Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

BÀI THỨ TƯ

26/04/201320:22(Xem: 24973)
BÀI THỨ TƯ


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


PHẬT HỌC PHỒ THÔNG KHÓA VI

TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT
hay là
ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM

--- o0o ---

BÀI THỨ TƯ

I.- A-Nan cầu Phật chỉ cái "điên đảo"

II.- Phật dẫn tỷ dụ để chỉ rõ cái "điên đảo".

III.- Phật chỉ ngay cái"điên đảo".

IV.- Phật dạy: vì mê nên có thế giới và chúng sanh.

V.-A-Nan đã hiểu được chơn tâm song chưa dám nhận.

VI.- Phật chỉ tâm lần thứ tư.

VII.- A-Nan-Nan còn nghi hỏi Phật.

VIII.- Phật chỉ tâm lần thứ năm.

IX.-Phật dạy thêm, cái thấy là tâm chớ không phải vật.

X.-A-Nan nghi cái thấy có lớn, nhỏ, đứt, nối.

XI.-Phật dạy: Trần cảnh có lớn nhỏ, cái thấy không có lớn nhỏ .

--- o0o ---

I.-A-NAN CẦU PHẬT CHỈ CÁI "ĐIÊN- ĐẢO". [^]

Khi ấy A-Nan đứng dậy lạy Phật, kính cẩn bạch rằng:

Nếu cái thấy, nghe, không sanh diệt này là "Tâm" của chúng con, tại sao trước kia đức Thế Tôn lại quở chúng con "bỏ mất chơn tâm, làm việc điên đảo"?

Cúi xin đức Như Lai mở rộng lòng từ bi hỉ dạy cho chúng con biết cái "Điên đảo" ở chỗ nào.

II.-PHẬT DẪN TỶ DỤ ĐỂ CHÆ RÕ CÁI "ĐIÊN ĐẢO".[^]

Khi đó Phật xuôi cánh tay chỉ xuống đất, hỏi ông A-Nan rằng:

Ông thấy cánh tay của ta như thế này, là xuôi hay ngược?

A-Nan thưa:-Các người trong thế gian cho như thế là ngược; còn con thì không biết là ngược hay xuôi.

Phật lại hỏi ông A-Nan:-Các người trong thế gian cho như thế là ngược, thì họ cho như thế nào mới là xuôi?

A-Nan thưa:-Đức Như Lai đưa cánh tay lên, năm ngón chỉ thẳng lênhư không, như thế là xuôi.

Phật liền đưa tay lên, rồi kêu A-Nan mà bảo rằng:- Cũng một cánh tay này chứ không chi khác, chẳng qua chỉ đổi đầu làm đuôi, đổi đuôi làm đầu mà thôi, thế mà người thế gian, chấp thế này là ngược và thế kia là xuôi; điên đảo là đấy! Đấy là điên đảo.

Đem một cánh tay này mà so sánh, để chỉ rõ thêm ra: Thân Như Lai gọi là thân Phật (giác ngộ), thân các ông gọi là thân điên đảo(chúng sanh). Vậy ông nên chín chắn xem xét: thân ông và thân Phật, cái "Điên đảo" (chúng sanh) ở chỗ nào?

LƯỢC GIẢI

Ý Phật chỉ: Đồng một thể tánh chơn tâm, vì vô minh vọng động, chấp đây thật là Phật , kia thật là chúng sanh. Đó là "điên đảo". *

III.-PHẬT CHỈ NGAY CÁI "ĐIÊN- ĐẢO"[^]

Khi ấy A-Nan và đại chúng ngó Phật sửng sốt, đôi mắt không nháy, vì không biết ở nơi thân này và tâm này, cái"điên đảo" ở chỗ nào!

Phật thấy vậy thương xót mới dạy tiếp:

Ta thường nói: "Các pháp đều duy tâm biến hiện, cho đến thân và tâm ông ngày nay, cũng đều là vật ở trong chơn tâm hiện ra ". Tại sao các ông lại bỏ cái bản thể chơn tâm đi. Các ông vẫn ở trong ngộ(chơn tâm) làm mình (điên đảo là đó), thật đáng buồn thương!

IV.-PHẬT DẠY:VÌ MÊ NÊN CÓ THẾ -GIỚI VÀ CHÚNG- SANH.[^]

-Này A-Nan, bởi vô minh vọng động nên biến hiện ra có hư không, thế giới và chúng sanh. Trong thân chúng sanh vì có vọng tưởng lẫn lộn, nên nó vọng động leo chuyền bên trong (như vượn, như ngựa); khi các giác quan mở ra, thì nó rong ruổi theo trần cảnh bên ngoài (như vượn sút xiềng, ngựa tông chuồng). Rồi các ông cháp cái tướng vọng tưởng lăng xăng bên trong đó, cho là tâm tánh của mình. Một phen chấp nó làm tâm, thì không sao khỏi mê lầm cho rằng "tâm ở trong thân".

