Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đưa vào Mật Tông.

08/04/201312:55(Xem: 7970)
Đưa vào Mật Tông.

duavaomattong

ĐƯA VÀO MẬT TÔNG

Nguyên tác:Introduction to Tantra

Tác giả:Lama Thubten Yeshe
Biên tập: Jonathan Landaw

Chuyển ngữ: Thích nữ Trí Hải

---o0o---

Lời nói đầu

Tài liệu làm nên tập sách nhỏ này để giới thiệu Phật giáo mật tông - một đề tài thường bị ngộ nhận - được biên tập từ những bài giảng trong khoảng thời gian 1975-1983 của Thubten Yeshe, vị sư Tây tạng đã quá cố, người được môn đệ khắp thế giới trìu mến gọi là Lama Yeshe (Thầy).

Tiểu sử ngài đã được nói trong cuốn Dẫn nhập vào Năng lực Trí tuệ, một loạt bài chọn lọc từ những buổi giảng nhân dịp ngài viếng thăm Bắc Mỹ cùng với Lama Thubten Zopa Rinpoche. Ở đây chỉ xin nhắc lại vài điểm vắn tắt. Lama Yeshe ra đời ở Tolung gần Lhasa vào năm 1935, sáu tuổi đã vào tu viện Sera, ở đấy ngài được hấp thụ một nền giáo dục rộng rãi về thế học và phật học. Sau khi Tây tạng bị chiếm năm 1959, ngài hoàn tất việc học ở trại tị nạn Buxaduar đông nam Ấn, và đi định cư gần tháp Boudhanath, ngoại biên Kathmandu, Nepal. Ở đây ngài khởi sự tiếp xúc nhiều người tây phương. Năm 1971 ngài cùng Lama Zopa sáng lập trung tâm Tu viện Đại thừa trên đỉnh đồi Kopan, tổ chức những khóa giảng hàng năm lôi cuốn học viên ngày càng đông. Những học viên này về sau đã mở thêm hơn ba mươi trung tâm tu học. Trong mười năm cuối đời, Lama Yeshe thường lui tới những trung tâm này để diễn giảng, tổ chức các khóa huấn luyện lãnh đạo, và quan trọng hơn cả, gây cảm hứng cho mọi người, làm tấm gương thân giáo về hạnh lợi tha không mỏi mệt. Cuối cùng, vào ngày 3 tháng 3 năm 1984, tại bệnh viện Cedars-Sinai ở Los-Angeles, vào sáng sớm đầu năm âm lịch, ngài viên tịch vì chứng suy tim trầm trọng đã trên 12 năm đe dọa mạng sống ngài.

lamayeshe


Lạt Ma Yeshe

Ý nghĩ viết sách này đã manh nha từ 1981, khi Lama Yeshe thấy cần có một tác phẩm giới thiệu mật tông Phật giáo một cách dễ hiểu, không quá nặng thuật ngữ chuyên môn. Mặc dù các truyền thống Phật giáo Tây tạng đều xem mật điển là giáo lý sâu sắc và cao siêu nhất của Phật, Lama Yeshe vẫn cho rằng thông điệp cốt tủy của mật tông vốn vô cùng giản dị trong sáng, và hết sức phù hợp với đời sống hiện nay. Như ngài đã nhiều lần nói, người ta tìm cách khai thác bao nhiêu nguồn năng lượng hữu hiệu trong thiên nhiên, nhưng vẫn chưa hề biết đến cái năng lượng còn ghê gớm hơn tất cả, mãnh liệt hơn cả nguyên tử năng ẩn tàng trong mỗi người. Bao lâu năng lượng này chưa được khám phá, thì đời ta vẫn còn bị phân hóa vô mục đích, và ta vẫn làm nạn nhân cho những thế lực tinh thần cảm xúc đã tạo nên bi kịch thời đại.

Thực hành mật tông cốt là để động đến tài nguyên nội tâm đang tàng ẩn ấy, và sử dụng nó tối đa. Sự thực hành ấy đem lại cho ta cơ hội tốt nhất để thoát khỏi những áp lực nói trên, và chuyển hóa đời mình thành một cái gì toàn vẹn, có ý nghĩa, điều mà ai cũng khát khao đạt đến.

