Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật An Lạc Và Tỉnh Thức

09/02/201114:33(Xem: 19044)
Đạo Phật An Lạc Và Tỉnh Thức

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC

“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang
daophatanlacvatinhthuc_thienphuc
MỤC LỤC
Lời Giới Thiệu
Lời Mở Đầu
1. Thiền Là Gì
2. Thiền Và Thiền Học
3. Vào Thiền
4. Thiền Định Của Người Phật Tử Tại Gia
5. Thiền Cho Xuất Gia Hay Tại Gia ?
6. Thiền Để Chứng Đắc Cái Gì ?
7. Thiền Và Chăn Trâu
8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?
9. Phương Pháp Tọa Thiền
10. Ai Có Thể Hành Thiền?
11. Khi Thiền Mà Nước Miếng Cứ Tuôn Ra Là Sao?
12. Ngọa Thiền
13. Thiền Trong Lúc Đi
14. Thiền Dành Cho Ai?
15. Thiền Trong Lúc Ăn
16. Làm Sao Để Có Chánh Niệm?
17. Ba Cõi Và Thiền
18. Thiền Và Thanh Tịnh
19. Người Phật Tử Dùng Tâm Nào Để Thiền ?
20. Tu Tâm
21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo
22. Tại Sao Tọa Thiền Càng Nhiều, Vọng Tưởng Càng Dấy Lên
23. Thiền Và Vô Minh
24. Thiền Và Chánh Niệm
25. Thiền Là Ném Bỏ Hành Trang cho Kiếp Luân Hồi
26. Người Mới Bước Vào Thiền Nên Tu Theo Ngài Thần Tú Hay Huệ Năng?
27. Thiền Và Giác Ngộ
28. Sống Thiền Thì Cõi Ta Bà Sẽ Trở Thành Niết Bàn
29. Ngồi Thiền Mà Niệm Khởi Lên Có Sợ Không
30. Lúc Tọa Thiền Có Nên Suy Tư Về Một Vấn Đề Gì Không?
31. Thiền Và Tâm Lý Trị Liệu
32. Sống Tỉnh Thức
33. Thiền Và Hơi Thở
34. Thiền Và Sự Ngưng Suy Tưởng

35. Thiền Và Sự Căng Thẳng Thần Kinh
36. Thiền Và Vô Tâm

37. Hãy Tìm Hiểu Thêm Về Bài Kệ Của Tổ Bồ Đề Đạt Ma

38. Thiền Và Sự Không Dính Mắc

39. Thiền Và Sự Buông Xả

40. Thiền Và Thế Giới Cực Lạc

41. Ai Có Thể Dùng Pháp Để Đốn Ngộ Trong Nhà Thiền ?

42. Phong Thái Của Người Hành Thiền

43. Thiền Và Tha Lực

44. Cái Nhìn Của Người Phật Tử Hành Thiền

45. Thiền Và Chứng Đắc

46. Thiền Là Tìm Trở Về Với Cái Phật Tánh Sẳn Có Của Mình

47. Làm Cách Nào Để Tâm Ta Lúc Nào Cũng Có Chánh Niệm ?

48. Kiến Tánh

49. Thiền Và Ma

50. Thiền Và Tám Con Đường Cao Quý

51. Thiền Và Sự Chú Ý Đơn Giản

52. Thiền Và Tứ Vô Lượng Tâm

53. Thiền Trong Đời Sống

54. Bài Thiền Không Tên

55. Thiền Và Tâm

56. Người Hành Thiền Có Nên Phân Biệt Vọng Niệm Để Mà Không Theo Hay Không?

57. Những Bài Kệ Hay Trong Nhà Thiền

LỜI GIỚI THIỆU

Kính thưa chư vị hành giả và thiện hữu tri thức,

Quý vị đang cầm trên tay quyển sách Đạo Phật An Lạc và Tỉnh Thức. Đây là kết quả của một sự cố gắng học hỏi, sưu tập, và tham khảo khá công phu mà đệ tử Thiện Phúc đã và đang thực hiện, với tâm nguyện chia sẻ kinh nghiệm tu và học cùng chư huynh đệ đạo bạn gần xa, đặc biệt là san sẻ nguồn pháp lạc với Đạo Tràng Tu Học Chùa Huệ Quang, thành phố Santa Ana, tiểu bang California, Hoa Kỳ.