Chứ đâu biết rằng: thân này, tâm này, cho đến núi, sông, thế giới và hư không đều là vật trong chơn tâm hiện ra cả.

LƯỢC GIẢI

Như người đương thức (dụ chơn tâm) bổng chốc buồn ngủ (dụ vô minh). Khi ngủ chiêm bao thấy có hư không, thế giới, chúng sanh và mình (dụ vô minh sanh ra thế giới và chúng sanh), rồi chấp cái thân và tâm trong chiêm bao kia là mình, mà bỏ cả cảnh thức tỉnh rộng lớn này đi v.v...(dụ như vì mê muội nên nhận cái vọng thân vọng tâm này làm minh, cảnh này là thật, mà bỏ cái toàn thể chơn tâm sáng suốt rộng lớn kia).

*

Cái chơn tâm rộng lớn như vậy, các ông lại bỏ đi không nhận, trỡ lại chấp cái vọng thân, vọng tâm này cho là thật của mình. Cũng như toàn thể bể cả rộng khơi trong trẻo kia không nhận, trở lại chấp hòn bọt nhỏ nhen cho là toàn thể bể cả, thật là điên đảo! Các ông là một trong vô số người mê muội, thật đáng thương xót !

Như, cũng một cánh tay của ta, mà chầp thế này là ngược, thế kia là xuôi, cũng đồng một loại điên đảo!

V.- A-NAN ĐÃ HIỂU ĐƯỢC "CHƠN TÂM" SONG CHƯA DÁM NHẬN.[^]

Ông A-Nan vì thấy lòng từ bi tha thiết của Phật thương xót hết sức nồng hậu, chỉ dạy rất thâm trầm, nên cảm động rơi nước mắt, kính cẩn bạch Phật rằng:

-Con tuy nhờ Phật chỉ dạy cho hiểu được chơn tâm, nhưng hiện nay con vẫn còn dùng "cái tâm phân biệt" (vọng tâm) nghe lời Phật nói, rồi ngộ suông cái chơn tâm này mà thôi, nên chưa dám nhận chắc là tâm con. Vậy xin Phật thương xót chỉ dạy cho con hết nghi ngờ, để trỡ về với đạo vô thượng.

Phật dạy: Nếu các ông lấy vọng tâm nghe chánh pháp (chơn tâm) thì chánh pháp này cũng trở thành ra vọng, không thể nghe đặng chánh pháp.

Các ông nên biết: ta cũng như người dùng ngón tay chỉ mặt trăng, các ngươi phải nhơn ngón tay mà xem mặt trăng. Nếu chấp ngón tay cho là mặt trăng, thì chẳng những không thấy được mặt trăng, mà cũng không biết luôn cả ngón tay. Vì cho ngón tay là mặt trăng, thì không những không biết ngón tay là gì, mà cũng không biết thế nào là tối và sáng. Vì mê chấp ngón tay là mặt trăng, thì tối và sáng làm sao ró được.

Nay nếu các ông chấp cái "phân biệt" (vọng) làm tâm của mình, thì cái tâm này, khi rời tiếng nói pháp của ta, cũng vẫn còn phân biệt, thế mới phải thật là tâm của các ông (chủ). Nếu rời tiếng nói pháp của ta ra, mà các ông không còn phân biệt nữa, thì đó là vọng (khách) chớ không phải thật tâm (chủ) của các ông rồi.

Cũng như người khách, chỉ ngủ nhờ rồi đi, chớ không ở lại được. Nếu thật là chủ nhà, thì ở luôn chớ không còn đi đâu nữa.

Cũng thế, nếu thật là tâm của ông, thì không đi đâu cả. Tại sao khi rời tiếng nói pháp của ta, thì ông không còn phân biệt nữa?

Không những cái "phân biệt" về tiếng, cho dến cái "phân biệt" về sắc, hương ,vị , xúc và pháp, nếu rời sáu trần cảnh ra, thì nó đều không còn phân biệt nữa. Thế thì cái tâm của ông đồng là khách, có chỗ trả về. Vậy cái nào là "chủ", thật là tâm của ông?

