Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Hạ

01/06/201114:07(Xem: 5161)
Quyển Hạ

BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả: Tỳ Khưu Thích Viên Đức

C. TẬP BA
KINH CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI HỘI THÍCH

THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU
SỞ THUYẾT ĐÀ RA NI KINH HỘI THÍCH

Quyển Hạ


NÓI ĐẾN PHƯƠNG PHÁP HỌA TƯỢNG
PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ

(Cũng gọi là Tôn Na Bồ Tát)

Lấy vải lụa trắng tốt, lựa bỏ lông tóc, treo nơi vách tường thanh tịnh, trước lấy đàn hương thoa khắp, dùng ứ già ẩm thực, tùy sức cúng dường. Vị họa sư (họa sĩ) phải thọ bát quan trai giới thanh tịnh, vẽ tượng của Ngài sắc thái phải sáng suốt rực rỡ, các vật dụng và đồ đựng đều phải hoàn toàn mới, phải điều hòa các màu sắc, vẽ tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề, thân sắc vàng hay trắng, ngồi kiết già phu, ngồi trên hoa sen, thân có viền tròn hào quang mặc áo sa lụa mỏng, như áo Thập Ba la mật Bồ Tát, trên có hoa. Y dưới sắc trắng. Lại mỗi góc thiên y có quấn đan chuỗi ngọc anh lạc, đầu đội mão, tay cầm pháp loa, đeo vòng xuyến, ngón đàn và huệ đeo vòng ngọc báu (Hai ngón tay út).

GIẢI: Đàn huệ tức hai ngón tay út.

Ngài Kim Cang Trí dịch: Các thứ trang nghiêm nơi thân lưng, dưới mặc y trắng, trên y có hoa. Lại thân mặc áo khinh la, tay áo thiên y rộng rãi, dây đeo quanh thân lưng màu sắc như ánh trời sáng sớm mai, cổ tay đeo vòng xuyến trắng lóng lánh như kim cương, trên mỗi mỗi tay có bảy báu trang nghiêm, mười tám tay đều có đeo vòng.

Mặt tượng Ngài có ba con mắt và mười tám tay, hai tay trên là ấn tướng thuyết pháp, bên hữu tay thứ hai là ấn thí vô úy, tay thứ ba cầm kiếm, tay thứ tư cầm bảo mạng (Xâu tràng hoa báu), tay thứ năm cầu câu duyên quả (tiếng Phạn nói vi nhã bố la ca quả). Trung Hoa dịch Tử mãn quả, (xứ Tây vức có, ở đây không có), tay thứ sáu cầm búa bén, tay thứ bảy cầm móc câu, tay thứ tám cầm Kim Cang xử, tay thứ chín cầm tràng chuỗi. (Ngài Kim Cang trí dịch: Tay thứ tư trì niệm châu (chuỗi), tay thứ 9 cầm bảo mạng, Pháp Hiền dịch: Tay thứ tư cầm bảo cái linh (chuông lắc) mà không có bảo mạng).

Bên tả tay thứ hai cầm như ý bảo tràng, tay thứ ba cầm hoa sen hồng vừa nở, tay thứ tư cầm bình quân trì (bình nước tắm), tay thức năm cầm dây quyến sách, tay thứ sáu cầm bánh xe pháp luân, tay thứ bảy cầm thương khư (con ốc, pháp loa), tay thứ tám cầm hiền bình (Tức cam lồ tịnh bình) tay thứ chín cầm kinh Bát Nhã Phạn.

Hai bên dưới hoa sen vẽ nước, trong nước có Nan Đà Long Vương, Ô Ba Nan Đà Long Vương, nâng đỡ hoa sen (Ngài Kim Cang Trí dịch: hai vị Long Vương chung phò đỡ cây hoa sen) bên tòa phía mặt vẽ người trì tụng, tay cầm lư hương chiêm ngưỡng Thánh Chuẩn Đề Phật Mẫu xót thương người trì tụng, đôi mắt nhìn xuống, trên vẽ hai vị Tịnh Cư Thiên Tử, một gọi Cu Tố Đà Thiên Tử tay cầm tràng hoa nương hư không bay đến rưới hoa cúng dường Thánh Chuẩn Đề.

