Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Xuân Miên Viễn

30/04/201103:19(Xem: 5606)
6. Xuân Miên Viễn

BƯỚCĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG THIỀN
HT Thích Thanh Từ

XUÂN MIÊN VIỄN

Hôm nay là ngày đầu năm, tôi chúc tất cả Tăng Ni và Phật tử hưởng một mùa xuân miên viễn. Muốn hưởng một mùa xuân miên viễn, chúng ta phải làm sao, và tiếp nhận những gì? Sau đây là những yếu tố cần phải có để hưởng một mùa xuân miên viễn. Thông thường người đời đều thừa nhận một năm có bốn mùa là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nẩy lộc, và mọi người đều vui tươi, tất cả hạnh phúc, con người coi như có sẵn trong mùa xuân. Song, mùa xuân theo thời gian thì dài lắm là ba tháng; hết xuân tới hạ, tới thu, tới đông. Cho nên cái vui của con người chỉ ngắn ngủi trong mộtlúc rồi hết. Sang mùa hạ thì nóng bứt, mùa thu thì buồn tẻ, mùa đông thì rétmướt. Do đó, đối với người tu chúng ta không chấp nhận cái vui ngắn ngủi của mùa xuân năm tháng, mà cần có cái vui mãi mãi không lệ thuộc thời gian. Mùa xuân mà tôi muốn nói hôm nay là mùa xuân miên viễn, chứ không phải mùa xuân của thời tiết. Vậy, chúng ta tu thế nào để hưởng được một mùa xuân miên viễn; và mùa xuân miên viễn đó nó phát nguồn từ đâu?

Trở về nguồn, thì chính Đức Phật Thích Ca là người đã hưởng trọn vẹn mùa xuân miênviễn và cũng chỉ cho tất cả chúng sanh một mùa xuân miên viễn, và gần hơn làTổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa, gieo rắc mùa xuân ấy nơi lòng mọi người tu. Sau đây, tôi dẫn chuyện các Thiền sư cho quý vị nghe, để thấy mùa xuân miên viễn đó thể hiện trong tâm hồn những người đã sáng được lý đạo và sống được với đạo như thế nào?

Trước tiên tôi dẫn câu chuyện một vị tăng hỏi ngài Động Sơn Lương Giới:

- Thế nào là ý tổ sư từ Ấn Độ sang ?

Ngài Động Sơn đáp:

- Đợi dòng nước Động Sơn chảy ngược ta sẽ vì ông nói.

"Sơn" là núi, "động" là hang. Nước ở trong khe động trên núi chảy xuống có lúc nàochảy ngược trở lên không? Tại sao Ngài Động Sơn bảo: "Đợi dòng nước Động Sơn chảy ngược sẽ vì ông nói?" Câu đó đã nói gì về ý Tổ sư từ Ấn Độ sang? Tổ sư đây là Tổ sư nào? Những Thiền sinh và Thiền khách thường băn khoăn khôngbiết Tổ Bồ Đề Đạt Ma Ngài có ý gì để truyền dạy? Ý đó như thế nào? Ai cũng thắc mắc muốn hiểu, muốn biết. Ngài Động Sơn trả lời như vậy, qúy vị hiểu ý Tổ sư từ Ấn Độ sang chưa? Ngài Nghĩa Thanh ở Đầu Tử, có làm kệ tụng như sau:

Cổ nguyên vô thủy nguyệt hà sanh

Mãn ngạn Tây lưu nhất phái phân

Thông Lãnh bãi tuần, Hùng Nhĩ mộng

Tuyết đình hưu thoại Thiếu Lâm xuân.

Dịch:

Nguồn xưa không nước nguyệt đâu sanh

Một mạch dòng Tây chảy ngập tràn

Thông Lãnh hỏi rồi Hùng Nhĩ mộng

Tuyết sân thôi nói Thiếu Lâm xuân.

Ngài Nghĩa Thanh đã nói gì về câu đáp của Ngài Động Sơn?

"Cổ nguyên vô thủy nguyệt hà sanh": dòng suối xưa nếu khô thì trăng không rọi bóngđược. Nhìn xuống suối sở dĩ thấy được bóng trăng là vì suối có nước trong.Nếu suối đã khô cạn thì bóng trăng không hiện.