Thưa chư vị,

Phật pháp thì vi diệu thậm thâm, trong lúc đó, phàm trí của con người thì quá ư là giới hạn. Do đó, không một ai có thể tự cho mình là thông hiểu đạo pháp một cách tường tận và rốt ráo được. May ra nhờ tinh tấn học hỏi và hành trì những gì Phật-Tổ đã dạy thì chúng ta mới đón nhận được hương vị giải thoát và an lạc được.

Dù tư tưởng và triết lý của Đạo Phật có cao siêu đến đâu đi nữa, nếu nó không đáp ứng được nhu cầu căn bản của con người trong mọi thời đại--giải quyết khổ đau và phiền muộn trong cuộc sống--thì chắc hẳn hôm nay, Phật giáo đã trở thành những món đồ cổ trong các Bảo tàng viện hay những lý thuyết xa vời nặng tính thuần lý nằm trong những pho sách dày cộm ôũ các thư viện.

Ngược lại, Phật giáo trong hơn hai mươi lăm thế kỷ đã và đang đóng góp cho cuộc sống con người và các thời đại bằng tinh thần đưa đạo Phật vào đời sống của mọi cá nhân, gia đình và xã hội dựa trên căn bản. Tùy duyên mà bất biến và Bất biến mà tùy duyên. Với tinh thần khế cơ khế lý đó, các hàng đệ tử xuất gia và tại gia khéo ứng dụng những lời dạy vàng ngọc thiết yếu của Đức Từ Phụ vào đời sống hiện thực, nhằm chuyển hóa con người và xã hội, từ bỏ tham lam, sân hận, si mê, ích kỷ...; đồng thời, quyết chí tu tập các hạnh Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền quán, lợi tha... Nhờ sống và hành trì đúng như giáo pháp mà qua bao thế hệ và thời đại, người Phật tử đã và đang làm vơi bớt những buồn đau thống khổ, những dại dột nhất thời cho mình, cho người và chúng sanh mọi loài.

Cũng chính nhờ khéo tu tập và áp dụng đạo pháp vào cuộc đời mà chúng ta đã và đang làm hiển lộ những giá trị cao đẹp từ ngàn xưa đến hôm nay và mai hậu. Dòng sinh mệnh của Phật giáo tiếp tục không ngừng đem lại lợi ích và an lạc cho chúng sanh không hẳn là nhờ vào giáo lý tuyệt vời mà phần lớn là nhờ vào sự thể hiện giáo lý ấy trong đời sống thường nhật của chúng ta, trong cách sinh hoạt và cư xử từ cái đi, đứng, ngồi, nằm, từ những lời nói và ý nghĩ. Đạo Phật có giá trị, lợi ích và hiện thực hay không là ở điểm nầy vậy.

Mặc dầu tập sách nầy đã được duyệt và bổ chính nhiều phần, tôi thiết nghĩ, nó vẫn chưa phải là một công trình hoàn hảo. Kính mong chư thiện tri thức cao minh chỉ giáo cho để chúng ta cùng học và hành đúng như giáo pháp của Phật.

Trước khi kết thúc, tôi xin được phép ghi lại lời dạy của Đức Từ Phụ đã thường khuyên nhủ chúng ta:

Trong các pháp cúng dường,
đem thân tâm hành trì Phật pháp,

không mệt mỏi, không gián đoạn.

Đó là một trong các pháp

cúng dường cao cả nhất.

Với tâm niệm. Kiến hòa đồng giải, tôi xin chân thành giới thiệu tập sách này đến cùng chư thiện hữu tri thức hành giả xa gần. Cầu nguyện cho chúng ta và tất cả chúng sanh tỏ ngộ Phật pháp, đồng tu đồng học để thêm vui bớt khổ, nhiều an lạc ít phiền não và sớm trở về với bổn tánh thanh tịnh, giác ngộ và giải thoát như chư Phật.

Trân Trọng
Mùa Phật Thành Đạo, California

Tháng Chạp, năm Bính Tý (1997)

Tỳ Kheo Thích Vân Đàm




LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội quay cuồng hiện tại, tâm trạng con người, không nhiều thì ít, đều mang những nỗi lo âu sợ sệt. Lo sợ già, bịnh, khổ, nghèo, cơ cực, và nỗi lo sợ to lớn nhất của con người từ xưa đến nay vẫn là cái chết. Chúng sanh đã lăn trôi trong vòng luân hồi sanh tử không cùng không tận cũng chỉ vì những lo sợ nầy. Vì lo sợ mà cố cưỡng lại luật vô thường. Vì cố cưỡng lại luật vô thường mà mê lầm gây ra các ác nghiệp để rồi từ đó cứ mãi lặn ngụp trong bể khổ sanh tử luân hồi.