A-Nan hỏi Phật:- Nếu cái tâm của con có chỗ trả về (trần cảnh qua thì tâm phân biệt hết) thì tại sao đức Như Lai lại nói: "Cái chơn tâmcủa con không trả về đâu cả?". Xin Phật mở lòng từ bi chỉ dạy cho.

IV.-PHẬT CHỈ TÂM LẦN THỨ TƯ[^]

Phật dạy:- Này A-Nan , tất cả cảnh vật trong thế gian không ngoài: sáng, tối, trống, bít, trong, đục v. v...Nay ta đem cá vạt này , cái nào trả về cho bản nguyên của cái nấy.

Như ánh sáng thì trả về cho mặt nhựt, vì không mặt hựt thì không sáng; còn tối thì trả về cho ban đêm, thông thả về cho trống, bít trã về cho vách, trong trả về cho tịnh, đục trả về cho bụi v.v...Cái nào trả về cho cái nấy rồi; càn cái "thấy" của ông thấy các cảnh vật đó, ông muốn nó trở về đâu? Nếu trả về cho cái sáng, thì khi tối đến đáng lẽ ông không thấy tối. Nếu trả nó về cho tối, thì khi sáng đến ông cũng phải không thấy sáng; còn trả về cho trống, bít v.v...cũng thế.

Rõ ràng các cảnh vật tuy có thiên sai vạn biệt, mà "cái thấy" của ông thật không sai khác. Như vậy, cái nào có thể trả được, thì cái đó là khách, tự nhiên không phải là ông rồi; còn cái nào ông không trả về được, thì cái đó là chủ, quyết định của ông chớ ai?

Cái tâm của ông mầu nhiệm sáng suốt và sẳn sàng như vậy, tại sao ông lại tự mê muội đi, trở lại nhận cái vọng làm mình, đành chịu nổi chìm trong biển khổ sanh tử, thật đáng thương xót !

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật phân tách các trần tướng, cái nào trả về cái nấy, để cho rõ "cái thấy" không trả về đâu được. Đó là cái "chủ", là "tâm" của chúng ta vậy.

*

VII.- A-NAN CÒN NGHI HỎI PHẬT[^]

A-Nan thưa: Bạch thế tôn, con tuy biết cái "thấy" này, không trả về đâu được, nhưng làm sao biết chắc nó là "chơn tâm" của con?

VIII.-PHẬT CHÆ TÂM LẦN THỨ NĂM[^]

Phật dạy rằng: Này A-Nan, ông thử xem trước mắt, tất cả các cảnh vật sum la vạn tượng, nào là núi sông, đất nước v.v...Ông nên lựa riêng ra cái nào thuộc về cảnh vật, còn cái nào là tâm ông.

Này A-Nan, cùng tột tầm mắt thấy của ông, ngó lên thì thấy mặt trời, mặt trăng, đó là vật chớ không phải là ông; xem rộng ra, núi, sông, cây cối, cỏ hoa, người thú; cho đến gió bụi, chim chóc, cũng đều là vật chớ không phải ông.

A-Nan, tất cả các cảnh vật, mặc dù có cao thấp, xa gần, ngàn sai muôn khác, song cũng đều là "vật bị thấy" của ông cả. Các vật loại tuy có sai khác, mà cái thấy của ông không khác. Thế thì cái "hấy" này chính là "tâm" của ông chứ không phải vật.

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật chỉ tâm rất rõ ràng.

*

IX.-PHẬT DẠY THÊM CÁI "THẤY" LÀ TÂM CHỨ KHÔNG PHẢI VẬT.[^]

Nếu cái "thấy" này là vật, thì ông cũng có thể thấy được cái "thấy" của ta.

Nếu ông cùng ta đồng thấy một vật, (bị thấy) mà ông cho là thấy được "cái thấy" của ta, thời khi ta không thấy, sao ông chẳng thấy được cái "không thấy" của ta? (vì cái thấy không phải vật nên chẳng thấy được nó).

Nếu ông nói: thấy được cái "không thấy" của ta, thì ông thấy cái gì đó, chớ quyết định không phải là thấy cái "không thấy" (tâm) của ta. Nếu ông không thấy được cái "không thấy" của ta, thì quyết định nó là "tâm", đương nhiên không phải là vật rồi.

Lại nữa, nếu cái thấy là vật, thì khi ông thấy nó, nó cũng phải thấy được ông. Như vậy thời tâm, vật lôn lạo; và trong thế gian này, không thể phân biệt được loài hữu tình (tâm), và loài vô tình (vật).

LƯỢC GIẢI

Đại ý đoạn này Phật nói vật thì bị thấy, còn tâm thì không bị thấy. Bởi cái thấy là tâm, nên không thể thấy được nó.

