Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Sáu Pháp Vô Thượng

04/04/201318:42(Xem: 4905)
Kinh Sáu Pháp Vô Thượng

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH SÁU PHÁP VÔ THƯỢNG

Thứ tám

Chính tôi được nghe, một hôm nọ, Đức Phật gọi các thầy Tỳ-kheo đến và dạy rằng:

- Này các Tỳ-kheo, có sáu nhu cầu vô thượng mà các Thầy và các thiện nam tín nữ cần phải học, đó là: Thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học tập vô thượng, phục vụ vô thượng và tùy niệm vô thượng.O

1- Này các Tỳ-kheo, có rất nhiều người thích đi xem các loại voi báu, ngựa báu, châu báu, các đồ cổ hay yết kiến các Sa-môn, Bà-la-môn tà kiến, tà hạnh. Như Lai cho rằng đây không phải là những đối tượng đáng tham kiến hay chiêm ngưỡng. Vì sự thấy này mang tính hạ liệt, phàm phu, không liên hệ và không có ích gì cho sự tu tập, an lạc và giải thoát. Chỉ khi nào đi yết kiến Thế Tôn, các vị thánh tăng, những vị giới đức với lòng tin và ái mộ an trú, để học hỏi, tu tập thì sự thấy này mới thật sự cần thiết, là nhu cầu vô thượng. Vì nó có thể giúp người phàm trở nên thánh thiện, thanh tịnh và vượt qua đau khổ. Hãy học tập sựthấy vô thượng này.O

2- Này các Tỳ-kheo, có người thích thú đi nghe các loại âm thanh, nhạc điệu, hoặc nghe pháp của các Sa-môn, Bà-la-môn tà kiến, tà hạnh rồi hoan hỷ làm theo. Như Lai cho rằng đây không phải là những cái đáng nên nghe. Vì sự nghe này mang tính phàm phu, không liên hệ đến mục đích xa lìa sự nhiễm đắm, không đạt được an tịnh, giải thoát. Chỉ với ai biết tìm kiếm và thích nghe chánh pháp của Như Lai hay những lời đạo lý chân chánh với lòng tin và ái mộ an trú để học hỏi, tu tập, thì sự nghe này mới thật sự là cần thiết, là nhu cầu vô thượng. Vì nó có thể giúp người phàm trở nên thánh thiện, thanh tịnh và vượt qua đau khổ, hãy học tập sự nghe vôthượng này.O

3- Này các Tỳ-kheo, có người cảm thấy mình hạnh phúc khi có được người bạn đời, con cái, tài sản hay có lòng tin vào các Sa-Môn, Bà-la-môn tà kiến, tà hạnh. Như Lai cho rằng đây không phải là những đối tượng đáng được lợi đắc. Vì lợi đắc này mang tính phàm phu, không liên hệ đến mục đích xa lìa sự tham chấp, không đạt được sự an tịnh, giải thoát. Chỉ với ai biết tìm kiếm và được các tài sản thánh, đạt được lòng tin vào Như Lai, vào chánh pháp, vào Tăng đoàn với chánh tín, ái mộ, thì sự lợi đắc này mới thật sự cần thiết, là nhu cầu vô thượng. Vì nó có thể giúp người phàm trở nên thánh thiện, thanh tịnh và vượt qua đau khổ. Hãy học tập sự lợi đắc này.O

4- Này các Tỳ-kheo, có người cảm thấy hạnh phúc khi học tập về sinh vật học, binh pháp học và các nghề khác nữa. Nhưng Như Lai cho rằng đây không phải là cái thật sự đáng học. Vì sự học này thuộc phàm phu, không liên hệ đến mục đích xa lìa sự tham chấp, không đạt được sự an tịnh, giải thoát. Chỉ với ai nỗ lực học về giới đức thánh, thiền định thánh, và trí tuệ thánh với lòng chánh tín, ái mộ thì sự học tập này mới thật sự cần thiết, là nhu cầu vô thượng. Vì nó có thể giúp người phàm trở nên thánh thiện, thanh tịnh và vượt qua đau khổ. Hãy học tập sự học tập vô thượng này.O

5- Này các Tỳ-kheo, có người cảm thấy hạnh phúc khi được phục vụ các vua chúa, Bà-la-môn, những người giàu có hay các cấp bậc sai khác trong xã hội. Như Lai cho rằng đây không phải là các đối tượng thật sự đáng phục vụ. Vì sự phục vụ này thuộc phàm phu không liên hệ đến mục đích xa lìa sự tham chấp, không đạt sự an tịnh, giải thoát. Chỉ với ai biết phục vụ Như Lai, Chánh pháp và những bậc giới đức với lòng chánh tín, ái mộ, thì sự phục vụ này mới thật sự cần thiết, là nhu cầu vô thượng. Vì nó có thể giúp người phàm trở nên thánh thiện, thanh tịnh và vượt qua đau khổ. Hãy học tập sự vô thượng này.O

