Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

LỜI TỰA

04/04/201317:59(Xem: 5470)
LỜI TỰA

LỜI TỰA

Quyển Kinh Tụng Hằng Ngày này là một tuyển tập 48 bài Kinh quen thuộc trong hai truyền thống Phật giáo Nam tông và Bắc tông, và bài Thi Kệ về Cuộc Đời Đức Phật. Tuyển tập này giới thiệu các giáo pháp nền tảng cũng như các phương pháp hành trì căn bản trong Phật giáo, nhằm góp phần tạo dựng an lạc và hạnh phúc cho người đọc tụng và thọ trì ngay hiện tại cũng như tương lai. Phần lớn các bài Kinh được chư tôn đức cao tăng Việt Nam phiên dịch như: HT. Thích Trí Tịnh, HT. Thích Hành Trụ, HT. Thích Huệ Hưng, HT. Thích Trí Quang, HT. Thích Nhất Hạnh, HT. Thích Minh Châu, HT. Thích Từ Thông, HT. Thích Duy Lực và HT. Hộ Tông, v.v…

Bộ Kinh được phiên dịch và biên soạn theo một văn phong thuần Việt, nhằm giúp cho người đọc trực tiếp cảm nhận lời vàng của đức Phật bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, để hiểu sâu lời Phật hơn, nhờ đó, dễ dàng áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Trong bộ Kinh này, ngoài thần chú Bát-nhã Tâm Kinhlà thần chú duy nhất còn giữ lại để trì tụng, tất cả các thần chú khác đều được tỉnh lược. Nghi thức này chủ yếu nhấn mạnh đến tinh thần “niệm pháp” và “hành thiền,” đồng thời phát huy tinh thần “tụng niệm, tư duy và thực hành” lời Phật dạy trong các Kinh điển. Các tinh thần này hoàn toàn phù hợp với pháp môn Thiền và Tịnh Độ vốn thịnh hành ở nước ta cùng các nước Phật giáo Đại thừa như Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, v.v…

Trong khi biên soạn, các đoạn văn trùng lập trong các bản dịch mà sự vắng mặt của chúng không làm ảnh hưởng gì đến nội dung Kinh văn, đều được tỉnh lược. Các cụm từ, thuật ngữ và pháp số Phật học còn nặng cấu trúc Hán Việt trong các bản dịch đều được thay thế bằng các cụm từ thuần Việt hơn. Soạn giả cũng đã thận trọng sửa chữa lại các đại từ xưng hô trong các Kinh, cũng như những chỗ cần thiết trong các bản dịch để giúp cho câu văn được nhẹ nhàng, dễ đọc tụng. Các tiêu đề trong nhiều bài Kinh được thêm vào, và phần lớn tựa các bài Kinh cũng được đặt lại theo chủ đề của chúng, hầu giúp cho người đọc tụng nắm bắt được đại ý của Kinh.

Mặc dù tự biết khó có thể làm toàn hảo Phật sự trọng đại này, nhưng với tâm huyết góp phần Việt hoá nghi thức tụng niệm, và được sự cố vấn và chỉ đạo của cố Hoà thượng Bổn sư Thích thượng Thiệnhạ Huệ(1927-1992), vào mùa Phật đản năm 1992, soạn giả đã mạnh dạn bắt tay vào công việc đọc hai nguồn kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa, chọn lọc ra các Kinh căn bản, giới thiệu về các pháp tu của người con Phật. Công trình tiến hành mới hơn được ba tháng thì Hoà thượng Bổn sư của soạn giả đã viên tịch. Do bận rộn với nhiều Phật sự, hai năm sau, soạn giả mới có thể hoàn tất được công trình. Ba ngàn quyển đầu tiên được Tăng Ni và Phật tử chùa Giác Ngộ phát tâm ấn tống để cúng dường và tưởng niệm ngày đản sanh của Đức Phật Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni (PL. 2538, DL. 1994). Chỉ trong vòng hai tuần lễ, toàn bộ các Kinh đã được các chùa ở Sài Gòn và các tỉnh miền Tây thỉnh hết.

Nay được sự khích lệ và yêu cầu của một số chư tôn đức Tăng Ni cũng như Phật tử ở Hoa Kỳ và Úc, ấn bản thứ hai này ra đời với vài thay đổi và bổ sung.

