Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Sự liên hệ mật thiết

04/02/201213:08(Xem: 8023)
11. Sự liên hệ mật thiết
NƠI ẤY LÀ BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY
Nguyên tác: Wherever You Go, There You Are.
Tác giả: Jon Kabat-Zinn - Dịch giả: Nguyễn Duy Nhiên.
"Thiền tập áp dụng vào đời sống hằng ngày"

PHẦN III
TINH THẦN CHÁNH NIỆM

11.- SỰ LIÊN HỆ MẬT THIẾT

Dường như từ tuổi thơ chúng ta cũng đã biết rõ rằng, mọi việc trên cuộc đời này đều có một liên hệ, gắn bó rất chặt chẻ với nhau. Rằng cái này xảy ra vì cái kia xảy ra, muốn cái này xảy ra thì cái kia phải xảy ra. Ở Tây phương có một câu chuyện cổ tích nói lên được sự kiện này. Có con chồn nọ lén uống hết sữa trong thùng của một bà lão, trong khi bà bận đi lượm củi. Khi khám phá ra, bà ta giận dữ bắt con chồn và cắt đứt đuôi nó. Con chồn khóc lóc xin lại cái đuôi, bà nói sẽ khâu lại cho sau khi nó trả sữa lại cho bà. Nghe vậy con chồn chạy đến gặp một con bò và xin chút sữa, con bò nói đem về cho nó cỏ thì nó sẽ cho sữa. Con chồn chạy ra cánh đồng xin chút cỏ, cánh đồng nói hãy đem cho ta chút nước. Con chồn vội đến bên một dòng suối để xin, dòng suối nói hãy đem bình đến đây lấy. Câu chuyện lại tiếp diễn cho đến khi có một bác nông phu, vì thương hại, cho con chồn những hạt lúa để đem cho con gà, đánh đổi lấy những quả trứng đem cho người bán hàng rong, anh bán hàng rong đổi cho một sợi dây chuyền đem về đưa cho một cô con gái để lấy chiếc bình... và cuối cùng con chồn lấy lại được cái đuôi và sung sướng chạy đi. Cái này phải xảy ra thì cái kia mới có thể xảy ra. Không có cái gì phát xuất từ khơi khơi được. Mọi việc đều có một quá khứ, lai lịch của nó. Ngay cả lòng thương của bác nông phu trong câu chuyện cũng phải có một phát xuất từ đâu.

Khi ta nhìn sâu vào bất cứ một quá trình nào, ta cũng sẽ thấy được sự thật ấy. Không có ánh sáng mặt trời sẽ không có sự sống. Không có nước sẽ không có sự sống. Không có thực vật sẽ không có sự quang hợp (photosynthesis), không có sự quang hợp sẽ không có dưỡng khí. Không có cha mẹ sẽ không có ta. Không có xe cộ sẽ không có thực phẩm cho thành phố. Không có hảng xe sẽ không có xe. Không có nhân công sẽ không có sắt thép cho hảng xe. Không có quặng mỏ sẽ không có sắt thép cho nhân công. Không có thực phẩm sẽ không có nhân công. Không có mưa sẽ không có thực phẩm. Không có mặt trời sẽ không có mưa. Không có những điều kiện cho sự sắp xếp của các vì tinh tú, những hành tinh trong vũ trụ, sẽ không có mặt trời, không có trái đất. Nhưng những mối liên hệ này không phải lúc nào cũng giản dị và nằm trên một đường thẳng. Thường thường thì chúng dính líu với nhau như một màng nhện chằng chịt và vô cùng vi tế. Vì vậy sự sống của ta là một màng lưới tương quan gắn bó rất mật thiết, mà không có một nơi nào là điểm khởi đầu, hoặc điểm chấm dứt tuyệt đối cả.

Vì vậy, chúng ta có thể thấy được sự vô lý cũng như nguy hiểm, khi ta để cho tư tưởng của mình biến một sự việc hoặc hoàn cảnh nào đó thành một cá thể cô lập, không ý thức gì về sự tương quan chằng chịt cũng như tính cách biến đổi của chúng. Bất cứ một việc gì cũng có dính líu đến bất cứ một việc nào khác, và nó cũng tàng chứa hết, cũng như được tàng chứa bởi mọi vật khác. Còn gì hơn nữa, vì mọi vật đều đang chuyển dịch. Những vì tinh tú sinh ra, trải qua các thời kỳ rồi diệt đi. Các hành tinh cũng có một nhịp điệu hình thành và hoại diệt riêng của chúng. Những chiếc xe mới chưa ra khỏi xưởng mà cũng đã đang trên đường đi đến chỗ phế thải rồi. Ý thức này sẽ làm gia tăng sự tán thưởng của ta đối với luật biến đổi của vạn vật, nó giúp ta bớt xem thường sự vật, hoàn cảnh cũng như tình tương thân, và biết quý trọng chúng hơn. Chúng ta sẽ tôn quý cuộc đời này hơn, con người, ý kiến và mỗi giây phút hơn, nếu ta có thể nhìn sâu và thấy được rằng, bất cứ những gì mình tiếp xúc đều có thể nối liền ta với toàn thể vũ trụ, và tất cả mọi việc, con người, nơi chốn, hoàn cảnh đều chỉ có mặt nơi đây trong chốc lát mà thôi. Nó biến giây phút này trở thành vô cùng lý thú. Mà thật ra, nó khiến cho giây phút này là tất cả.