"Mãn ngạn Tây lưu nhất phái phân": Tuy vậy, giòng suối xưa nó đã tràn cả bờ từ phương Tây trôi sang phương Đông thành một mạch chia ra nhiều nhánh chảy mãi không dứt. Hai câu này dường như mâu thuẫn. Câu thứ nhất nói bóng trăng hiện làkhi nào có nước. Vậy, có nước mới có bóng trăng, không nước thì không bóng trăng, câu này nói gì về câu đáp của Ngài Động Sơn: "Đợi dòng suối chảy ngược, tôi sẽ vì ông nói"? Câu thứ hai: giòng suối cạn không có bóng trăng, tuynói cạn mà không cạn, cứ chảy tràn cả bờ và chảy mãi cho tới ngày nay. Như vậy để thấy giòng suối đó không phải là khô hẳn; không khô hẳn mà không bóng trăng.

"Thông Lãnh bãi tuần Hùng Nhĩ mộng": Ở núi Thông Lãnh không còn thưa hỏi nữa, vàở trên núi Hùng Nhĩ chỉ là mộng thôi. Tổ Bồ Đề Đạt Ma tịch tại Thiếu Lâm, nhục thân Ngài được nhập tháp trên núi Hùng Nhĩ, Tống Vân khi đó đi sứ Ấn Độ về ngang qua dãy núi Thông Lãnh, kể lại rằng gặp Tổ quảy một chiếc dép đi về Tây (Ấn Độ). "Thông Lãnh bãi tuần" là ở Thông Lãnh không còn thưa hỏi nữa, tức là hết duyên ở Trung Hoa nên Ngài mới về Ấn Độ. Như vậy, là nhục thân của Ngài nhập tháp ở núi Hùng Nhĩ chẳng qua là một giấc mộng. Tống Vân gặp Ngài ở núi Thông Lãnh chỉ là một giấc mơ.

"Tuyết đình hưu thoại Thiếu Lâm xuân". Nơi sân tuyết chùa Thiếu Lâm Thần Quang đến hỏi đạo, mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma xoay mặt vô vách. Thần Quang đứng ở ngoài sân, mùa đông tuyết ngập đến đầu gối, mà Ngài vẫn đứng trơ, nhìn thẳng vào Tổkhông đổi sắc mặt, nên Tổ mới xoay lại hỏi:

- Cầu cái gì mà chịu khổ hạnh vậy?

- Con xin Ngài dạy cho con pháp môn cam lồ.

Từ đó Tổ mới nhận Ngài làm đồ đệ. Lúc Ngài Huệ Khả còn thưa hỏi thì lúc đó còn duyên giáo hóa. Khi Ngài Huệ Khả không còn thưa hỏi nữa tức là Tổ Huệ Khả đã đạt được đạo, thấy được chân lý mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã truyền dạy. Lúc đó, ở Thiếu Lâm có được một mùa xuân miên viễn, nên nói "tuyết đình hưu thoại Thiếu Lâm xuân". Mùa xuân ấy không còn bị thời gian chi phối, không còn vẻ ảm đạm của mùa thu, không còn cái lạnh lẽo của mùa đông. Muốn hưởng được mùa xuân miên viễn phải trải qua một cơn tuyết ngập tới gối, chớ không phải giản dị như người hiện nay được ấm no sung sướng mà muốn hưởng xuân Thiếu Lâm, chắc chắn là không được. Người tu thường đối diện với cái lạnh lẽo cô đơn, sự ấm áp của thế tình đã phai nhạt, chỉ có nguồn chánh pháp là sưởi ấm thôi. Nếu tu mà muốn tình đời sưởi ấm mãi, chắc chắn chúng ta phải chịu lạnh muônkiếp. Hiện tại chúng ta phải cam chịu lạnh, tình đời phải buông, phải xả, để còn trơ trọi "một con người" chỉ là "một con người". Khi đó chúng ta mớiđược sưởi ấm bằng một nguồn vui miên viễn của xuân Thiếu Lâm, nếu không thì chẳng bao giờ chúng ta hưởng được mùa xuân ấy. Và, giòng suối từ Ấn Độ chảy sang Trung Hoa và chảy mãi đến Việt Nam, giòng suối đó đến bây giờ vẫn còn không cạn. Nhưng, chúng ta có hưởng được hay không là do sức chịu đựng, sức nỗ lực của chúng ta. Cũng như sau một trận tuyết lạnh rồi, Tổ Huệ Khả mới thấy mùa xuân ở Thiếu Lâm. Đó là ý nghĩa bài kệ của Ngài Nghĩa Thanh.