Trước nhất tựa của các Kinh được đổi thành thuần Việt và đi sát với chủ đề của các Kinh hơn: Kinh Pháp Cú đổi thành Kinh Danh Ngôn Chánh Pháp; Kinh Đức Tin đổi thành Kinh Nền Tảng Đức Tin; Kinh Thiện Sanh đổi thành Kinh Nền Tảng Đạo Đức Xã Hội; Kinh Vô Thường - Khổ Não - Vô Ngã đổi thành Kinh Nhận Thức Vô Thường và Đau Khổ; Kinh Tệ Túc đổi thành Kinh Nghiệp Báo Tái Sanh;Kinh Tỳ-kheo Na-tiên đổi thành Kinh Na-tiên Đàm Đạo; Kinh Sống Hoà Hợp đổi thành Kinh Sống và Tu trong Hòa Hợp;Kinh Thiền Giáo Bình Đẳng đổi thành Kinh Tôn Trọng các Pháp Môn; Kinh Bốn Mươi Hai Chương đổi thành Kinh Bốn Mươi Hai Bài; Kinh Pháp Ấn đổi thành Kinh Ba Cánh Cửa Giải Thoát;Kinh Trung Đạo Nhân Duyên đổi thành Kinh Chánh Kiến;Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Bậc Đại Nhân đổi thành Kinh Tám Điều Giác Ngộ của Hàng Bồ-tát; Kinh Hạnh Anh Nhi đổi thành Kinh Hạnh Trẻ Thơ; Kinh Lục Độ Tương Nhiếp đổi thành Kinh Lục Độ Dung Thông; Kinh Kim Cang Bát-nhã đổi thành Kinh Trí Tuệ Kim Cương; Kinh Vào Pháp Môn Không Hai đổi thành Kinh Thể Nhập Pháp Môn Không Hai; và Kinh Giáo Huấn Sau Cùng đổi thành Kinh Lời Dạy Sau Cùng.

Kế đến, năm bài Kinh sau đây: Kinh Tiểu Sử Đức Phật, Kinh Tình Thương, Kinh Hôn Phối, Kinh Bốn Thánh Đế, Kinh Bốn Điên Đảođã được thay thế bằng Thi Kệ Cuộc Đời Đức Phật, Kinh Quán Niệm Hơi Thở, Kinh Mười Pháp Đến Bờ Kia, Kinh Dẫn Nhập Đại Thừa Kinh các Pháp Tu Viên Thông. Sự thay đổi các bài Kinh này đã kéo theo sự thay đổi về trật tự của các bài Kinh khác trong toàn bộ nghi thức.

Ngoài ra, bốn phần phụ lục được thêm vào cuối sách: (1) Tóm tắt nội dung 49 bài Kinh, (2) Chú thích một số thuật ngữ và danh từ riêng, (3) Các ngày lễ trong hai truyền thống Phật giáo, và (4) Các ngày ăn chay. Do vì bận rộn với việc phụ trách trang nhà Đạo Phật Ngày Nay(http://www.buddhismtoday.com), soạn giả đã mời Tỳ-kheo Thích Giác Hoàng biên soạn phần phụ lục thứ hai, để giúp cho người đọc tụng và thọ trì Kinh có thể tra khảo ngay tại chỗ các thuật ngữ và danh từ riêng Phật giáo, mà không phải tốn công nghiên cứu đến các bộ từ điển Phật học đồ sộ.

Kinh Tụng Hằng Ngày in lại kỳ này được hoàn thành tốt đẹp là nhờ vào sự giúp đỡ tận tâm của nhiều người. Nhân đây, chúng con chân thành tri ân Thượng toạ Thích Bổn Điền, đồng thời soạn giả cảm ơn và tán thán Đại đức Thích Trí Thể, quý cư sĩ Thanh Tâm, Hải Hạnh, Trần Nguyên Trung, Minh Thông và Chính Trực, v.v… đã góp phần vận động ấn tống; huynh Nhật Hạnh đã phát tâm đánh vi tính, đại đức Thích Thiện Huệ, quý sư cô Thích Nữ Huệ Phúc, Thích Nữ Liên Hiếu và Thích Nữ Liên Hoà đã phát tâm sửa bản in; quý đại đức Thích Thiện Hữu, Thích Lệ Thọ, Manpreet Singh, A. N. Sinha và R.S. Kaushik đã liên hệ nhà in, cùng tất cả quý Tăng Ni và Phật tử trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ cho lần tái bản này.

