Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Tôn Trọng các Pháp Môn

04/04/201319:39(Xem: 4537)
Kinh Tôn Trọng các Pháp Môn

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH TÔN TRỌNG CÁC PHÁP MÔN

Thứ hai mươi ba

Chính tôi được nghe, một hôm nọ, tôn giả Đại Thuần-đà gọi các Tỳ-kheo và nhắn nhủ rằng:O

- Thưa các hiền giả, có một số hành giả chuyên tâm tham cứu pháp, không ưa thích các hành giả tu thiền. Họ sử dụng nhiều ngôn từ, phương tiện bài bác thiền. Và thưa các hiền giả, cũng có một số hành giả chuyên tâm thiền định, không thích cáchành giảtham cứu pháp, nên đã chê bai, phê phán hành giả tham cứu pháp như những người chao động, lắm lời. Thế nên, cùng tu tập trong một cộng đồng Tăng, cùng là đệ tử của Đức Thế Tôn, họ đã trở thành những người sống không hài hòa và kích bác, làm thương tổn lẫn nhau. Sự kiện đó có thể được xem là mụt nhọt làm ung thư giáo hội, làm giảm đi tín tâm và không đem lại lợi ích, an lạc, giải thoát cho chư thiên và loài người.O

- Này các hiền giả, thông thường, các hiền giả chuyên tham cứu pháp chỉ tán thán những ai đồng sở hành với mình. Các hành giả tu thiền cũng vậy, họ chỉ tán thán những ai tu tập thiền định. Hành động và cách cư xử như vậy không phải là giải pháp tốt đẹp có khả năng đem lại sự lợi ích.O

- Này các hiền giả, chỉ khi nào mọi người ý thức sâu sắc và tâm niệm rằng: "Chúng ta là những người chuyên tâm khảo cứu về pháp, do đó, chúng ta cần phải tán thán thiền và những ai tu thiền, những sở hành mà chúng ta chưa đạt được. Cũng vậy, các hành giả tu thiền cần quan niệm sâu sắc rằng: "Chúng ta là những người tu thiền, thực nghiệm thiền, thiếu chuyên môn về pháp, do đó, chúng ta cần học hỏi, tán thán những ai chuyên tâm tham cứu pháp.O

- Thưa các hiền giả, đây mới chính là thái độ thực sự cần thiết của tất cả chúng ta, cùng chung một Bậc Đạo Sư, như nước hòa với sữa, sống hòa thuận, tán thán và tùy hỷ với hạnh tu đặc biệt của người khác, nhờ vậy chúng ta lớn mạnh trong chánh pháp.O

- Thưa các hiền giả, những hành giả nào sống được như vậy thật sự là những người vi diệu và đáng tôn kính ở đời. Những vị ấy đã bằng trí tuệ thể nhập, nhận chân được con đường thâm sâu, hướng đến đích an lạc, giải thoát cho bản thân và tất cả chúng sanh.

Khi nghe tôn giả Đại Thuần-đà phân tích, giảng giải như thế, các vị Tỳ-kheo đều hoan hỷ phụng hành và phát nguyện truyền bá rộng rãi tinh thần cao thượng đó, để làm chói sáng đạo Phật tại thế gian này. O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần, xá 3 xá)OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2010(Xem: 5983)
Phật giáo được truyền vào Việt Nam bằng hai con đường là từ Ấn Độ và từ Trung Quốc truyền sang. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai nền tư tưởng lớn của Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc.
06/10/2010(Xem: 17358)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
30/09/2010(Xem: 8476)
Trong các chùa Phật giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, một số loại thuộcpháp khí như chuông, trống, mõ được dùng để trang nghiêm nơi đạo tràng,hoặc thêm phần sắc thái lễ nhạc trong lúc tụng kinh, lễ sám, thuyếtpháp v.v... Những loại này xuất hiện từ hồi nào? Nhằm mục đích gì?... Chuông, trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tập hợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễ để trang nghiêm đạo tràng...
28/09/2010(Xem: 4590)
Phật Giáo Đông truyền trong tâm niệm đem giáo lý Đại Thừa chiếu sáng Phương Đông, vì lẽ đó trong bất cứ lĩnh vực nào về văn hóa nghệ thuật, triết học, văn học, thi ca, tín ngưỡng, âm nhạc, phong tục, tập quán củangười Đông phương mà không thấy không có sự hiện diện của Phật Giáo, cũng như tinh thần từ bi phổ độ bình đẳng của Phật Đà, sự hòa nhập trongtinh thần vô tư chỉ có một mục đích duy nhất là “Hoằng Pháp Độ Sanh” nên ngày nay khi nói đến văn hóa Đông phương người ta không thể không nhắc đến Phật Giáo.
23/09/2010(Xem: 13003)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 9486)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
20/09/2010(Xem: 7575)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
19/09/2010(Xem: 18348)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
18/09/2010(Xem: 5551)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa
18/09/2010(Xem: 5425)
Từng nghe, pháp không tự khởi, nhờ cảnh mới sanh, đạo chẳng hư hành, gặp duyên liền ứng. Hôm nay, hoa đàn la liệt, Phật sự xiển dương, hương xông triện báu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]