Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ hai

02/05/201317:01(Xem: 22132)
Bài thứ hai


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ XII

KINH KIM CANG
Dịch nghĩa và lược giải

--- o0o ---

Bài Thứ 2 

PHẦN CHÁNH TÔN

--- o0o ---

1. ÔNG TU BỔ ĐỀ HỎI PHẬT HAI CÂU QUAN TRỌNG [^]

Khi đó, ở trong đại chúng, ông Trưởng lão Tu Bồ Đề đứng dậy, vén tay áo bên hữu, gối quỳ xuống, chắp tay cung kính và bạch Phật rằng:

"Hy hữu thay Đức Thế Tôn ! Ngài thường nhớ nghĩ và bảo hộ các vị bt. Ngài rất hay khéo dạy bảo các vị Bồ Tát .

Bạch Thế Tôn ! Nếu có người phát tâm Bồ Đề muốn cầu quả Phật, thì:

Làm sao hàng phục vọng tâm ?

Và làm sao an trụ chơn tâm ?

LƯỢC GIẢI

Đoạn này, ông Trưởng lão Tu Bồ Đề hỏi Phật hai câu quan trọng, để mở đầu, phật nói kinh Bát Nhã.

"Hàng phục vọng tâm" và "an trụ chơn tâm" là vấn đề khó nhất. Nhưng nếu người phát tâm Bồ Đề, mà không "hàng phục được vọng tâm" và "an trụ chơn tâm" thì không bao giờ chứng đặng quả Phật.

Vậy "làm sao hàng phục vọng tâm?"

Và "làm sao an trụ chơn tâm?"

Đó là điều quan trọng, mà ông Trưởng lão Tu Bồ Đề, đã đại diện cho toàn thể đại chúng, đứng lên cung kính hỏi Phật.

Lãnh hội được diệu nghĩa của kinh này nên Ngài Xuyên Thiền sư có làm bài tụng rằng:

Nguyên văn (dịch âm):

Nễ hỷ ngã bất hỷ

Quân bi ngã bất bi

Nhạn tư phi hàn bắc

Yến ức cựu sào qui

Thu nguyệt xuân hoa vô hạn ý

Cá trung chỉ hứa tự gia tri

Dịch nghĩa

Người vui ta chẳng vui

Người buồn ta chẳng buồn

Nhạn bay về biển Bắc

Yến nhớ ổ trời Nam

Xuân hoa thu nguyệtvô cùng ý

Lãnh hội thế nào tự mình thôi (biết)

ĐẠI Ý

Bài này diễn tả lý Bát Nhã vô trụ

Hai câu đầu nói về "vô trụ vô chấp". Ba câu sau tả canhvật thiên nhiên, như nhạn bay về biển Bắc; chim yến nhớ tổ bay về phương Nam, mùa xuân đến trăm hoa đua nở, mùa thu thì mặt trăng sáng tỏ.

Bức tranh tuyệt diệu của vũ trụ bao la, vô cùng ý tứ, biểu lộ "Bát Nhã chơn như". Tự người ngộ lấy.

***

2. PHẬT KHEN ÔNG TU BỔ ĐỀ VÀ HỨA SẼ KHAI THỊ [^]

Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Lời ông vừa hỏi thật là quí lắm ! vậy ông hãy chăm chú nghe, ta sẽ vì các ông chỉ dạy".

Phật dạy tiếp: "Tu Bồ Đề ! Nếu có người phát tâm Bồ Đề, muốn cầu quả Phật, thì như lời ta dạy đây mà "hàng phục vọng tâm" và "an trụ chơn tâm".

LƯỢC GIẢI

Nhờ ông Tu Bồ Đề thưa thỉnh, mà Phật nói kinh Bát Nhã, để chỉ dạy cho chúng sanh tỏ ngộ: Tực mình có tánh "Bát Nhã" và phải tự trở về với tánh "Bát Nhã" của mình; nên phật khen câu hỏi của ông Tu Bồ Đề thật là quí lắm !

