay truyền thống nào muốn thanh lọc tâm thức, chứng thành quả vị giải thoát, giác ngộ.
do-tuần由旬phiên âm của Yojana(S=P), âm khác là do-diên 由延. Đây là đơn vị đo lường địa dư của Ấn Độ cổ đại. Có nhiều thuyết khác nhau cho rằng một do tuần bằng 16 dặm, 30 dặm hoặc 40 dặm.
đoạn kiến斷見quan điểm hay học thuyết cho rằng sau khi chết là hết, không có tái sanh luân hồi. Quan điểm này thì đi ngược lại quan điểm cho rằng có một linh hồn bất tử, thường tại, gọi là "thường kiến" 常見.
Đồng-nữ Ca-diếp同女迦葉phiên âm của từ Kimāra Kassapa (P), còn một phiên âm nữa là Cưu-ma-la Ca-diếp 鳩摩羅迦葉. Tên của một tôn giả trong KinhNghiệp Báo Tái Sinh, tôn giả Kimāra Kassapa đã chứng minh hùng hồn sự tái sanh luân hồi là điều có thậtquacác minh chứng.
dự lưu預流dịch nghĩa của từ Srotāpanna(S) hoặc Sotāpanna (P). ®Tu-đà-hoàn.
dục tư duy 欲思惟nghĩa là suynghĩ về các dục lạc đã kinh qua hoặc tưởng tượng các điềuliên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến dục. Trong kinh tạng Pāli thường được dịch là "dục tầm."
dược-xoa藥叉= dạ-xoa.
Duyên Giác緣覺còn gọi là Độc Giác 獨覺.®Bích-chi Phật.
duyệt chúng悦衆nghĩa là vị làm cho đại chúng vui lòng. Trong các khoá lễ tụng, “duyệt chúng" là vị chịu trách nhiệm đánh mõ đứng bên tay trái vị chủ lễ.
Duy-ma-cật維摩詰phiên âm của Vimalakīrti (S), Hán dịch làTịnh Danh 淨名, vịcư sĩ Bồ-tát bổ xứ được đề cập trong Kinh Duy-matại thành Tỳ-xá-ly 毘舍離(S. vaiśāli), làm cho cả hội chúng Thanh Văn phải kính nể vì trí tuệ biện tài của Bồ-tát.
duy-na維那từ được kết hợp giữa phiên âm vừa dịch nghĩa của Karmadàna (S). Thuật ngữ karmadānanày được phiên âm sang tiếng Hán là Yết-ma-đà-na 羯磨陀那, vốn có nghĩa là vị quản chúng trong chùa. Chữ "duy"có nghĩa là "nắm lấy", "quản lý." Các dịch giả Trung Hoa đã ghép lấy hai chữ, một lấyý của Karmadānavà cách phiên âm của nó mà tạo thành thuật ngữ mới "duy-na." Đây là một trong 3 chức vị quan trọng trong tự viện của Trung Hoa. Trong các khoá tụng niệm, vị duy-na thường chịu trách nhiệm đánh chuông, đứng bên tay phải của vị chủ lễ.
giải thoát tri kiến解脫知見dịch nghĩa của Vimukti-jñāna-darśana-skandha (S), cũng gọi là "Giải thoát sở kiến" 解脫所見,tức là tri kiến nhận biết mình đã giải thoát, không còn phiền não lậu hoặc, chứng đắc quả A-la-hán hay Phật. Về sau thuật ngữ này còn được dùng để chỉ cho sự buông bỏ tất cả các tri kiến, ngay cả tri kiến về sự chứng đắc.
giải thoát解脫dịch nghĩa của mokṣa, vimokṣa, vimuktihoặcmukti(S); hoặc vimutta, vimokkha, vimutti(P). “Giải thoát” đồng nghĩa với "tự tại", nghĩa là không còn bị các nhiễm ô trong tâm, dứt hết mọi triền phược. Đây là trạng thái tâm lý hoàn toàn không còn khổ não, sầu muộn. Trạng thái tâm lý này tuỳ thuộc vào quả vị của hành giả nên có những cấp độ khác nhau.
giới 戒dịch từśīla(S) hoặc sīla(P). Trung Hoa phiên âm làthi-la 尸羅.Tức các nguyên tắc đạo đức được Đức Phật quy định cho hai hàng đệ tử xuất gia và tại gia. Giới có nhiều loại và được chia ra nhiều cấp độ khác nhau. Giới có nhiều dạng như giới tướng, giới tánh, giới thể. Trong Kinh Nhật Tụng Hàng Ngàynày nhiều chỗ dịch là "nguyên tắc đạo đức."
