Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Buổi sáng sớm

04/02/201213:08(Xem: 7370)
03. Buổi sáng sớm
NƠI ẤY LÀ BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY
Nguyên tác: Wherever You Go, There You Are.
Tác giả: Jon Kabat-Zinn - Dịch giả: Nguyễn Duy Nhiên.
"Thiền tập áp dụng vào đời sống hằng ngày"

PHẦN III
TINH THẦN CHÁNH NIỆM

3.- BUỔI SÁNG SỚM

Mặc dù ông không sở làm để đến, cũng không có con cái để săn sóc và đưa đến trường, không có lý do nào bên ngoài bắt ông phải dậy sớm, nhưng khi sống tại Walden, ông Thoreau có thói quen thức dật thật sớm để xuống tắm ở hồ vào lúc mặt trời mọc. Ông làm vì những lý do nội tại, như là một giới luật tâm linh: "Đó là một sư tu tập và là một trong những việc mà tôi có khiếu nhất".

Benjamin Franklin cũng đã từng ca tụng những đức tính như sức khỏe,giàu có và sáng suốt mà ta có thể đạt được nhờ biết dậy sớm, trong câu cách ngôn nổi tiếng của ông. Nhưng ông không chỉ nói suông mà còn thực hành nữa.

Việc dậy sớm không có nghĩa là ta sẽ có thêm thì giờ để dồn nhét thêm những bận rộn, công việc vào một ngày của mình. Sự thật ngược lại như thế. Ta sẽ có dịp để thưởng thức sự tĩnh lặng và cô tịch của giờ phút ấy, và có thể xử dụng thời gian đó để mở rộng tâm thức, để quán niệm, để thật sự có mặt và cố ý không làm gì hết. Sự an bình, bóng tối, bình minh và tĩnh lặng - tất cả những điều đó giúp cho buổi sáng sớm là một thời gian đặc biệt cho sự thực tập chánh niệm.

Hơn nữa, thức dậy sớm sẽ giúp cho ta có cơ hội làm chủ được một ngày. Nếu bạn có thể bắt đầu một ngày với một chánh niệm vững vàng, thì khi bạn cần phải đi đây đó làm việc, chắc chắn hành động của bạn sẽ được phát xuất từ chính sự vững vàng và tĩnh lặng đó. Bạn sẽ có thể duy trì được một chánh niệm vững chãi, một sự an lạc và quân bình trong nội tâm trọn cả ngày, cho dù công việc và trách nhiệm có nặng nề đến đâu. Một ngày chắc chắn sẽ được tốt đẹp hơn, nhất là khi bạn không phải vội vã nhảy ra khỏi giường và lao đầu ngay vào những đòi hỏi của cuộc sống.

Việc thức dậy sớm mỗi buổi sáng có một năng lực rất to tác, nó ảnh hưởng vô cùng sâu đậm tới cuộc sống của ta, cho dù ta có thực tập chánh niệm hay không. Chỉ cần nhìn mặt trời bình minh mọc mỗi sáng tinh sương, tự nó cũng là một tiếng chuông tĩnh thức cho ta rồi.

Nhưng tôi khám phá ra rằng, buỗi sáng sớm là một thời gian rất kỳ diệu để thực hành thiền tập. Chưa có ai thức dậy hết. Sự nào nhiệt của thế giới cũng chưa thật sự bắt đầu. Tôi bước ra khỏi giường và thường thường bỏ ra chừng một giờ cho chính mình, để không làm gì hết. Sau hai mươi tám năm trời, nó vẫn chưa mất đi sức quyến rũ đối với tôi. Thỉnh thoảng, cũng có lúc tôi cảm thấy khó mà dậy sớm, thân hoặc tâm tôi bị dằn co. Nhưng giá trị ở chỗ tôi vẫn cứ làm, cho dù mình có thích hay không.

Một trong những đức tính chánh của sự thực tập đều đặn là ta sẽ đạt được một thái độ xả bỏ đối với những trạng thái nhất thời của tâm ý. Ta cương quyết thức dậy sớm ngồi thiền mỗi ngày, cho dù mình cảm thấy muốn hay không. Sự thực tập ấy giúp ta có một tiêu chuẩn cao hơn - nhắc nhở ta về sự quan trọng của chánh niệm, và sự cám dỗ của thói quen sống trong thất niệm, vô ý thức của mình. Việc dậy sớm để thực tập không làm gì hết, tự nó cũng là một quá trình tôi luyện. Quá trình ấy phát ra một nhiệt lực đủ nóng để sắp xếp lại những hạt nguyên tử trong con người của mình, tạo nên một hàng rào pha lê vững chắc để bảo vệ thân tâm, một hàng rào giữ cho ta được thành thật và nhắc nhở rằng, cuộc sống này còn nhiều việc to tát hơn là sự thành đạt của mình.