Nhưng ngộ nhập được lý "Bát Nhã", không phải người vọng tâm loạn ý mà nhập được; phải người dọn mình sạch sẽ, thành tâm định ý, mới lãnh hội được, nên Phật dạy: "Phải chăm chú nghe". Và Phật hứa sẽ dạy phương pháp "hàng phục vọng tâm và an trụ chơn tâm" như sau.

GIẢI DANH TỪ

Tâm Bồ Đề: Bồ Đề là dịch âm tiếng Phạn, dịch nghĩa là "Giác" tức là giác ngộ. Tâm Bồ Đề là tâm giác ngộ, sáng suốt; nói dễ hiểu ho7n là "tâm Phật" (Phật cũng dịch là Giác)

Người phát tâm Phật để cầu quả Phật, tâm Bồ Đề là "Nhơn Phật" quả Bồ Đề là "quả Phật".

Tu Bồ Đề: Tên của một vị đệ tử phật. Trung hoa dịch có 3 nghĩa: 1. Thiện hiện (khéo thị hiện), 2. Thiện kiết (điềm lành), 3. Không sanh (ông ưa nhập "không định" và ngộ lý "chơn không" thứ nhứt).

Ông Tu Bồ Đề, bên trong thì ẩn hạnh bt, bên ngoài lại hiện tướng Thinh văn; địa vị cao, phước đức lớn, nên gọi là "Trưởng lão".

Thế tôn: "Phật là một đấng mà tất cả chúng sanh trong thế gian và xuất thế gian đều tôn kính.

***

3. PHẬT DẠY bt ĐỘ SANH KHÔNG NÊN CHẤP TƯỚNG [^]

phật dạy: "Tu Bồ Đề ! các ông phải y như lời ta dạy đây, mà hàng phục vọng tâm của mình.

Tu Bồ Đề ! Các vị Đại Bồ Tát phải độ tất cả các loại chúng sanh (như loài sanh trứng, loài sanh con, loài sanh chỗ ẩm thấp, loài hoá sanh, loài có sắc, loài có tưởng, loài chẳng phải không tưởng v.v...)đều được nhập Niết bàn. Bồ Tát tuy độ vô lượng vô số chúng sanh như vậy, nhưng không thấy có một chúng sanh nào được độ. Tại sao vậy? Nếu Bồ Tát còn thấy có mình độ và chúng sanh được độ, tức là Bồ Tát còn chấp bốn tướng (tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh và tướng thọ giả) thì không phải là Bồ Tát".

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật dạy Bồ Tát độ sanh, phải dùng Trí huệ Bát Nhã, phá các vọng chấp ngã, nhơn v.v...đó là phương pháp "hàng phục vọng tâm".

Bồ Tát muốn biết mình còn phiền não vọng chấp hay không, để diệt trừ, tất nhiên phải lao mình vào phiền não; nghĩa là phải nhập thế độ sanh, làm các Phật sự.

Phật dạy Bồ Tát khi nhập thế độ sanh làm các Phật sự, luôn luôn phải dùng Trí huệ Bát Nhã phá trừ các chấp ngã, chấp pháp, không còn thấy bốn tướng (ngã nhơn v.v....)thì phiền não vọng chấp không sanh. Đó là phương pháp "hàng phục vọng tâm".

Nếu Bồ Tát vừa khởi vọng chấp: "có mình độ và người được độ v.v...", tức là Bồ Tát còn ngã, nhơn, bỉ, thử, thì vô số phiền não đua nhau nổi lên như sóng. Cổ nhơn nói:

"Nhứt ba tài động, vạn ba tuỳ".

Nghĩa là: Một lượng sóng vừa nhô lên, thì trăm ngàn lượng sóng liền theo đó mà nổi lên.

Nếu Bồ Tát còn vô minh phiền não vọng chấp nổi lên, thì không phải là Bồ Tát; vì chưa nhập được Trí huệ Bát Nhã.

