MƯỜI BÀI CHỨNG ĐẠO CA VĨ ĐẠI NHẤT CỦA MILAREPA và BÀI CA SÁU ĐIỂM TINH YẾU (Lời Di Huấn Cuối Cùng Của Milarepa Hát Cho Rechungpa) Tâm Bảo Đàn chuyển Việt ngữ
Theo tôn ý của Garchen Rinpoche, mười bài chứng đạo ca của Milarepa và lời di huấn cuối cùng của Milarepa hát cho Rechungpa đã được Tâm Bảo Đàn chuyển qua Việt ngữ tại tu viện Rinchen Ling, Nepal và tại núi thiêng Lapchi vào hai tháng 7 và 8, 2012, dựa trên văn bản Tạng-Anh do Garchen Rinpoche trao cho có tên là “Ten of Milarepa’s Greatest Hits” do Jim Scott dịch qua Anh ngữ (Marpa Translation Committee, Kathmandu, Nepal, 1993) và trên tập sách tiểu sử “The Life of Milarepa” do Lobsang Lhalungpa dịch qua Anh ngữ. Cám ơn M. Trang rất nhiều đã vào máy vi tính các bài dịch tiếng Việt trong thời gian ở tại Rinchen Ling và Lapchi. TBĐ hiệu đính tháng 10, 2012 tại Hoa Kỳ. Bản Việt ngữ chỉ là một sự gắng sức phỏng dịch -- nguyện xin đức Milarepa và chư Thầy, Tổ từ bi tha thứ cho mọi sai sót. Nguyện qua những lời đạo ca này, tâm thức của người đọc sẽ được khai mở để kết nối được với suối nguồn tâm giác ngộ của đại thánh sư du già Milarepa.(www.vietnalanda.org)
Bài 1: SÁU CÂU HỎI
Tâm đầy rẫy sự phóng chiếu,
nhiều hơn cả bụi vi trần dưới ánh mặt trời.
Có ai là một yogi hay yogini(*) chứng đắc,
nhìn thấy được hiện tướng của vạn vật, trần trụi như chúng là,
ở ngay nơi chúng đang hiện diện?
Chân tánh nguyên sơ của vạn pháp
không dựa vào sự kết tạo của nhân và duyên.
Có ai là một yogi hay yogini chứng đắc,
thấu triệt được cốt tủy của điều này,
bứng sâu vào đến tận gốc rễ hay không?
Hàng trăm người với gươm và giáo
cũng chẳng thể nào chặn đứng
sự thôi thúc bất chợt của vọng niệm trong tâm.
Có ai là một yogi hay yogini chứng đắc,
thấy ra được rằng,
tham luyến có thể tan biến và tự giải thoát
cho chính nó hay không?
Sự vận hành của tâm tạo tác,
chẳng thể nào khóa lại trong một chiếc hộp sắt.
Có ai là một yogi hay yogini chứng đắc,
thấy ra được rằng,
tự chính vọng tâm ấy
cũng mang tánh Không?
Ngay cả các vị hộ phật trí tuệ
cũng không lánh xa các lạc thọ.
Có ai là một yogi hay yogini chứng đắc,
có thể nhìn xuyên qua được
cái trong suốt của sự vận hành của thức hay không?
Còn các hiện tướng của sáu loại đối tượng
khi đối diện với sáu thức thì sao?
Ngay cả đôi tay của các Đấng Chiến Thắng
cũng chẳng thể nào ngăn chặn được.
Có ai là một yogi hay yogini chứng đắc,
có thể ngộ ra được rằng,
chẳng có đối tượng nào
đằng sau các hiện tướng ấy hay không?
(*) Yogi: hành giả du già; yogini: nữ hành giả du già.
____________________
Bài 2:
BÀI CA BA CÂY ĐINH HÁT TẠI ĐỘNG MÃNH HỔ - THÀNH QUÁCH SƯ TỬ Ở YOLMO
Lạt ma yêu kính, xin hãy gia hộ để con có thể tự nhiên an trú trong tri kiến, thiền định và đạo hạnh như Ngài đã từng...
Những cây đinh cần đóng xuống, liên hệ đến tri kiến, gồm có ba.