Theo Lama Yeshe, mật tông rất phù hợp với thế giới hiện nay vì nó đầy tính "khoa học." Nói cách khác, đây không phải là một hệ thống giáo điều phải được chấp nhận bằng đức tin, được xem là thẩm quyền tối thượng. Kỳ thực đây là một cuộc thăm dò từng bước thực tiễn thân phận con người, để tự khám phá thực chất của mình. Những kết quả của sự thám hiểm ấy có thể kiểm chứng được bằng quan sát và thực nghiệm. Nhờ nhấn mạnh kinh nghiệm trực tiếp mà mật tông hấp dẫn được đa số người tây phương lâu nay bị vỡ mộng vì theo những tôn giáo đòi hỏi đức tin mù quáng. Hơn nữa, như những chương sau sẽ chứng minh, mật tông là một đường lối tu tập đầy tính hỉ lạc và xác quyết - những đức tính hoàn toàn vắng bóng trong nhiều hình thức tín ngưỡng hiện nay, vốn là những biến tướng của các truyền thống tôn giáo đã có một thời oanh liệt.

Vào mùa đông 1982-83, một cuộc nhập thất tập thể được tổ chức gần Cecina ở Ý, mục đích là duyệt lại những bài ghi các buổi giảng mật tông của Lama Yeshe để xuất bản. Những thành viên tham dự nhập thất được cung cấp hàng trăm bài giảng mật tông mà Lama Yeshe đã giảng bằng Anh ngữ trong thập niên trước đấy. Mỗi thành viên tập trung vào một số đề tài liên hệ đến một pháp tu mật tông. Kết quả công trình của họ cũng như của những người biên tập về sau, là một số bài ghi đã được xuất bản dưới hình thức và ngôn ngữ không khác mấy với ngôn ngữ mà chính Lama Yeshe đã sử dụng lúc đầu.

Song song với việc tập trung vào một loạt bài giảng đặc biệt, những người biên tập còn xem kỹ mỗi bài ghi để tìm những thể tài chính yếu mà Lama Yeshe thường đề cập bằng nhiều cách, mỗi khi giảng. Bằng cách ấy một số lớn tư liệu đã được chọn lọc từ nhiều nguồn, và xếp đặt lại theo chủ đề. Ở đây những biên tập viên tập trung chú ý vào các tư liệu đề cập đến chủ đề "Mật tông" nói chung, mà để qua một bên những giải thích chi tiết về những pháp tu đặc biệt. Những chi tiết này sẽ được biên tập và xuất bản riêng.

Sau đó, người biên tập tác phẩm này đã xếp đặt lại các tư liệu đã được chọn lọc, ngõ hầu trình bày một tác phẩm có tính cách liên kết, nhất thống. Khi hoàn tất, bản sơ thảo đã được đọc lại cho Lama Yeshe nghe tại Dharamsala, Ấn độ, vào tháng tư năm 1983. Ngài đã cho nhiều hiệu đính, giải thích và gợi ý để cải thiện về nội dung cũng như hình thức, cách trình bày vấn đề. Trong năm đó ngài cũng tiếp tục vòng quanh thế giới để diễn giảng, và những bài tuyển chọn từ các buổi giảng này - nhất là những buổi giảng tại Pomaia, Ý và Boulder Creek, California- đã được in vào bản thảo.

Tôi những hi vọng toàn bộ bản thảo này sẽ được Lama Yeshe duyệt lại một lần nữa, song sự thực đã không được như thế. Nhiều tháng sau khi ngài viên tịch, công việc tôi trên bản thảo hầu như hoàn toàn ngưng trệ, vì với tôi thực vô cùng cam go để biên tập trong khi phải chấp nhận sự kiện đau buồn là kể từ đây không bao giờ còn được nghe lại giọng nói tiếng cười ngọt ngào khi ngài thốt lên những lời dạy ấy. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ tử tế và kiên trì của nhiều bạn hữu, cuối cùng bản thảo cũng đã hoàn tất để cống hiến bạn đọc như tình trạng của nó hiện nay.

