Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những điều cần biết khi hành thiền

10/01/201103:16(Xem: 4436)
Những điều cần biết khi hành thiền

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HÀNH THIỀN
Tỳ kheo Dhammika - Bình Anson lược dịch

ngoithien-01231Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thức và năng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý.

Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay có biểuhiện của bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho những vấn đề của họ. Họ bắt đầu hành thiền, và đôi khi vấn đề của họ trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn có vấn đề như thế, bạn nên tìm sự giúp đỡ của một vi thầy có kinh nghiệm hoặc chuyên gia tâm lý; sau khi bạn cảm thấy khá hơn, bạn mới nên hành thiền…

Thiền là gì?

- Thiền là một nỗ lực có ý thức để làm thay đổi sự vận hành của tâm. Tiếng Phạn là “Bhavana”, nghĩa là làm “tăng trưởng” hay “phát triển”.

Thiền có quan trọng không?

Vâng, thiền rất quan trọng. Cho dù chúng ta muốn tốt đẹp bao nhiêu, cũng khó mà thay đổi tâm ý, nếu chúng ta không thể thay đổi những tham dục vốn đã tạo nên cách hành xử của chúng ta. Ví dụ, một người có thể nhận ra rằng mình hay nóng nảy với vợ, và anh ấy tự hứa “Từ đây về sau, tôi sẽ không nóng nảy như thế”. Nhưng một giờ sau, anh ấy vẫn có thể la mắng vợ mình, đơn giản là anh ấy không tự biết mình, sự nóng nẩy đã bùngphát mà anh không biết được. Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thức vànăng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý.

Tôi nghe nói rằng, hành thiền có thể rất nguy hiểm. Điều này có đúng không?

- Chúng ta cần có muối để sống, nhưng nếu bạn ăn một ký-lô muối, thì nó sẽ giết bạn. Để sống trong thế giới hiện đại, bạn cần xe ô tô, nhưng nếu bạn không tuân theo luật giao thông, hay trong lúc lái xe, bạn lại say rượu, thì xe ô tô trở thành cái máy nguy hiểm. Hành thiền cũng giốngnhư thế, nó cần thiết cho sự an lạc tinh thần, nhưng nếu bạn thực hành một cách hời hợt, thiếu phương pháp, nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề. Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay có biểu hiện của bệnh tâmthần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho nhữngvấn đề của họ. Họ bắt đầu hành thiền, và đôi khi vấn đề của họ trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn có vấn đề như thế, bạn nên tìm sự giúp đỡ của một vithầy có kinh nghiệm hoặc chuyên gia tâm lý; sau khi bạn cảm thấy khá hơn, bạn mới nên hành thiền. Một số người khác, khi hành thiền, lại cố gắng quá mức, thay vì hành thiền từng bước một, họ lại thực hành với quánhiều năng lực, và chẳng bao lâu họ kiệt sức.

Nhưng có lẽ phần lớn những vấn đề trong khi hành thiền xảy ra là do loại “thiền Kăng-ga-ru” hay “thiền chạy nhảy” (Kangaroo, Đại thử, là mộtloài thú có túi trước bụng đặc biệt ở Úc, có thể nhảy xa bằng hai chân sau rất khỏe). Một số người đi đến một vị thầy để học thiền rồi áp dụng phương pháp thiền của vị ấy trong một thời gian; sau đó, họ đọc sách rồiquyết định thực hành theo sự chỉ dẫn trong sách; một tuần sau, có một thiền sư nổi tiếng viếng thăm thành phố của họ và họ quyết định phối hợpmột số lời dạy của vị ấy vào trong việc tu thiền của họ; và chẳng lâu sau đó, họ rơi vào tình trạng hoang mang, thất vọng. Chạy nhảy giống nhưcon Kăng-ga-ru, từ một phương pháp này sang một phương pháp nọ, là một việc làm sai lầm.

Dù sao, nếu bạn không có vấn đề bệnh tâm thần, và bạn hành thiền cũngchừng mực, thiền là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể tự làm cho chính mình.

Có mấy pháp hành thiền?

- Đức Phật dạy nhiều pháp hành thiền khác nhau, mỗi pháp để đối trị một vấn đề đặc biệt, hay để phát triển một trạng thái tâm lý đặc biệt. Tuy nhiên, hai pháp thiền phổ thông và hữu dụng nhất là Quán niệm hơi thở (anapana sati) và Quán từ bi (metta bhavana).

Làm thế nào để hành thiền Quán niệm hơi thở?

- Bạn làm theo bốn bước đơn giản: chọn nơi thanh tĩnh, thoáng mát, giữ tư thế ngồi, theo dõi hơi thở, và đối phó những trở ngại. Trước hết,bạn tìm một nơi thích hợp, có thể một căn phòng không ồn ào và tại nơi đó, bạn không bị quấy rầy. Thứ hai, ngồi trong tư thế thoải mái. Tư thế tốt nhất là ngồi với chân xếp lại, dưới mông có kê một cái gối, lưng thẳng, hai bàn tay xếp lên nhau đặt lên bắp đùi, và nhắm mắt lại. Cách khác, bạn có thể ngồi trên ghế nhưng cần phải giữ lưng cho thẳng.

