Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Bốn Nguyên Nhân Để Sinh Vào Cõi Tịnh Độ Của Phật A Di Đà

02/01/201214:28(Xem: 5749)
04. Bốn Nguyên Nhân Để Sinh Vào Cõi Tịnh Độ Của Phật A Di Đà
CHÚ GIẢI VỀ P’HOWA
Hướng Dẫn về Pháp Môn Chuyển Di Thần Thức Siêu Sinh Tịnh Độ
theo Truyền Giảng của Rigdzin Longsal Nyingpo
Tác giả: Chagdud Khadro - Dịch giả: Cư sĩ Nguyên Giác
===============================================

Bốn Nguyên Nhân Để Sinh Vào
Cõi Tịnh Độ Của Phật A Di Đà

Theo văn kinh có tên là “Rolling of Drums” (Đánh Trống Pháp), vô lượng kiếp về trước có một vương quốc an vui mà vị vua rất mực thờ kính vị Phật thời đó, Đức Phật Lokeshvaraja. Vị vua đã rời bỏ ngai vàng, trở thành một vị sư, và nguyện thành đạt giác ngộ. Ngài khởi tâm đại bi, phát lên 48 lời nguyện, và nói rằng sẽ không thành Phật nếu bất kỳ lời nguyện nào trong đó chưa thành tựu. Với những lời đó, trái đất rung chuyển và mưa hoa bay xuống từ khắp trời. Những lời ngợi ca vang lên, và cùng với đó là lời tiên tri rằng vị sư này sẽ chắc chắn thành Phật. Và Ngài đã thành Phật, danh hiệu Phật A Di Đà.

Trong kiếp làm một vị bồ tát tu sĩ, Ngài đã thấy rằng có vô lượng cõi tịnh độ cho các vị chứng ngộ, những người đã chiến thắng được vọng tâm, nhưng không có những cõi như thế cho những ai còn gian nan trên đường tu. Trong 48 lời nguyện của Ngài có một ước nguyện tạo ra một cõi thanh tịnh cho tất cả những ai nghe được tên Ngài, mong muốn vào cõi đó, xây dựng cội rễ công đức, và hồi hướng các công hạnh phước đức để được siêu sinh vào cõi tịnh độ đó. Ý nguyện của Ngài mạnh tới nổi Ngài thề không thành Phật, nếu Ngài không thành tựu được một cõi tịnh độ như thế.

Trong tâm thức giác ngộ, Phật A Di Đà vẫn luôn duy trì trong sự chứng biết pháp thân, trong sự nhận biết không gián đoạn về bản tánh tuyệt đối, trong cái rộng lớn bao trùm hết thảy. Nhưng cái bản chất rỗng rang, cái không gian căn bản, của pháp thân thì không đơn giản là cái không gì hết; mà nó mang giữ tròn đầy năng lực để phát khởi không ngưng nghỉ sự hóa hiện của báo thân và sắc thân. Các cảnh giới thanh tịnh báo thân và các cung điện cõi trời sẽ hóa hiện ra cho các vị Phật và các bồ tát thập địa, những người đã xa lìa phiền não, nên có thể kinh nghiệm và hân hưởng các hiện tượng thanh tịnh như thế. Các hóa hiện sắc thân sẽ khởi lên tùy theo nghiệp chúng sinh sáu cõi.

Cõi Cực Lạc (Dewachen), tức cảnh giới của Niềm Vui Lớn đã hóa hiện ra nhờ nguyện lực Phật A Di Đà, có thể đón nhận những chúng sinh chưa trở thành bồ tát thập địa, nhưng chỉ nhờ lòng tin vào Phật A Di Đà và mong muốn được sinh vào cõi thanh tịnh của Ngài. Nơi đó, họ có thể tiếp tục đường tu để tới giác ngộ trong một cõi thuần an lạc, vượt ra ngoài những khổ đau. Trong Phật Giáo Kim Cang Thừa, hướng dẫn thần thức học nhân để tái sinh vào Cõi Cực Lạc thì được thành tựu hiệu quả nhất qua pháp môn p’howa.

