CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas
Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa : Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng
---o0o---
PHẦN 8
36.Ðại sư DHARMAPA,Kẻ không ngừng học hỏi. 37.Ðại sư MAHIPA,Con người vĩ đại. 38.Ðại sư ACINTA, Ẩn sĩ tham lam. |
ÐẠI SƯ THỨ 36
DHARMAPA
(Kẻ không ngừng học hỏi)
Dharmapa là một thưsinh chăm chỉ.Ông đọc sách không biết chán,nhưng tiếc một điều là ông không có óc phân tích và tính nhạy bén trong việc tiếp thu các kiến thức của thầy dạy.Vì vậy ông không thể áp dụng những điều đã học vào cuộc sống thực tiễn.Ngoài ra,ông vừa học xong thì lại quên ngay.Một ngày nọ,ông gặp một nhà Du-già và thố lộ trở ngại ấy.Sư thương tình điểm đạo và truyền nội lực của một Chân sư cho Dharmapa và dạy:
Dharmapa nghe qua,chợt hiểu ý của sư,ngài nhận biết rằng những điều ngài đã học cũng ở ngay trong chính bản tâm (nature of mind).
ÐẠI SƯ THỨ 37
MAHIPA
(Con người vĩ đại)
Mahipa là cư dân vùng Magadha (Ma kiệt đà). Ông có một thân hình cường tráng,lực lưỡng và sức khoẻ.Vì vậy,ông thường tự ca ngợi bản thân:”Ta là kẻ khoẻ nhất mà không ai trên đời này có thể địch lại”
Một ngày nọ,Mahipa tình cờ gặp nhà sư Du-già trên đường đi vào thành,sư dừng lại nhìn ông một cách chăm chú và hỏi:
-Ngươi đang nghĩ gì trong đầu của ngươi vậy?
-Không!Không!Tôi chẳng suy nghĩ gì cả!Mahipa thối lui một bước.
-Không đâu!ngươi đang thầm nghĩ :”Ta là kẻ bất khả chiến bại”.
Nghe sư đoán đúng ý nghĩ của mình,Mahipa chợt rùng mình,tâm tư bàng hoàng, trở nên khiêm cung và rạp mình đảnh lễ Sư.
-Hãy từ bỏ lòng kêu mạn!
-Vâng!Cúi xin đại sư chỉ dạy.
Nhà sư làm phép điểm đạo và khai tâm cho Mahipa,rồi đọc bài kệnhư sau:
Nghe xong,Mahipa thưa:
-Thưa thầy,con không hiểu.
Sư lại nói:
-Không-tính là sức mạnh vô biên.Người có sức mạnh vô biên là người thấu đạt không-tính.
Mahipa nghĩ rằng những lời dạy của sư chẳng gợi lên một vấn đề gì là khó khăn cả. Nhưng mỗi làn ông muốn nắm bắt đối tượng của thiền định thì lại thất bại,và muốn nắm bắt ý thức thì nó trơn tuột.Sau cùng,Mahipa hiểu rằng chân lý không ngằn mé, bao la như bầu trời.
ÐẠI SƯ THỨ 38
ACINTA
(Ẩn sĩ tham lam)
Acinta là một tiều phu ở xứ Dhanirupa,vì sự nghèo khổ bức bách của cuộc sống hàng ngày nên ông luôn luôn mơ ước đến sự giàu sang phú quí bất luận ngày đêm.Trong tâm trí lúc nào Acinpa cũng nghĩ đến cách làm thế nào để được giàu có.Khổ thay!Lực bất tòng tâm.Acinta cảm thấy đau khổ,tuyệt vọng,và không muốn tiếp xúc với người đời vì mặc cảm nghèo khó.Ông đi đến một nơi hẻo lánh để ẩn cư.Nhưng chính nơi ấy, ông gặp được Kambala.
-Người nghĩ gì mà lại xa lánh mọi người như thế?
-Tâm trí tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi sự giàu sang nên không thanh thản được
-Có một cách để từ bỏ sự tham đắm ấy.Nếu ngươi phát nguyện tu tập ta sẽ truyền cho
Acinta lấy làm hoan hỷ,cầu xin:
-Tôn sư từ bi hoá độ cho đệ tử.
Sư nói:
Acinta vâng mệnh tu tập theo lời thầy dạy.Những ý tưởng tham đắm vật chất thế gian biến thành ánh sáng của các tinh tú,và các tinh tú ấy tan biến vào bầu không gian vô tận,ngài ngộ được chân lý và đem trình bày sở đắc ấy với Chân sư của mình.
Sư dạy:
ÐẠI SƯ THỨ 39
BABHAHA
(Kẻ khao khát tự do)
Babhaha vốn là hoàng tử xứ Dhanjur,môït con người tham đắm sắc dục.Một hôm,nhân một nhà sư Du-già đến hoàng cung để khất thực,vị hoàng tử trẻ tuổi đem lòng ngưỡng mộ vị sư thông thái này và hỏi rằng với bản tính ưa thích lạc thú dục tình như ngài thì có thể tu tập thiền định được chăng.Sư nói:
-Bồ-đề-tâm hay Ðại nguyện (Samayas) là nguồn gốc căn bản để có thể chứng đắc các pháp bí mật.Chân sư là nguồn gốc để thành tựu các pháp.Nay,Hoàng tử phát nguyện tu tập tức là gieo nhân lành,ắt sẽ thành tựu.Trong khi tận hưởng dục lạc thế gian,ngài kuôn quán niệm rằng mọi lạc thú không tách rời khỏi tính không (Synyta)
Kế đó,Sư làm phép khai tâm cho Hoàng tử và truyền cho tâm pháp.Hoàng tử y theo lời dạy của Sư tu tập trong 12 năm thời ám muội trong tâm dần dần biến mất.
ÐẠI SƯ THỨ 40
NALINAPA
(Kẻ tự lực cánh sinh)
Nalinapa là một ông hoàng bị thất sũng nên cuộc sống trở nên khó khăn,đến nỗi ông phải kiếm sống bằng cách nhặt củ sen ở một cái hồ.
Một ngày nọ,Nalinapa tình cờ gặp một nhà sư Du-già và được sư giảng giải về nỗi khổ sinh tử,cùng chỉ rõ sự vi diệu của cảnh giới Niết bàn,Nalinapa bèn động tâm cầu sư dạy cho con đường giải thoát.Sư hoan hỷ nhận Nalinapa làm môn đệ và truyền cho tâm pháp.
-Hãy quán chữ HAM một màn trắng thanh tịnh,xuất hiện trên vương miện.
Và ở yết hầu một chữ BAM sáng chói làm tan chảy chữ HAM trên đầu.
Và hành giả tắm mình trong niềm an lạc vô biên,
Bỏ lại cấu uế của sáu cõi,
Và chỉ còn là niềm vui thanh tịnh
Ðầy giải thoát mà thôi.
Nalinapa tu tập trong 9 năm thời đắc đại thần thông,tâm trí không còn bị phiền não quấy động;giống như một đoá sen vươn lên khỏi mặt hồ.Ngài độ vô số chúng ở thành Pataliputra,thọ 400 năm,sau cùng 450 môn đệ đến trụ ở cảnh giới kim cang Du-già Nữ.