Kinh Tứ thập nhị chương chép:

"Giáo pháp của ta: "Niệm" mà không trụ chấp nơi niệm, mới thật là "Niệm". "Làm" mà không trụ chấp nơi làm, mới thật là "làm". "Nói" mà không trụ chấp nơi làm, mới thật là "nói". "Tu" mà không trụ chấp nơi làm, mới thật là "tu". "Chứng" mà không trụ chấp nơi làm, mới thật là "chứng".

Đó là tôn chỉ "vô trụ tướng" của kinh Bát Nhã.

GIẢI DANH TỪ

Tất cả chúng sanh chia làm 9 loại:

1. Loài sanh trứng (noãn sanh):như gà, vịt, chim, cò v.v...

2. Loài sanh con (thai sanh):như người, trâu, bò v.v...

3. Loài sanh nơi ẩm thấp (thấp sanh):như vi trùng, con oăn v.v...

4. Loài hoá sanh (hoá sanh): như cỏ mục hoá sanh đơm đớm v.v...

5. Loài có hình sắc(hữu sắc):như chúng sanh ở cõi Dục và cõi Sắc.

6. Loài không hình sắc(vô sắc): như chúng sanh ở cõi Vô sắc v.v...

7. Loài có tâm tưởng(hữu tưởng): như chúng sanh ở cõi trời hữu tưởng v.v...

8. Loài không tâm tưởng(vô tưởng): như chúng sanh ở cõi vô tưởng. Chúng sanh ở cõi Dục, tu định vô tưởng, được sanh về cõi trời Vô tưởng, hưởng thọ 500 kiếp, rồi vẫn trở lại trong vòng sanh tử luân hồi.

9.Loài chẳng phải có tưởng và chẳng phải không tưởng (phi hữu tưởng, phi vô tưởng): như chúng sanh ở cõi trời phi phi tưởng xứ, trong cõi Vô sắc. Chúng sanh ở cõi này, đồng với hư không, không có thân thể và thế giới. Họ chỉ có định không có huệ, thọ đến tám vạn kiếp, rồi trở lại đoạ về chỗ không vong.

BỐN TƯỚNG: Mỗi chúng sanh đều có bốn tướng: Như đối với người khác tự xưng "tôi" hay "ta", là "ngã tướng"; Ta có nhơn cách là "nhơn tướng"; Ta thuộc loài hữu tình, sanh vật là "chúng sanh tướng"; Ta có thân mạng, sống trong một thời gian là "thọ giả tướng".

Tóm lại, phàm chấp một tướng, tất nhiên chấp đủ bốn tướng:

_ Ngã tướng: chấp có "ta"

_ Nhơn tướng: chấp có "loài người".

_ Chúng sanh tướng: chấp có chúng sanh.

_ Thọ giả tướng: chấp có mạng sống trong một thời gian

NIẾT BÀN: Dịch âm của tiếng Phạn "Nirvana", dịch nghĩa là viên tịch: Viên mãn vắng lặng. Niết bàn có bốn loại:

1. Tánh tịnh Niết bàn.

2. Vô trụ xứ Niết bàn.

3. Hữu dư Niết bàn.

4. Vô dư Niết bàn.

(Xem đoạn Diệt đế trong quyển Tứ diệu đế).

***

4. PHẬT DẠY BỔ TÁT BỐ THÍ KHÔNG NÊN CHẤP TƯỚNG [^]

Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Bồ Tát khi tu pháp Bố thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần là: sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp. Tại sao vậy? Nếu Bồ Tát bố thí mà không chấp tướng bố thí, thì phước đức nhiều lắm, không thể nghĩ bàn".

LƯỢC GIẢI

Đoạn trên (đoạn 3), Phật dạy Bồ Tát khi độ sanh, phải dùng Trí huệ Bát Nhã phá trừ "ngã chấp", tức là không chấp bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả.

Đoạn này, Phật dạy Bồ Tát khi bố thí, cũng phải dùng Trí huệ Bát Nhã, phá trừ "pháp chấp"; nghĩa là không chấp tướng sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp. Đó là phương pháp "hàng phục vọng tâm".

