Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Phương Pháp Tọa Thiền

09/02/201114:37(Xem: 7921)
9. Phương Pháp Tọa Thiền

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

9. PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN

Tại sao lại tọa thiền? Nói cho đúng ra đi, đứng, nằm, ngồi cũng đều thiền được cả. Tuy nhiên, tọa thiền vẫn được dùng hơn vì tọa thiền dễ đi vào định hơn cả. Chính Đức Phật đã tọa thiền mà thành đạo, và sau khi thành đạo rồi, Ngài vẫn tiếp tục tọa thiền. Tọa thiền chẳng những giúp ta đi đến thanh tịnh, mà nó còn giúp ta điều hòa khí huyết trong thân thể nữa.

Trước khi ngồi thiền, đi đứng nằm ngồi đều thong thả, nhẹ nhàng và buông xả. Tâm không nên phiền não hay bực tức về bất cứ chuyện gì. Muốn tọa thiền, trước nhất phải có tọa cụ, tức là gối để ngồi, đường kính khoảng ba tấc, bề dầy khoảng một tấc. Nếu không có tọa cụ, có thể xếp mền làm tư lại mà ngồi. Khi ngồi chỉ để phân nửa, hoặc một phần ba bàn tọa lên gối. Có thể hơi ngả về phía trước một chút; đường xương sống cho thật thẳng đứng. Chỗ ngồi thoáng, không lộng gió mà cũng không bít bùng. Hơi thoáng một chút là được. Nhiệt độ không quá lạnh, mà cũng không quá nực vì ta ngồi thiền chứ đâu phải hành xác. . Ánh sáng vừa đủ, sáng quá thì dễ bị phân tâm, mà tối quá thì dễ bị buồn ngủ.

Lúc ngồi nên để cho xương cùn ở ngay giữa tọa cụ vì cả trọng lực của ta sẽ tì lên đó. Sau khi an vị rồi nên nghiêng qua nghiêng lại cho yên chỗ mới bắt đầu nới rộng dây lưng và cổ áo rồi kéo chân ngồi. Có thể ngồi:

1. Bán già, chân trái để lên đùi phải và bàn chân phải đặt dưới đùi trái (kiết tường); hay chân phải để lên đùi trái và bàn chân trái để dưới đùi phải (hàng ma) cũng được; lúc nào hai đầu gối cũng nên chạm sàn nhà.

thientap-03thientap-04

2. Nếu ngồi kiết già, chân trái đặt lên đùi mặt và bàn chân mặt trên đùi trái; hoặc chân mặt kéo lên đùi trái và chân trái để trên đùi phải; nên kéo sát vào thân; hai đầu gối nên chạm sàn nhà.

thientap-05thientap-06

3. Ngồi theo kiểu Thái Lan, hai chân không chéo lên nhau, mà chân này đặt trước chân kia, cả hai đầu gối đều chạm sàn nhà.

thientap-01thientap-02
4. Ngồi theo kiểu cổ truyền của Nhật Bổn, hai đầu gối chạm sàn nhà, hai bàn chân đặt dưới tọa cụ, tọa cụ ép giữa hai mông và hai bàn chân, sức nặng toàn thân sẽ giảm nhiều với tư thế ngồi nầy.

5. Ngồi trên một cái ghế thấp, hai chân lòn dưới ghế, thế ngồi nầy sẽ thoải mái cho những ai hơi nặng kí lô.

thientap-07thientap-08

6. Ngồi trên ghế cũng được, nhưng vẫn phải có tọa cụ, xương sống phải thẳng, hai chân nên buông thẳng.

thientap-09thientap-10

Thế ngồi đã xong, giờ lấy bàn tay phải để lên bàn tay trái, hoặc ngược lại. Những ngón tay chồng lên nhau. Hai đầu ngón cái vừa chạm nhau ngay chiều của rún. Hai bàn tay để lên lòng hai bàn chân. Nếu lòng bàn chân quá trũng, có thể chêm thêm khăn sao cho hai bàn tay ngang nhau. Trong khi ngồi, giữ cho lưng thẳng; tuy nhiên, đừng quá cố gắng, đừng gồng, đừng kênh... Đầu hơi cúi và mắt mở một phần ba, sao cho ta nhìn thấy chót mũi và mặt sàn nhà cách mình chừng ba tấc. Gương mặt bình thản, nếu có một nụ cười tự nhiên càng tốt. Nên chuyển động thân vài lần trước khi vào thiền.

