Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Tiếp xúc với cái đau

02/04/201101:41(Xem: 4171)
7. Tiếp xúc với cái đau

KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

II. Phương pháp tu tập

Tiếp xúc với cái đau

Chúng ta đối phó với những khó chịu của tinh thần và cảm xúc như thế nào thì ta cũng có thể đối phó với cơn đau thể chất của mình như thế đó. Tiếp xúc được với cái đau nơi thân, cũng như học cách cởi mở với chúng là việc vô cùng quan trọng. Vì ta đối xử với cơn đau của mình trong khi ngồi thiền ra sao, thì cách ta đối xử với những khó khăn trong cuộc sống cũng giống y như thế.

Đức Phật đã nhắc nhở chúng ta về một chân lý hết sức hiển nhiên là khi đã sinh ra thì tất nhiên ai cũng phải chịu kết quả của sự trưởng thành, hư hoại và chết. Đã mang thân người thì chúng ta có thể tin chắc rồi có lúc mình sẽ phải chịu đau đớn và bệnh hoạn, cũng như thân này rồi một ngày sẽ mất. Phần lớn trong sự tu tập thiền quán của ta là để có thể cởi mở với sự thật đó ngay bây giờ - không phải chỉ giản dị nghĩ về chúng, mà là kinh nghiệm chúng một cách trực tiếp và sâu sắc.

Nếu có một cơn đau trỗi lên trong khi thiền tập, bạn có thể thử vài phương pháp quán niệm sau đây. Trước hết, hãy ghi nhận phạm vi tổng quát của vùng cảm xúc - như đầu gối hay lưng chẳng hạn. Chỉ đơn giản ý thức được cảm xúc ấy một cách toàn diện, hãy giữ cho tâm mình trở nên thoải mái, nhẹ nhàng ở với cảm xúc ấy nơi thân. Tiếp đến, bạn hãy quán sát thật chính xác đặc tính của cảm thọ ấy. Nó như thế nào? Nóng? Nặng nề? Nhức nhối? Quặn thắt? Hay một cảm giác nào khác? Khi ta ghi nhận được rõ ràng tính chất của những gì mình đang cảm xúc, tâm ta sẽ trở nên an định hơn.

Sau khi đã nhận diện được cảm xúc nào đang thực sự có mặt, bước tiếp theo sẽ đưa ta đi sâu hơn chút nữa. Hãy tập trung sự chú ý của bạn vào ngay bên trong vùng cảm giác ấy, chính xác ngay nơi điểm nào mà cường độ cảm xúc mạnh nhất. Ghi nhận hết những gì đang xảy ra nơi điểm cảm xúc ấy. Thường thì cảm xúc ấy sẽ biến đổi, và rồi sẽ có một điểm cảm xúc mới trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn hãy chú ý đến điểm mới xuất hiện đó, và tiếp theo sẽ có một điểm mơi nữa. Giống như bạn đang chơi trò nối liền những điểm cảm xúc lại vậy.

Và khi nào tâm ta cảm thấy mệt mỏi, hãy đem nó trở về chú ý đến toàn thể vùng cảm xúc, hoặc là chú ý đến hơi thở. Thường thì việc thay đổi luan phiên sự chú ý giữa hơi thở và cái đau, mỗi lần khoảng 5 phút, vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất. Vì tâm ta có khuynh hướng tránh né, thối lui, hoặc trở nên nhàm chán khi ta kinh nghiệm một cảm giác khó chịu nào đó qua lâu. Nếu ta không biết cách đối phó với cái đau một cách khéo léo thì nó có thể làm cho tâm ta trở nên mỏi mệt, rồi chánh niệm và sự tinh tấn cũng theo đó mà suy giảm. Thay đổi sự chú ý giữa hơi thở và cảm giác đau sẽ giữ cho ta được tỉnh táo và linh động.

