Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Tự ti

02/04/201101:41(Xem: 6135)
11. Tự ti

KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

III. Giải thoát tâm thức

Tự ti

Theo truyền thống, chúng ta bắt đầu mỗi khóa tu bằng sự quy y Tam bảo. Hành động này mang một ý nghĩa rất sâu sắc. Quy y có nghĩa là trở về nương tựa. Chúng ta nương tựa vào Phật, vào Pháp và vào Tăng - tức là sự tỉnh thức, con đường dẫn đến sự tỉnh thưc và tập thể của những người đi trên con đường ấy. Người ta có thể xem đó như là một nghi lễ hoặc hình thức. Điều ấy cũng đúng một phần nào, nhưng ngoài ra nó còn mang một ý nghĩa sâu xa và có ảnh hưởng trực tiếp đến ta hơn thế nữa.

Mọi con đường chấm dứt khổ đau đều cần đến sự nương tựa này. Mặc dù giác ngộ là một kết quả chắc chắn của sự tu tập nếu ta kiên chí, và mặc dù cũng có lúc chúng ta có thể nếm được mùi vị nhiệm mầu của giải thoát, nhưng phần lớn thì hành trình tu tập của ta là khám phá những bất an và đóng kín trong tâm mình. Tự do bắt nguồn từ một tâm thức rộng mở, bao la và trong sáng, không còn bị đè nén, và nhờ vậy mà những chon hạn hẹp, đóng kín trong tâm ta sẽ tự nhiên tan biến mất.

Tiến trình giải thoát và chữa lành các vết thương này là một thử thách, vì những nơi đóng kín trong ta chứa đựng những khổ đau rất lớn. Khi nương tựa vào Phật, Pháp và Tăng là chúng ta nhờ vào những năng lực giải thoát rất to tát có thể nâng đỡ, che chở cho ta qua những lúc thử thách và khốn khó mà không ai tránh khỏi. Trên con đường đạo, chúng ta không bao giờ lẻ loi.

Một trong những khó khăn, một năng lực tiêu cực, đen tối trong tâm thức, đặc biệt có ảnh hưởng lớn đối với người Tây phương, là mặc cảm tự ti hay tự ghét mình.

Nhờ đâu mà sự quy y, quay về nương tựa, lại có thể giúp ta đối trị được với tập quán tự ti nhiều nguy hại này? Khi ta đầy âu lo, nghi ngờ, và cảm thấy mình thấp kém, việc trở về nương tựa vào Đức Phật sẽ giúp mang ta trở về một nơi trong ta, mà nơi ấy ta có thể cảm nhận được Phật tính của chính mình. Mặc dù ta đang khổ đau, nhưng khi trở về nương tựa nơi Đức Phật, chúng ta biết nương tựa vào chính cái khả năng giác ngộ của mình và tuệ giác của một Đức Phật lịch sử. Và từ chốn an ổn ấy, ta sẽ ý thức được rằng cảm xúc tự ti, yếu hèn không phải là một tự tính cố hữu của ta, mà nó chỉ là một năng lực tạm thời đi qua mà thôi.

Có một lần, đức Đạt-lai Lạt-ma viếng thăm trung tâm thiền tập của chúng tôi tại Barre, Massachusetts, trong phần vấn đáp có một người nào đó diễn tả một cảm xúc tự ti, tự nghi ngờ rất nặng nề của anh. Đức Đạt-lai Lạt-ma đã cho anh một câu trả lời thật tuyệt diệu. Theo kinh nghiệm của tôi, Ngài bao giờ cũng biểu hiện và tỏa chiếu một năng lượng từ bi bao la. Bạn có thể thực sự sờ mó được phẩm tính ấy phát ra từ nơi Ngài, và trong giây phút đó nó tỏa ra rất mãnh liệt. Tôi có thể cảm thấy một luồng sóng tình yêu của ngài đặc biệt dành cho người bạn có mặc cảm tự ti nặng nề ấy.

Đức Đạt-lai Lạt-ma đáp: “Anh sai rồi, anh hoàn toàn sai!” Giây phút ấy thật là mãnh liệt, vì những lời của ngài tuy êm dịu nhưng lại rất cứng rắn, đã cắt xuyên qua mọi vốn liếng tự ti mà anh đã đầu tư từ xưa đến giờ. Bay lâu nay anh đã mê lầm đi nhận những trạng thái tâm thức ấy làm mình. Vị thầy tuyệt diệu này biết rất rõ rằng đâu đó sâu thẳm trong tất cả chúng ta, bên dưới những nghi ngờ, lo âu và sợ hãi, tự tính của tâm ta lúc nao cũng vẫn thanh tịnh và trong sáng.

Đôi khi chúng ta có thể bị bụi bặm của cuộc đời làm vẩn đục tâm mình, nhưng bạn nên nhớ rằng chúng chỉ là những người khách qua đường mà thôi, chứ không phải là chủ căn nhà. Tôi không cần biết trong quá khứ bạn đã làm những gì, không cần biết những việc gì đã xảy đến với bạn, và cũng không cần biết cuộc sống trong quá khứ và hiện tại của bạn ra sao, tất cả chúng ta đều chia sẻ chung một tiềm lực của trí tuệ và từ bi. Cuộc sống của ta là một tiến trình hiển lộ của Đạo pháp, chỉ cần ta biết tự cởi mở là có thể hiểu được nó, thấy được thật tướng của những gì đang xảy ra quanh mình.

Điều quan trọng là ta đừng bao giờ để những cảm xúc như là lo âu, tự nghi ngờ, và tự ti làm lạc hướng. Chúng ta không nên chối bỏ hoặc giả vờ như chúng không có mặt, bởi vì chúng thực sự có mặt, và có ảnh hưởng đặc biệt đến tâm thức của ta. Nhưng ta cũng đừng bao giờ ban cho chúng tầm quan trọng mà chúng không có.

Ta hãy trở về nương tựa, như đức Đạt-lai Lạt-ma đã có lần ân cần đề nghị: “Ngả đầu vào lòng Đức Phật.” An trú trong Phật tính ngay nơi này, trong tư tính của Đạo pháp, trong ý thức của tăng thân, những người đã và đang đi trên con đường tỉnh thức. Chốn nương tựa ấy là một nơi an ổn, vững vàng, và sự hiểu biết đó sẽ là một chốn ẩn náu an toàn trong mỗi chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2011(Xem: 15525)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
12/04/2011(Xem: 11113)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
08/04/2011(Xem: 10915)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổ và vô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
06/04/2011(Xem: 7644)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
02/04/2011(Xem: 9561)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
01/04/2011(Xem: 10860)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
22/03/2011(Xem: 16371)
Như tên gọi của tác phẩm, Tuệ Giác Hằng Ngày là một tuyển tập gồm 365 câu và đoạn trích của Đức Dalai Lama trong các tác phẩm và phỏng vấn của Ngài đã được xuất bản trong 50 năm qua. Vì là một tuyển tập từ nhiều nguồn sách báo khác nhau, nội dung của tác phẩm đa dạng và phong phú, được phân bổ theo một cấu trúc nhằm giúp độc giả cảm nhận các minh triết Phật giáo trong đời sống thường nhật... Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
11/03/2011(Xem: 12952)
Thế sự là phù vân, nếu biết học theo đạo Phật, giữ lấy sự thanh bạch để rèn luyện tinh thần ngày càng tiến đến cõi lành, xa lìa cõi ác.
09/03/2011(Xem: 6782)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
21/02/2011(Xem: 5936)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]