Nhưng tôi không thể làm sự cống hiến này mà không kèm theo vài lời xin lỗi hay ít nhất, giải thích. Ai đã từng nghe Lama Yeshe giảng cũng đều đồng ý không thể nào ghi lên máy in cái hiệu lực phi thường của ngài đối với thính giả. Như nhiều bậc thầy vĩ đại, chính sự hiện diện của ngài đã khai thị rất nhiều, đã là tia lửa đem lại vô biên năng lực và hiệu quả cho những gì ngài dạy, hơn là thứ ngôn ngữ hoàn toàn không chính thống và thường sai văn phạm, mà ngài sử dụng. Tuyển tập những lời dạy truyền khẩu của ngài mà bạn đang xem - đã được trau chuốt lại thành một thứ Anh ngữ khá chuẩn- vì thế đối với những người đã từng nghe Lama Yeshe nói, sẽ có vẻ không giống gì mấy với nguyên văn. Lại nữa, không thể nào nói rằng một tác phẩm như thế này có thể tự hào đại diện được cho quan điểm của Lama Yeshe về mật điển. Cũng như ngày xưa, bao nhiêu người nghe Phật là bấy nhiêu trình độ tiếp nhận, những lời dạy của Lama Yeshe cũng vậy. Bởi thế nếu ai nghĩ giáo lý ấy chỉ có một lối giải thích khả dĩ chấp nhận, thì thực là hợm hĩnh. Tất cả những gì mà một biên tập viên như tôi có thể làm là, lắng nghe buổi giảng hoặc băng giảng, cẩn thận đọc các bài ghi, rồi cố trình bày rõ những gì mình nghe được bằng tâm khảm trong khi làm quen với giáo lý. Do thế, nếu có người cùng đọc một bài ghi hoặc cùng nghe một băng giảng rồi viết lại, thì họ có thể cho ra một tác phẩm với nội dung và lời lẽ khác hẳn sách này.

Về tính đa diện của lời dạy Lama Yeshe, Lama Zopa Rinpoche cũng nói: "Phần đông giảng sư chỉ giảng những gì mình biết, có khi không hợp với nhu cầu thính giả. Nhưng với Thầy tôi, mỗi khi ngài giảng, không có gì cố định. Ngài không chỉ giảng một đề tài duy nhất. Thính chúng mỗi người kẹt một cách khác - vấn đề tâm linh, vấn đề cá nhân, vấn đề gia đình - nhưng cùng lúc Thầy có thể nói với tất cả. Và sau khi nghe Thầy, mỗi người đều tìm được giải đáp cho vấn đề riêng tư. Có người đến nghe vì muốn tìm thanh thản tâm hồn, nhưng cũng có người chỉ để xem một ông tu sĩ Tây tạng trông ra làm sao. Nhưng sau khi nghe ngài nói, tất cả đều ra về với một tâm trạng vui vẻ, cảm thấy đã tìm được một giải đáp nào đó cho những vấn đề của mình.

Nói theo ngôn ngữ mật tông - đề tài sách này - thì Lama Yeshe có cái năng lực kỳ diệu là đánh động được trọng tâm của sự bình an, trí tuệ và phúc lạc nơi những người ngài tiếp xúc. Có lẽ lời dạy sâu sắc nhất của ngài là, mỗi người có sẵn trong tâm không những giải đáp cho vấn đề mình, mà còn tiềm năng sống một cuộc đời cao cả hơn mình tưởng. Bằng tấm gương xả kỷ, bất chấp bệnh tim trầm trọng, Lama Yeshe chứng tỏ bản thân ngài đã đạt đến tiềm năng ấy. Ngài đã làm một nguồn cảm hứng cho tất cả những người quen biết, đem lại cho họ niềm tin vững chắc chính mình cũng có cái tiềm năng vô giới hạn đang sẵn sàng được khơi mở.

Từ đầu chí cuối tác phẩm này, một dẫn nhập vào đề tài mật tông sâu rộng, thể theo ước muốn của Lama Yeshe, chúng tôi đã cố tránh dùng những thuật ngữ chuyên môn và những chi tiết liên hệ đến lịch sử: Lama Yeshe muốn trao truyền hương vị của giáo lý mật tông một cách càng giản dị càng hay. Nhưng mỗi khi thuật ngữ mật tông được xử dụng, dù bằng Anh ngữ, Phạn ngữ hay Tạng ngữ, thì những từ ngữ này sẽ được giải thích ở cuối sách. Với những ai muốn khám phá thêm về những đề tài nêu trong sách, có một bảng liệt kê những sách nên đọc, cùng với ghi chú vắn tắt, cũng ở cuối sách.