Chính Đức Từ Phụ đã nhìn thấy rõ những điều nầy nên Ngài đã quyết từ bỏ cung vàng điện ngọc, cắt ái ly gia để tìm cho ra con đường giải thoát. Ngài đã khó công tu trì và đạt thành đạo quả Bồ Đề Vô thượng. Ngài đã thấu triệt những nguyên lý của vũ trụ và vạn vật. Ngài đã nhìn thấy trên đường sanh tử của chúng sanh nó trùng trùng điệp điệp những mộng mị, mộng đẹp thì ít mà ác mộng thì nhiều. Chính vì bị những mộng mị chập chùng ấy mà chúng sanh đã quên mất nẻo về; chúng sanh đã đánh mất quê hương Chân Như, hay nói trắng ra là đã đánh mất chính mình.

Lời dạy của Đức Từ Phụ tuy đã hơn hai ngàn năm trăm năm nay, vẫn là những chân lý hiện hữu tuyệt vời, không thể suy lường và luận bàn được. Dãy Ngân Hà và những Thái Dương hệ cũng như Địa Cầu mà chúng ta đang ở, có thể một ngày không xa nào đó, sẽ bị nổ tung và tan ra làm từng mảnh vụn, chứ những lời Phật dạy lúc nào cũng là những chân lý bất di bất dịch. Giáo pháp của Ngài chẳng những đã đưa con người của xã hội loạn động tại Ấn Độ thời bấy giờ đến chỗ yên vui, mà còn giúp cho con người của muôn vạn đời sau biết đường biết nẻo mà trôũ về quê hương của chính mình.

Từ vô thỉ chúng sanh đã đi trong bóng đêm dày đặc của vô minh, không biết mình là ai, không biết mình từ đâu tới. Đến đâu và đi đâu cũng không biết nốt. Chỉ biết mượn giả làm chân và cứ mãi làm thân Lữ Khách dừng hết trạm nầy đến trạm khác. Đức Từ Phụ, vì lòng từ bi mẫn chúng, đã đem hết những gì Ngài liễu ngộ ra chỉ dạy cho chúng sanh, những mong ai nấy cũng đều giác ngộ như Ngài, và những mong cái thế giới Ta Bà uế trược khổ đau nầy sẽ biến thành một ao sen khổng lồ, ngát hương thanh khiết và an tịnh. Giáo pháp của Ngài tuy có cao siêu vượt cách; tuy nhiên, nó không khó cho những ai thành tâm cầu tu giải thoát, mà nó sẽ khó khăn không cùng cho những kẻ cứ lặn lội trong vòng hí luận của ngôn từ.

Đức Từ Phụ đã ân cần dặn dò chúng đệ tử là đừng phí công biện luận, vì biện luận không khéo sẽ trở thành ngụy biện. Thí dụ như những ai chưa đầy đủ căn cơ mà còn ăn thịt chúng sanh thì cứ thành tâm mà chấp nhận đi để rồi từ từ chuyển hóa, chứ đừng biện bạch thế nầy thế nọ, càng biện bạch càng sa lầy. Ngày nào mà chúng ta hãy còn lẫn quẫn trong vòng mê mờ, không nhận ra đường chánh nẻo tà, đem vọng tưởng mà tạo các nghiệp không thiện của việc làm và lời nói, thì ngày đó tâm thức của chúng ta vẫn chưa thực sự trở về nguồn an tịnh. Muốn có được một đời sống an lạc và tỉnh giác thật sự, chúng ta nên nỗ lực thực hành những lời dạy cao quý của Đức Từ Phụ. Nhờ vào công phu tu tập hằng giờ hằng ngày, chúng ta có thể chuyển hóa những hạt giống trong tâm thức của mỗi chúng ta, tham lam ích kỷ thành phóng xả lợi tha, nóng giận sợ hãi thành an nhiên bình tỉnh, mê lầm cố chấp thành sáng suốt hỷ xả. Khi tâm thức chúng ta chuyển đổi trên chiều hướng thượng và giải thoát thì, không những riêng ta được an vui tự tại mà những người chung quanh chúng ta như thân nhân, bằng hữu và xóm giềng xa gần đều được lợi lạc vô cùng do sự học hỏi và hành trì giáo pháp mà mỗi chúng ta đang ngày đêm thực nghiệm.

