CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas
Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa : Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng
---o0o---
PHẦN 10
46.Ðại sư JALANDHARA,Người được chọn. 47.Ðại sư RAHULA,Con người lẩn thẩn. |
JALANDHARA
( Người được chọn)
Hãy tự ban phép lành
Gom cả ba thế giới
Nhốt vọng tưởng vào trong
Lalana bên phải
Rasana bên trái
Dưới cùng Avadhuti
Jalandhara,một người thuộc giai cấp Bà-la-môn,vì chán ghét cảnh đời nên thường hay ra nơi mộ địa để ngồi trầm tư về cuộc đời.Một hôm trong lúc mãi tư duy trong một trạng thái thanh tịnh,Jalandhara chợt nghe giọng nói của Kim Cương Thành Nữ từ trên không vọng xuống;
-Này con ! Ta chúc con có thể hiểu được chân lý rốt ráo.
Jalandhara lấy làm vui mừng nổ lực niệm danh hiệu của Thánh Nữ cho đến lúc bà hiện ra trước mặt Jalandhara và truyền cho ngài tâm pháp.Thánh nữ dạy rằng:
-Trước hết con hãy gom ba cõi và tất cả các pháp hữu vi cũng như vô vi,có tướngvàkhông tướng,nhốt chúng trong cái lồng làm bằng ba nghiệp (thân,khẩu,ý).Biến tất cả thành một khối tan chảy vào các luân xa.Chuyển hai luồng hoả hầu (lalana và rasana)vào trung tâm lực(Avadhuti)và cho thoát ra ở cổng thanh tịnh trên đỉnh đầu.Sau đó,quán tánh bất khả phân ly của các pháp và không tánh như tánh ướt không lìa khỏi nước.
Những lời dạy ẩn dụ thật là khó hiểu đối với một người bình thường nhưng Jalandhara được thiên nữ khai quang điểm nhãn nên ngài mau chóng hiểu nghĩa của pháp môn. Sau bảy năm tu tập miên mật thì ngài đắc thần thông Ðại Thủ Ấn.
RAHULA
(Con người lẩn thẩn)
Rahula,con người kỳ diệu
Là hành tinh rồng che khuất ánh sáng trăng
Rahula của Tri Kiến Giải Thoát và Bất Nhị
Che khuất vầng sáng của hiện tượng tương đối
Rahula sinh ra và lớn lên ở vùng Kamarupa.Tuổi già khiến ông trở nên lẩm cẩm và thường đau yếu.Ðiều này khiến mọi người trong gia đình thường phàn nàn và xem ông như một gánh nặng.Rahula cảm thấy khốn khổ và lo lắng về việc hậu sự.Ông vẫn hay lang thang ở khu mộ địa với hy vọng tìm được một chân sư để giúp ông tu tập hầu sau khi tái sinh có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.Và dịp may đã đến,Rahula thố lộ nỗi lòng với vị sư du-già:
-Thưa thầy ! Thời thanh xuân của tôi đâ qua,cái già sồng sộc kéo đến,bệnh tật lúc nào cũng đe doạ,cái chết chưa biết đến lúc nào.Ðám con cái cháu chắt của tôi lại tỏ ra khinh nhờn,láo xược.Giờ tôi chỉ mong được bình yên đón chờ cái chết.
-Ðúng vậy ! Ðúng vậy! Nay ông đã già.Ba dòng thác Sinh,Già,Bệnh đã cuốn ông đi.Không bao lâu nữa bão chết sẽ cuốn ông.Chẳng hay ông có muốn đem theo gì trước khi vào cõi chết ?
-Thưa thầy,đó là sự bình an.
Sư khẽ hát:
Tâm không già,không chết
Tâm không mất,không còn
Tâm không đến,không đi
Muốn ngộ được bản tâm
Y pháp ta tu tập
Sư khai tâm cho Rahula và dạy:
-Hãy vận tâm quán tưởng chũng tự A ngay trên đỉnh đầu của người.Từ chũng tự ấy lưu xuất một đĩa sáng như trăng rằm và tưởng tượng các pháp đi vào đĩa mặt trăng.