Gi-ri-ma-nan-đaphiên âm của Girimānanda (P). Tên của một tôn giả đệ tử Phật. Khi vị này bị bệnh nặng, Đức Phật đã tuyên thuyết mười pháp quán tưởng cho tôn giả Ānanda để đến thuyết lại cho Gi-ri-ma-nan-đa. Sau khi nghe tôn giả Ānanda lập lại mười pháp quán tưởng, tôn giả Gi-ri-ma-nan-đa liền khỏi bệnh.
Go-sin-gaphiên âm của Gosinga,tên khu rừng, nơi ấy 3 vị tôn giả Anurudha, Kimbila và Nandiya sống và tu tập trong hoà hợp , nhờ vậy cả ba đều sống an lạc và chứng đắc giải thoát.
Gô-ta-miphiên âm của Gotamī (P) hoặc Gautamī (S), thứ hậu của vua Tịnh Phạn. Sau khi hoàng hậu Ma-da băng hà, bà Gô-ta-mi tận tình chăm sóc nuôi nấng thái tử còn hơn con ruột của mình. Sách Hán thường gọi là Kiều-đàm Di mẫu hoặc Ma-ha Ma-xà Ba-đề 摩訶波闍波提. Về sau, bà xuất gia làm đệ tử Phật và trở thành vị Tỳ-kheo-ni đầu tiên.
hà sa河沙chỉ cho số cát trên sông nói chung, từ "hằng sa" cũng chỉ cho cái gì vô số không thể đếm hếtđược như số cát trong sông Hằng ở Ấn Độ.
hai mươi lăm cõi sốngdịch nghĩa của cụm từ “Nhị thập ngũ hữu” 二十五有, gồm có mười bốn cõidục, bảy cõi sắc giới, và 4 cõi vô sắc giới.
hai thừadịch nghĩa của cụm từ nhị thừa 二乘Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa.
hận tư duy恨思惟suy tư về sự thù hằn hay suy tư về nó để tìm cách trả thù cho hả lòng tự ái, chấp ngã của mình. Trong Kinh Pāli gọi là "sân tầm."
HằngHà恆河Sông Hằng, phiên âm và dịch nghĩa của Gaṅgā (S), ngày nay người Ấn viết làGanges. Đây là một trong hai con sông lớn nhất ở Ấn Độ. Thời Đức Phật còn tại thế, các lưu vực sông Hằng là nơi dân cư đông đúc. Trong các bài Kinh, Đức Phật thường lấy số cát ở sông này (Hằng hà) để dụ cho số nhiều, đến nỗi không thể tính đếm được.
hành giả行者chỉ cho các vị đang tu tập các pháp môn theo Phật giáo. Đặc biệt là chỉ cho các vị chuyên tham thiền, nhập định. Từ này được dịch từ dhūta (S=P), nghĩa là người mong cầu quả vị giác ngộ mà xả bỏ thân mạng tu hành.
hiền giả賢者bậc hiền. Tiếng Pāli gọi là āsuvo, từ xưng hô của các vị lớn tuổi đạo gọi các vị nhỏ tuổi đạo hơn, hoặc giữa hai người đồng tuổi đạo.
Hoa Nghiêm華嚴dịch nghĩa của cụm từ Avataṃsaka sūtra(S), tên của một bộ Kinh điển Đại thừa. Theo truyền thống Đại thừa, sau khi Đức Phật thành đạo dưới cội cây Bồ-đề liền quảng thuyết bộ Hoa Nghiêm độ cho vô số Bồ-tát, chư Thiên.
hữu học有學dịch nghĩa của śaikṣa(S) hoặc sekha(P), nghĩa là bậc còn phải học và tu nữa mới chứng được quả A-la-hán. Nói cách khác thuật ngữ này chỉ chung cho các bậc chứng từ quả vị Tu-đà-hoàn, Tư -đà-hàmvà A-na-hàm.
Ka-la-maphiên âm của Kālāma (P), một sắc dân ở tại Kesaputta, thuộc nưóc Kiều-tát-la.
Kê-sa-pu-taphiên âm của Kesaputta (P), một thị trấn nhỏ thuộc nước Kosala.
Kế-tân罽賓phiên âm củaKaśmīra (S) hoặc Kasmīra (P). Vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ hai, Kaśmīra là trung tâm Phật giáo Đạithừa. Ngày nay, nó cũng được gọi là Kasmir, thuộc vùng Bắc Ấn.