Một vị tăng hỏi Ngài Cửu Phong (thị giả hỏi chết người ở Thạch Sương): "Tổ Tổ truyền nhau là truyền việc gì?" Đáp : "Truyền y bát". Nếu truyền y bát thì khô khan làm sao ! Y thì không biết nói, bát cũng là đồ vô tri, y bát là vật vô tình, truyền vật vô tình đó có lợi gì cho người? Nếu nói Tổ Tổ truyền nhaulà truyền y bát, điều đó không phải là đạo lý, nên Ngài Cửu Phong đáp:

- Thích Ca nghèo, Ca Diếp giàu.

Tăng hỏi:

- Thế nào là Thích Ca nghèo?

Sư đáp :

- Không một pháp cho người.

Tại sao Đức Thích Ca nghèo lắm vậy? Ngài không có một vật để cho người thì khôngnghèo là gì? Sau này con cháu Ngài cũng nghèo, người nghèo nhất là Hương Nghiêm Trí Nhàn. Nghèo cho tới không có đất cắm dùi và cũng không có dùi đểcắm nữa. Trình bày chỗ nghèo của mình Ngài nói:

Năm xưa nghèo còn có đất cắm dùi

Năm nay nghèo không có dùi để cắm.

Như vậy, sự truyền thừa của Phật Tổ, quí vị thấy truyền thừa cái gì? Đức Thích Ca không có một vật để cho người, thì có cái gì để mà truyền?

Vị tăng hỏi thêm:

- Thế nào là Ca Diếp giàu?

Sư trả lời :

- Trong nước Mạnh Thường Quân.

Xưa ở Trung Hoa, Mạnh Thường Quân là người nuôi dũng sĩ, dũng sĩ nào mà thất thời lỡ vận, ông đem về nuôi hết, nên nói Mạnh thường Quân là người giàu. Vậy Tổ Ca Diếp giàu là giàu cái gì? Nếu Tổ Ca Diếp nghèo thì không truyền tới bây giờ. Bởi Ngài giàu nên Ngài truyền mãi cho tới ngày nay không dứt, con cháu đông vầy, đó là cái giàu của Ngài Ca Diếp. Như vậy, đức Thích Ca nghèo vìkhông có pháp cho người. Ngài Ca Diếp giàu nên truyền mãi không dứt. Nói như thế có mâu thuẫn không? Nếu chúng ta thấy được cái không mâu thuẫn thì chúng ta thấy được mùa xuân miên viễn ở chùa Thiếu Lâm. Còn chúng ta thấy có mâu thuẫn thì không thấy được mùa xuân miên viễn ở Thiếu Lâm. Sau đây, Thiền sư Tử Thuần ở núi Đơn Hà làm bài kệ nói về sự đối đáp này:

Tịch quang ảnh lý hiện toàn thân

Quí dị thiên nhiên quýnh xuất luân

Gia phú nhi nô thiên đắc lực

Dạ phân đăng tỏa chiếu tây lân.

Dịch :

Tịch quang trong bóng hiện toàn thân

Sang khác thiên nhiên vượt hạng thường

Con khó nhà giàu riêng đắc lực

Đêm chia đèn lửa giọi xóm gần.