Sự thay đổi xen kẽ này cũng giúp cho nghị lực của ta phát triển theo một cách khác nữa. Khi cơn đau đang mạnh, tâm ta lúc đầu sẽ có khuynh hướng trụ vào đó mà không cần một sự cố gắng nào. Tâm ta rất khó bị xao lãng khi đang có một cảm giác đau mạnh. Nhưng vì ta không phải cố gắng nhiều để chú ý đến cái đau nên nghị lực cũng theo đó mà trở nên yếu ớt. Nếu thỉnh thoảng ta lại đem sự chú ý trơ về với hơi thở, mặc dù khi ấy cái đau vẫn còn trội hơn, ý chí và nghị lực của ta sẽ được phát triển mạnh mẽ. Thỉnh thoảng trở về với hơi thở sẽ củng cố và làm tăng trưởng nghị lực của ta. Rồi khi trở lại quán chiếu cái đau nơi thân, ta sẽ có thể kinh nghiệm được chúng trên một bình diện mới khác lạ hơn.

Sự tích tụ quan trọng này sẽ giúp cho xung lực (momentum) của ta được mạnh mẽ thêm, và cũng nhờ đó mà sự tu tập được sâu thẳm hơn. Nó tác động cũng giống như một máy phần tử gia tốc (particle accelerator) trong ngành vật lý nguyên tử vậy. Những chất điểm (particles) di chuyển mỗi lúc một nhanh, cho đến khi chúng có khả năng tách đôi được một hạt nguyen tử. Trong thiền quán, chúng ta sẽ tích tụ năng lượng của chánh niệm cho đến khi đủ mạnh để nhìn thấy thực tại trên nhiều bình diện hoàn toàn khác nhau.

Sự tăng trưởng của xung lực ấy phát xuất từ một chánh niệm thường trực và một nghị lực đều đặn mang tâm ta trở về với đề mục căn bản của thiền quán. Ép buộc sự chú ý của ta phải bỏ cái đau để trở về với hơi thở dĩ nhiên là sẽ phản tác dụng. Nhưng nếu ta biết dẫn dắt tâm mình một cách tự nhiên, ta sẽ bảo tồn và tích tụ được năng lượng, cho đến khi ta có thể sử dụng sức mạnh nội tâm ấy để khám phá được những tuệ giác sâu xa hơn.

Khi chúng ta có thể cởi mở và tiếp xúc với cái đau trong thien tập, ta sẽ khám phá những sự dính mắc vi tế của mình vào nó. Ta sẽ thấy được những ác cảm và sợ hãi đối với cái đau, cũng như theo dõi được tâm mình lên án và ghét bỏ chúng. Tất cả chúng ta đều đã từng đối xử vơi những khổ thọ của mình theo cách vô ích như thế, không hề đem lại cho ta một sự an lạc nào. Và khi ta biết thực tập duy trì chánh niệm, sự chuyển hóa nhiệm mầu sẽ bắt đầu xảy ra trong ta.

Khi tôi mới bắt đầu tập ngồi thiền, cái đau nơi đầu gối nhức nhối khôn cùng, khiến tôi không tài nào ngồi yên được đến 10 phút. Sự khó chịu ấy bắt tôi phải nhúc nhích và thay đổi vị thế ngồi liên tục. Thế rồi tôi nghĩ thầm: “Chắc là mình nên ngồi trên ghế.” Nhưng vì tôi khá cao nên một chiếc ghế bình thường là quá thấp, tôi phải đặt vài viên gạch dưới mỗi chân ghế để nâng nó lên một chút. Rồi đến lượt mấy con muỗi đến vo ve, quấy rầy. Thế là tôi lại phải giang một chiếc mùng phủ lên trên ghế. Chẳng mấy chốc, tôi đã biến chỗ ngồi thành một ngôi báu để sự thiền tọa được dễ chịu, thoải mái hơn. Có nhiều lần vị thiền sư của tôi, ngài Munindra-ji, ghé qua thăm chỗ tôi ngồi, làm tôi cảm thấy hổ thẹn vô cùng.

Mặc dù trong thời gian đầu rõ ràng là sức chịu đựng cái đau của tôi chẳng là bao nhiêu, nhưng dần dà nhờ công phu tu tập tâm tôi trở nên vững mạnh và bớt sợ sệt. Tôi học được cách trở nên thư thái đối với cái đau, thay vì căng thẳng hoặc gồng người chịu đựng mỗi khi nó khởi lên.