Tác phẩm này không thể xuất hiện nếu không nhờ sự cọng tác của rất nhiều người, ở đây chỉ có thể ghi nhận một số ít trong đó. Lời cảm ơn sâu xa nhất của tôi xin gửi đến trước tiên là những thành viên trong ban nhập thất để biên tập, tài liệu của họ đã được tuyển chọn đầu tiên để viết sách này: Hermes Brandt, Lee Bray, Robyn Brentano, Stehen Carlier, Sharon Gross và Nick Ribush. Ở giai đoạn biên tập tài liệu về sau, gia đình Aryatara ở Jaegendorf và Munich đã dành cho tôi nhiều thì giờ và ưu ái của họ, như gia đình Philipsen ở Dronten, Hà lan, Geoff Jukes ở Luân đôn. Đối với sự nâng đỡ tử tế của họ, tôi thật khó lòng diễn tả cho hết niềm tri ân. Tôi còn phải đặc biệt tri ân Yeshe Khandro về sự khích lệ và giúp đỡ vô giá. Và cuối cùng, xin cảm ơn tất cả những vị liên hệ nhà XB Wisdom về sự kiên trì sâu xa của họ qua nhiều tháng trời để hoàn tất sách này từ dạng bản thảo cho đến hình thức cuốn sách hiện tại; nhất là Robina Coutrin, người đã đóng góp công sức cho tác phẩm này trong mọi giai đoạn phát triển của nó.

---o0o---

Nguồn: www.thuvienhoasen.org

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6120)
Thuở xưa, trú xứ của những người xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình thường là khu rừng, vách núi, hang động, đồng hoang… Ngay cả Đức Thế Tôn, khi đã có những tu viện do các cư sĩ xây dựng cúng dường như Trúc Lâm, Kỳ Viên… thì Ngài cũng chỉ cư trú trong ba tháng an cư mùa mưa, còn phần lớn thời gian Ngài đi hoằng pháp và nghỉ lại trong những khu rừng trên lộ trình du hóa.
08/04/2013(Xem: 5752)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 5651)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 5270)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 10716)
Na Mồ Hát Ra, Đa Na Đa Ra, Da Dạ Na, Ma A Rị Da, Bá Lô Chỉ Đê, Thước Bá Ra Dạ Bồ Đề, Ta Đa Bà Dạ, Ma Ha Ta Đa Bà Dạ, Ma Ha Ca Rô Nễ Ca Dạ, Đa Điệt Tha, Đổ Rô Đổ Rô A, Tây Ma Tây Ma Tây Ma Ha, Ma Lỵ Ni Đổ Ba, Ma Lỵ Ni Đổ Tỳ Đổ Tỳ, Na Mồ Na Ma, Ta Bà Ha (niệm 3 biến).
08/04/2013(Xem: 11700)
Thần Chú 100 âm Chủng tử Kim Cang Tát Tỏa thần chú (Tibet) 100 Syllable Mantra One Hundred Syllable Mantra of Vajrasattva Om Benza Sato Samaya, Manu Palaya
08/04/2013(Xem: 11717)
Xưa đức Như Lai là bậc tôn quý xuất thế trong đời, đem đạo pháp giáo hóa mọi người, xiển dương pháp Ðại Thừa, dắt dẫn quần mê, mở bày ra muôn pháp. Phương pháp tuy nhiều, tùy lúc mà nói, nhưng mục đích vẫn chỉ làm thế nào để vào được biển viên mãn, . . .
08/04/2013(Xem: 10104)
Với quyết tâm thành tựu / lợi lạc lớn lao nhất / nhờ tất cả chúng sinh / tôi nguyện luôn giữ gìn / chúng sing trong đáy tim / vì chúng sinh quý hơn / cả bảo châu như ý...
08/04/2013(Xem: 9463)
Bộ Đại Thủ Ấn là bộ Kinh tối quan trọng của những hành giả tu Mật giáo, nhất là ở Tây tạng. Sau khi kinh qua lộ trình của Hiển giáo, miên mật hương thơm trong giới-định-huệ và khi đã qua giai đoạn rốt ráo để rời bỏ chính ngay những phương tiện mà mang theo, người hành giả được vị Thượng sư Du già truyền trao Đại Thủ Ấn cùng Mật pháp tu tập.
08/04/2013(Xem: 9050)
Nay thầy xin tận sức giải thích Ý nghĩa tinh túy của khế kinh Phật dạy; Con đường tất cả Bồ tát đều tán dương; Cánh cửa mở ra cho kẻ thiện duyên khát khao giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com