"Tịch quang ảnh lý hiện toàn thân". Trong cái sáng lặng lẽ bóng nó hiện toàn thân. "Quí dị thiên nhiên quýnh xuất luân": Cái giàu sẵn có đó nó khác hẳn, vượt xa cái giàu thông thường của thế gian. "Gia phú nhi nô thiên đắc lực": Nhà giàu mà con làm tôi tớ, riêng được chỗ đắc lực. Cha giàu chỉ cho ông trưởng giả, con làm tôi tớ chỉ cho gã cùng tử chịu là tôi tớ trong kinh Pháp Hoa. Nhưng nếu người con tôi tớ khi rõ biết việc nhà rồi, tức là quản lý được gia nghiệp thì "dạ phân đăng hỏa chiếu tây lân" ông cha ban đêm chia đèn lửa để giọi chiếu xóm giềng gần. Hai câu đầu nói lên ý đức Thích Ca ngài nghèo, bởi vìtrong cái sáng lặng lẽ đó có cái bóng hiện ra toàn vẹn nhưng đó chỉ là cáibóng thôi. Đã là cái bóng có gì là thật, đã là không thật có gì để chia để trao? Nhưng trong đó có ngầm cái giàu, mà không phải là cái giàu thông thường của thế nhân, mà là cái giàu vượt hết tất cả của cải thường tình. Cái đólà cái giàu sẵn gọi là thiên nhiên sẵn có. Hai câu sau chỉ cái giàu của Ca Diếp. Ngài Ca Diếp rất là giàu, con cháu của Ngài nghèo nàn, một khi có sức kham nhẫn chịu đựng, có khả năng gánh vác được gia nghiệp, là Ngài giao chia cho đèn lửa để nối tiếp mãi mãi. Nên trong đạo thường nói kẻ sau nối tiếp người trước, dùng chữ "tục diệm truyền đăng" nghĩa là nối lửa trao đèn. Tại sao không trao ngọc trao vàng mà lại trao lửa trao đèn? và trao đèn traolửa để làm gì? Chủ yếu của đạo Phật là giác ngộ, mà giác ngộ là sống bằng trí tuệ, mà sống bằng trí tuệ thì sáng suốt. Bởi chúng sanh vô minh, mê mờ nên chìm mãi trong luân hồi sanh tử. Chỉ có ánh sáng của trí tuệ mới phá đượcvô minh, mê mờ. Nếu vô minh mê mờ hết thì chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi sanh tử. Truyền bá chánh pháp là trao đèn tiếp lửa, để soi sáng cho chúngsanh. Cứu cánh mà Phật nhắm là tu phải có ánh sáng trí tuệ, để tự mình diệt khổ và giải khổ cho người, nên trong đạo nói truyền trao đèn chánh pháp là vậy. Một thiền sư Nhật Bản viết câu chuyện đề tựa là "Giáo lý thượng thừa" như sau: "Một chú mù đi thăm một người bạn, bởi bạn cố tri nên khi gặp lại, hai người ngồi nói chuyện mãi quên cả thì giờ. Khi chú từ giã ra về thì đêm đãkhuya. Ngoài trời tối đen, anh bạn mới nói:

- Ngoài kia trời tối, để tôi thắp đèn cho anh cầm về.

Chú mù cười nói:

- Tôi thấy ngày như đêm, đêm như ngày, không cần đèn.

Anh bạn mới giải thích:

- Anh không cần đèn, nhưng anh nên cầm cây đèn đi, người ta thấy đèn họ tránh, không đụng vào anh.

Chú mù nghe có lý nói:

- Được !

Anh bạn thắp cho cây đèn, chú cầm đi, đi dọc đường đèn tắt, bất thần người ta đụng vào người chú, chú mù nói:

- Anh không thấy tôi sao ?

Người đi đường nói:

- Dạ, tôi không thấy.

Chú mù nói:

- Tôi cầm cây đèn đây mà anh không thấy à!

Người đi đường đáp:

- Thưa bạn, cây đèn bạn tắt tự bao giờ!

Đó là "Giáo lý thượng thừa".

