MƯỜI BÀI CHỨNG ĐẠO CA VĨ ĐẠI NHẤT CỦA MILAREPA và BÀI CA SÁU ĐIỂM TINH YẾU (Lời Di Huấn Cuối Cùng Của Milarepa Hát Cho Rechungpa) Tâm Bảo Đàn chuyển Việt ngữ
Theo tôn ý của Garchen Rinpoche, mười bài chứng đạo ca của Milarepa và lời di huấn cuối cùng của Milarepa hát cho Rechungpa đã được Tâm Bảo Đàn chuyển qua Việt ngữ tại tu viện Rinchen Ling, Nepal và tại núi thiêng Lapchi vào hai tháng 7 và 8, 2012, dựa trên văn bản Tạng-Anh do Garchen Rinpoche trao cho có tên là “Ten of Milarepa’s Greatest Hits” do Jim Scott dịch qua Anh ngữ (Marpa Translation Committee, Kathmandu, Nepal, 1993) và trên tập sách tiểu sử “The Life of Milarepa” do Lobsang Lhalungpa dịch qua Anh ngữ. Cám ơn M. Trang rất nhiều đã vào máy vi tính các bài dịch tiếng Việt trong thời gian ở tại Rinchen Ling và Lapchi. TBĐ hiệu đính tháng 10, 2012 tại Hoa Kỳ. Bản Việt ngữ chỉ là một sự gắng sức phỏng dịch -- nguyện xin đức Milarepa và chư Thầy, Tổ từ bi tha thứ cho mọi sai sót. Nguyện qua những lời đạo ca này, tâm thức của người đọc sẽ được khai mở để kết nối được với suối nguồn tâm giác ngộ của đại thánh sư du già Milarepa.(www.vietnalanda.org)
Bài 1: SÁU CÂU HỎI
Tâm đầy rẫy sự phóng chiếu,
nhiều hơn cả bụi vi trần dưới ánh mặt trời.
Có ai là một yogi hay yogini(*) chứng đắc,
nhìn thấy được hiện tướng của vạn vật, trần trụi như chúng là,
ở ngay nơi chúng đang hiện diện?
Chân tánh nguyên sơ của vạn pháp
không dựa vào sự kết tạo của nhân và duyên.
Có ai là một yogi hay yogini chứng đắc,
thấu triệt được cốt tủy của điều này,
bứng sâu vào đến tận gốc rễ hay không?
Hàng trăm người với gươm và giáo
cũng chẳng thể nào chặn đứng
sự thôi thúc bất chợt của vọng niệm trong tâm.
Có ai là một yogi hay yogini chứng đắc,
thấy ra được rằng,
tham luyến có thể tan biến và tự giải thoát
cho chính nó hay không?
Sự vận hành của tâm tạo tác,
chẳng thể nào khóa lại trong một chiếc hộp sắt.
Có ai là một yogi hay yogini chứng đắc,
thấy ra được rằng,
tự chính vọng tâm ấy
cũng mang tánh Không?
Ngay cả các vị hộ phật trí tuệ
cũng không lánh xa các lạc thọ.
Có ai là một yogi hay yogini chứng đắc,
có thể nhìn xuyên qua được
cái trong suốt của sự vận hành của thức hay không?
Còn các hiện tướng của sáu loại đối tượng
khi đối diện với sáu thức thì sao?
Ngay cả đôi tay của các Đấng Chiến Thắng
cũng chẳng thể nào ngăn chặn được.
Có ai là một yogi hay yogini chứng đắc,
có thể ngộ ra được rằng,
chẳng có đối tượng nào
đằng sau các hiện tướng ấy hay không?
(*) Yogi: hành giả du già; yogini: nữ hành giả du già.
____________________
Bài 2:
BÀI CA BA CÂY ĐINH HÁT TẠI ĐỘNG MÃNH HỔ - THÀNH QUÁCH SƯ TỬ Ở YOLMO
Lạt ma yêu kính, xin hãy gia hộ để con có thể tự nhiên an trú trong tri kiến, thiền định và đạo hạnh như Ngài đã từng...
Những cây đinh cần đóng xuống, liên hệ đến tri kiến, gồm có ba.
Những cây đinh cần đóng xuống, liên hệ đến thiền định, gồm có ba.
Những cây đinh cần đóng xuống, liên hệ đến đạo hạnh, gồm có ba.
Những cây đinh cần đóng xuống, liên hệ đến đạo quả, gồm có ba.
