Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Thiền Và Vô Tâm

09/02/201114:37(Xem: 8760)
36. Thiền Và Vô Tâm

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

36. THIỀN VÀ VÔ TÂM

Vô tâm ở đây không phải là sự hững hờ thiếu chú ý, hoặc giả không để ý đến sự việc xãy ra quanh ta. Ngược lại “Vô tâm” là sự thấy biết sáng suốt. Thấy rõ tất cả những gì xãy ra quanh ta, mà không bị vướng mắc bởi cái nhìn nhị biên của phàm phu, cũng không bị mắc kẹt bởi tư dục. Vô tâm còn có nghĩa là không phân biệt, không bị cái nhìn nhị biên khống chế. Trong vô tâm, không có chủ thể mà cũng không có đối tượng. Người vô tâm là người đã hành trì thiền đến rốt ráo, tỉnh thức tuyệt đối. Không có tâm và cảnh, mê và ngộ, có và không, thiện và ác, tốt và xấu, hay và dôũ... Nhiều người hiểu lầm vô tâm là không tâm. Thực ra, vô tâm là tâm không. Nghĩa là cái tâm không chứa đựng một mảy may gì cả, tâm thanh tịnh sáng suốt sẳn có ở mỗi chúng sanh. Khi thành Phật nó cũng không thêm, lúc phàm phu nó cũng không bớt. Vô tâm chính là cái tâm thường hằng vốn sẳn có nơi mỗi chúng ta. Khi mê thì nó tạo nghiệp, thọ khổ, đi luân hồi; lúc ngộ thì nó chính là nguồn an vui, tự tại và giải thoát. Nó có đầy đủ đức tánh sáng suốt và trong sạch như nước hồ, hoặc trong như gương sáng, không cần gạn lọc, không cần lau chùi. Vô tâm chính là tánh giác của cả chư Phật và chúng sanh vậy. Một giờ được vô tâm là một giờ giác ngộ, giải thoát, là một giờ thành Phật. Trong đời sống hằng ngày ai mà một giờ, một phút sống với đạo, trở về nghe ngóng tâm mình, tỉnh thức... thì người đó đang là một vị Phật từ đầu đến chân. Xin hãy hành thiền để thấy rằng khi mê thì người đi theo cảnh, khi ngộ thì cảnh là cảnh, người là người; không ai theo ai. Khi mê thì người bị cảnh khống chế, khi ngộ thì không ai khống chế ai; ta là ta, còn cảnh là cảnh. Hành thiền cho đến khi vô tâm thì chân tâm hiển lộ; tâm là chơn tâm, mà cảnh cũng trở thành chơn cảnh; không ai trốn ai, cũng không ai nợ nần ai. Hành thiền cho đến khi vô tâm thì nhạn bay qua hồ không bỏ bóng lại, mà hồ cũng không buồn lưu bóng nhạn. Mặt hồ vẫn phẳng lì không một gợn sóng như cảnh tịnh tịch của Niết Bàn, của Vô Thượng vậy.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2011(Xem: 3243)
Thở vào, tâm tĩnh lặng Thở ra, miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giờ phút đẹp tuyệt vời (An lạc từng bước chân- Thích Nhất Hạnh)
30/06/2011(Xem: 5132)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
30/06/2011(Xem: 7253)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
31/05/2011(Xem: 3114)
Khoa học nhìn về thiền Phật Giáo như thế nào? Dưới đây là một cuộc nghiên cứu khoa học tại Đạị Học New York University, do phóng viên Matt Danzico tường thuật, đăng trên BBC News ngày 24-4-2011. Bản dịch Việt ngữ toàn văn như sau. Não bộ của các vị sư Phật Giáo được chụp lại bởi máy scan (máy quét) trong cuộc nghiên cứu về thiền.
14/05/2011(Xem: 6664)
Nói về Thiền Vipassana thì có rất nhiều vị tăng nổi tiếng ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan đã giảng dạy, nhưng đặc biệt là pháp Thiền được phổ biến ở Âu châu, Mỹ châu lại là pháp Thiền của U Ba Khin, một vị cư sĩ người Miến điện. Nhiều Trung tâm Thiền quốc tế (International Meditation Centers) đã được thành lập tại nhiều nước để truyền bá pháp Thiền của U Ba Khin. Pháp Thiền của U Ba Khin thuộc môn Thiền Vipassana (tiếng Phạn, có nghĩa là Quán, Insight meditation). Thiền Vipassana thuộc hệ thống Nam Tông (Tiểu thừa), căn cứ theo những pháp dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Sutta). Kinh này chỉ pháp tu một cách tổng quát với những nguyên tắc rộng lớn mà không đi sâu vào chi tiết thực hành như pháp Niệm hơi thở (Anapanasati) cho nên khi thực hành có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo sự chứng đắc của mỗi thầy, vì vậy không có được một pháp Thiền Vipassana thống nhất. Tuy vậy dù phương pháp khác nhau nhưng tất cả các Thiền Vipassana đều căn cứ vào kinh Tứ Niệm Xứ.
14/05/2011(Xem: 7970)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
09/05/2011(Xem: 5134)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
30/04/2011(Xem: 8419)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa và Thiền Tông.
25/04/2011(Xem: 7553)
Con đường thiền tập là chánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
24/04/2011(Xem: 6280)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]