*

Này A-Nan, khi ông thấy các cảnh vật, cái thấy của ông khắp giáp tất cả, cái thấy đó không phải của ta và của người khác, thì quyết định của ông chớ ai?

Rất rõ ràng như thế, tại ông còn nghi "chơn tâm" của ông? Cái "chơn tâm" của ông như vậy, sao ông không tự nhận lấy, lại đi cầu ta chỉ "chơn tâm" cho nữa?

LƯỢC GIẢI

Đoạn này, Phật chỉ tâm rõ ràng hơn hết.

*

X.-ANAN NGHI "CÁI THẤY" CÓ LỚN NHỎ, ĐỨT NỐI.[^]

A-Nan thưa Phật: -Bạch Thế Tôn, nếu cái "thấy" này quyết định là tâm của con, chớ không phải của ai, thì khi con xem vũ trụ bao la, thấy mặt trời, mặt trăng...lúc bấy giờ cái thấy của con rộng lớn khắp giáp cả hư không. Khi con trở vào trong nhà, thì chỉ thấy nội trong nhà thôi.

Vậy cái thấy này nó phải rút nhỏ lại, chun vào nhà, hay là khi vào nhà, nó bị tường vách cắt đứt, nên còn nhỏ như thế? Chúng con không biết nghĩa này thế nào, xin Phật từ bi chỉ dạy.

XI.- PHẬT DẠY: TRẦN CẢNH CÓ LỚN NHỎ, CÁI "THẤY" KHÔNG LỚN NHỎ[^]

Phật dạy: Này A-Nan, trong thế gian tất cả cảnh vật có lớn nhỏ trong ngoài, tốt xấu v.v...đều thuộc về trần cảnh hiện tiền cả, chớ không phải cái thấy của ông có lớn nhỏ, tóp lại hay nới ra.

Cũng như trong cái hộp vuông, thì thấy hư-không vuông, trong cái chén tròn thấy hư không tròn. Vì chén tròn, hộp vuông, nên thấy hư không có vuông và tròn, chớ không phải cái hư không thật có tướng vuông tròn.

Nếu hư không quyết định là vuông, thì khi để cái chén tròn, đáng lẽ không thấy hư không tròn.

Trái lại, Nếu hư không quyết định là tròn, thì khi để hộp vuông, đáng lẽ không thấy nó vuông.

Vậy nên biết: vuông, tròn là tại đồ vật, chớ không phaiû hư không có vuông, tròn. Nếu phá hết các đồ vuông, tròn thì ông sẽ thấy hư không không có tướng vuông, tròn. Không phải bỏ hư không vuông mà có hư không tròn, hay trừ hư không tròn mà có hư không vuông.

Cái "thấy" của ông cũng thế, không có vuông tròn hay lớn nhỏ, mà lớn nhỏ, vuông tròn là tại cảnh vật.

Nếu ông cho khi vào nhà, cai ty

Nếu ông cho khi vào nhà, cái "thấy" quyết định phải tóp nhỏ lại, thì ông ra ngoài sân xem mặt nhựt, ông phải kéo giản cái tyquyết định phải tóp nhỏ lại, thì ông ra ngoài sân xem mặt nhựt, ông phải kéo giản cái "thấy" ra đến mặt nhựt hay sao?

Lại nữa, khi vào nhà, nếu ông cho cái thấy bị cắt đứt đi, thì khi xoi vách trống ra một lỗ, thấy được bên ngoài, sao cái thấy của ông không có dâùu nối?

Nghĩa đó rất rõ ràng như vậy, chớ có chi lạ mà ông nói không biết.

A-Nan, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến giờ vì mê mình (tâm) làm vật, bỏ mất chơn tâm của mình, bị cảnh vật xoay chuyển ( chi phối) nên tấy có lớn nhỏ, rộng hẹp, tốt xấu v.v...Nếu ai chuyển xoay được cảnh vật, thân tâm đặnh sáng suốt viên mãn, thì đồng với chư Phật. Lúc bấy giờ không rời nơi đạo tràng (chổ nầy) mà ở trên đầu một mảy lông, có thể chứa đựng khắp cả mười phương thế giới.

LƯỢC GIẢI

Từ nơi thể tánh chơn tâm, vì vô minh vọng động, sanh ra có hư không thế giới, chúng sanh cùng các cảnh vật, nên gọi "mê mình là vật".

Khi có cảnh vật rồi, cứ thro đó mà phân biệt xấu tốt, lớn nhỏ, mừng giận v.v...nên nói "bị vật chuyển xoay".

Đến khi hết vô minh vọng động, trở lại với thể tánh chơn tâm, thì các cảnh vật ấy không còn; như người thức giấc chiêm bao, thì cảnh chiêm bao kia hết, nên nói "xoay chuyển vật" là thế.

Lúc bấy giờ, một sợi lông hay mười phương thế giới cũng đều là chơn tâm cả. Đã đồng là chơn tâm, thì không còn thấy thế giới lớn hơn sợi lông, hay sợi lông nhỏ hơn thế giới , vì đồng một thể tánh, nên nói: "Trên đầu một sợi lông, có thể chứa đựng mười phương thế giới".

Đoàn này lý thâm, phải suy nghĩ nhiều mới hiểu.

---*^*---


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2012(Xem: 8696)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào? Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” tu theo Lục độ vạn hạnh, phát khởi đại bi nguyện dẫn dắt cứu giúp chúng sinh cùng thành tựu Phật quả.
11/10/2012(Xem: 5033)
Trước khi thọ nhận giáo lý, hãy cùng khởi lên động cơ của bồ đề tâm cao quý. Hãy mong ước rằng: “Con sẽ nghiên cứu Pháp và thực hành đúng đắn để thiết lập tất cả những bà mẹ của con, hữu tình chúng sinh nhiều như hư không, trong trạng thái giải thoát và giác ngộ tối thắng.”
03/07/2012(Xem: 7038)
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã có buổi Pháp thoại tại Viện Teen Murti, thủ đô New Delhi nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 64 của Ấn Độ.
16/04/2012(Xem: 9219)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
05/02/2012(Xem: 17385)
Chú Đại Bi, vốn chẳng có cách gì giảng được, vì Chú là mật ngữ bí mật. Nếu muốn biết ý nghĩa của Chú Đại Bi thì trước hết tôi nói một bài kệ. Bài kệ này nói về Chú Đại Bi: "Đại bi đại chú thông thiên địa Nhất bách nhất thiên thập vương hoan Đại bi đại từ năng khử bệnh Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền". "Đại bi đại Chú thông thiên địa": Bạn đọc Chú Đại Bi thì trên trời cũng chấn động, dưới đất cũng chấn động, thông thiên triệt địa. "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan": Mỗi ngày bạn tụng 108 biến, tụng một ngàn ngày; một năm có 365 ngày, một ngàn ngày tức khoảng ba năm. Bạn tụng ba năm mà mỗi ngày tụng chẳng gián đoạn. Mỗi ngày lúc nào bạn tụng Chú Đại Bi thì nhất định tụng vào lúc đó, dù bận thế nào bạn cũng tụng 108 biến. "Thập vương" là mười ô
15/01/2012(Xem: 7134)
Những đạo sư huyền thuật Tây Tạng thường trầm lặngít nói, trong số họ cũng có những người nhận môn đồ, nhưng giảng dạy bằngphương pháp tâm truyền chứ ít khi dùng đến ngôn ngữ. Việc mô tả những phươngpháp giáo huấn kỳ lạ đó không phải là chủ đề của bài viết này. Chỉ cần biếtrằng những môn đồ của các bậc đạo sư huyền thuật đó rất ít khi gặp được sư phụ... Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
13/01/2012(Xem: 5752)
MỘT VỊ ANH HÙNG thì can đảm và mạnh mẽ, không chút sợ hãi, và có khả năng bảo vệ những người khác trong khi thay mặt họ dành được chiến thắng. Nhờ trí tuệ và lòng bi mẫn của mình, một anh hùng-Bồ Tát chiến thắng trong trận chiến đấu với những cảm xúc phiền não. Ngài có thể bảo vệ chính mình bằng cách tự kềm chế không làm các ác hạnh và đồng thời mang lại lợi lạc cho người khác bằng cách chỉ cho họ con đường đúng đắn. Một viên ngọc của người anh hùng ám chỉ của cải không thể tranh cãi thuộc về chủ nhân của nó, vị anh hùng – là điều không ai có thể lấy đi.
02/01/2012(Xem: 9785)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
02/01/2012(Xem: 5726)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
27/12/2011(Xem: 4055)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang, kỹ nghệ đệ nhất, các chúng trong chư Thiên không ai hơn được, mà nói thần chú rằng: Nẵng mồ Uất nhĩ sái ma tỳ dược thi khư địa tì dã Bát ra bát để dã thức già la giả tăng lâm tăng lâm Đát nễ dã tha Thấp phạ nặc để kiêm bạt ra ma nặc lý nễ Hồng Phấn tra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]