6- Này các Tỳ-kheo có người cảm thấy hạnh phúc khi nhớ đến người bạn đời, con cái, tài sản, nhà cửa, thầy tà, bạn xấu. Như Lai cho rằng đây không phải là các đối tượng đáng nhớ nghĩ. Vì sự nhớ nghĩ này mang tính phàm phu, không liên hệ đến mục đích xa lìa sự tham chấp, không đạt được sự an tịnh, giải thoát. Chỉ với ai biết nhớ nghĩ đến Như Lai, chánh pháp, những bậc đạo đức với lòng chánh tín, ái mộ, thì sự nhớ nghĩ này mới thật sự cần thiết, là nhu cầu vô thượng. Vì nó có khả năng giúp người phàm trở nên thánh thiện, thanh tịnh và vượt qua đau khổ. Hãy học tập sự nhớ nghĩ vô thượng này.O

***

Khi nghe Đức Phật phân tích, giảng dạy về sáu pháp vô thượng, có khả năng giúp chúng sanh vượt thoát các khổ ách, đạt được hạnh phúc, tất cả đại chúng đều hớn hở và phát nguyện làm theo.O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.(3 lần, xá 3 xá) OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 6317)
Thân hình chúng ta như hạt sương trắng buổi sáng. Mạng chúng ta cũng mong manh như hạt sương buổi sáng... Trần Văn Khê
04/01/2011(Xem: 7325)
Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lượt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.
01/01/2011(Xem: 4454)
Lễ cung nghinh thỉnh rước của Phật Giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế, thường thấy nghi chép trong các bộ kinh Đại thừa, khởi nguồn từ việc chư Thiên và các vị vua Ấn Độ...
30/12/2010(Xem: 3797)
Lễ tang là lễ đặt ra để tỏ lòng thương trọng và kính thờ người chết. Theo Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở trọng giả, thực tang tế).
23/12/2010(Xem: 5236)
Ở Việt Nam, những nghi lễ về cưới gả vốn của Trung Hoa truyền sang từ thời Bắc thuộc (111 trước D.L.) do hai quan thái thú Tích Quang và Nhâm Diên.
20/12/2010(Xem: 12254)
Lục căn thanh tịnh như cảo nhật dĩ đương không, Lục thức viên minh tợ thu hiềm như ảnh thủy. Lục xúc, lục thọ câu thời Bát nhã chi nhơn, Lục ái, lục trần dụng nhập viên minh chi quả. Phổ nguyện: Đồng minh Phật lý, đồng ngộ Phật tâm, Đồng nhập pháp môn, đồng thành Phật đạo.
18/12/2010(Xem: 4650)
Nhớ lại năm nào cũng độ này, Tôn sư quảy dép trở về Tây. Rồi từ đó: Ba nghìn thế giới mờ vang bóng Tám vạn trần lao hóa khói mây. Như thế, vì Người đã: Phật quốc hóa sanh nên ở đó; Nhưng hôm nay: Ta bà ứng cúng nguyện về đây, Giờ này nhớ lại ngày quy khứ, Đốt nén hương lòng hiến cúng Thầy.
17/12/2010(Xem: 6899)
.Thế là đại hạn đến rồi ! - Giường hạc canh thâu (1) phút mộng tàn, Nghìn thu vĩnh biệt nẻo nhơn gian ! .Thật vậy! - Hóa thân Báo xả siêu sinh tử, Chân tánh quang thu nhập Niết bàn. .Tuy nhiên - Chết chẳng sợ sa đường địa ngục Sống không ham đến ngõ Thiên đàng. Thế thì Người đi đâu ? - Cân bình nửa gánh về quê Phật, Để lại trần gian ngọn Pháp tràng !
17/12/2010(Xem: 3898)
Niết bàn một thuở ra đi, Cân bình nửa gánh, Tây qui nhẹ nhàng Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba. Người đi dấu vết chưa nhòa, Bát y truyền lại sương pha lạnh lùng, Tam sanh hẹn kiếp tao phùng, Tôn phong Tổ ấn gửi cùng non sông.
17/12/2010(Xem: 8243)
NGHI BÁO TIẾN CÚNG DƯỜNG HÚY KỴ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TÁNH TRỤ TRÌ TỔ ĐÌNH THIÊN ĐỨC (Mùng 04 - tháng Giêng - ÂL)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]