Khẩn-na-la緊那羅phiên âm của Kiṃnara (S) hoặc Kinnara (P), dịch nghĩa là phi nhân, một hạng thần, còn gọi là ca thần, một trong 8 loài thần dưới quyền của vua Tứ Đại Thiên Vương.
khất sĩ 乞士một trong ba nghĩa của Tỳ-kheo, có nghĩa đen là người hành khất. Trong Phật giáo từ này có nghĩa là một vị xuất gia xin giáo pháp của Đức Phật để nuôi pháp thân huệ mạng, xin thực phẩm của bá tánh để nuôi thân. Trong các bản dịch của HT. Nhất Hạnh, từ khất sĩ thường được thay thế cho từ tỳ-kheo.
khổ uẩn苦蘊còn gọi là khổ ấm 苦蔭."Uẩn" có nghĩa là tích tụ, "ấm" có nghĩa là che đậy. Khổ uẩn được dịch là xác thân nầy khổ, vì có xác thân là có bệnh tật, có đau thương, sầu muộn, có chết chóc chia lìa , nên gọi là "khổ uẩn."
không 空dịch nghĩa của śūnyatā(S) hoặc suññatā(P). Khái niệm "không" là chỉ cho bản chất của mọi sự vật hiện tượng là không thực thể, do các duyên tạo thành. Tính chất của mọi sự vật là không thực thể nên cũng gọi là 'không tánh."
không vô biên xứ định空無邊處定(S. Ākāśānantyāyatana dhyāna): một trong bốn cảnh giới thiền của sắc giới.
Kiều-phạm-ba-đề橋梵波提phiên âm của Gavāṃpati (S) hoặc Gavāṃpati (P), dịch ý là Ngưu Từ, Ngưu Chủ. Tên của một tôn giả, năm trăm kiếp trước bị đọa làm thân trâu, dầu kiếp này dầu chứng quả A-la-hán nhưng tập khí nhai lại vẫn còn, nên miệng hay nhơi nhơi như trâu nhai thức ăn.
Kiều-trần-như 僑陳如phiên âm của Kauṇḍinya (S), Koṇdanna (P). Tên của một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Tôn giả cũng chính là một trong 8 vị chiêm tinh gia trẻ nhất đã từng đến đoán tướng của thái tử Tất-đạt-đa khi Thái tử vừa mới chào đời.®A-nhã Kiều-trần-như.
Kim-bi-laphiên âm Kimbila (P). Vị Tôn giả này cùng sống rất hoà hợp với hai vị tôn giả khác nữa là Anuruddha và Nandiya trong khu rừng Gosinga. Kimbila (P) và Anuruddha (P) cũng là những người trong nhóm thuộc dòng họ Thích-ca xuất gia theo Phật đầu tiên.
Ko-sa-laphiên âm của Kośalā, Kauśala (S) hoặc Kosalā (P). ®Câu-tát-la
Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên祗樹給孤獨園dịch nghĩa của cụm từ Jetavanānāthapiṇḍasyārāma (S), hoặc Jetavanāthapiṇḍkārāma (P), nghĩa là vườn rừng của ông Cấp Cô Độc, rừng cây của thái tử Kỳ-đà. Đôi khi, cụm từ Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên được gọi tắt là "Kỳ Viên" hay Kỳ-hoàn." Đây là Tinh Xá đầu tiên tại thành Xá-vệ của nước Kiều-tát-la.
Kỳ Viên®Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên
Kỳ-đà lâm祇陀林phiên âm và dịch nghĩa của Jetavanā (S=P). Rừng của thái tử Kỳ-đà. ®Kỳ-đà.
Kỳ-đà祇陀phiên âm của Jeta (S=P). Tên của thái tử, con vua Ba-tư-nặc thuộc nước Kiều-tát-la thời Đức Phật còn tại thế. Ông Cấp Cô Độc đã lót vàng mua khuvườn rừng của thái tử, và thái tử đã phát tâm cúng dường Đức Phật cùng chúng tăng rừng cây xinh đẹp của mình. ®Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên.
Kỳ-hoàn祇桓tên của một ngôi Tinh Xá lớn nhất thời Đức Phật còn tại thế.