Ngay cả người chưa thành đạt mức độ thanh tịnh cao cũng có thể, xuyên qua lòng tin mãnh liệt và nguyện lực, được siêu sinh vào Cõi Cực Lạc. Sau khi chết, thần thức người đó được bao bọc bởi một hoa sen cho tới khi hầu hết các chướng ngại biến mất và cõi tịnh độ hiển lộ. Khi hoa sen nở, học nhân sẽ thấy một vùng đất của những phần tử hòa hài, không còn các xung khắc, với không gò đống, nguy hiểm hay có thể gây hại. Nhiệt độ tự điều chỉnh theo ý muốn cá nhân. Hoa trải thảm trên mặt đất và gió thổi nhẹ nhẹ, mang mùi hương dễ chịu. Nhiều loại chim kỳ diệu hát các bài ca giàu âm điệu của Phật Pháp, chuông vang dịu dàng, và cây rung chuyển cũng mang theo diệu nghĩa.

Cung điện sáng ngời của Phật A Di Đà đứng nơi giữa Cõi Cực Lạc, và Đức Phật ngồi trong đó, trên một ngai được mang bởi tám con chim công. Nhìn vào khuôn mặt của Phật A Di Đà sẽ làm thanh tịnh nhiều phiền não, thọ nhận giáo pháp trực tiếp từ Ngài sẽ mở vô lượng cánh cửa vào thiền định. Học nhân có thể thọ nhận giáo pháp và viếng thăm các cõi tịnh độ khác tùy ý mình.

Sau cung điện là một cây bồ đề vĩ đại với từng chiếc lá mang một câu thần chú và trĩu nặng châu báu. Nhìn cây này sẽ bảo vệ được mắt nhìn, chạm xúc vào cây sẽ có sức khỏe, và nghĩ về cây sẽ mang tới sức định kiên cố.

Các chúng sinh trong Cõi Cực Lạc có thân vàng, và khi họ sắp giác ngộ thì ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp của thân Phật sẽ xuất hiện. Các thành viên của tăng đoàn là các vị sư, cũng như chính Đức Phật A Di Đà, nhưng nhiều hình tướng khác của các thiện tri thức cũng cư trú nơi đây.

Không sự căng thẳng, buồn nản, tiêu cực, hay đau khổ nào làm ngăn trở sự toàn hảo của Cõi Cực Lạc, nhưng học nhân vẫn không bị cô lập khỏi các hoàn cảnh của chúng sinh xoay vòng trong cảnh luân hồi. Học nhân có thể chứng kiến hoàn cảnh của các chúng sinh, và cảm nhận cùng lúc nỗi đau tương đối của họ và bản chất hư vọng tuyệt đối của chúng. Bởi vì lòng từ bi của học nhân ở ngôi bồ tát bất thối thì không bị ngăn trở, học nhân có thể lựa chọn trở về đầu thai trong cõi luân hồi, không phải vì nghiệp lực lôi kéo nhưng là vì lòng thương xót và muốn cứu độ chúng sinh. Biết những phẩm chất kỳ diệu của Cõi Cực Lạc và khởi tâm mong muốn sinh vào cõi này, đó là nguyên do đầu tiên để được siêu sinh vào cõi tịnh độ này.

Nguyên do thứ nhì [để vãng sinh vào tịnh độ] là khởi tâm thanh tịnh: từ lòng đại bi thương xót chúng sinh, chúng ta mong cầu giác ngộ để đưa khắp chúng sinh tới bờ giác ngộ. Sự thức tỉnh bồ đề tâm khởi ra khi các phẩm cách thanh tịnh của Phật Tánh của chúng ta – các tâm từ, bi, hỉ và xả – trào lên xuyên qua những lớp che của lòng ích kỷ bình thường xoay quanh tự ngã. Về phương diện pháp môn p’howa, thế nghĩa là chúng ta có ý định thành tựu pháp môn này và sử dụng nó như phương tiện tự giải thoát khỏi cảnh luân hồi với mục đích làm lợi ích người khác. Do đó, chúng ta sẵn lòng muốn lắng nghe và suy nghĩ về giáo pháp, và tu tập thiền định. Pháp môn p’howa tự thân trở thành vận động trường để tích cực tham dự vào bồ đề tâm xuyên qua sáu pháp toàn thiện ba la mật của bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí huệ. Điều này sẽ được bàn luận sâu thêm trong chương về tu tập p’howa.