Kỷ luật ấy sẽ giữ cho ta được vững vàng, không bị lệ thuộc vào phẩm chất của ngày hôm qua và những việc gì sẽ xảy ra trong ngày hôm nay. Tôi luôn cố gắng bỏ ra chút thì giờ để thực hành thiền tập, cho dù chỉ trong vài phút, vào những ngày có biến cố vui buồn lớn, khi tâm tôi và hoàn cảnh chung quanh hoàn toàn bị náo động, khi có nhiều việc cần phải làm và cảm xúc dâng cao. Được như thế, tôi mới có thể thật sự cảm nhận được ý nghĩa của những giây phút ấy, và đôi khi có thể lèo lái vượt qua được.

Khi ta thực tập chánh niệm vào buổi sáng sớm, là ta tự nhắc nhở mình rằng, mọi việc luôn luôn thay đổi, những điều tốt xấu sẽ đến rồi đi và ta lúc nào cũng có khả năng biểu lộ được một bình diện bất biến, của trí tuệ và an lạc, dù phải đối mặt với bất cứ một tình trạng nào. Mỗi sáng tinh sương ta thức dây sớm để thực hành thiền tập là một biểu hiện của bình diện ấy. Đôi khi tôi nói về nó như là một cái gì rất "thông thường", nhưng sự thật thì khác rất xa! Chánh niệm là những gì ngược hẳn lại với thói quen thường lệ của mình.

Nếu bạn còn chần chừ chưa muốn thức dậy sớm hơn một tiếng, thì bạn có thể thử nửa tiếng, mười lăm phút, hoặc năm phút thôi cũng được. Tinh thần mới là quan trọng. Năm phút thực tập chánh niện vào mỗi buổi sáng cũng có thể rất giá trị. Và chỉ cần hy sinh năm phút của giấc ngủ thôi, cũng có thể giúp ta thấy được cái tính mê ngủ của mình. Ta thấy rằng, mình phải cần bao nhiêu là sự tự chủ và quyết tâm để có được một chút thì giờ, để tỉnh thức mà không làm gì hết. Vì dù sao đi nữa, cái tâm suy nghĩ của ta có trăm ngàn lý do chính đáng để khất lại ngày sau, như là ta đâu có thật sự đạt được cái gì, sáng hôm nay cũng chẳng có gì quan trọng lắm, và có lẽ lý do thật sự hơn hết là, tại sao mình không ngủ thêm một chút nữa cho khỏe rồi ngày mai hãy bắt đầu?

Muốn vượt qua những trở ngại trong tâm mà ta đã biết trước ấy, ta cần phải tự quyết định vào đêm hôm trước rằng, mình sẽ thức dậy cho dù có nghĩ gì đi chăng nữa. Đó cũng là hương vị đặc biệt của đức tự chủ và thật sự có chủ đích. Ta làm vì đã tự hứa với mình và ta sẽ làm vào giờ đã ấn định, cho dù một phần của tâm ta có ưa thích hay không. Sau một thời gian, sự tu tập ấy sẽ trở thành một phần của con người ta. Đây chỉ đơn giản là một lối sống mới mà ta đã chọn. Nhưng nó không có nghĩa là "phải làm", vì ta không hề bó buộc mình. Những giá trị cũng như hành động của ta đã thay đổi, thế thôi.

Nếu bạn chưa sẵn sàng để thức dậy sớm, hoặc là có chăng đi nữa, bạn bao giờ cũng có thể xử dụng giây phút vừa thức giấc của mình, bất cứ lúc nào, như là giây phút của chánh niệm, giây phút đầu tiên của một ngày mới. Ngay trước khi bạn cử động, hãy cố gắng tiếp xúc với hơi thở của mình. Cảm giác thân mình đang nằm trên giường. Thẳng người ra. Và bạn hãy tự hỏi: "Tôi có tỉnh chưa? Tôi có biết rằng tôi được ban tặng cho một ngày mới không? Tôi có tỉnh thức để nhận lãnh nó không? Việc gì sẽ xảy ra trong ngày hôm nay? Ngay bây giờ tôi cũng chẳng biết. Mặc dù tôi đang suy nghĩ về việc gì cần phải làm, tôi có thể nào mở rộng ra với cái không biết này không? Tôi có thấy ngày hôm nay là một cuộc khám phá mới không? Tôi có nhận thấy rằng thời gian này có đầy đủ hết mọi tiềm năng không?"

