Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Hạnh Trẻ Thơ

04/04/201320:35(Xem: 4734)
Kinh Hạnh Trẻ Thơ

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH HẠNH TRẺ THƠ

Thứ ba mươi chín

Lúc bấy giờ, Đức Phật bảo Bồ-tát Ca-diếp rằng: “Nay Như Lai sẽ giảng dạy cho ông và đại chúng nghe về hạnh trẻ thơ.” O

***

- Nầy thiện nam tử ! Chẳng có thể đứng dậy, đi tới, đi lui, nói chuyện, đây gọi là trẻ thơ. Cũng vậy, Đức Như Lai không còn khởi dậy phiền não, vì Như Lai trọn chẳng khởi các pháp tướng. Cũng chẳng thể đứng dừng, vì Như Laichẳng chấp trước tất cả pháp. Chẳng thể đến vì thân hành của Như Lai không có lay động. Cũng chẳng thể đi vì Như Lai đã đạt được Niết-bàn. Chẳng thể nói, vì Như Lai dầu nói pháp cho tất cả chúng sanh nhưng thật ra không chỗ nói. Vì có chỗ nói thời gọi là pháp hữu vi. Lại không ngôn ngữ, như trẻ thơ ngôn ngữ chưa rõ, dầu có ngôn ngữ thật ra như không ngôn ngữ. Cũng vậy, ngôn ngữ chưa rõ chính là lời bí mật của các Đức Phật, dầu có nói, chúng sanh cũng chẳng hiểu nên gọi là không ngôn ngữ. Lại như trẻ thơ gọi tên những đồ vật chẳng duy nhất, vì chưa biết rõ tên chánh, dầu gọi tên đồ vật chẳng duy nhấtnhưng chẳng phải chẳng nhân nơi đây mà đặng biết đồ vật. Cũng vậy, tất cảchúng sanh, giống loại, nơi chỗ, ngôn ngữ chẳng đồng, Như Lai vì phương tiện thuận theo ngôn ngữ của họ mà nói, cũng làm cho tất cả các loài, nhân đây mà hiểu được.O

Lại nữa, trẻ thơ có thể nói được chữ cái, chứ chưa nói được câu văn. Cũng vậy, Đức Như Lai nói chữ cái, như nói “bà” “hòa.”“Hòa” là hữu vi, “bà” là vô vi, đây gọi là trẻ thơ. “Hòa” là vô thường, “bà” là thường. Như Lai nói về thường, chúng sanh nghe rồi vì cầu pháp thường mà dứt vô thường, đây gọi là hạnh trẻ thơ. Lại nữa, trẻ thơ chẳng biết khổ, vui, ngày, đêm, cha, mẹ. Cũng vậy, đại Bồ-tát vì chúng sanh nên chẳng biết khổ vui, không tưởng ngày đêm, tâm bình đẳng đối với chúng sanh nên không có cha mẹ, thân sơ sai khác.

Lại nữa, trẻ thơ chẳng thể làm được những việc lớn việc nhỏ. Cũng vậy, Bồ-tátchẳng tạo nghiệp sanh tử, đây gọi là chẳng làm việc lớn, việc lớn tức là tội ngũ nghịch. Việc nhỏ tức là tâm Thanh Văn, Duyên Giác. Bồ-tát trọn chẳng thối tâm bồ-đề mà tu hạnh Thanh Văn, Bích-chi Phật.O

Lại như trẻ thơ lúc kêu khóc, cha mẹ liền lấy lá dương vàng mà bảo rằng: Nín đi, đừng khóc ! Vàng đây ta cho con. Trẻ thơ thấy lá dương vàng tưởng là vàng thật bèn thôi, không khóc nữa. Nhưng đây là lá dương chẳng phải là vàng thật. Trâu gỗ, ngựa gỗ, người gỗ, trẻ thơ cũng tưởng là trâu, ngựa và người thật.O

Nếu có chúng sanh muốn tạo tội ác, Đức Như Lai vì họ mà nói trời Đao-lợi là cõi tốt đẹp an vui tự tại. Chúng sanh nghe cõi vui đẹp như vậy, sanh lòng ưa thích bèn thôi chẳng tạo tội ác mà siêng thực hành những nghiệp lành. Nhưng thật ra cõi trời Đao-lợi vẫn còn sanh tử,chẳng phải là nơi thật sự an vui và tự tại.O