Bước tiếp theo là phần thực hành. Trong lúc ngồi yên tịnh với mắt nhắm lại, bạn tập trung vào sự chuyển động của hơi thở vào và hơi thở ra. Thực hiện điều này bằng cách đếm hơi thở hay theo dõi sự phồng xẹp của bụng. Trong khi hành thiền, vài vấn đề khó khăn có thể sinh khởi. Bạn có thể thấy ngứa ngáy khó chịu trong cơ thể hay đau nhức ở đầu gối. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng giữ cơ thể thư giãn, không nhúc nhích và tiếp tục để tâm vào hơi thở. Có thể sẽ có nhiều ý nghĩ xuất hiện ở tâm bạn và làm xao lãng việc chú tâm vào hơi thở. Cách duy nhất để xử lývấn đề này là phải kiên nhẫn để tiếp tục đem tâm trở lại với hơi thở. Nếu bạn tiếp tục làm như thế, cuối cùng, các ý nghĩ kia sẽ yếu đi, việc định tâm của bạn sẽ mạnh hơn, và bạn sẽ có được những giây phút đi sâu vào sự an lạc và thanh tịnh nội tâm.

Tôi nên hành thiền bao lâu?

- Tốt nhất là hành thiền mỗi ngày 15 phút trong một tuần đầu; rồi giatăng thêm 5 phút mỗi tuần, cho đến khi bạn có thể hành thiền trong 45 phút. Sau vài tuần lễ hành thiền đều đặn mỗi ngày như thế, bạn sẽ bắt đầu thấy việc định tâm trở nên tốt hơn, những ý tưởng tán loạn sẽ giảm dần và bạn sẽ có những giây phút an hòa và tĩnh lặng thật sự.

Còn Quán từ bi thì sao? Phương cách thực hành như thế nào?

- Khi bạn quen thuộc với pháp thiền Quán niệm hơi thở và thực hành đều đặn rồi, bạn có thể bắt đầu hành thiền Quán từ bi. Pháp hành này nênthực hiện hai hay ba lần mỗi tuần, sau khi bạn hành thiền Quán niệm hơithở. Trước tiên, bạn chú tâm vào chính mình và tự hỏi những lời như: “Xin cho tôi được khỏe mạnh và hạnh phúc. Xin cho tôi được bình an và tĩnh lặng. Xin cho tôi thoát khỏi mọi hiểm nguy. Xin cho tâm tôi không còn sân hận. Xin cho tâm tôi tràn đầy tình thương. Xin cho tôi được khỏemạnh và hạnh phúc”. Sau đó, bạn nghĩ đến những người khác, từng người một, từ người thân thương cho đến những người bạn bình thường - nghĩa làngười mình không thương mà cũng không ghét, và cuối cùng là đến những người mà mình không ưa thích; ước nguyện cho họ an vui như bạn đã ước nguyện cho chính mình.

Pháp hành thiền Quán từ bi này có lợi ích gì?

- Nếu bạn thực hành thiền Quán từ bi này một cách đều đặn với thái độđúng đắn, bạn sẽ thấy trong người bạn có nhiều thay đổi tích cực. Bạn sẽ thấy mình có thể chấp nhận và tha thứ cho chính mình. Bạn sẽ thấy tình cảm dành cho người mình thương gia tăng thêm. Bạn sẽ thấy mình thânthiện hơn với người mà trước đây mình thờ ơ và không quan tâm; và bạn sẽ thấy những ác ý hay sân hận mà bạn đã có với người nào đó nay sẽ giảmđi, và cuối cùng sẽ tan biến. Thỉnh thoảng, nếu bạn biết ai đó đang lâmbệnh, buồn khổ hay gặp khó khăn, bạn có thể nghĩ đến họ trong lúc hành thiền từ bi, và thường thì bạn sẽ thấy tình cảnh của họ được cải thiện.

Điều ấy có thể xảy ra như thế nào?

- Tâm ý, khi được phát triển đúng đắn, là một công cụ rất hùng mạnh. Nếu chúng ta biết tập trung năng lực tinh thần và hướng nó đến người khác, nó có thể có ảnh hưởng đến họ. Hẳn bạn đã có kinh nghiệm như thế. Có thể bạn đang ở trong một phòng đông người và bạn có cảm giác rằng aiđó đang chú ý đến mình. Bạn xoay một vòng xem và biết chắc là ai đang nhìn chằm chằm vào mình. Điều này đã xảy ra khi bạn bắt được năng lực tinh thần của người khác. Thiền Quán từ bi cũng giống như vậy. Chúng ta hướng năng lực tích cưcï của tinh thần tới người khác và dần dần sẽ chuyển hóa được họ.

Tôi có cần một vị thầy hướng dẫn hành thiền không?