Buổi sáng là những khi tôi tỉnh thức và bên trong tôi có một bình minh... Chúng ta phải biết học cách tỉnh thức ấy và giữ cho mình được tỉnh thức, không phải bằng những phương tiện máy móc, nhưng là bằng một sự mong đợi bất tận vào một bình minh sẽ không hề bỏ quên ta, dù ta đang đắm chìm trong một giấc ngủ say. Tôi không còn biết đến một sự kiện nào đáng khích lệ hơn là cái khả năng chắc chắn của con người nâng cao sự sống của mình bằng một nỗ lực có ý thức. Khả năng vẽ lên một bức tranh, tạc một bức tượng, tạo nên một vài đối tượng mỹ thuật, là cao đẹp lắm. Nhưng nếu ta có thể tạc hoặc vẽ được cái bầu không khí và môi trường mà ta nhìn xuyên qua, khả năng ấy còn tuyệt diệu hơn, vượt bực nữa... Làm sao để ảnh hưởng được phẩm chất của một ngày, đó mới là một nghệ thuật cao quý.
Thoreau, Walden.

Thực tập: Bạn hãy tự hứa với mình và cương quyết thức dậy sớm hơn thường lệ. Làm bấy nhiêu thôi cũng sẽ thay đổi được đời bạn. Hãy để thời gian ấy, dù dài hay ngắn, là thời gian để sống, để tỉnh thức. Bạn không muốn bỏ gì vào khoảng thời gian này hơn là chánh niệm và ý thức. Không cần phải lo nghĩ về những việc cần phải làm trong ngày và sống "trước" hiện tại của mình. Đây là lúc của sự vô thời gian, của tĩnh lặng hiện tại, và có mặt với chính mình.

Và khi vừa thức dậy, trước khi bước chân xuống giường, bạn hãy tiếp xúc với hơi thở của mình, ý thức những cảm giác trong thân, ghi nhận mọi ý nghĩ và cảm xúc đang có mặt, hãy dùng chánh niệm soi sáng giây phút này. Bạn có cảm nhận được hơi thở của mình không? Bạn có ý thức được sự bình minh trong mỗi hơi thở vào? Bạn có biết tán thưởng cảm giác hơi thở đang ra vào tự do nơi thân trong giây phút này không? Tự hỏi mình: "Bây giờ, tôi có thật sự tỉnh thức chưa?"

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 4636)
Tinh Yếu Lâm Tế Lục bình giảng
11/10/2010(Xem: 8245)
Ngày nay người ta đi hàng trăm ngàn dặm để được trông thấy các thiền sư, trực tiếp gặp họ để tham vấn. Nhưng rất ít người có dịp để đặt câu hỏi: tôi phải làm sao với những nỗi giận dữ, ghen tuông, thù ghét, sợ hãi, buồn sầu, tham vọng, si mê trong tôi - tất cả những rắc rối thường xâm chiếm tâm tư con người? Tôi phải cư xử với công việc, cha mẹ, con cái, vợ hoặc chồng, tôi tớ, xếp của tôi như thế nào, tất cả những tương giao làm nên đời sống ấy? Thiền có cách nào giúp tôi không?
08/10/2010(Xem: 12448)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
30/09/2010(Xem: 4201)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
29/09/2010(Xem: 6830)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
28/09/2010(Xem: 5182)
Theo Thiền sư Tôn Mật, đời Đường, thì có thể phân chia Thiền làm 5 loại, trong đó có 3 loại thực sự theo đúng đường lối tu hành của đạo Phật là : Thiền Nguyên thủy (Tiểu thừa ), Thiền Đại thừa, và Thiền Như Lai tối thượng. Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí" (trích: Đại thừa Phật giáo Tư tưởng luận).
28/09/2010(Xem: 6844)
Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn.
23/09/2010(Xem: 13926)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cực và tích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực và phát triển, tăng trưởng điều tích cực. Những giáo lý trong quyển sách này là để chuyển hóa tâm thức; chỉ đọc hay nghe mỗi một đoạn thôi cũng có thể đem lại lợi lạc to lớn.
22/09/2010(Xem: 8270)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567