Những cây đinh cần đóng xuống, liên hệ đến thiền định, gồm có ba.
Những cây đinh cần đóng xuống, liên hệ đến đạo hạnh, gồm có ba.
Những cây đinh cần đóng xuống, liên hệ đến đạo quả, gồm có ba.
Ba cây đinh liên quan đến tri kiến được mô tả như sau:
Các hiện tướng trong đời đều là sản phẩm của tâm.
Trong hư không rỗng rang của sự tỏa sáng, bản tâm là đấy.
Nơi ấy không có bất kỳ một phân chia đối đãi nào.
Ba cây đinh liên quan đến thiền định được mô tả như sau:
Tất cả các suy tưởng đều là pháp thân,
thảy đều tự do không trói buộc.
Tánh giác [vốn] chiếu sáng,
trong sâu thẳm là đại lạc.
Và khi an trú không tạo tác,
đấy là đại định.
Ba cây đinh liên quan đến đạo hạnh, gồm có ba, được mô tả như sau:
Thập thiện chính là sự biểu lộ tự nhiên của giới hạnh.
Thập ác, tự bản thể vốn thuần tịnh.
Và tánh Không chói sáng,
chẳng thể nào được tạo lập bởi các toan tính.
Để mô tả về những cây đinh liên quan đến đạo quả, gồm có ba:
Niết bàn không phải là điều gì
có thể du nhập vào từ đâu cả.
Luân hồi không phải là điều gì
có thể đẩy xô ra từ đâu cả.
Ta đã khám phá ra một cách chắc thực,
rằng tâm chính là Phật,
tâm này của ta.
Bây giờ, trong tất cả những cây đinh ấy,
có một cây đinh có thể đưa ta quay về bản thể.
Đây là cây đinh của tánh Không hiện hữu hoàn toàn thanh tịnh.
Một vị chân sư sẽ biết làm thế nào
sử dụng cây đinh ấy để quay về.
Nếu cứ phân tích, quán xét quá nhiều
thì con sẽ chẳng thể nào
hiểu được đâu!
Một sự chứng ngộ đồng-khởi-hiện (*)
sẽ đưa ta quay trở về với bản thể.
Những dụng cụ giúp giảng dạy chút giáo lý này,
hiện ra trong tâm của hành giả yogi,
là người đã biến chúng thành bài đạo ca,
để mang ra chia sẻ.
Mong rằng những điều này sẽ làm trái tim của các con hoan hỉ,
các đệ tử nam và nữ của ta.
(*) co-emergent realization: chứng ngộ được sự khởi hiện cùng một lúc của tánh chiếu soi và tánh không (luminousity-emptiness)
_________________________
Bài 3:
BÀI CA ĐẠI ẤN ĐỂ TRẢ LỜI CHO SỰ THÁCH THỨC CỦA BA HỌC GIẢ
Khi thiền định về Đại Ấn Mahamudra,
Ta an trú, không cần phấn đấu dụng công,
trong sự hiện hữu đích thực như ta là.
Ta an trú, nhàn nhã trong pháp giới hư không,
thoát mọi loanh quanh lẩn quẩn.
Ta an trú, trong sự sáng tỏ của pháp giới hư không,
ôm ấp bởi tánh Không không lằn mé.
Ta an trú, trong pháp giới hư không của giác tánh và hỷ lạc.
Ta an trú, trong pháp giới hư không,
không hề dao động bởi các khái niệm tạo tác.
Trong vô vàn pháp giới hư không, ta an trú trong đại định.
Và an trú như thế, chính đấy là bản tâm.
Kho báu của sự thâm tín kiên định hóa hiện bất tận, không ngưng nghỉ.
Ngay cả không cần dụng công, tâm vận hành tự chiếu sáng.
Không vướng kẹt vào các kết quả mong đợi, ta đang [thực hành] tốt.
Không đối đãi nhị nguyên, không hy vọng và không sợ hãi, hô hê!
Mê lầm là trí tuệ, đấy mới thực là vui sướng và chiếu soi.
Mê lầm chuyển hóa thành trí tuệ, đấy là tốt lành!