Ba cây đinh liên quan đến tri kiến được mô tả như sau:
Các hiện tướng trong đời đều là sản phẩm của tâm.
Trong hư không rỗng rang của sự tỏa sáng, bản tâm là đấy.
Nơi ấy không có bất kỳ một phân chia đối đãi nào.
Ba cây đinh liên quan đến thiền định được mô tả như sau:
Tất cả các suy tưởng đều là pháp thân,
thảy đều tự do không trói buộc.
Tánh giác [vốn] chiếu sáng,
trong sâu thẳm là đại lạc.
Và khi an trú không tạo tác,
đấy là đại định.
Ba cây đinh liên quan đến đạo hạnh, gồm có ba, được mô tả như sau:
Thập thiện chính là sự biểu lộ tự nhiên của giới hạnh.
Thập ác, tự bản thể vốn thuần tịnh.
Và tánh Không chói sáng,
chẳng thể nào được tạo lập bởi các toan tính.
Để mô tả về những cây đinh liên quan đến đạo quả, gồm có ba:
Niết bàn không phải là điều gì
có thể du nhập vào từ đâu cả.
Luân hồi không phải là điều gì
có thể đẩy xô ra từ đâu cả.
Ta đã khám phá ra một cách chắc thực,
rằng tâm chính là Phật,
tâm này của ta.
Bây giờ, trong tất cả những cây đinh ấy,
có một cây đinh có thể đưa ta quay về bản thể.
Đây là cây đinh của tánh Không hiện hữu hoàn toàn thanh tịnh.
Một vị chân sư sẽ biết làm thế nào
sử dụng cây đinh ấy để quay về.
Nếu cứ phân tích, quán xét quá nhiều
thì con sẽ chẳng thể nào
hiểu được đâu!
Một sự chứng ngộ đồng-khởi-hiện (*)
sẽ đưa ta quay trở về với bản thể.
Những dụng cụ giúp giảng dạy chút giáo lý này,
hiện ra trong tâm của hành giả yogi,
là người đã biến chúng thành bài đạo ca,
để mang ra chia sẻ.
Mong rằng những điều này sẽ làm trái tim của các con hoan hỉ,
các đệ tử nam và nữ của ta.
(*) co-emergent realization: chứng ngộ được sự khởi hiện cùng một lúc của tánh chiếu soi và tánh không (luminousity-emptiness)
_________________________
Bài 3:
BÀI CA ĐẠI ẤN ĐỂ TRẢ LỜI CHO SỰ THÁCH THỨC CỦA BA HỌC GIẢ
Khi thiền định về Đại Ấn Mahamudra,
Ta an trú, không cần phấn đấu dụng công,
trong sự hiện hữu đích thực như ta là.
Ta an trú, nhàn nhã trong pháp giới hư không,
thoát mọi loanh quanh lẩn quẩn.
Ta an trú, trong sự sáng tỏ của pháp giới hư không,
ôm ấp bởi tánh Không không lằn mé.
Ta an trú, trong pháp giới hư không của giác tánh và hỷ lạc.
Ta an trú, trong pháp giới hư không,
không hề dao động bởi các khái niệm tạo tác.
Trong vô vàn pháp giới hư không, ta an trú trong đại định.
Và an trú như thế, chính đấy là bản tâm.
Kho báu của sự thâm tín kiên định hóa hiện bất tận, không ngưng nghỉ.
Ngay cả không cần dụng công, tâm vận hành tự chiếu sáng.
Không vướng kẹt vào các kết quả mong đợi, ta đang [thực hành] tốt.
Không đối đãi nhị nguyên, không hy vọng và không sợ hãi, hô hê!
Mê lầm là trí tuệ, đấy mới thực là vui sướng và chiếu soi.
Mê lầm chuyển hóa thành trí tuệ, đấy là tốt lành!
