Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 08

03/05/201316:10(Xem: 3939)
Phần 08


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa :
Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

PHẦN 8

ÐẠI SƯ THỨ 36
DHARMAPA
(Kẻ không ngừng học hỏi)

Dễ xúc cảm với nọc độc nhị phân

Tâm thông thái bị đánh độc bởi sự phân tích

Lời chú nguyện của một Chân Sư

Chữa lành bệnh luân hồi trong ba cõi

Dharmapa là một thưsinh chăm chỉ.Ông đọc sách không biết chán,nhưng tiếc một điều là ông không có óc phân tích và tính nhạy bén trong việc tiếp thu các kiến thức của thầy dạy.Vì vậy ông không thể áp dụng những điều đã học vào cuộc sống thực tiễn.Ngoài ra,ông vừa học xong thì lại quên ngay.Một ngày nọ,ông gặp một nhà Du-già và thố lộ trở ngại ấy.Sư thương tình điểm đạo và truyền nội lực của một Chân sư cho Dharmapa và dạy:

Hãy như thợ rèn kia

Nấu kim loại sắt,thép

Tan chảy thành một khối

Hãy đốt cháy kiến thức

Tan vào tâm hư vô.

Dharmapa nghe qua,chợt hiểu ý của sư,ngài nhận biết rằng những điều ngài đã học cũng ở ngay trong chính bản tâm (nature of mind).^

ÐẠI SƯ THỨ 37
MAHIPA
(Con người vĩ đại)

Ngọn núi kiêu hãnh vô minh

Chôn vùi viên ngọc như ý

Giờ đây

Sự mầu nhiệm của hành vi giác ngộ

Ðã thoả đáp những điều mong ước

Kẻ nào nếm được vị giải thoát này

Nghĩa là hoàn toàn thành tựu.

Mahipa là cư dân vùng Magadha (Ma kiệt đà). Ông có một thân hình cường tráng,lực lưỡng và sức khoẻ.Vì vậy,ông thường tự ca ngợi bản thân:”Ta là kẻ khoẻ nhất mà không ai trên đời này có thể địch lại”

Một ngày nọ,Mahipa tình cờ gặp nhà sư Du-già trên đường đi vào thành,sư dừng lại nhìn ông một cách chăm chú và hỏi:

-Ngươi đang nghĩ gì trong đầu của ngươi vậy?

-Không!Không!Tôi chẳng suy nghĩ gì cả!Mahipa thối lui một bước.

-Không đâu!ngươi đang thầm nghĩ :”Ta là kẻ bất khả chiến bại”.

Nghe sư đoán đúng ý nghĩ của mình,Mahipa chợt rùng mình,tâm tư bàng hoàng, trở nên khiêm cung và rạp mình đảnh lễ Sư.

-Hãy từ bỏ lòng kêu mạn!

-Vâng!Cúi xin đại sư chỉ dạy.

Nhà sư làm phép điểm đạo và khai tâm cho Mahipa,rồi đọc bài kệnhư sau:

Các pháp tự tâm sinh

Thiền định không ngừng nghĩ

Tức thời tâm không sinh

Niết bàn thường tịch tịnh

Trừng tâm là tối hậu

Nghe xong,Mahipa thưa:

-Thưa thầy,con không hiểu.

Sư lại nói:

-Không-tính là sức mạnh vô biên.Người có sức mạnh vô biên là người thấu đạt không-tính.

Mahipa nghĩ rằng những lời dạy của sư chẳng gợi lên một vấn đề gì là khó khăn cả. Nhưng mỗi làn ông muốn nắm bắt đối tượng của thiền định thì lại thất bại,và muốn nắm bắt ý thức thì nó trơn tuột.Sau cùng,Mahipa hiểu rằng chân lý không ngằn mé, bao la như bầu trời.^

ÐẠI SƯ THỨ 38
ACINTA
(Ẩn sĩ tham lam)

Trong Thủ Aán không có đối tượng,,không có hình ảnh

Mười ngàn vọng tưởng cũng là không

Bởi chưng,các pháp là Tịnh thức

Tịnh thức cho nên ngộ lý này.

Acinta là một tiều phu ở xứ Dhanirupa,vì sự nghèo khổ bức bách của cuộc sống hàng ngày nên ông luôn luôn mơ ước đến sự giàu sang phú quí bất luận ngày đêm.Trong tâm trí lúc nào Acinpa cũng nghĩ đến cách làm thế nào để được giàu có.Khổ thay!Lực bất tòng tâm.Acinta cảm thấy đau khổ,tuyệt vọng,và không muốn tiếp xúc với người đời vì mặc cảm nghèo khó.Ông đi đến một nơi hẻo lánh để ẩn cư.Nhưng chính nơi ấy, ông gặp được Kambala.

-Người nghĩ gì mà lại xa lánh mọi người như thế?

-Tâm trí tôi luôn luôn bị ám ảnh bởi sự giàu sang nên không thanh thản được

-Có một cách để từ bỏ sự tham đắm ấy.Nếu ngươi phát nguyện tu tập ta sẽ truyền cho

Acinta lấy làm hoan hỷ,cầu xin:

-Tôn sư từ bi hoá độ cho đệ tử.

Sư nói:

Tham đắm mà làm chi

Khác gì gái lỡ thì

Hãy gạn lọc Tâm,ý

Quán “Thân” như cõi trời

Quán “Ý”là tinh tú

Tài thần tự hiện ra.