Soạn giả chân thành tán thán cư sĩ Từ Bi Nguyệt, gia đình Từ Bi Trân Ngọc, Mai Hoàng và tất cả quý vị có tên trong danh sách ấn tống, đã tiết kiệm tối đa phần chi dụng cá nhân và gia đình, phát tâm đóng góp tịnh tài ấn tống, nhằm làm cho Pháp bảo của Phật được lan rộng, mang lại lợi lạc cho những người hữu duyên. Kính chúc quý vị ngày càng tăng trưởng đạo tâm, vững tiến trên con đường phụng sự Phật, Pháp và Tăng.

Xin hồi hướng công đức của lần tái bản này đến tất cả chúng sanh trong ba cõi sáu đường.

Kính nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ cho tất cả được an lạc trong chánh pháp và hanh thông trong cuộc sống!

Ấn Độ, ngày 21-1-2002
Kính khể thủ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2011(Xem: 6317)
Thân hình chúng ta như hạt sương trắng buổi sáng. Mạng chúng ta cũng mong manh như hạt sương buổi sáng... Trần Văn Khê
04/01/2011(Xem: 7325)
Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lượt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.
01/01/2011(Xem: 4454)
Lễ cung nghinh thỉnh rước của Phật Giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế, thường thấy nghi chép trong các bộ kinh Đại thừa, khởi nguồn từ việc chư Thiên và các vị vua Ấn Độ...
30/12/2010(Xem: 3797)
Lễ tang là lễ đặt ra để tỏ lòng thương trọng và kính thờ người chết. Theo Khổng Tử thì trị thiên hạ "trọng nhứt là ba việc: ăn, tang và tế" (Sở trọng giả, thực tang tế).
23/12/2010(Xem: 5236)
Ở Việt Nam, những nghi lễ về cưới gả vốn của Trung Hoa truyền sang từ thời Bắc thuộc (111 trước D.L.) do hai quan thái thú Tích Quang và Nhâm Diên.
20/12/2010(Xem: 12254)
Lục căn thanh tịnh như cảo nhật dĩ đương không, Lục thức viên minh tợ thu hiềm như ảnh thủy. Lục xúc, lục thọ câu thời Bát nhã chi nhơn, Lục ái, lục trần dụng nhập viên minh chi quả. Phổ nguyện: Đồng minh Phật lý, đồng ngộ Phật tâm, Đồng nhập pháp môn, đồng thành Phật đạo.
18/12/2010(Xem: 4650)
Nhớ lại năm nào cũng độ này, Tôn sư quảy dép trở về Tây. Rồi từ đó: Ba nghìn thế giới mờ vang bóng Tám vạn trần lao hóa khói mây. Như thế, vì Người đã: Phật quốc hóa sanh nên ở đó; Nhưng hôm nay: Ta bà ứng cúng nguyện về đây, Giờ này nhớ lại ngày quy khứ, Đốt nén hương lòng hiến cúng Thầy.
17/12/2010(Xem: 6899)
.Thế là đại hạn đến rồi ! - Giường hạc canh thâu (1) phút mộng tàn, Nghìn thu vĩnh biệt nẻo nhơn gian ! .Thật vậy! - Hóa thân Báo xả siêu sinh tử, Chân tánh quang thu nhập Niết bàn. .Tuy nhiên - Chết chẳng sợ sa đường địa ngục Sống không ham đến ngõ Thiên đàng. Thế thì Người đi đâu ? - Cân bình nửa gánh về quê Phật, Để lại trần gian ngọn Pháp tràng !
17/12/2010(Xem: 3898)
Niết bàn một thuở ra đi, Cân bình nửa gánh, Tây qui nhẹ nhàng Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba. Người đi dấu vết chưa nhòa, Bát y truyền lại sương pha lạnh lùng, Tam sanh hẹn kiếp tao phùng, Tôn phong Tổ ấn gửi cùng non sông.
17/12/2010(Xem: 8243)
NGHI BÁO TIẾN CÚNG DƯỜNG HÚY KỴ HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC TÁNH TRỤ TRÌ TỔ ĐÌNH THIÊN ĐỨC (Mùng 04 - tháng Giêng - ÂL)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]