- Một vị Thầy thì không tuyệt đối cần thiết, nhưng có được một sự hướng dẫn cá nhân của một người có kinh nghiệm hành thiền thì chắc chắn có lợi ích. Bạn hãy cố gắng tìm một vị thầy có tiếng tốt, có nhân cách thăng bằng và trung thành với những lời Phật dạy.

Tôi nghe nói rằng, thiền định ngày nay được các chuyên gia về tâm thần, và các nhà tâm lý học áp dụng rộng rãi. Điều đó có đúngkhông?

- Vâng, đúng như thế. Ngày nay thiền được chấp nhận như có một ảnh hưởng cao cấp để trị liệu tâm thần, và được nhiều chuyên gia về sức khỏetâm thần sử dụng, để giúp làm thư giản, vượt qua những ám ảnh và mang đến tỉnh thức cho chính mình. Sự hiểu biết thâm sâu của Đức Phật về tâm ýnhân loại đang giúp rất nhiều cho con người hôm nay, cũng giống như Ngài đã từng giúp cho con người thời xưa.

Bình Anson lược dịch
(Trích từ “Good Question, Good Answer)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2010(Xem: 18692)
"Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán” đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này...
22/12/2010(Xem: 5373)
“Teachings from Ancient Vietnamese Zen Masters” là bản dịch tiếng Anh nhiều bài thơ, bài kệ và bài pháp của chư tôn thiền đức Phật Giáo Việt Nam từ ngài Khương Tăng Hội ở thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch...
08/12/2010(Xem: 17266)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
26/11/2010(Xem: 6719)
Khi nào chim sắt bay là một cuốn sách ghi lại toàn bộ một khóa tu thiền do một trong những Đạo sư phương tây được yêu thích nhất, đó là Ni sư Ayya Khema hướng dẫn.
17/11/2010(Xem: 15929)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
01/11/2010(Xem: 10671)
Bồ Tát Hạnh của Shantideva là một tác phẩm đã từng được nhiều người trong chúng ta biết đến. Bồ đề tâm và Bồ tát hạnh chúng ta cũng từng biết với chi tiết qua những bộ kinh phổ biến rộng như kinh Hoa Nghiêm. Trong Một Tia Sấm Chớp Sáng Trong Đêm Tối chúng ta được đức Dalai Lama giảng dạy cho nghe về Bồ Tát Hạnh trong trọn một tuần lễ vào tháng Tám 1991 ở Dordogne, miền tây nam nước Pháp.
30/10/2010(Xem: 4277)
Người viết ghé thiền lâm này tu hai lần. Lần nào cũng ngắn ngủi, không đủ thời gian để lãnh hội và thẩm thấu hết lộ trình tu tập của truyền thống thiền quán này. Ai cũng có thể đọc trong sách vở, hoặc nghe vị khác nói lại về tông chỉ của nó là như vầy, như vầy, nhưng tất cả những điều đó quả thật không thể so sánh được với những gì mình tự thể nghiệm từ sự tu tập của chính mình.
16/10/2010(Xem: 5009)
Lịch sử Chùa Nguyên Thuỷ thành lập năm 1970do cố Hoà thượng Hộ Tôngthực hiện. Chủ trương của Hoà thượng là thành lập Đại Học Phật Giáo và Trung tâm thiền định Phật Giáo Nguyên Thủy trong diện tích đất chùa Nguyên Thủy, nhưng vì nhân duyên chưa đủ nên công trình chỉ hoàn thành hai hạng mục chánh điện và tăng xá. Chánh điện có diện tích ngang 18m, dài 24m và một pho tượng Thích ca bằng chất liệu ximăng, ngang 3,3m, cao 6,3m rất hùng vĩ và trang nghiêm. Công trình kiến trúc khá độc đáo, mang đậm tính truyền thống Phật giáo Nguyên thuỷ và dân tộc Việt, mái cổ lầu, hoa văn đơn giản, nhẹ nhàng tươi mát. Chùa từ ngày thành lập đến nay đã trải qua 5 đời trụ trì: cố Hoà thượng Hộ Tông, Thượng toạ Thiện Giới, Thượng toạ Giác Chánh, Đại đức Giác Thiền và Thượng toạ Pháp Chất. Mỗi đời trụ trì đều có sự đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát huy chùa Nguyên Thuỷ.
12/10/2010(Xem: 13933)
Thật là một ích lợi lớn khi có thể đối diện với cuộc sống bằng một tâm thức tích cực và khá quân bình. Chúng ta hoàn toàn có lợi khi quen với một tâm thái đúng đắn, nhưng thói quen nhường bước cho những xúc động xung đột như giận dữ dựng lên những chướng ngại có tầm cỡ. Tuy nhiên, có thể vượt khỏi chúng. Chúng ta đạt đến đó bằng cách chánh niệm nhận ra mỗi một phiền não này ngay khi chúng biểu lộ và chữa lành nó tức thì. Khi người ta nắm lấy mọi cơ hội để thực tập như vậy, những phiền não thôi ngự trị chúng ta trong vòng vài năm. Về lâu về dài, ngay người dễ nổi giận nhất cũng đạt được sự gìn giữ tính bình thản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]