____________________________
Bài 4:
RANH GIỚI GIỮA HẠNH PHÚC VÀ ĐAU KHỔ
Kẻ nào an trú trong sự tự nhận diện (*)
Và qua đó, chạm mặt được với thực tại nguyên sơ.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp đuổi bắt theo mê vọng,
Vướng mắc trong việc tạo dựng con rối khổ đau.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào an trú trong cảnh giới chân thực, không giả tạo,
âm thanh tịnh, không lay chuyển, cho dù việc gì có xảy ra.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp luôn vướng kẹt và phản ứng trước các hiện tượng,
Những điều ưa thích và không ưa thích do họ tự chất chồng.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào chứng ngộ được hiện tướng chính là pháp thân,
Đoạn trừ mọi hy vọng, sợ hãi và tâm nghi ngại.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp thiếu chánh niệm và giả trá,
Lại chẳng thể nào vượt qua tám pháp thế gian.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào thấu biết tất cả đều do tâm tạo,
Sẽ vận dụng mọi hóa hiện như vận dụng tài nguyên.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp trôi lăn trong các thú vui thế tục,
Sẽ ân hận xiết bao khi chạm mặt với tử thần.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào sở đắc được ít nhiều chứng ngộ,
Có thể an trú trong sự hiện hữu như nhiên của chân tâm.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp bị kềm kẹp trong tham dục,
Hưởng thụ trong vị kỷ và tìm kiếm sự quan tâm.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào với suối nguồn chứng nghiệm nội tâm không gián đoạn,
Giải phóng được sự“định danh” ngay khi vừa gán đặt.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp vướng kẹt trong ngôn từ ước lệ,
Chẳng thể nào liễu ngộ rốt ráo khi ứng dụng cho tâm.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào đã buông bỏ, không tham dự vào những đam mê thế tục,
Tự giải thoát mình khỏi những mục đích nhỏ hẹp và lợi lạc cho bản thân,
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp luôn phấn đấu cho cơm ăn áo mặc,
Với mục đích duy nhất là chăm lo cho bằng hữu và gia đình.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào xa lìa được tham ái ngay tự trong tâm,
Và trực ngộ được rằng tất cả đều là hư ảo.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp đi trên con đường xao lãng,
Luôn bán rẻ thân, khẩu của mình để trở thành nô lệ.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào cưỡi trên con tuấn mã của sự tinh tấn,
Dong duỗi trên các nẻo đường giải thoát xuyên qua các mức độ chứng tu.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp bị gông cùm trong sự lười biếng,
Sẽ chìm sâu như cái neo ngay giữa biển mặn luân hồi.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
Diễm, từ Việt Nam gửi một tin nhắn cho tôi qua Yahoo Messenger để hỏi về Mật Tông. Cô bảo sáng nay vào paltalk nghe thiên hạ nói về hai chữ đó mà phút cuối vẫn mù mờ. Tôi hỏi sao cô không hỏi trực tiếp trong Room, cô nói giọng Huế của mình trọ trẹ khó nghe, nói ra lỡ người ta không hiểu thì dị òm (mắc cỡ chết). Tôi cứ băn khoăn không biết phải nói sao về một chuyện không phải sở trường của mình. Không nói thì kẹt cho cả đôi bên: Diễm tiếp tục mù tịt về một chuyện kể cũng nên biết và tôi mang tiếng ăn quẩn cối xay. Dù thiệt ra thiên hạ có nghĩ sao thì trái đất vẫn quay mà.
Để giải thích về giá trị của Kalachakra - Thời Luân, Đức Dalai Lama đã nhấn mạnh tiềm năng vĩ đại về lợi ích Kalachakra đem lại như sau: “Quán đảnh Thời Luân là một trong những điểm đạo quan trọng nhất … vì chúng ta sẽ vận dụng được tất cả các yếu tố như thân và tâm của con người bên trong, cùng với toàn thể môi trường bên ngoài gồm có vũ trụ và thiên văn. Chúng ta có niềm tin vững chắc rằng đại lễ Thời Luân có năng lực giúp giảm thiểu các xung đột và chúng ta cũng tin tưởng rằng Thời Luân còn có khả năng kiến tạo niềm an lạc tinh thần, và qua đó, mang lại hòa bình cho thế giới.” - His Holiness the Dalai Lama in C. Levenson’s “The Dalai Lama, A Biography”
Đại thừa (Mahāyāna) phát triển một nhận thức mới về bản chất lịch sử của Đức Phật Śākyamuni. Điều nầy được nói đến đầu tiên trong chương “Mạng sống của Như lai (Tathāgata)” trong kinh Liên Hoa (Lotus Sūtra), một tác phẩm được hoàn thành cuối cùng vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Ở đây, Đức Phật giải t
Phật giáo có nguồn gốc lâu đời từ Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Lịch sử, truyền thuyết, và nhân loại đều công nhận Phật giáo được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni (Shakyamuni Buddha). Truyện kể về cuộc đời của Đức Phật từ khi đản sinh cho đến khi lập gia đình là năm 16 tuổi; năm 29 tuổi thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) quyết chí xuất gia tu hành tìm đường diệt khổ; đến năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, đắc đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng viên tịch nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thương và lòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.