Lúc bắt đầu thiền, thở khoảng ba hơi dài; thở vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Hít vào tâm tỉnh lặng, thở ra miệng mỉm cười, tưởng chừng như tất cả phiền não bịnh hoạn đều theo hơi thôũ ra ngoài hết. Sau đó miệng ngậm lại cho môi răng kề nhau và bắt đầu chỉ thôũ nhẹ và đều bằng mũi. Thôũ không cho nghe tiếng càng tốt. Cứ như thế mà hít vào tâm tỉnh lặng, thôũ ra miệng mỉm cười. Thở đều đều một cách tự nhiên, đừng nghĩ ngợi gì cả, ngay cả chuyện tỉnh lặng và mỉm cười vì trong thiền chúng chỉ là những vọng tưôũng mà thôi. Nếu tâm ta vẫn còn loạn động thì ta có thể bắt nó đếm số. Hít vào một hai ba; thở ra bốn năm sáu... Tiếp tục như vậy và chỉ như vậy thôi. Nếu có vọng niệm nào chạy đến, ta cương quyết không theo, mà không theo thì nó sẽ qua đi. Tập như vậy cho đến khi không còn vọng tưởng là định, đừng đòi hỏi một cái định nào khác. Định mà còn có thể diển tả được chỉ là vọng định. Cứ như thế, lâu dần sẽ thành thói quen và tu được thanh tịnh lúc nào không hay. Ngồi khoảng một hoặc hay tiếng đồng hồ ta có thể xả thiền. Với người mới tập, có thể ngồi chừng hai mươi phút, hoặc nửa giờ cũng được.

Làm sao để trị những niệm khởi trong lúc thiền?
Đừng nghĩ gì đến việc đối trị là trị vậy. Trong lúc ta chưa thiền thì biết bao nhiêu là niệm mà kể cho xiết; tuy nhiên, vì quá loạn động nên ta nào có hay biết gì. Đến lúc thiền rồi thì tâm ta tỉnh lặng hơn; do đó mà niệm dấy lên, ta biết ngay. Biết mà không theo, không cầm giữ, cũng không đuổi vì còn cố ý đuổi là còn bị vọng niệm chi phối. Khi vọng niệm dấy lên mà ta thấy khó lòng dửng dưng, xin hãy tự niệm: Vọng niệm, vọng niệm, vọng niệm. Cứ như thế cho đến khi chúng lặng bớt. Khi vọng lặng thì tâm lặng; mà khi vọng lên ta liền biết vọng mà không theo. Cứ như thế, một lúc sau vọng sẽ thưa dần và im bặt. Nếu vọng tưôũng quá mạnh, ta nên tạm thời trụ tại một điểm nào đó trong thân thể; tuy nhiên, hai điểm tốt nhất là rún và chót mũi. Đến khi niệm đã im bặt rồi thì cũng không còn nên trụ vào đâu nữa.

Khi xả thiền, từ từ động vai, động đầu, cúi, ngước, nghiêng phải, nghiêng trái chừng vài ba lần. Dùng mũi hít vào, thở ra bằng miệng cũng chừng vài ba lần. Sau đó từ từ chà xát hai bàn tay rồi đem úp vào hai mắt, hai tai và sau ót, chừng vài ba lần tùy ý. Từ từ duỗi hai chân ra; dùng hai tay xoa bóp hai bàn chân; dùng hai ngón tay cái ấn nhẹ vào bên dưới của hai mắt cá non (mắt cá bên trong) của đôi bàn chân, phương cách nầy sẽ kích động các huyết mạch chân và làm cho chân mau bớt tê. Xong rồi nên xoa bóp toàn thân từ đầu đến chân. Nên nhớ rằng tất cả mọi động tác đều phải rất từ từ và nhẹ nhàng.