Việc huân tập công đức là nguyên do thứ ba để siêu sinh vào Cõi Cực Lạc, và điều này thành tựu bằng cách thực hiện Cúng Dường Bảy Phần, pháp này cũng cốt yếu với nhiều pháp môn khác. Khi hướng về Phật A Di Đà, pháp này gồm các phần sau:

1. Kính Lễ. Hãy quán tưởng Đức Phật A Di Đà trên hư không phía trước chúng ta, chúng ta kính lễ hình tướng (thân) giác ngộ của Ngài bằng cách chắp hai tay lên đỉnh đầu chúng ta, kính lễ lời nói (khẩu) giác ngộ của Ngài bằng cách đưa hai tay về tới cổ, và kính lễ tâm (ý) giác ngộ của Ngài bằng cách đưa hai tay về giữa ngực. Rồi chúng ta lạy bằng toàn thân, quán tưởng có thân phụ bên phải của mình, có thân mẫu bên trái của mình, có loài quỷ dữ sau lưng của mình, có kẻ thù nơi phía trước của mình, và có tất cả chúng sinh vây quanh chúng ta. Tất cả đều cùng quỳ lạy với chúng ta, miệng đọc lên kinh nguyện và quán tưởng Phật A Di Đà. Học nhân cũng có thể quán tưởng thấy mình hóa hiện ra vô lượng sắc thân đang quỳ lạy kính lễ Phật A Di Đà. Pháp quỳ lạy là thuốc trị độc dược của cao ngạo.

2. Cúng Dường. Chúng ta cúng dường Phật A Di Đà một đàn pháp mạn đà la vô tận. Một vũ trụ ba ngàn nếp gấp, đại diện cho hiện tượng bất động, dùng như một vật dung chứa, và tất cả chúng sinh – tức hiện tượng sinh động – là những gì được chứa trong đó. Món cúng dường này được sắp xếp như một vũ trụ khổng lồ, với núi Tu Di nơi trung tâm, vây quanh bởi bảy vòng núi vàng trồi lên từ biển nước thanh tịnh. Nơi đỉnh núi Tu Di là các cõi trời. Trong các phương hướng chính, là bốn lục địa, mỗi lục địa nằm giữa hai tiểu lục địa, gồm cả lục địa hướng nam của chúng ta với các cây như ý. Chúng ta quán tưởng các thiên nữ đang cúng dường những hình tướng, âm thanh, mùi hương dễ chịu, những vật để chạm xúc và những món ăn để nếm, cũng như tám biểu tượng thịnh vượng, bảy thứ trang phục hoàng gia, và tám bảo vật – nghĩa là mọi thứ có thể làm vui bởi sự quý giá, bởi vẻ đẹp, hay bởi tính linh thánh của chúng. Cúng dường là thuốc chữa trị sự gắn bó ích kỷ.

3. Sám Hối. Đối trước Phật A Di Đà, chúng ta bày tỏ sám hối về tất cả những gì chúng ta đã làm sai trái qua thân, khẩu và ý nghiệp. Chúng ta nguyện không phạm lỗi nữa, và đón nhận sự thanh tịnh hóa của Phật A Di Đà trong hình thức ánh sáng bao trùm khắp và hoàn toàn làm trong sạch chúng ta. Sám hối là thuốc chữa trị sân hận.

4. Hoan Hỷ. Bằng cách chân thực biết ơn và vui mừng với công hạnh của những người cầu nguyện và quán tưởng về Phật A Di Đà và, một cách tổng quát hơn, của những người đã vào con đường giải thoát, chúng ta đối trị lòng ghen tị và ganh đua mà đôi khi khởi lên đối với người tu khác. Bất kỳ ai chân thành hoan hỷ vì công hạnh những người khác cũng thu nhận cùng công đức như người thành tựu công hạnh đó.

5. Thỉnh Pháp. Việc thu nhận kiến thức siêu việt được thành tựu xuyên qua nghe (văn), suy lường (tư) và thiền định (tu) về giáo pháp. Điều này khởi đầu với một yêu cầu học pháp. Đặc biệt, chúng ta có thể xin học pháp về p’howa và các đề tài liên hệ, nhằm chữa trị sư si mê của chúng ta.

6. Cung Thỉnh Chư Thánh Tăng Ở Lại Trần Gian. Chúng ta cầu nguyện rằng những vị giác ngộ sẽ vẫn ở lại với chúng ta và đừng vào niết bàn. Bằng cách nhìn thấy các vị sư dạy chúng ta pháp môn thiền định về Phật A Di Đà cũng hoàn toàn không tách biệt với Phật A Di Đà, chúng ta dần dần đạt cái nhìn thanh tịnh về những gì linh thánh. Điều này chữa trị tà kiến.