Khi ta thay đổi mối tương quan của mình đối với cái đau trong lúc ngồi thiền, ảnh hưởng của điều đó sẽ lan ra rất xa. Những khó khăn trong lúc ngồi thiền sẽ dạy cho ta phương pháp để đạt được tự do trong những hoàn cảnh bất an khác của cuộc sống. Chúng ta đối xử với giây phút hiện tại này ra sao, ngay lúc này đây, với sự khó chịu, với cái đau, với những điều bất như ý như thế nào? Tôi nhận thấy có một điều khá thú vị là bao giờ cũng vay, những hoàn cảnh mà ta cho rằng không thể chịu nổi, thường là do chính sự chống cự của ta làm cho trở thành không thể chịu nổi! Vấn đề khó khăn không phải do hoàn cảnh, mà vì ta bất lực không thể sống chung với chúng, không cởi mở được với chúng mà thôi.

Nhưng dù sao chúng ta cũng cần phải ý thức được khả năng và giới hạn của mình trong mỗi hoàn cảnh. Đôi khi, cũng có những kinh nghiệm rất mãnh liệt mà ta không thể nào hoàn toàn cởi mở với chúng được. Có lúc ta cần phải lui lại một thời gian, hay là tiến lại gần một cách từ tốn, chậm chạp hơn. Giữ được sự quân bình này là một chìa khóa rất trọng yếu cho sự tu tập. Bao nhiêu là đủ, trước khi chúng ta từ bỏ đường lối nhẹ nhàng, ôn hoà của mình và đóng kín cửa lại, trước khi ta có thể nói rằng, “Bấy nhiêu đó là đủ rồi”? Nới rộng giới hạn của mình ra nhiều khi lại làm cho ta trở nên dũng mãnh hơn. Bằng phương pháp tu tập đơn giản này, ta sẽ phát triển được một tâm lực kiên cố, một khả năng đối diện với những hoàn cảnh khổ đau trong cuộc đời. Sức mạnh ấy chắc chắn sẽ chuyển hóa sự sống của ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2011(Xem: 9758)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
08/04/2011(Xem: 9874)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổ và vô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
06/04/2011(Xem: 7242)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
02/04/2011(Xem: 8692)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
01/04/2011(Xem: 9801)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
22/03/2011(Xem: 15017)
Như tên gọi của tác phẩm, Tuệ Giác Hằng Ngày là một tuyển tập gồm 365 câu và đoạn trích của Đức Dalai Lama trong các tác phẩm và phỏng vấn của Ngài đã được xuất bản trong 50 năm qua. Vì là một tuyển tập từ nhiều nguồn sách báo khác nhau, nội dung của tác phẩm đa dạng và phong phú, được phân bổ theo một cấu trúc nhằm giúp độc giả cảm nhận các minh triết Phật giáo trong đời sống thường nhật... Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
11/03/2011(Xem: 11738)
Thế sự là phù vân, nếu biết học theo đạo Phật, giữ lấy sự thanh bạch để rèn luyện tinh thần ngày càng tiến đến cõi lành, xa lìa cõi ác.
09/03/2011(Xem: 6287)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
21/02/2011(Xem: 5487)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
11/02/2011(Xem: 5077)
Ngay sau khi tôi đến Nhật, có một buổi họp mặt với những người cộng sự Nhật ở Đông Kinh. Chúng tôi đang uống trà trong một nhà hàng, trên tầng thứ năm của một khách sạn. Thình lình một tiếng “ầm... ầm...” vang lên, và chúng tôi cảm thấy dưới chân, nền nhà hơi dâng lên. Sự rung chuyển, tiếng kêu răng rắc, tiếng đồ vật đổ vỡ càng lúc càng ồn ào. Hoảng hốt và náo loạn tăng thêm. Những thực khách đông đảo, phần lớn là người Âu châu, ùa ra hành lang để đến cầu thang và thang máy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567