Ngồi yên độ một hoặc hai phút, ta bắt đầu từ từ đứng dậy. Nếu ngồi một mình trước bàn thờ Phật thì nên xá Phật; còn nếu ngồi với thiền hữu thì đứng dậy chấp tay xá thiền hữu, sau đó quay lên bàn Phật, xá Phật một cái. Nếu có điều kiện nên đi kinh hành, chừng năm hoặc mười phút cho thẳng chân. Có thể đi trong phòng, nếu phòng rộng; hoặc có thể đi xung quanh nhà. Lúc đi kinh hành cũng giống như lúc tọa thiền, chân bước thẳng mà nhẹ nhàng; tâm không động. Nhấc chân lên và để chân xuống thật nhẹ nhàng. Tâm vẫn biết có những chuyện xãy ra chung quanh; vẫn biết có vọng mà không theo. Vọng niệm cứ đến, rồi tự nhiên đi. Khi đi ta vẫn hằng an trú trong chánh niệm. Được như vậy, từng bước ta đi là sen nôũ cho ta và cho người.

Tóm lại, tu thiền là muốn cho dù sanh dù tử vẫn tự tại; khi sống cũng như khi chết, mình luôn làm chủ lấy mình, cả thân lẫn tâm. Lúc thiền thì thân không sát sanh, trộm cướp, tà dục; khẩu không nói điều lỗi lầm xấu ác, thêm bớt, lường gạt, bất chánh; ý không tham, sân, si. Chính nhờ thiền mà ta có thể quán sát và nhận xét một cách khách quan những tập quán tệ hại do bản ngã gây ra. Mục đích trước mắt của thiền là môũ mang trí huệ và làm cho sáng thêm tâm tánh. Thiền giúp ta không chạy theo những loạn động cũng như những vọng niệm. Thiền là biết rằng vọng tâm phức tạp, dao động và không có thật, nên ta không theo nó. Mọi người đều biết rằng mục đích của tu thiền là an nhiên, tự tại và giải thoát ở đời nầy, kiếp nầy.

1) Thế Ngồi Kiết Già 2) Thế Ngồi Bán Già
3) Thế Ngồi Thái Lan 4) Thế Ngồi Nhật Bản
5) Thế Ngồi Trên Ghế 6) Thế Ngồi Trên Ghế Thấp
7) Thế Ngồi Trên Băng Thấp

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2011(Xem: 5423)
Ngay sau khi tôi đến Nhật, có một buổi họp mặt với những người cộng sự Nhật ở Đông Kinh. Chúng tôi đang uống trà trong một nhà hàng, trên tầng thứ năm của một khách sạn. Thình lình một tiếng “ầm... ầm...” vang lên, và chúng tôi cảm thấy dưới chân, nền nhà hơi dâng lên. Sự rung chuyển, tiếng kêu răng rắc, tiếng đồ vật đổ vỡ càng lúc càng ồn ào. Hoảng hốt và náo loạn tăng thêm. Những thực khách đông đảo, phần lớn là người Âu châu, ùa ra hành lang để đến cầu thang và thang máy.
09/02/2011(Xem: 19051)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
07/02/2011(Xem: 20159)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc.
02/02/2011(Xem: 19029)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
30/01/2011(Xem: 15215)
Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.
21/01/2011(Xem: 4441)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó.
21/01/2011(Xem: 16077)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
20/01/2011(Xem: 8912)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
19/01/2011(Xem: 16388)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
18/01/2011(Xem: 20270)
Sở dĩ được gọi là Mật giáo vì đa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]