Chánh niệm về hơi thở là một sợi dây, trên đó những hạt chuỗi kinh nghiệm, tư tưởng, cảm thọ, hiểu biết và ý thức của ta được xỏ qua. Xâu chuỗi ấy là một cái gì mới đối với ta - nói cho đúng thì nó là một cách nhìn mới, một lối sống mới, lối kinh nghiệm mới giúp cho ta có được cách hành xử mới trong cuộc đời. Đường lối mới ấy của ta dường như có thể nối liền lại tất cả những sự kiện gì có vẻ như là cô lập. Nhưng thật ra, trong cuộc sống này không có gì là cô lập mà cần phải được nối liền lại hết. Chính cái nhìn sai lầm của ta đã tạo nên và duy trì sự cách biệt phân chia ấy.

Cái nhìn và lối sống mới này sẽ giúp ta ráp lại những mảnh vụn của cuộc sống vào đúng vị trí của chúng. Mỗi giây phút sẽ được tôn trọng với sự trọn vẹn của nó, nằm trong một sự trọn vẹn khác to tát hơn. Sự tu tập chánh niệm chỉ đơn giản là một cuộc đi tìm, khám phá cho ra đường mối của màng lưới nối liền mọi việc ấy lại với nhau. Rồi đến một lúc nào đó ta sẽ thấy rằng, thật ra mình không cần phải tìm kiếm gì hết. Chúng ta chỉ ý thức được một sự tương quan mà nó bao giờ cũng có mặt. Ta đã leo lên đến một cao điểm giúp mình có thể thấy được toàn diện cảnh vật, và từ đó có thể ôm giữ giây phút hiện tại này trong chánh niệm. Hơi thở và giây phút hiện tại tương nhập vào nhau, như sợi dây và hạt chuỗi, chúng tạo nên một cái gì to tát hơn.

Cái này sáp nhập vào cái kia, những nhóm tan chảy nhập thành các nhóm sinh môi, cho đến một lúc những gì ta nghĩ là sự sống gặp gỡ và đi vào những gì ta cho rằng không phải là sự sống: ốc hến và đá, đá và đất, đất và cây cối, cây cối và mưa và không khí... Và điều lạ lùng là hầu hết những cảm giác mà ta gọi là tôn giáo, hầu hết những sự phản đối huyền bí mà ta cho là những phản ứng cao thượng và mơ ước của loài người chúng ta, thật ra chính là một sự hiểu biết và cố gắng nói lên rằng, con người có liên hệ với tất cả vạn vật, nó gắn bó chặt chẽ với mọi loài, biết tới hoặc không biết tới. Việc ấy nói thì nghe rất giản dị, nhưng cảm thọ sâu sắc của nó đã làm nên một Jesus, một St. Angustine, một St. Francis, một Roger Bacon, một Charles Darwin và một Einstein. Mỗi người, tùy theo nhịp điệu và giọng nói của mình, đã khám phá và tái xác nhận với một kiến thức kỳ diệu rằng, tất cả chỉ là một và một là tất cả - một phiêu sinh vật (plankton), một động vật nhỏ li ti sống trôi nổi theo dòng nước trong đại dương, và một hành tinh đang xoay và một vũ trụ đang mở rộng, tất cả đều được cột chặt lại với nhau bằng sợi dây vô cùng của thời gian.
John Steinbeck và Edward F. Ricketts.
Sea of Cortez

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2011(Xem: 5431)
Ngay sau khi tôi đến Nhật, có một buổi họp mặt với những người cộng sự Nhật ở Đông Kinh. Chúng tôi đang uống trà trong một nhà hàng, trên tầng thứ năm của một khách sạn. Thình lình một tiếng “ầm... ầm...” vang lên, và chúng tôi cảm thấy dưới chân, nền nhà hơi dâng lên. Sự rung chuyển, tiếng kêu răng rắc, tiếng đồ vật đổ vỡ càng lúc càng ồn ào. Hoảng hốt và náo loạn tăng thêm. Những thực khách đông đảo, phần lớn là người Âu châu, ùa ra hành lang để đến cầu thang và thang máy.
09/02/2011(Xem: 19157)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
07/02/2011(Xem: 20289)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc.
02/02/2011(Xem: 19162)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
30/01/2011(Xem: 15260)
Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.
21/01/2011(Xem: 4479)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó.
21/01/2011(Xem: 16223)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
20/01/2011(Xem: 8958)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
19/01/2011(Xem: 16635)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
18/01/2011(Xem: 20418)
Sở dĩ được gọi là Mật giáo vì đa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]