Quý vị tìm xem giáo lý thượng thừa ở chỗ nào? Và bây giờ tôi kể chuyện được trao đèn của Ngài Đức Sơn. Ngài Đức Sơn khi đầu phục Thiền sư Long Đàm Sùng Tín và được nhận làm đệ tử. Một hôm, Ngài hầu thầy, từ tối mãi tới khuya ở trong thất. Thiền sư Sùng Tín bảo: Đêm đã khuya sao ông không xuống? Đức Sơn liền bước ra vén rèm lên, bèn trở lại thưa: Ngoài kia tối đen. Thiền sư Sùng Tín thắp đèn đưa, Đức Sơn vừa đưa tay nhận đèn, thì Thiền Sư Sùng Tín thổi tắt phụp. Ngay khi đó, Đức Sơn liền ngộ. Từ đó về sau, Ngài không cần đèn nữa. Trao đèn như vậy có trao hay không? Tại sao Đức Sơn cần đèn đưa tay nhận, mà Thiền sư Sùng Tín đưa cho lại thổi tắt mà gọi là trao đèn tiếp lửa? Câu chuyện trước, người bạn sáng mắt thương người bạn mù nên thắp đèn cho cầm để tránh tai nạn. Đã là mù thì đèn tắt hay cháy cũng không biết, nên cóđèn cũng vô ích. Chỉ người sáng mắt cầm đèn mới hữu dụng. Hiểu câu chuyện này thì hiểu câu chuyện của Ngài Đức Sơn. Cũng vậy, nếu Ngài Huệ Khả không có đứng chịu lạnh ở ngoài sân tuyết trước chùa Thiếu Lâm thì Tổ Đạt Ma đâu có trao đèn cho ngài Huệ Khả. Ngài Huệ Khả đủ khả năng, đủ sức nhận mớiđược trao. Cũng vậy, nơi chúng ta nếu không phát sáng được vô sư trí, thìdù thầy dù bạn có muốn cho chúng ta sáng cũng không sáng được. Nên cái học lý thuyết của thầy của bạn không cứu được cái mê chìm trong luân hồi sanh tử của chúng ta. Muốn cứu được cái mê, chính chúng ta phải phát minh được vô sư trí và lúc đó mới được trao đèn.Trao mà không trao nên gọi là giáo lý thượng thừa. Hiểu như vậy qúy vị mới hiểu nghĩa trao đèn tiếp lửa trong bài tụng ởtrước của ngài Tử Thuần.

Có vị tăng hỏi Ngài Cư Hối:

- Tổ Đạt Ma lại là Tổ chăng?

Cư Hối đáp:

- Chẳng phải Tổ.

Tăng hỏi:

- Đã chẳng phải Tổ lại đến làm gì?

Ngài Cư Hối đáp:

- Vì ông chẳng tiến.

Tăng hỏi:

- Sau khi tiến thì thế nào?

Cư Hối đáp:

- Mới biết chẳng phải Tổ.

Sau khi tiến được mới biết chẳng phải tổ. Đức Sơn vì tiến không được, thấy ngoài trời tối đen nên cần đèn, vì cần đèn nên thầy thắp đưa cho. Song, liền thổi tắt phụp. Khi đèn tắt Ngài mới tiến được, tiến được thấy thầy có trao đèn cho mình không? chưa tiến thấy cần đèn, mong thầy trao cho mình đèn, nên còn thấy có Tổ. Khi tiến được rồi thì có gì để trao? Mới biết không phải Tổ. Không phải Tổ mà là Tổ. Cái đó mới lạ lùng. Qua câu chuyện trên cùng Ngài Tử Thuần làm bài kệ:

Thiếu Lâm tục diệm sự kham kỳ

Lạp dạ phương khai tuyết hậu chi

Hoàng bá tích niên tằng hữu ngữ.

Đại Đường quốc lý một thiền sư.

Dịch:

Thiếu Lâm tiếp lửa việc lạ kỳ.

Tháng chạp tuyết rơi sao mới chia

Hoàng Bá năm xưa từng đã nói

Đại Đường cả nước không thiền sư.

Tại sao cả nước Đại Đường mà không có thiền sư? Theo thế gian nói đến Tổ thì người ta nghĩ những ông Tổ chỉ dạy cho người nghề nghiệp như tổ thợ mộc thì dạy cách làm mộc, phải đục phải đẽo thế nào, cần những đồ nghề gì? tổ thợ rèncũng có một phương pháp để chỉ dạy thành thợ rèn. Tổ của Thiền tông dạy chúng ta cái gì?