Cúng dường bậc hiền giả.

Acinta vâng mệnh tu tập theo lời thầy dạy.Những ý tưởng tham đắm vật chất thế gian biến thành ánh sáng của các tinh tú,và các tinh tú ấy tan biến vào bầu không gian vô tận,ngài ngộ được chân lý và đem trình bày sở đắc ấy với Chân sư của mình.

Sư dạy:

Bản chất của bầu trời

Là hư vô,không tận

Làm sao ngươi nắm bắt

Cái không tận,hư vô?

Chẳng sắc,màu,hình tướng

Mà ngươi mãi tham đắm

Ði tìm kiếm quẩn quanh. 


ÐẠI SƯ THỨ 39
BABHAHA
(Kẻ khao khát tự do)

Ôi niềm vui! Niềm vui!Niềm vui không ngăn ngại

Niềm vui không tham dục,niềm vui không si mê

Mỗi niệm tưởng chính là niềm vui đó

Ôi,niềm vui kỳ ảo,niềm vui bí mật,

Niềm vui không nắm bắt được.

Babhaha vốn là hoàng tử xứ Dhanjur,môït con người tham đắm sắc dục.Một hôm,nhân một nhà sư Du-già đến hoàng cung để khất thực,vị hoàng tử trẻ tuổi đem lòng ngưỡng mộ vị sư thông thái này và hỏi rằng với bản tính ưa thích lạc thú dục tình như ngài thì có thể tu tập thiền định được chăng.Sư nói:

-Bồ-đề-tâm hay Ðại nguyện (Samayas) là nguồn gốc căn bản để có thể chứng đắc các pháp bí mật.Chân sư là nguồn gốc để thành tựu các pháp.Nay,Hoàng tử phát nguyện tu tập tức là gieo nhân lành,ắt sẽ thành tựu.Trong khi tận hưởng dục lạc thế gian,ngài kuôn quán niệm rằng mọi lạc thú không tách rời khỏi tính không (Synyta)

Kế đó,Sư làm phép khai tâm cho Hoàng tử và truyền cho tâm pháp.Hoàng tử y theo lời dạy của Sư tu tập trong 12 năm thời ám muội trong tâm dần dần biến mất.^

ÐẠI SƯ THỨ 40
NALINAPA
(Kẻ tự lực cánh sinh)

Ðoá sen nơi đỉnh đầu

Aån chứa mầm lạc tịnh

Ở luân xa nơi cổ là niềm vui siêu tuyệt

Ở luân xa nơi tim là niềm vui xả bỏ

Luân xa nơi đan điền là niềm vui tự tại

Và ta đã đạt tới

.... Cái bất khả đạt.

Nalinapa là một ông hoàng bị thất sũng nên cuộc sống trở nên khó khăn,đến nỗi ông phải kiếm sống bằng cách nhặt củ sen ở một cái hồ.

Một ngày nọ,Nalinapa tình cờ gặp một nhà sư Du-già và được sư giảng giải về nỗi khổ sinh tử,cùng chỉ rõ sự vi diệu của cảnh giới Niết bàn,Nalinapa bèn động tâm cầu sư dạy cho con đường giải thoát.Sư hoan hỷ nhận Nalinapa làm môn đệ và truyền cho tâm pháp.

-Hãy quán chữ HAM một màn trắng thanh tịnh,xuất hiện trên vương miện.

Và ở yết hầu một chữ BAM sáng chói làm tan chảy chữ HAM trên đầu.

Và hành giả tắm mình trong niềm an lạc vô biên,

Bỏ lại cấu uế của sáu cõi,

Và chỉ còn là niềm vui thanh tịnh

Ðầy giải thoát mà thôi.

Nalinapa tu tập trong 9 năm thời đắc đại thần thông,tâm trí không còn bị phiền não quấy động;giống như một đoá sen vươn lên khỏi mặt hồ.Ngài độ vô số chúng ở thành Pataliputra,thọ 400 năm,sau cùng 450 môn đệ đến trụ ở cảnh giới kim cang Du-già Nữ.

^

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 3235)
Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
15/12/2010(Xem: 18482)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
18/11/2010(Xem: 3957)
Bắt đầu bài giảng, Rinpoche nói rằng Singapore là một địa điểm rất linh thiêng đối với Phật Giáo. Con người ở đây hết sức tử tế và nơi đây quả là một địa điểm đặc biệt. Thậm chí nó tốt lành đến nỗi chúng ta đang sử dụng một địa điểm linh thiêng như thế để thực hành.
26/10/2010(Xem: 4827)
Thế kỷ 21 là bước vào thời kỳ phát triển tâm linh của nhân loại trên trái đất. Các tôn giáo sẽ phải làm tròn sứ mạng của mình trong việc dẫn dắt con người tiến hóa vào giai đoạn này. Trong vườn hoa muôn màu của các tôn giáo hiện nay, Phật giáo đã đóng góp một phần không nhỏ.
23/10/2010(Xem: 12246)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
16/10/2010(Xem: 7625)
Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng có bốn dòng phái lớn: Nyingma (Cổ Mật - Mũ đỏ), Kagyu (Mũ đen), Gelug (Mũ vàng), Sakya. Các dòng phái lớn này còn chia thành nhiều nhánh nhỏ. Các dòng truyền thừa đều có chung một nguồn gốc là giáo lý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567