Bồ Tát làm Phật sự, như hoá độ chúng sanh hay bố thí v.v...mà tâm còn chấp ngã chấp pháp, tất nhiên tâm còn phiền não nhiễm ô mà làm các phật sự(phước thiện), thì các Phật sự đó cũng biến thành nhiễm ô; cũng như đem đồ nhơ bẩn mà đựng vật tinh khiết, thì vật tinh khiết trở thành nhơ bẩn, nên hành giả chỉ hưởng phước hữu lậu nhiễm ô; nghĩa là phước báu nhơn thiên ở thế gian, hưởng có thời hạn; như hư không bị cuộc hạn trong ly nhỏ.

Trái lại, khi làm các Phật sự, như bố thí v.v...nếu Bồ Tát dùng Trí huệ Bát Nhã, phá trừ chấp ngã, chấp pháp; nghĩa là không chấp mình là người bố thí, ban ơn (chấp ngã), kia là kẻ thọ thí, chịu ơn (chấp nhơn), đây là vật bố thí (chấp pháp), thí các phiền não nhiễm ô không sanh, tâm được thanh tịnh. Tân thanh tịnh tức là tâm Phật hay tâm chơn như, rộng rãi bao la, như mười phươnh hư không. Nếu đem tâm thanh tịnh mà bố thí, thì hành giả được phước vô lậu thanh tịnh, rộng lớn như hư không, không cùng tận. Cũng như một giọt nước tuy nhỏ (bố thí ít), nhưng được hoà vào biển cả (tâm tinh)thì cũng được biến khắp cả biển, rộng rãi bao la.

Bởi thế nên Phật dạy: Bồ Tát khi bố thí phải "tam luân không tịch", nghĩa là không thấy (chấp)có mình ban ơn, kẻ chịu ơn và vật bố thí. Như thế mới gọi là "Bố thí Ba la mật" (Bố thí rốt ráo).

5. BỐ THÍ KHÔNG CHẤP TƯỚNG PHƯỚC NHIỀU NHƯ MƯỜI PHƯƠNG HƯ KHÔNG[^]

Phật hỏi: "Tu Bồ Đề ! Hư không ở phương Đông có thể nghĩ bàn được không?". Tu Bồ Đề thưa: "bạch Thế Tôn ! không thể nghĩ bàn được".

Phật hỏi tiếp: "Hư không phương Tây, phương Nam, phương Bắc, phương trên, phương dưới và bốn gốc, có thể nghĩ bàn được không?" Tu Bồ Đề thưa: "Bạch thế tôn ! không thể nghĩ bàn được".

"Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! Bồ Tát bố thí, không trụ chấp các tướng, đặng phước đức cũng như mười phương hư không, nghĩa là nhiều lắm không thể nghĩ bàn".

LƯỢC GIẢI

Đoạn này tiếp theo đoạn trên (đoạn 4), Phật dùng mười phương hư không, để thí dụ phước đức của người bố thí không chấp tướng.

Phật dạy, Bồ Tát không chấp tướng bố thí, hay nói cách khác là đúng như Trí huệ Bát Nhã mà làm việc bố thí, thì được phước đức vô lậu thanh tịnh và nhiều như mười phương hư không, không có cùng tận.

_Thế nào là phước hữu lậu nhiễm ô, có cùng tận?

Và thế nào là phước vô lậu thanh tịnh, không cùng tận?

Chúng tôi xin dẫn một thí dụ làm điển hình, để giải thích vấn đề này:

Có hai gia đình nghèo khó, đồng gặp một hoàn cảnh như nhau, trong nhà đều có tai nạn. Cả hai đều đến hai nhà khá giả để mượn triền. Một nhà khá giả có tâm tham, thủ lợi, nên khi đưa của ra đòi có lời. Nhà khá giả thứ hai có tâm từ bi, thương người nghèo khổ lại gặp tai nạn, nên cho mượn không, chẳng nghĩ đến việc cảm ơn hay tiền lời.

Đúng kỳ hẹn, cà hai gia đình tai nạn đều đem số tiền trả cho hai người khá giả. Người khá giả tham lợi, nhận thêm số tiền lời chi tiêu ít ngày hết. Thế là hai bên không còn ơn ích gì nhau nữa cả. Người khá giả thứ hai, vì tâm nhơn từ giúp người không cầu danh lợi, nên được người khốn khó kia nhớ ơn và thương kinh mãi mãi.

Đến khi nước nhà bị giặc giã, cả hai nhà khá giả đều tản cư. Gia đình người tham lợi, tìm người giúp đỡ không ra; đến cậy anh vay tiền lúc trước cũng không được. Đây là dụ cho phước hữu lậu nhiễm ô (đem tân tham làm phước) có cùng tận.

Trái lại, gia đìng người nhơn từ, được người nghèo khó thọ ơn trước kia, tình nguyện hy sinh giúp đỡ mãi mãi không tính tiền công. Đây là dụ cho phước vô lậu thanh tịnh (đem tâm từ bi làm phước)không cùng tận.

Tóm lại, nếu hành giả đem tâm phiền não nhiễm ô (tham, sân, si v.v...)mà làm các Phật sự, thì chỉ hưởng phước ô trược hữu lậu của nhơn thiên, có cùng tận.

Trái lại, nếu hành giả đem tâm thanh tịnh (từ bi, Trí huệ, không cầu danh lợi v.v...)mà làm các Phật sự, thì hưởng phước vô lậu thanh tịnh của Phật, không cùng tận.

***

6. PHẬT DẠY AN TRỤ CHƠN TÂM [^]

Tóm lại, Phật dạy: "Tu Bồ Đề ! các vị Bồ Tát phải y như lời ta dạy đó mà an trụ chơn tâm".

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật tóm kết lại hai đoạn trên, để trả lời câu hỏi của ông Tu Bồ Đề: "Làm sao an tru chơn tâm".

Phật dạy: "Các vị Bồ Tát độ vô lượng vô biên chúng sanh đều được nhập Niết bàn, nhưng không thấy có một chúng sanh nào được độ"; và "Bồ Tát tu pháp bố thí, không nên trụ chấp các tướng như sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp", nghĩa là Bồ Tát không chấp ngã (khi độ sanh)không chấp pháp (khi bố thí); đó là phương pháp "hàng phục vọng tâm" mà cũng là "an trụ chơn tâm".

Nếu Bồ Tát độ sanhvà làm các Phật sự, mà còn khởi vọng tâm, chấp nơi các tướng (ngã, nhơn v.v...)thì các phiền não tham, sân, si đua nhau nổi lên. Nếu tham, sân, si đã nổi thì không sao khởi tạo nghiệp sanh tử luân hồi.

Trái lại, nếu Bồ Tát độ sanh hay làm các Phật sự, mà không khởi vọng tâm, chấp các tướng ngã, pháp v.v...thì các phiền não không sanh. Phiền não không sanh, thì không tạo nghiệp. Nghiệp không tạo thì không còn sanh tử luân hồi.

Tóm lại, Phật dạy: "Đừng trụ chấp một nơi nào". Đó là phương pháp "hàng phục vọng tâm" và "an tru chơn tâm" của hàng Đại thừa Bồ Tát.

Ngài Long Tế Hoà thượng ngộ được lý "vô trụ" của kinh Bát Nhã, nên có làm bài tụng rằng:

Nguyên văn (dịch âm)

Tâm cảnh đốn tiêu dung

Phương minh sắc dữ không

Dục thức bổn lai thể

Thanh sơn bạch vân trung

Dịch nghĩa

Không còn chấp tâm và cảnh

Mới ngộ được lý sắc, không

Muốn biết bổn lai bản thể

Kìa, mây trắng với non xanh.

ĐẠI Ý

Muốn ngộ được lý "sắc tức thị không, không tức thị sắc", thì phải trừ các vọng chấp ngã (tâm)và pháp (cảnh). Muốn biết bản thể Bát Nhã chơn không, xưa nay như thế nào, thì cứ xem "Kìa, mây trắng với non xanh".