Nay nhờ sự chỉ dạy của quý thầy và qua tham biện Phật kinh, vì thấy quá lợi lạc cho chính bản thân mình, nên tôi quyết biên soạn lại quyển Đạo Phật, An Lạc Và Tỉnh Thức. Quyển sách nhỏ nầy không nhằm mục đích nào cao xa, mà chỉ nhằm giúp giới thiệu cho những ai đang mong mỏi được đi trên con đường thanh tịnh mà năm xưa Đức Từ Phụ đã đi. Những lời chỉ dạy của Đức Từ Phụ và quý thầy không phải là những kỹ thuật tầm thường, mà là những kinh nghiệm thực tiển. Những kinh nghiệm chẳng những đã đưa Phật về chỗ vô sanh mà còn đưa các thầy tổ về chỗ tịnh tịch nữa. Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh, thực hành đúng phương pháp của Phật dạy, chánh tâm nghiên cứu, và không bao giờ nghi ngờ Phật pháp. Liễu ngộ được như vậy thì cho dù rừng thiền có mênh mông, nhưng nẻo thiền của ta sẽ hiển lộ. Đơn giản thôi, hãy hành trì những gì Phật dạy thì không lo gì không được về quê hương mình. Ví bằng cứ mãi mê chấp thì không sớm cũng chầy sẽ rơi vào tà thuyết mê tín mà uổng cho một đời.

Trong quyển sách nầy, quý vị sẽ không bao giờ tìm thấy bất cứ cái gì mà không có lợi lạc cho đời sống của chúng ta. Quý vị sẽ không bao giờ tìm thấy bất cứ một công án nào. Quý vị sẽ không cần tới một chút nghi tình nào, hoặc không phải suy nghĩ một chút xíu nào khi hành thiền, mà ngược lại quý vị sẽ chỉ tìm thấy những gì có lợi ích thiết thực. Quý vị sẽ tìm thấy những lời nói đơn giản mà đi thẳng vào nội tâm và quý vị cũng sẽ thấy rằng con đường duy nhất để tìm lại chân tâm là phải tự trôũ về với chính mình, thực nghiệm nơi chính bản thân của mỗi chúng ta.

Kính thưa quý bạn,
Thời gian coi vậy mà sẽ không còn nhiều nữa đâu, thoáng một cái mà ta đâu còn ở tuổi hai mươi, rồi thoáng một cái nữa ta đã ba mươi, rồi bốn mươi, rồi năm mươi, rồi hết một đời. Không lẽ ta đến với cuộc đời bằng tiếng khóc, rồi cũng lại ra đi bằng tiếng khóc của trỉu nặng khổ đau và phiền muộn sao? Mong cho ai nấy đều sớm quay trôũ về với chính thực tại của mình, sống đời tỉnh thức và thực nghiệm nơi chính bản thân mình để một ngày không xa nào đó Pháp Giới Chúng Sanh đều tìm lại được cái chân như thường hằng miên viễn mà chúng ta đã một lần dại dột bỏ quên.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Viết tại California mùa Hè năm 1996

Thiện Phúc
Source: thuvienhoasen


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2011(Xem: 5417)
Ngay sau khi tôi đến Nhật, có một buổi họp mặt với những người cộng sự Nhật ở Đông Kinh. Chúng tôi đang uống trà trong một nhà hàng, trên tầng thứ năm của một khách sạn. Thình lình một tiếng “ầm... ầm...” vang lên, và chúng tôi cảm thấy dưới chân, nền nhà hơi dâng lên. Sự rung chuyển, tiếng kêu răng rắc, tiếng đồ vật đổ vỡ càng lúc càng ồn ào. Hoảng hốt và náo loạn tăng thêm. Những thực khách đông đảo, phần lớn là người Âu châu, ùa ra hành lang để đến cầu thang và thang máy.
07/02/2011(Xem: 20143)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc.
02/02/2011(Xem: 19013)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
30/01/2011(Xem: 15208)
Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.
21/01/2011(Xem: 4434)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó.
21/01/2011(Xem: 16068)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
20/01/2011(Xem: 8906)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
19/01/2011(Xem: 16365)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
18/01/2011(Xem: 20256)
Sở dĩ được gọi là Mật giáo vì đa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
17/01/2011(Xem: 6974)
Biên tập từ các bài pháp thoại của ngài Thiền sư Ajahn Brahmavamso trong khóa thiền tích cực 9 ngày, vào tháng 12-1997, tại North Perth, Tây Úc. Nguyên tác Anh ngữ được ấn tống lần đầu tiên năm 1998, đến năm 2003 đã được tái bản 7 lần, tổng cộng 60 ngàn quyển. Ngoài ra, tập sách này cũng đã được dịch sang tiếng Sinhala và ấn tống ở Sri Lanka.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]