Tượng vẽ rồi, tùy sức Tăng thứ thỉnh bày vị Tăng cúng dường, thỉnh khai quang minh chú nguyện, tán thán. Nơi dưới tượng nên viết:

Pháp Nhân Duyên Khởi Kệ:

Chư pháp tùng duyên khởi,

Như Lai thuyết thị nhơn,

Bỉ pháp nhơn duyên tận,

Thị đại Sa Môn thuyết.

Nghĩa: Các pháp theo duyên khởi,

Như Lai nói là nhơn,

Pháp kia nhơn duyên hết,

Là đại Sa Môn nói.

Đem tượng vào tịnh thất bí mật cúng dường, lấy lụa trắng phủ kín tượng lại, khi trì tụng mở ra chiêm lễ cúng dường, niệm tụng rồi phủ lụa kín lại, dè dặt không cho người thấy. Vì sao vậy? Theo sư Thọ Nghi Quỹ họa tượng pháp. Nếu chuyền cho người xem tượng, bị ma dòm ngó, nên cần phải bí mật.

GIẢI: Bạch diệp (lụa trắng) nếu không có người dệt tốt nhứt, cùng vải tốt Âu Tây giống nhau, dài ngắn rộng hẹp nên khéo dùng đó, như không có vải tơ, có thể lấy vải tốt Âu Mỹ thay thế cũng được, sắc phải trong sạch, không nên dùng keo da, phải dùng keo trắng thơm, nếu thứ này không có, nên dùng keo cây đào, hoặc lựa lấy trái bồ kết lớn tốt, bỏ vỏ thô ở trên, lấy chất trắng sạch bên trong làm keo, hoặc ma huỳnh đậu trắng, bạch cập dùng làm keo đều được.

Tăng thứ ấy, nghĩa là sợ không có tài lực, không thể tổng thỉnh chúng Tăng được… Bởi vì đức Như Lai không cho lựa thỉnh, cho nên tùy theo trong Tăng chúng, thứ đệ Tăng sai mà phó thỉnh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2011(Xem: 4239)
Bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào ta có thể gặp ở trung tâm Phật giáo, nơi thuyết pháp hay trong đời ta nói chung, ta sẽ chuyển hóa nó trong tâm mình.
31/05/2011(Xem: 11253)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
22/05/2011(Xem: 4436)
Tất cả mọi pháp hiện hữu, bắt đầu là cái Tôi, chẳng là gì cả ngoại trừ là những thứ được định danh. Không có các uẩn, không có thân, tâm, ngoại trừ những gì đã được ta quy gán.
06/05/2011(Xem: 9023)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
24/03/2011(Xem: 4004)
Mật tông hoặc Mật giáo có gốc từ chữ Sanskrit Tantra, phiên âm Hán Việt là Đát-đặc-la. Đôi khi Tantra cũng được dịch là Mật pháp và kinh sách Tantra được gọi là Mật kinh. Nguyên nghĩa của Tantra là “mở rộng, nối tiếp, kéo ra từ khung dệt, liên tục trong một thể thống nhất”. Đây là một thuật ngữ trừu tượng, khó dịch nên trong ngôn ngữ Tây phương, hầu hết các tác giả để nguyên chữ Tantra.
13/03/2011(Xem: 8837)
Trong tác phẩm “Một đời người, một câu thần chú” này, người viết cố gắng thể hiện những quan kiến Mật giáo về pháp môn trì niệm thần chú Mani từ nhiều khía cạnh khác nhau.
19/01/2011(Xem: 8363)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.
14/01/2011(Xem: 3816)
Mạn-đà-la (Sanskrit maṇḍala मंडलः "circle", "completion") đươc phiên âm từ chữ Phạn, chữ Anh hóa là mandala (phiên âm đọc là mahn-DAH-la) có nghĩa là vòng tròn hay sự tròn vẹn...
06/01/2011(Xem: 2995)
Du già hành tông là một trong hai tông phái Đại thừa Phật giáo Ấn Độ. Sự sáng lập tông phái này được quy cho hai anh em ngài Vô Trước và Thế Thân. Nhưng giáo lý và học thuyết căn bản của tông này đã được lưu hành ít nhất là một thế kỷ trước đó. Du già hành tông chú tâm vào tiến trình tương quan của nhận thức để hàng phục vô minh, để giúp chúng ta thoát khỏi vòng nghiệp báo sinh tử.
30/12/2010(Xem: 3126)
Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567