Kỳ-xà-quật耆闍崛phiên âm của Gṛdharakūṭa(S), Gijjhakūṭa (P) dịch nghĩa là ThứuSơn hoặc Linh ThứuSơn, tên của một ngọn núinằm sát kinh đô Vương Xá của Vua Tần-bà-sa-la thuộc nước Ma-kiệt-đà. Theo truyền thuyết có rất nhiều chim Thứu (giống như chim ưng) ở trên ngọn núi này nên gọi là Linh Thứu. Còn một cách lý giải khác là vì núi này có đỉnh núi giống như đầu con chim Thứu, nên gọi là Thứu Sơn. Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật thuyết hầu hết Kinh điển Đại thừa tại nơi này.
La-duyệt-kỳ羅閲耆phiên âm của Rājagṛaha (S) hoặc Rājagaha (P), được dịch là Vương Xá. Một trong các đô thị văn hoá lớn thời Phật. ®Vương Xá.
La-hán羅漢= A-la-hán.
La-hầu-la 羅候羅phiên âm của Rāhula (S=P), con trai của thái tử Tất-đạt đa và công chúa Da-du-đà-la. Khi Đức Phật về thăm quê hương, Ngài đã độ La-hầu-la xuất gia trở thành vị Sa-di đầu tiên. Tôn giả tu mật hạnh và được truy tôn là “Mật hạnh đệ nhất”, một trong mười vị Thánh đại đệ tử của Đức Phật.
La-sát羅剎phiên âm của Rākṣasa (S), một loài quỷ dữ, rất ác độc, thường ăn thịt người. La-sát nữ cực đẹp, còn La-sát nam cực xấu, được diễn tả như mình đen, tóc đỏ, mắt xanh, v.v… .
lậu hoặc漏惑dịch từāsrava (S)hoặcāsava (P). Lậu là rỉ chảy, sét ghỉ, dơ bẩn. Cũng có nghĩa là si mê, tối tăm. Do đó, thuật ngữ "lậu hoặc" cũng chỉ cho các phiền não nhiễm ô trong tâm. Một bậc chứng quả A-la-hán đã đoạn trừ tất cả lậu hoặc trong tâm.
lậu tận thông漏盡通còn gọi là Lậu tận trí chứng thông 漏盡智證通, dịch từ āsrava-kṣyana-jñāna-sākṣātkriyābhijñā(S), nghĩa là thần thông biết rõ tâm không còn vô minh phiền não, đạt đếngiác ngộ viên mãn tối thượng. Đây là thần thông tối thượng nhất trong 6 thông mà một bậc giác ngộ có thể chứng được.
Linh Thụy ®Ưu-đàm.
Lộc Uyển鹿宛hay còn gọi là Lộc dã uyển, dịch từ Mṛgadāva (S), nghĩa là Vườn Nai, nơi Đức Phật chuyển bánh xe pháp lần đầu tiên pháp luân. ®Vườn Nai, Chuyển Pháp Luân.
lục đạo六道sáu đường luân hồi, gồm: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A-tu-la, nhânvà thiên.
Lưỡng Túc Tôn兩足尊một danh hiệu khác của Đức Phật, nghĩa là "Bậc đáng được tôn trọng trong loài hai chân", tức loài người. Về sau được hiểu nghĩa bóng là "Bậc đã trọn vẹn hai phương diện, đó là Trí tuệ và Đạo đức."
ma vương魔王đồng nghĩa với ác ma 惡魔. Phiên âm và dịch nghĩa của Māra. Nam và Bắc tạng đều ghi Ma vương chỉ cho vị chúa của loài ma. Đây là cảnh giới cao nhất của Dục giới, gọi là Tha Hoá Tự tại Thiên.Trong các bản chữ Hán thường dịch nghĩa là Ma vương cõi này là Thiên ma Ba-tuần (P. Mara Sainya Pramardana). Theo như Kinh điển ghi lại, khi Đức Phật sắp thành đạo quả vô thượng giác thì chính ma vương Ba-tuần này đã sai khiến con gái của mình đến quyến rủ Đức Phật trở về đời sống thế tục. Sau khi Đức Phật thành đạo thì Ma Vương xuống thỉnh Đức Phật nhập Niết-bàn. Khi Đức Phật tới tuổi 80, Ma vương lại đích thân thỉnh Đức Phật nhập Niết-bàn.Tuy nhiên, trong một vài ngữ cảnh khác, ma vương cũng chỉ cho các dục vọng nhiễm ô trong tâm thức của mình nên sau này mới phân biệt thành 2 loại ma, tức ngoại ma và nội ma là vậy.
Lâm-tỳ-ni: phiên âm của chữ Lumbini (S=P), tên khu vườn nơi Đức Phật đản sanh, naythuộc Nepal.
--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc