Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Cái gì đây?

04/02/201213:08(Xem: 7886)
16. Cái gì đây?
NƠI ẤY LÀ BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY
Nguyên tác: Wherever You Go, There You Are.
Tác giả: Jon Kabat-Zinn - Dịch giả: Nguyễn Duy Nhiên.
"Thiền tập áp dụng vào đời sống hằng ngày"

PHẦN III
TINH THẦN CHÁNH NIỆM

16.- CÁI GÌ ĐÂY?

Tinh thần quan sát là nền tảng của một lối sống chánh niệm. Nhưng sự quan sát không chỉ là một phương cách để giải quyết vấn đề. Nó là một phương tiện giúp ta tiếp xúc được với sự bí mật của sống và sự có mặt của ta ở nơi này. Ta thật sự là ai? Ta đang đi về đâu? Nó có nghĩa lý gì? Thế nào là người... đàn ông, đàn bà, trẻ thơ, cha mẹ, một người học trò, một công nhân, một ông chủ, một tội nhân, một kẻ không nhà? Nghiệp quả của tôi là gì? Tôi đang ở đâu. Con đường nào là của tôi? Công việc của tôi trên trái đất này là gì?

Quán sát không có nghĩa là ta đi tìm một câu trả lời, nhất là những câu trả lời hời hợt có được từ một suy tư nghèo nàn. Nó có nghĩa là hỏi mà không cần được giải đáp, chỉ cần suy nghẫm và cân nhắc, cưu mang sự thắc mắc đó trong ta, để cho nó được thấm nhuần, sủi bọt, nấu chín và soi sáng bởi chánh niệm, như mọiviệc khác.

Bạn không nhất thiết cần phải ngồi yên mới có thể quán sát được. Sự quán sát và chánh niệm có thể xảy ra cùng một lúc trong cuộc sống thường ngày của ta. Thật ra, sự quán sát và chánh niệm chỉ là một, chúng tùy theo góc cạnh nhìn của ta. Bạn có thể suy ngẫm về những câu hỏi như là "Tôi là ai?", "Cái này thật sự là gì đây?", "Tôi đang đi về đâu?", hoặc là "Công việc nào là của tôi?" trong khi bạn đang sửa xe, đi dạo, rửa chén, đi xin việc làm, ngồi xem những đứa con của mình đùa giởn trong một buổi tối sáng trăng.

Trong cuộc sống ta sẽ phải đối diện với mọi thứ vấn đề: lớn nhỏ, tròn méo... Chúng có từ những việc rất nhỏ nhen cho đến lớn lao, và vĩ đại có thể đàn áp ta. Sự tu tập là làm sao ta có thể đối diện với chúng bằng sự quan sát, trong chánh niệm. Nó có nghĩa là ta cần đặt những câu hỏi như: "Ý nghĩ này, cảm thọ này, khó khăn này, thật sự là gì?", "Tôi sẽ đối phó với nó ra sao?" hoặc là tôi có dám đối diện với nó không hay là chấp nhận nó không?"

Bước đầu tiên là chấp nhận rằng ta có sự khó khăn, có nghĩa là ta đang có một sự căng thẳng hoặc bất an nào đó. Có khi phải mất đến bốn mươi năm, năm mươi năm ta mới có thể tạm công nhận được một vài vấn đề mà mình đang cưu mang. Sự quán sát không có một thời gian nhất định. Nó cũng giống như một cái nồi đang để trên ngăn giá. Nó sẵn sàng để sử dụng khi nào bạn cần mang nó xuống, bỏ đồ vào và nấu lên.

Quán sát có nghĩa là ta đặt câu hỏi và lập đi lập lại nhiều lần. Ta có can đảm để đối diện với vấn đề không, bất cứ đó là một việc gì, và đặt câu hỏi nó thật sự là gì? Việc gì đang thật sự xảy ra? Nó đòi hỏi ta phải biết nhìn cho thật sâu sắc và duy trì sự quán chiếu ấy trong một thời gian, với chánh niệm. Nó sai lầm chỗ nào? Gốc rễ của vấn đề nằm ở đâu? Bằng chứng đâu? Chúng liên hệ nhau ra sao? Thế nào là một giải pháp tốt đẹp? Ta hãy tiếp tục quán sát, quán sát và quán sát.

Nhưng bạn nên nhớ quán sát không phải là suy nghĩ để tìm tòi một sự giải đáp, mặc dù nó sẽ khơi lên rất nhiều ý nghĩ có thể giống như những câu trả lời. Quán sát có nghĩa là ta biết lắng nghe những tư tưởng của mình, mà câu hỏi ta đã khơi dậy. Việc ấy cũng giống như ta đang ngồi bên cạnh dòng suối tư tưởng của mình, lắng nghe tiếng nước chảy qua những khe đá, lắng nghe, lắng nghe và theo dõi, thỉnh thoảng có một vài chiếc lá hoặc cành khô nhỏ trôi qua.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 4636)
Tinh Yếu Lâm Tế Lục bình giảng
11/10/2010(Xem: 8245)
Ngày nay người ta đi hàng trăm ngàn dặm để được trông thấy các thiền sư, trực tiếp gặp họ để tham vấn. Nhưng rất ít người có dịp để đặt câu hỏi: tôi phải làm sao với những nỗi giận dữ, ghen tuông, thù ghét, sợ hãi, buồn sầu, tham vọng, si mê trong tôi - tất cả những rắc rối thường xâm chiếm tâm tư con người? Tôi phải cư xử với công việc, cha mẹ, con cái, vợ hoặc chồng, tôi tớ, xếp của tôi như thế nào, tất cả những tương giao làm nên đời sống ấy? Thiền có cách nào giúp tôi không?
08/10/2010(Xem: 12455)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
30/09/2010(Xem: 4203)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
29/09/2010(Xem: 6830)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
28/09/2010(Xem: 5182)
Theo Thiền sư Tôn Mật, đời Đường, thì có thể phân chia Thiền làm 5 loại, trong đó có 3 loại thực sự theo đúng đường lối tu hành của đạo Phật là : Thiền Nguyên thủy (Tiểu thừa ), Thiền Đại thừa, và Thiền Như Lai tối thượng. Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí" (trích: Đại thừa Phật giáo Tư tưởng luận).
28/09/2010(Xem: 6844)
Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn.
23/09/2010(Xem: 13926)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cực và tích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực và phát triển, tăng trưởng điều tích cực. Những giáo lý trong quyển sách này là để chuyển hóa tâm thức; chỉ đọc hay nghe mỗi một đoạn thôi cũng có thể đem lại lợi lạc to lớn.
22/09/2010(Xem: 8270)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567