____________________________
Bài 4:
RANH GIỚI GIỮA HẠNH PHÚC VÀ ĐAU KHỔ
Kẻ nào an trú trong sự tự nhận diện (*)
Và qua đó, chạm mặt được với thực tại nguyên sơ.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp đuổi bắt theo mê vọng,
Vướng mắc trong việc tạo dựng con rối khổ đau.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào an trú trong cảnh giới chân thực, không giả tạo,
âm thanh tịnh, không lay chuyển, cho dù việc gì có xảy ra.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp luôn vướng kẹt và phản ứng trước các hiện tượng,
Những điều ưa thích và không ưa thích do họ tự chất chồng.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào chứng ngộ được hiện tướng chính là pháp thân,
Đoạn trừ mọi hy vọng, sợ hãi và tâm nghi ngại.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp thiếu chánh niệm và giả trá,
Lại chẳng thể nào vượt qua tám pháp thế gian.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào thấu biết tất cả đều do tâm tạo,
Sẽ vận dụng mọi hóa hiện như vận dụng tài nguyên.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp trôi lăn trong các thú vui thế tục,
Sẽ ân hận xiết bao khi chạm mặt với tử thần.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào sở đắc được ít nhiều chứng ngộ,
Có thể an trú trong sự hiện hữu như nhiên của chân tâm.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp bị kềm kẹp trong tham dục,
Hưởng thụ trong vị kỷ và tìm kiếm sự quan tâm.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào với suối nguồn chứng nghiệm nội tâm không gián đoạn,
Giải phóng được sự“định danh” ngay khi vừa gán đặt.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp vướng kẹt trong ngôn từ ước lệ,
Chẳng thể nào liễu ngộ rốt ráo khi ứng dụng cho tâm.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào đã buông bỏ, không tham dự vào những đam mê thế tục,
Tự giải thoát mình khỏi những mục đích nhỏ hẹp và lợi lạc cho bản thân,
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp luôn phấn đấu cho cơm ăn áo mặc,
Với mục đích duy nhất là chăm lo cho bằng hữu và gia đình.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào xa lìa được tham ái ngay tự trong tâm,
Và trực ngộ được rằng tất cả đều là hư ảo.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp đi trên con đường xao lãng,
Luôn bán rẻ thân, khẩu của mình để trở thành nô lệ.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Đấy là một kẻ luôn luôn đắm chìm trong đau khổ.
Kẻ nào cưỡi trên con tuấn mã của sự tinh tấn,
Dong duỗi trên các nẻo đường giải thoát xuyên qua các mức độ chứng tu.
Đấy là một yogi và luôn luôn hạnh phúc.
Một người như thế ấy là một yogi và luôn luôn hài lòng.
Một hành giả giáo pháp bị gông cùm trong sự lười biếng,
Sẽ chìm sâu như cái neo ngay giữa biển mặn luân hồi.
Đấy là một kẻ không có hạnh phúc dù bất kỳ lúc nào.
Sau 12 năm học tập và làm việc tại nước Nga, năm 1995 tôi về Việt Nam và vào làm việc tại công ty FPT. Chân ướt chân ráo chưa hiểu nhiều về công việc và cuộc sống trong nước, may thay tôi được anh Phan Ngô Tống Hưng, lúc đó là phó Chủ tịch HĐQT kiêm phó Tổng giám đốc dẫn đi đảnh lễ Thượng tọa Thích Viên Thành. Và thế là Thượng tọa trở thành người thầy sơ tâm đầu tiên của tôi cho đến ngày Thầy viên tịch năm Nhâm Ngọ -2002. Thượng tọa Thích Viên Thành là Tổ thứ 11 của Tùng Lâm Hương Sơn và luôn là người thầy tôn kính của tôi.
Bất cứ ai may mắn có dịp viếng thăm Tu Viện Kopan trong 40 năm qua, có thể đã nhìn thấy được nụ cười từ hòa của Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rigsel, người đã phụng sự cho Tu Viện Kopan trong các vai trò khác nhau trong gần bốn thập niên qua. Ngài đã được Văn Phòng của Đức Dalai Lama thụ phong chức trụ trì tu viện năm 2001, mặc dù Ngài đã không chính thức giữ chức vụ này từ khi Lama Yeshe viên tịch vào năm 1984. Vào tháng Bảy năm 2011, Lama Lhundrup không tiếp tục vai trò này nữa, vì bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển của Ngài.