Lại như có chúng sanh chán cái khổ của sanh tử, Đức Như Lai vì họ nói hạnh quả hai thừa, nhưng thực ra quả hai thừa chẳng phải rốt ráo chân thật, vì hàng nhị thừa biết lỗi sanh tử, thấy vui Niết-bàn bèn có thể tự biết có dứt cùng chẳng dứt, có chân thật cùng chẳng chân thật, có tu cùng chẳng tu, có chứng đặng cùng chẳng chứng đặng. Như trẻ thơkia đối với vật chẳng phải vàng mà tưởng vàng thật.O

Đức Như Lai ở trong chỗ bất tịnh mà giả nói là tịnh, vì đã chứng được đệ nhất nghĩa đế nên Như Lai không có hư vọng.

Như trẻ thơ đối với những vật không phải trâu ngựa mà tưởng là trâu ngựa thật. Nếu có chúng sanh ở nơi phi đạo mà tưởng là chân-đạo, Như Lai cũng nói những cái không-phải-đạo là đạo, nơi không-phải-đạo thật không có đạo, vì có thể làm chút ít nhơn duyên sanh ra đạo nên nói phi đạo là đạo.O

Như trẻ thơ đối với người gỗ mà tưởng là người thật. Cũng vậy, Như Lai biết chẳng phải chúng sanh mà nói tướng chúng sanh, nhưng thật ra không có tướng chúng sanh. NếuNhư Lainói không chúng sanh thời tất cả chúng sanh sẽ rơi vào tà kiến. Do đây nênNhư Lai nói có chúng sanh, những người đối với chúng sanh mà tưởng là chúng sanh, thời không thể phá tướng chúng sanh. Nếu ở nơi chúng sanh phá được tướng chúng sanh, người nầy có thể đặng đại Niết-bàn. Do đạt được Niết-bàn như vậy nên chẳng còn kêu khóc nữa. Đây gọi là hạnh trẻ thơ.O

***

Nầy các vị ! Nếu có người thọ trì, đọc tụng biên chép, giảng giải hạnh nầy, nên biết rằng người ấy quyết định sẽ được hạnh chân thật, cao thượng.O

Bồ-tát Ca-diếp bạch Phật rằng: “bạch Đức Thế Tôn ! Theo như chỗ con hiểu, y cứ theo lời Phật dạy, thời con cũng quyết định sẽ được hạnh nầy.”

Phật nói: “Nầy Ca-diếp ! Chẳng riêng gì ông được hạnh như vậy, nay trong hội nầy có chín mươi ba muôn người cũng đồng được hạnh như ông.”

Nghe Đức Phật nói xong, đại chúng vui mừng khôn xiết, thành kính đảnh lễ và phát nguyện làm theo.O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.(3 lần, xá 3 xá) OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 5945)
Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.
06/10/2010(Xem: 17053)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
30/09/2010(Xem: 8405)
Trong các chùa Phật giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, một số loại thuộcpháp khí như chuông, trống, mõ được dùng để trang nghiêm nơi đạo tràng,hoặc thêm phần sắc thái lễ nhạc trong lúc tụng kinh, lễ sám, thuyếtpháp v.v... Những loại này xuất hiện từ hồi nào? Nhằm mục đích gì?... Chuông, trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tập hợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễ để trang nghiêm đạo tràng...
28/09/2010(Xem: 4545)
Phật Giáo Đông truyền trong tâm niệm đem giáo lý Đại Thừa chiếu sáng Phương Đông, vì lẽ đó trong bất cứ lĩnh vực nào về văn hóa nghệ thuật, triết học, văn học, thi ca, tín ngưỡng, âm nhạc, phong tục, tập quán củangười Đông phương mà không thấy không có sự hiện diện của Phật Giáo, cũng như tinh thần từ bi phổ độ bình đẳng của Phật Đà, sự hòa nhập trongtinh thần vô tư chỉ có một mục đích duy nhất là “Hoằng Pháp Độ Sanh” nên ngày nay khi nói đến văn hóa Đông phương người ta không thể không nhắc đến Phật Giáo.
23/09/2010(Xem: 12428)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 9407)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
20/09/2010(Xem: 7517)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
19/09/2010(Xem: 17883)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
18/09/2010(Xem: 5508)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa
18/09/2010(Xem: 5375)
Từng nghe, pháp không tự khởi, nhờ cảnh mới sanh, đạo chẳng hư hành, gặp duyên liền ứng. Hôm nay, hoa đàn la liệt, Phật sự xiển dương, hương xông triện báu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]