Rahula nghe xong cung kính đảnh lễ sư.Từ đó,ông siêng năng tu tập cho đến khi đạt thần thông Ðại Thủ Ấn.
DHARMAPA
(Học giả)
Hãy rót dầu cảm xúc
Vào ngọn đèn hiện tượng
Thắp ngọn bấc sáu trần
Lửa thanh tịnh phi nhị
Ðốt ý tưởng vu vơ
Dharmapa là hiền triết xứ Bhodhinagar,dành toàn bộ cuộc đời để nghiên cứu và quảng bá phương pháp thiền định của riêng ông.Nhưng khi tuổi đã xế chiều,ông cảm thấy hình như bản thân ông còn thiếu sót một điều gì.Và có lẽ đó là một chân sư.Ông cứ ưu tư mãi về chuyện ấy.Một đêm nằm mộng,Dharmapa thấy một vị Kim Cương Thánh Nữ dạy cho kỹ thuật thiền định.Từ điềm lành ấy,ông nổ lực cầu nguyện và quán tưởng hảo tướng của vị thánh nữ ấy cho đến lúc bà hiện hình trước mặt ông.
Vị thánh nữ làm lễ quán đảnh cho ông và đọc bài kệ như sau:
Các pháp là ngọn đèn
Sắc ý là dầu,cảm thọ là bấc
Ðốt ngọn lửa trí huệ
Rót dầu vọng tưởng vào đèn ý
Ðốt bấc cảm thọ bằng lửa huệ
Ngọc như ý là đây
Sau sáu năm tu tập thì Dharmapa đắc thần thông Ðại Thủ Ấn.
DHOKARIPA
(Người mang bình bát)
Trời đất mông mênh,hề !
Chứa đầy trong bình bát
Trí giác là các pháp
Các pháp bất khả phân
Chân như là tuệ giác
Dhokaripa là hành khất ở thành Hoa Thị (Pataliputra).Ông luôn luôn mang theo bên mình một chiếc bình bát.Mỗi khi xin được thứ gì,Dhokaripa đều bỏ vào trong ấy.Một hôm đi khất thực suốt buổi nhưng Dhokaripa vẫn không có gì để bỏ vào bình bát,ông chán chường dừng chân,ngồi nghỉ dưới một gốc cây.Nơi đây xuất hiện một nhà du-già đến gần yêu cầu cầu ông chia xẻ một ít vật thực để lót dạ,nhưng Dhokaripa lấy làm tiếc vì khôngcó gì để cúng dường.Dù vậy,nhà sư vẫn hoan hỷ dạy:
Này Dhokaripa !
Hãy bỏ tất cả kiến thức của người
Vào trong bình bát rỗng
Và quán tưởng
Cả hai là một
Dhokaripa nhận được chân lý ấy,ngài tu tập theo lời dạy trong ba năm thì chứng đắc.Từ đó,ngài vẫn mang theo kè kè chiếc bình bát bên mình và mỗi khi có ai hỏi đến,ngài đều đáp:
Ðây là chiếc bình bát rỗng
Ta chỉ nhận của cúng dường thanh tịnh
Vì thanh tịnh là niềm vui của ta
Lành thay! Người biết được bí mật
Bí mật của Dhokaripa
Chỉ là chiếc bình bát rỗng
MEDHINI
(Người nông dân mệt mõi)
Thông qua tuệ giác của sự hiểu biết bẩm sinh
Và phương tiện thiện xão của giáo pháp
Vì nền tảng ấy là bản chất thật của chúng sanh
Niềm lạc tịnh khởi lên,nghĩa là đến đích
Medhini là nông dân ở thành HoaThị,tình cờ gặp được chân sư của ngài nơi cánh đồng mà ông đang cày bừa.Sư truyền pháp cho ông,nhưng vì cuộc sống bận rộn khiến ông không thể thực hành thiền định như ý muốn.Medhini bèn tìm đến thầy bày tỏ trở ngại.
Sư nói:
Ý thức là cái cày
Cảm thọ là bò kéo
Cày cánh đồng nhân duyên
Gieo hạt giống trí huệ
Thu hoạch vui thanh tịnh
Medhini lảnh hội được ý của thầy bèn quay về tu tập mười hai năm thì chứng đắc./,