Kyabje Lama Zopa Rinpoche
Tu Viện Kopan, Nepal
Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai, được tổ chức ở Tu Viện Kopan, Nepal, năm 1979.
Bài này là trích đoạn trong Bài Thuyết Pháp thứ 9 trong khóa tu. Sandra Smith hiệu đính sơ.
Lama Zopa Rinpoche đã sáng tác một pháp tu Kim Cang Tát Đỏa ngắn, được ấn tốngtheo khổ sách bỏ túi. Nhờ vậy, bất cứkhi nào phạm giới, hay tạo ra bất kỳ nghiệp xấu ác nào khác thì ta có thểtịnh hóa điều tiêu cựcấy bằng bốn lực đối trị, không hề chậm trễ một phút giây.
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là :
1- Bố thí
2- Trì giới
3- Xuất gia
4- Trí tuệ
5- Tinh tấn
6- NHẪN NẠI
7- Chân thật
8- Quyết tâm
9- Từ bi
10- Tâm xả
Đây là pho tượng đồng Tổ Sư Tống Khách Ba
do Luật Sư Nguyễn Tân Hải (pháp danh: Thiện Vân) cúng dường Tu Viện Quảng Đức
vào chiều ngày 19-02-2018 trong dịp Thượng Tọa Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng ghé nhà thăm Luật Sư vừa về nhà sau thời gian điều trị tại bệnh viện. Luật Sư Tân Hải là đệ tử của Hòa Thượng Chùa Phổ Quang, Phú Nhuận, anh có duyên tiếp cận và nghiên cứu về Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản… do vậy mà anh sở hữu nhiều tài liệu và pháp khí quý hiếm, mà một trong số đó là pho tượng này (xem văn bản đính kèm). Thành tâm niệm ơn và tán thán công đức bảo vệ và hộ trì Chánh pháp của anh chị Luật Sư Tân Hải – Bích Thi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Cầm quyển sách trên tay với độ dày 340 trang khổ A5 do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam-Trung Tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang ấn hành và nhà xuất bản Hồng Đức tái bản lần thứ 2 năm 2015. Sách này do Phật Tử Nguyên Đạo Văn Công Tuấn trao tay cho tôi tại khóa tu Phật Thất từ ngày 24 đến 31.09.2017 vừa qua tại chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc. Tôi rất vui mừng được đọc tác phẩm thứ hai của Giáo Sư Lê Tự Hỷ. Ngắm nhìn bìa sách cũng như cách in ấn của Việt Nam trong hiện tại đã tiến được 8 phần 10 so với Đài Loan hay Đức, nên tôi lại càng vui hơn nữa. Bởi lẽ từ năm 1975 đến cuối năm 2000 tất cả những kinh sách được in ấn tại Việt Nam, kể cả đóng bìa cứng cũng rất kém về kỹ thuật và mỹ thuật, nhưng nay sau hơn 40 năm, nghề in ấn Việt Nam đã bắt đầu có cơ ngơi vươn lên cùng với thế giới sách vở rồi và hy vọng rằng nghề ấn loát nầy sẽ không dừng lại ở đây.
Ai là người trí phải nên khéo điều phục cái tâm của mình phải luôn quán sát Tánh Không (sumyata) và Diệu Hữu (Amogha) của bản tâm và vạn pháp. Không ai có thể cứu chúng ta khỏi cảnh giới khổ đau, phiền não, nếu chính bản thân chúng ta cứ mãi bo bo ôm ấp, nâng niu chìu chuộng cái vỏ Ngã Pháp được tô điểm bởi Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Tà Kiến, và Đố kỵ.
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
Phía trước, ở giữa biển mây phẩm vật cúng dường Đức Phổ Hiền,
Nơi an trú của chư vị lama, Yidam, Tam Bảo và Hộ Pháp
Cùng các đấng hiền thánh đã thành tựu chân lý;
Xin hoan hỷ nhận mây cúng dường các phẩm vật này, và ban cho con chân lý tối thượng.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.