Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Hạnh Bồ-tát

04/04/201320:36(Xem: 4963)
Kinh Hạnh Bồ-tát

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH HẠNH BỒ-TÁT

Thứ bốn mươi

Lúc bấy giờ, tôn giả Tu-bồ-đề thưa Đức Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là hạnh Bồ-tát?” O

Đức Phật dạy: “Nầy Tu-bồ-đề! Hạnh Bồ-tát là vì Vô Thượng Bồ-đề mà thực hành.”

Nếu đại Bồ-tát thực hành quán chiếu “sắc” là không, “thọ-tưởng-hành-thức” là không, sáu giác quan, sáu đối tượng giác quan đều không, thực hành sáu Ba-la-mật, thực hành nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, đệ nhứt nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô thỉ không, tánh không, các pháp không, tự tướng không, vô pháp không, hữu pháp không, vô pháp hữu pháp không, thực hành bốn thiền sắc giới, thực hành từ bi hỷ xả, thực hành bốn thiền vô sắc giới, thực hành bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy yếu tố giác ngộ, thực hành tam-muội “không, vô tướng và vô tác,” thực hành tám giải thoát, thực hành chín thiền định, thực hành mười lực, bốn không sợ sệt, bốn trí vô ngại, mười tám đặc tính của Phật, thực hành tâm đại từ đại bi, thực hành hạnh trang nghiêm cõi Phật, thực hành hạnh thành tựu chúng sanh, thực hành các thứ biện tài, văn tự, không văn tự, các môn Đà-la-ni, tánh hữu vi, tánh vô vi, thực hành tất cả chỉ vì đạt được Vô Thượng Bồ-đề mà thôi, không vì một mục tiêu nào khác. O

Như vậy, nầy Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã Ba-la-mật gọi là Vô Thượng Bồ-đề hạnh, đây là Bồ-tát hạnh.

- Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là Phật?

- Nầy Tu-bồ-đề! Biết thật nghĩa của các pháp nên gọi là Phật. Được thật tướng của các pháp nên gọi là Phật. Thông đạt thật nghĩa nên gọi là Phật. Biết tất cả các pháp đúng như thật nên gọi là Phật. O

-Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là ý nghĩa của Bồ-đề?

- Nầy Tu-bồ-đề! Nghĩa “không” là nghĩa Bồ-đề. Nghĩa như, nghĩa pháp tánh là nghĩa Bồ-đề. Danh tướng ngôn thuyết là nghĩa Bồ-đề.

Nầy Tu-bồ-đề! Thật nghĩa của Bồ-đề chẳng hoại được, chẳng phân biệt được. Thật tướng của các pháp chẳng hư dối, chẳng dị biệt là nghĩa Bồ-đề. Bồ-đề đó là sở hữu của các Đức Phật. Lại nầy Tu-bồ-đề! Các Đức Phật Chánh Biến Tri nên gọi là Bồ-đề. O

- Bạch Đức Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát vì Bồ-đề đó mà thực hành sáu Ba-la-mật cho đến nhứt thiết chủng trí, đối với các pháp, gọi là đắc, là thất, là tăng, là giảm, là sanh, là diệt, là cấu, là tịnh ?

- Nầy Tu-bồ-đề! Nếu đại Bồ-tát vì Bồ-đề mà thực hành sáu Ba-la-mật cho đến hành nhứt thiết chủng trí, đối với các pháp không được, không mất, không thêm, không bớt, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch. O

Tại sao vậy? Vì đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã Ba-la-mật chẳng vì được mất, thêm bớt, sanh diệt, nhơ sạch mà phát tâm tu hành nên đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã Ba-la-mật mà vẫn có thể dung thông và bao trùm được bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn và thiền định Ba-la-mật, bao trùm được từ nội không đến vô pháp hữu pháp không, bao trùm bốn thiền sắc giới, bốn tâm vô lượng, bốn thiền vô sắc, ba mươi bảy yếu tố giác ngộ, ba cửa giải thoát, mười lực, bốn không sợ sệt, tứ trí vô ngại, mười tám đặc tính Phật, đại từ đại bi, mười địa của Bồ-tát, vượt hơn bực Thanh Văn, bực Bích-chi Phật, và an trụ trong cảnh giới Bồ-tát. O

Nầy Tu Bồ đế ! Lúc thực hành Bát-nhã Ba-la-mật, đại Bồ-tát vì chẳng lấy hai pháp mà hành sáu Ba-la-mật nhẫn đến vì chẳng lấy hai pháp mà thực hành nhứt thiết chủng trí.

- Bạch Đức Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát vì chẳng lấy hai pháp mà thực hành sáu Ba-la-mật, nhẫn đến vì chẳng lấy hai pháp mà thực hành nhứt thiết chủng trí thì Bồ-tát từ lúc mới phát tâm đến tối hậu tâm làm sao có thể làm lớn mạnh gốc lành ?

- Nầy Tu-bồ-đề! Nếu lấy hai pháp mà hành thì căn lành chẳng lớn thêm được. Tại sao? Vì tất cả phàm phu đều nương hai pháp mà chẳng lớn thêm được căn lành. Đại Bồ-tát chẳng lấy hai pháp mà hành nên từ sơ tâm đến hậu tâm, căn lành nhờ vậy được tăng trưởng. Vì thế nên tất cả thế gian, Trời, Người, A-tu-la đều không thể phục, không thể hoại được căn lành của đại Bồ-tát, để làm cho sa vào các pháp bất thiện, đều không thể cản trở được đại Bồ-tát trên con đường thực hành sáu Ba-la-mật.