"Không có một pháp cho người" mà dạy cái gì, truyền cái gì? Đã không có dạy, khôngcó truyền thì có là Tổ không? tuy không dạy không truyền mà vẫn là Tổ. Thoáng qua coi như không có Tổ, vì mỗi người chúng ta đã sẵn có tánh giác không phải do Tổ cho, nên nói không phải Tổ ; nếu mỗi người không sẵn có tánh giác, dù cho Ngài có chỉ Đông vẽ Tây, chắc chắn cũng không nhận được. Cho nên không phải Tổ mà là Tổ. Ở đây cũng vậy, Ngài Hoàng Bá nói cả nước Đại Đường không có Thiền sư, tạm gọi tên là thiền sư. Câu đầu nói: "Thiếu Lâm tục diệm sự kham kỳ" nghĩa là sự trao đèn tiếp lửa ở Thiếu Lâm rất lạ lùng. "Lạp dạ phương khai tuyết hậu chi". Sau đêm tháng chạp tuyết lạnh mới nở được hoa, nên nói "Tháng chạp tuyết rơi sau mới chia". Như vậy, chúng ta thấy việc truyền thừa của chư Tổ là mồi đèn tiếp lửa để mãi mãi soi sáng cho nhân loại ở thế gian. Do đó nên ở đây tôi đặt tên Thiền viện Thường Chiếu là nhắm vào ý nghĩa này. Nếu nói Thường Chiếu không thì thấy có vẻ lơ lững quá! Để tránh tên một hai người nói là Huệ Nhật Thường Chiếu hay Tuệ ĐăngThường Chiếu, cùng nghĩa trao đèn tiếp lửa. Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Môn có câu: "Huệ Nhật phá chư ám" tức là mặt trời trí huệ phá mọi tối tăm, mà Thường Chiếu là phá ám chứ gì? Cho nên chúng ta phải hiểu cho thấu đáo cho tường tậncái đích của người trước nhắm, không nên hiểu lờ mờ. Thường Chiếu nói theo tinh thần Thiền là đèn trí huệ hay mặt trời trí huệ mãi mãi soi sáng không gián đọan. Tôi có tham vọng là muốn cho ngọn đèn chánh pháp của Phật mãi mãi soi sáng cho chúng sanh không gián đọan, không tắt dứt. Đó là điều mơ ước mong mỏi của chúng tôi. Hiện tại có chiếu soi chút chút, nếu mai kia tôi tịch rồi thì qúy vị phải soi sáng tiếp tục đừng để gián đoạn, nếu để gián đoạn thì mất nghĩa "Thường Chiếu" đó vậy. Chủ đích của người tu Phật là dùng ánh sáng trí huệ để soi sáng tự mình và giúp người phá tan màng u minh thoát khỏi vòng trầm luân sanh tử. Hôm nay tôi nói ra đây để quý vị có mặt ý thức bổn phận và trách nhiệm của mình, để nhắm thẳng vào mục tiêu mà tiến. Hòa Thượng viện trưởng V.H.Đ.G.H.P.G.V.N.T.N dạy chúng ta làm việc gì qua một thời gian, phải tự hỏi lại mình có thực hiện đúng mục đích hay không? Làmvì danh, vì lợi hay vì cái gì? Tự hỏi lại để nhắc mình hướng đúng mục tiêu mà mình đã nhắm. Ở đây tôi nhắm mục tiêu "Tổ Tổ tương truyền" vì chúng ta là những người đã thừa hưởng ánh sáng của Phật Pháp của Tổ Thầy, nên chúng ta phải đem ánh sáng đó soi lại cho người sau, cùng được sáng như chúngta. Có những khi cần giảng hai chữ Thường Chiếu, tôi giảng có tính cách lịch sử. Thường Chiếu là tên của một Thiền sư Việt Nam có tư cách đặc biệt nên tôi thích lấy tên Ngài đặt tên Thiền viện. Hôm nay tôi nói rõ mục đích để quý vị nắm vững mà thực hành thì tôi nói là Huệ Nhật Thường Chiếu hay Tuệ Đăng Thường Chiếu, không phải là chuyện thường. Đó là chỗ mà hôm nay tôi muốn nêu lên cho quý vị có mặt thấy để thực hiện cho kỳ được. Vì Phật Tổ đều muốn cho chúng ta phải làm như vậy.

Tôi kết thúc lại bài nói chuyện hôm nay bằng hai câu thơ:

Bất đạp kim thời lộ

Thường du kiếp ngoại xuân.