---*^*---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2012(Xem: 8696)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào? Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” tu theo Lục độ vạn hạnh, phát khởi đại bi nguyện dẫn dắt cứu giúp chúng sinh cùng thành tựu Phật quả.
11/10/2012(Xem: 5033)
Trước khi thọ nhận giáo lý, hãy cùng khởi lên động cơ của bồ đề tâm cao quý. Hãy mong ước rằng: “Con sẽ nghiên cứu Pháp và thực hành đúng đắn để thiết lập tất cả những bà mẹ của con, hữu tình chúng sinh nhiều như hư không, trong trạng thái giải thoát và giác ngộ tối thắng.”
03/07/2012(Xem: 7038)
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã có buổi Pháp thoại tại Viện Teen Murti, thủ đô New Delhi nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 64 của Ấn Độ.
16/04/2012(Xem: 9219)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
05/02/2012(Xem: 17385)
Chú Đại Bi, vốn chẳng có cách gì giảng được, vì Chú là mật ngữ bí mật. Nếu muốn biết ý nghĩa của Chú Đại Bi thì trước hết tôi nói một bài kệ. Bài kệ này nói về Chú Đại Bi: "Đại bi đại chú thông thiên địa Nhất bách nhất thiên thập vương hoan Đại bi đại từ năng khử bệnh Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền". "Đại bi đại Chú thông thiên địa": Bạn đọc Chú Đại Bi thì trên trời cũng chấn động, dưới đất cũng chấn động, thông thiên triệt địa. "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan": Mỗi ngày bạn tụng 108 biến, tụng một ngàn ngày; một năm có 365 ngày, một ngàn ngày tức khoảng ba năm. Bạn tụng ba năm mà mỗi ngày tụng chẳng gián đoạn. Mỗi ngày lúc nào bạn tụng Chú Đại Bi thì nhất định tụng vào lúc đó, dù bận thế nào bạn cũng tụng 108 biến. "Thập vương" là mười ô
15/01/2012(Xem: 7134)
Những đạo sư huyền thuật Tây Tạng thường trầm lặngít nói, trong số họ cũng có những người nhận môn đồ, nhưng giảng dạy bằngphương pháp tâm truyền chứ ít khi dùng đến ngôn ngữ. Việc mô tả những phươngpháp giáo huấn kỳ lạ đó không phải là chủ đề của bài viết này. Chỉ cần biếtrằng những môn đồ của các bậc đạo sư huyền thuật đó rất ít khi gặp được sư phụ... Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
13/01/2012(Xem: 5752)
MỘT VỊ ANH HÙNG thì can đảm và mạnh mẽ, không chút sợ hãi, và có khả năng bảo vệ những người khác trong khi thay mặt họ dành được chiến thắng. Nhờ trí tuệ và lòng bi mẫn của mình, một anh hùng-Bồ Tát chiến thắng trong trận chiến đấu với những cảm xúc phiền não. Ngài có thể bảo vệ chính mình bằng cách tự kềm chế không làm các ác hạnh và đồng thời mang lại lợi lạc cho người khác bằng cách chỉ cho họ con đường đúng đắn. Một viên ngọc của người anh hùng ám chỉ của cải không thể tranh cãi thuộc về chủ nhân của nó, vị anh hùng – là điều không ai có thể lấy đi.
02/01/2012(Xem: 9785)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
02/01/2012(Xem: 5726)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
27/12/2011(Xem: 4055)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang, kỹ nghệ đệ nhất, các chúng trong chư Thiên không ai hơn được, mà nói thần chú rằng: Nẵng mồ Uất nhĩ sái ma tỳ dược thi khư địa tì dã Bát ra bát để dã thức già la giả tăng lâm tăng lâm Đát nễ dã tha Thấp phạ nặc để kiêm bạt ra ma nặc lý nễ Hồng Phấn tra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]