Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Qui Luật cái Chết

04/04/201319:09(Xem: 5000)
Kinh Qui Luật cái Chết

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH QUY LUẬT CÁI CHẾT

Thứ mười sáu

Chính tôi được nghe, một hôm nọ khi vua Ba-tư-nặc đang chăm chú nghe Đức Phật khai thị pháp yếu, bỗng có một viên lính ngự lâm, cung kính vào kề tai nhà vua báo tin rằng Hoàng hậu Ma-li-ka vừa mạng chung. Nghe hung tin, bất giác vua Ba-tư-nặc đờ người, dáng vẻ sững sờ, mất hết thần sắc. Nhân đó, Đức Phật đã tuyên nói về quy luật của cái chết như sau: O

- Thưa đại vương, bất luận là ai, dù là Sa-môn, Bà-la-môn hay Phạm Thiên, dù là vua hay dân, hễ ai có sự sống thì không thể tránh khỏi bốn quy luật này:

Một là phải bị già.

Hai là phải bị bệnh.

Ba là phải bị chết.

Bốn là phải bị hoại.O

- Thưa đại vương, đối với ai chưa nhận thức rõ được quy luật này thì khi phải bị già và già đến, khi phải bị bệnh và bệnh đến, khi phải bị chết và chết đến, khi phải bị hoại và hoại đến, sẽ bị đau khổ và sầu muộn chinh phục và khống chế. Sự tình như vậy quả thật là bất lợi và bất hạnh lâu dài.O

- Thưa đại vương sống chết là một quy luật mà con người và các loài hữu tình phải có một lần trải qua. Do đó, đại vương nên tâm niệm rằng: “Không phải chỉ riêng ta lâm vào cảnh biệt ly đau đớn như vậy. Các loài hữu tình có đến phải có đi, có sanh phải có diệt, có hợp phải có tan. Quy luật này không ai có thể tránh khỏi.” O

- Thưa đại vương, nếu đại vương không nhận thức được điều đó, đại vương sẽ bị đau khổ, than khóc; bất tỉnh khống chế và chinh phục. Lúc ấy đại vương có thể biếng ăn, nhác ngủ. Thân thể và tôn nhan của đại vương do đó trở nên sa sút và xấu đi. Việc triều chính sẽ bị bỏ bê. Bạn bè sẽ lo buồn, nhưng kẻ thù và bọn nội loạn sẽ hân hoan, mừng rỡ vì có được cơ hội tốt để làm việc bất chánh.O

- Thưa đại vương, đại vương hãy nên bình tĩnh, không nên thương tưởng, bi lụy quá lắm. Xin đại vương hãy can đảm nhổ lên mũi tên sầu muộn có tẩm thuốc độc mà những ai không nhận thức được lời dạy này sẽ bị bắn trúng, sanh ra đau khổ. Bình tĩnh, thản nhiên trước quy luật cái chết, đại vương sẽ làm cho chính mình hoàn toàn tịch tịnh.O

Lúc ấy, Đức Phật nhìn khắp đại chúng rồi lập lại lời Kinh bằng bài kệ sau đây:

Chớ sầu và chớ khóc than,

Khi người thân thuộc bẽ bàng ra đi.

Khóc than nào có ích gì !

Kẻ ác có dịp mưu ly hại người.

Thế nên những bậc trí nhân

Trong cơn nguy khốn vẫn hằng thản nhiên.

Lo toan mọi thứ cho yên,

Tụng kinh, làm phước gieo duyên an lành.

Hồi hướng đến khắp chúng sinh,

Kẻ còn người mất phước lành trọn nên.O

***

Sau khi nghe Đức Phật dạy về quy luật cái chết và cách lo tang lễ, vua Ba-tư-nặc không còn ưu tư, sầu muộn nữa. Ông lạy tạ Đức Phật, trở về hoàng cung, y theo lời Phật dạy, lo tang lễ cho Hoàng hậu một cách chu toàn và đúng chánh pháp. O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.(3 lần, xá 3 xá) OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 15806)
Trong hai năm qua, chùa Quang Thiện ấn hành một số kinh sách, nhưng lần ấn hành này mang một ý nghĩa đặc biệt của nó. Đáng ra cuốn sách này được ấn hành sớm hơn nhưng chờ in vào mùa Phật Đản. Mùa Phật Đản là mùa vui của những người Phật.
05/04/2013(Xem: 35389)
Ðệ tử chúng đẳng nguyện thập phương thường-trú Tam-Bảo, Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Tiếp dẫn Ðạo-Sư A-Di-Ðà Phật, từ bi gia-hộ đệ tử... Bồ-đề tâm kiên-cố, tự-giác, giác-tha, giác-hạnh viên-mãn, dữ pháp-giới chúng-sanh, nhứt thời đồng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề.
05/04/2013(Xem: 10130)
Nay đệ tử chúng con dâng hết lòng thành hướng về Ngôi Tam Bảo, trì tụng kinh chú, xưng tán hồng danh, tu hành công đức, ngưỡng nguyện mười phương Tam Bảo từ bi phóng quang tiếp độ Hương linh: (tên họ, pháp danh, ngày tháng năm mất, tuổi thọ) . . .
04/04/2013(Xem: 11837)
TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG.
04/04/2013(Xem: 11516)
Sanh sanh thế thế tu hành, nguyện bất thọ nhị căn, bất năng nhị thiệt, bất kiết nhị duyên, bất tuyên nhị giáo. Đệ tử chúng đẳng bất cầu nhị thừa nhân thiên phước báo, đản cầu nhị quả đẳng giác Bồ đề, đắc chứng nhị nghiêm, đáo sanh khổ xứ, độ tận chúng sanh tề thành Phật đạo.
04/04/2013(Xem: 8530)
Chuông trống là một trong các loại pháp khí của Phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát-nhã (phiên âm của chữ “prajnaa” (S) có nghĩa là “trí tuệ”) vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. Chuông Trống Bát-nhã là danh từ chung để chỉ cho đại hồng chung (chuông rất lớn) và trống lớn, . . .
04/04/2013(Xem: 5153)
Việt hóa nghi thức tụng niệm không chỉ là nhu cầu cần thiết mà còn là chất liệu tinh thần quý giá của người Phật tử Việt Nam, dù xuất gia hay tại gia. Do vì những khó khăn khách quan của đất nước cũng như sự bất đồng quan điểm của các tông phái và giáo hội Phật giáo, cho đến nay, nước ta vẫn chưa có một nghi thức tụng niệm thuần Việt và tiêu chuẩn.
04/04/2013(Xem: 7169)
Xin thỉnh Chư Thiên ngự trên cõi trời Dục giới cùng Sắc giới; Chư Thiên ngự trên đảnh núi núi khơng liền, hoặc nơi hư khơng; ngự nơi cồn bãi, đất liền hoặc các châu quận; ngự trên cây cối rừng rậm hoặc ruộng vườn.
04/04/2013(Xem: 23705)
Con đem hết lòng thành kính, làm lễ Đức Thế Tôn, bậc A La Hán, đấng Chánh Biến Tri (3 lần).
03/04/2013(Xem: 8106)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là “Nhị Khóa Hiệp giải”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]