"Bất đạp kim thời lộ" là không dẫm chân trên con đường hiện thời. Thường, người tu Thiền chỉ sống với hiện tại, mà tại sao nói không đạp trên con đường hiện thời? Con đường hiện thời ở đây chỉ cho con đường mà người đời đang đua nhau chen lấn đi, đó là con đường danh, lợi, tài, sắc v.v... Nếu chúng ta không đạp lên trên con đường đó thì chúng ta sẽ "thường du kiếp ngoại xuân". Kiếp ngoại xuân là mùa xuân vượt ngoài thời gian năm, tháng. Vì thông lệ nói tới xuân là người ta nghĩ tới bốn mùa xuân, hạ, thu, đông của thời tiết.Mùa xuân kiếp ngoại là mùa xuân không còn bị lệ thuộc thời tiết nóng lạnh, không lệ thuộc thời gian. Hai câu này tôi tạm dịch theo thể văn lục bát:

Chẳng đi theo bước đương thời

Mùa xuân kiếp ngoại thảnh thơi dạo hoài.

Vậy, tôi mong rằng tất cả Tăng Ni cùng Phật tử ai ai cũng được hưởng một mùa xuân kiếp ngoại hay một mùa xuân miên viễn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2010(Xem: 16806)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
22/12/2010(Xem: 4766)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
08/12/2010(Xem: 14975)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
26/11/2010(Xem: 5904)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
17/11/2010(Xem: 14030)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
01/11/2010(Xem: 9639)
Bồ Tát Hạnh của Shantideva là một tác phẩm đã từng được nhiều người trong chúng ta biết đến. Bồ đề tâm và Bồ tát hạnh chúng ta cũng từng biết với chi tiết qua những bộ kinh phổ biến rộng như kinh Hoa Nghiêm. Trong Một Tia Sấm Chớp Sáng Trong Đêm Tối chúng ta được đức Dalai Lama giảng dạy cho nghe về Bồ Tát Hạnh trong trọn một tuần lễ vào tháng Tám 1991 ở Dordogne, miền tây nam nước Pháp.
30/10/2010(Xem: 3914)
Người viết ghé thiền lâm này tu hai lần. Lần nào cũng ngắn ngủi, không đủ thời gian để lãnh hội và thẩm thấu hết lộ trình tu tập của truyền thống thiền quán này. Ai cũng có thể đọc trong sách vở, hoặc nghe vị khác nói lại về tông chỉ của nó là như vầy, như vầy, nhưng tất cả những điều đó quả thật không thể so sánh được với những gì mình tự thể nghiệm từ sự tu tập của chính mình.
16/10/2010(Xem: 4537)
Lịch sử Chùa Nguyên Thuỷ thành lập năm 1970do cố Hoà thượng Hộ Tôngthực hiện. Chủ trương của Hoà thượng là thành lập Đại Học Phật Giáo và Trung tâm thiền định Phật Giáo Nguyên Thủy trong diện tích đất chùa Nguyên Thủy, nhưng vì nhân duyên chưa đủ nên công trình chỉ hoàn thành hai hạng mục chánh điện và tăng xá. Chánh điện có diện tích ngang 18m, dài 24m và một pho tượng Thích ca bằng chất liệu ximăng, ngang 3,3m, cao 6,3m rất hùng vĩ và trang nghiêm. Công trình kiến trúc khá độc đáo, mang đậm tính truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ và dân tộc Việt, mái cổ lầu, hoa văn đơn giản, nhẹ nhàng tươi mát. Chùa từ ngày thành lập đến nay đã trải qua 5 đời trụ trì: cố Hoà thượng Hộ Tông, Thượng toạ Thiện Giới, Thượng toạ Giác Chánh, Đại đức Giác Thiền và Thượng toạ Pháp Chất. Mỗi đời trụ trì đều có sự đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát huy chùa Nguyên Thuỷ.
12/10/2010(Xem: 12498)
Thật là một ích lợi lớn khi có thể đối diện với cuộc sống bằng một tâm thức tích cực và khá quân bình. Chúng ta hoàn toàn có lợi khi quen với một tâm thái đúng đắn, nhưng thói quen nhường bước cho những xúc động xung đột như giận dữ dựng lên những chướng ngại có tầm cỡ. Tuy nhiên, có thể vượt khỏi chúng. Chúng ta đạt đến đó bằng cách chánh niệm nhận ra mỗi một phiền não này ngay khi chúng biểu lộ và chữa lành nó tức thì. Khi người ta nắm lấy mọi cơ hội để thực tập như vậy, những phiền não thôi ngự trị chúng ta trong vòng vài năm. Về lâu về dài, ngay người dễ nổi giận nhất cũng đạt được sự gìn giữ tính bình thản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567