Nầy Tu-bồ-đề! đại Bồ-tát phải như vậy mà hành Bát-nhã Ba-la-mật. O

- Bạch Đức Thế Tôn! Có phải đại Bồ-tát vì căn lành mà thực hành Bát-nhã Ba-la-mật?

-Này Tu-bồ-đề! Không phải vì căn lành cũng chẳng phải chẳng vì căn lành và cũng chẳng phải vì chẳng phải căn lành mà đại Bồ-tát thực hành Bát-nhã Ba-la-mật. Nầy Tu-bồ-đề! Theo pháp đại Bồ-tát, chưa cúng dường pháp đến các Đức Phật thì chưa đầy đủ căn lành, chưa được chơn thiện tri thức thì chẳng có thể được nhứt thiết chủng trí. O

- Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ-tát cúng dường pháp đến các Đức Phật, đầy đủ căn lành, được chơn thiện tri thức có thể được nhứt thiết chủng trí ? 

-Nầy Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm cho đến lúc đạt được giác ngộ vô thượng, phải luôn học tập, thọ trì và truyền bá chánh pháp, thể hiện qua mười hai thể loại kinh được các Đức Phật tuyên nói. Vì thấu rõ nên được Đà-la-ni. Vì được Đà-la-ni nên phát khởi trí tuệ vô ngại. Vì phát khởi trí tuệ vô ngại nên dù sanh về đâu, cho đến khi được nhứt thiết trí trọn chẳng quên mất. Đại Bồ-tát cũng ở chỗ chư Phật trồng căn lành. Do gốc lành đó hộ trì mà vị Bồ-tát không thể sa vào ác đạo và các chướng nạn. Do nhờ căn lành đó mà thâm tâm của bồ-tát được thanh tịnh. Vì thâm tâm được thanh tịnh nên có thể làm thanh tịnh cõi Phật, thành tựu việc giáo hoá các chúng sanh. Nhờ thiện căn đó gia hộ nên Bồ-tát không một tích tắt xa rời thiện tri thức, đó là chư Phật, chư đại Bồ-tát và chư Thanh Văn hay tán thán Phật, Pháp, Tăng. O

Như vậy, nầy Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát phải cúng dường pháp đến các Đức Phật, trồng căn lành, gần gũi chơn thiện tri thức.”

Sau khi nghe Đức Phật dạy về Hạnh Bồ-tát tất cả đại chúng đều vui mừng khôn xiết, phát nguyện thực hành theo. O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.(3 lần, xá 3 xá) OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 15806)
Trong hai năm qua, chùa Quang Thiện ấn hành một số kinh sách, nhưng lần ấn hành này mang một ý nghĩa đặc biệt của nó. Đáng ra cuốn sách này được ấn hành sớm hơn nhưng chờ in vào mùa Phật Đản. Mùa Phật Đản là mùa vui của những người Phật.
05/04/2013(Xem: 35389)
Ðệ tử chúng đẳng nguyện thập phương thường-trú Tam-Bảo, Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Tiếp dẫn Ðạo-Sư A-Di-Ðà Phật, từ bi gia-hộ đệ tử... Bồ-đề tâm kiên-cố, tự-giác, giác-tha, giác-hạnh viên-mãn, dữ pháp-giới chúng-sanh, nhứt thời đồng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề.
05/04/2013(Xem: 10130)
Nay đệ tử chúng con dâng hết lòng thành hướng về Ngôi Tam Bảo, trì tụng kinh chú, xưng tán hồng danh, tu hành công đức, ngưỡng nguyện mười phương Tam Bảo từ bi phóng quang tiếp độ Hương linh: (tên họ, pháp danh, ngày tháng năm mất, tuổi thọ) . . .
04/04/2013(Xem: 11837)
TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG.
04/04/2013(Xem: 11516)
Sanh sanh thế thế tu hành, nguyện bất thọ nhị căn, bất năng nhị thiệt, bất kiết nhị duyên, bất tuyên nhị giáo. Đệ tử chúng đẳng bất cầu nhị thừa nhân thiên phước báo, đản cầu nhị quả đẳng giác Bồ đề, đắc chứng nhị nghiêm, đáo sanh khổ xứ, độ tận chúng sanh tề thành Phật đạo.
04/04/2013(Xem: 8530)
Chuông trống là một trong các loại pháp khí của Phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát-nhã (phiên âm của chữ “prajnaa” (S) có nghĩa là “trí tuệ”) vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. Chuông Trống Bát-nhã là danh từ chung để chỉ cho đại hồng chung (chuông rất lớn) và trống lớn, . . .
04/04/2013(Xem: 5153)
Việt hóa nghi thức tụng niệm không chỉ là nhu cầu cần thiết mà còn là chất liệu tinh thần quý giá của người Phật tử Việt Nam, dù xuất gia hay tại gia. Do vì những khó khăn khách quan của đất nước cũng như sự bất đồng quan điểm của các tông phái và giáo hội Phật giáo, cho đến nay, nước ta vẫn chưa có một nghi thức tụng niệm thuần Việt và tiêu chuẩn.
04/04/2013(Xem: 7169)
Xin thỉnh Chư Thiên ngự trên cõi trời Dục giới cùng Sắc giới; Chư Thiên ngự trên đảnh núi núi khơng liền, hoặc nơi hư khơng; ngự nơi cồn bãi, đất liền hoặc các châu quận; ngự trên cây cối rừng rậm hoặc ruộng vườn.
04/04/2013(Xem: 23705)
Con đem hết lòng thành kính, làm lễ Đức Thế Tôn, bậc A La Hán, đấng Chánh Biến Tri (3 lần).
03/04/2013(Xem: 8106)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là “Nhị Khóa Hiệp giải”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]