7. Hồi Hướng. Thiền định về bất kỳ phương diện nào của Phật A Di Đà cũng có công đức lớn. Cúng dường công đức này cho khắp các chúng sinh sẽ làm lớn rộng thêm công đức này, và không làm cho công đức này mất hay suy giảm đi. Qua sự hồi hướng, công đức khởi lên bởi một người sẽ làm tăng công đức của tất cả chúng sinh, cũng chắc chắn như dầu đổ thêm vào đèn bởi một người sẽ giúp duy trì và tăng thêm ánh sáng chia xẻ bởi nhiều người trong phòng. Sự hồi hướng chữa trị tâm nghi ngờ, mà tâm này có thể khởi lên về khả năng của mình để thành tựu mục tiêu tối hậu để giải thoát tất cả chúng sinh, không bỏ sót ai, vào trong cõi thuần vui của Tịnh Độ. Sự hồi hướng là nguyên do thứ tư để siêu sinh vào Cõi Cực Lạc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2014(Xem: 5484)
Diễm, từ Việt Nam gửi một tin nhắn cho tôi qua Yahoo Messenger để hỏi về Mật Tông. Cô bảo sáng nay vào paltalk nghe thiên hạ nói về hai chữ đó mà phút cuối vẫn mù mờ. Tôi hỏi sao cô không hỏi trực tiếp trong Room, cô nói giọng Huế của mình trọ trẹ khó nghe, nói ra lỡ người ta không hiểu thì dị òm (mắc cỡ chết). Tôi cứ băn khoăn không biết phải nói sao về một chuyện không phải sở trường của mình. Không nói thì kẹt cho cả đôi bên: Diễm tiếp tục mù tịt về một chuyện kể cũng nên biết và tôi mang tiếng ăn quẩn cối xay. Dù thiệt ra thiên hạ có nghĩ sao thì trái đất vẫn quay mà.
31/05/2014(Xem: 8591)
Để giải thích về giá trị của Kalachakra - Thời Luân, Đức Dalai Lama đã nhấn mạnh tiềm năng vĩ đại về lợi ích Kalachakra đem lại như sau: “Quán đảnh Thời Luân là một trong những điểm đạo quan trọng nhất … vì chúng ta sẽ vận dụng được tất cả các yếu tố như thân và tâm của con người bên trong, cùng với toàn thể môi trường bên ngoài gồm có vũ trụ và thiên văn. Chúng ta có niềm tin vững chắc rằng đại lễ Thời Luân có năng lực giúp giảm thiểu các xung đột và chúng ta cũng tin tưởng rằng Thời Luân còn có khả năng kiến tạo niềm an lạc tinh thần, và qua đó, mang lại hòa bình cho thế giới.” - His Holiness the Dalai Lama in C. Levenson’s “The Dalai Lama, A Biography”
14/06/2013(Xem: 4550)
Đại thừa (Mahāyāna) phát triển một nhận thức mới về bản chất lịch sử của Đức Phật Śākyamuni. Điều nầy được nói đến đầu tiên trong chương “Mạng sống của Như lai (Tathāgata)” trong kinh Liên Hoa (Lotus Sūtra), một tác phẩm được hoàn thành cuối cùng vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Ở đây, Đức Phật giải t
06/06/2013(Xem: 8910)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
04/06/2013(Xem: 21907)
Phật giáo có nguồn gốc lâu đời từ Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Lịch sử, truyền thuyết, và nhân loại đều công nhận Phật giáo được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni (Shakyamuni Buddha). Truyện kể về cuộc đời của Đức Phật từ khi đản sinh cho đến khi lập gia đình là năm 16 tuổi; năm 29 tuổi thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) quyết chí xuất gia tu hành tìm đường diệt khổ; đến năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, đắc đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng viên tịch nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.
28/04/2013(Xem: 30246)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
18/04/2013(Xem: 7566)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thương và lòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
18/04/2013(Xem: 7006)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
18/04/2013(Xem: 6695)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệ và từ bi...
09/04/2013(Xem: 5843)
Thuở xưa, trú xứ của những người xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình thường là khu rừng, vách núi, hang động, đồng hoang… Ngay cả Đức Thế Tôn, khi đã có những tu viện do các cư sĩ xây dựng cúng dường như Trúc Lâm, Kỳ Viên… thì Ngài cũng chỉ cư trú trong ba tháng an cư mùa mưa, còn phần lớn thời gian Ngài đi hoằng pháp và nghỉ lại trong những khu rừng trên lộ trình du hóa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567