Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49. Thiền Và Ma

09/02/201114:37(Xem: 8393)
49. Thiền Và Ma

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

49. THIỀN VÀ MA

Thiền là trở về với thực tại, là sống tỉnh thức, là thực nghiệm tự thân để trở về với cái bản tánh chân thật tự thuôũ giờ của mình. Thiền là biết vọng không theo, là đối cảnh không tâm, và hằng sống với cái chân thật. Ngoài những thứ nầy ra, tất cả những thứ khác chen vào trong lúc ta hành thiền đều là ma. Ma là cái gì ? Ma theo Bách Khoa Tự Điển có nghĩa là linh hồn của người chết đeo theo ám người đang sống; còn theo đạo Phật, ma là những chướng ngại mà các bậc tu hành thường hay gặp phải trên bước đường tiến tu. Có nhiều thứ ma: ma phiền não, ma nghiệp, ma uẩn, ma tâm, ma tử, ma thiên, ma thiện căn, ma tam muội, và ma thiện tri thức... Ma phiền não là những mối tham lam, hờn giận, ngu si che lấp chánh đạo. Ma nghiệp là những ác nghiệp mà ta tạo ra bằng thân, khẩu, và ý. Ma uẩn là sự dày vò của năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Ma tâm là lòng tự cao ngã mạn. Ma tử là cái chết đến không chừng không đổi làm cản trở bước tiến tu của ta. Ma thiên là ma của cảnh trời, là những cảnh thần tiên để mê hoặc lòng người. Ma thiện căn là những chấp trước mê dại của con người, nói rằng mình có nhiều căn lành, phước báo, không chịu tăng trưởng tu hành, mà còn đi phá đầu nầy đầu nọ. Ma tam muội là những kẻ tu hành ham chứng đắc nầy nọ mà không chịu chân chánh tu học và chẳng cầu tinh tấn. Ma thiện tri thức là loại người ỷ tưôũng mình đã học cao, hiểu rộng rồi chẳng chịu giúp đỡ người, mà còn quay ra tranh luận bậy bạ, khiến cho người phiền não trong công cuộc tu hành.

Còn ma thiền là những bóng uế của những con ma vừa kể, chúng đeo đuổi và ám ảnh người hành thiền. Chúng làm cho người hành thiền có khi vui, có khi sợ, có khi khó chịu, đau đớn... Trong khi hành thiền mà tướng lạ xuất hiện, nghe thân nặng nề như có vật gì đè lên, hoặc giả nhẹ nhàng như muốn bay bổng, hoặc giả như có những con li ti bò ngứa trên mặt, hoặc thân người lay động, lắc lư, hoặc thấy như có hào quang trước mặt... Chúng đều là ma. Biết là ma để đừng sợ hãi; tất cả đều là hư ảo, không có thật. Đừng quan tâm chi đến chúng mà hãy tiếp tục an trú trong chánh niệm.

Lúc tọa thiền mà cảm thấy toàn thân nóng lên là thế nào? Lúc ngồi thiền mà nghe như toàn thân nóng lên là chuyện bình thường của phản ứng sinh và vật lý. Trong lúc ngồi, ta buông xả tất cả từ thân đến tâm. Các cơ thịt đã không làm việc mà bộ não cũng nghỉ ngơi, như thế thì tất cả năng lượng trong cơ thể sẽ không tiêu phí đi nhiều, một phần chúng sẽ biến thành nhiệt lượng mà chuyển đi khắp châu thân. Do đó mà ta cảm thấy như có hơi nóng toát ra. Chính hơi nóng nầy xua tan hết mọi thứ cảm hàn từ bên ngoài và giúp người hành thiền tránh được bệnh hoạn. Trong lúc hành thiền chúng ta nên dẫn cái luồng nóng nầy đến những chỗ cần thiết để tiêu diệt ma. Chẳng hạn như bị hôn trầm, ta nên chuyển luồng nóng đi khắp thân mà mắt nên mở to ra thì tự nhiên hôn trầm sẽ từ từ lui ra. Nếu có những tiểu chứng như ho, ngứa cổ, ngứa ngái, nhẩy mũi... thì chúng ta cũng nên bền chí mà vận chuyển hơi nóng trong người tới ngay vùng ấy để mà đối trị nó, dùng hơi thôũ ấm áp của ta để xoa ngay chỗ khó chịu. Ráng làm như vậy chừng vài lần thì bọn tiểu ma nầy sẽ phải thối lui.

Ngoài những tiểu ma và những thứ ma vừa kể trên, hãy còn nhiều thứ ma khác cũng có khả năng làm não loạn việc hành thiền của ta. Luôn nhớ rằng ma và Phật là hai thái cực trái nghịch nhau, cũng giống như đời và đạo.

Hễ bước vào đạo là lội ngược dòng đời; hễ bước vào thiền là đi ngược với ma. Có thể chúng là những con ma oan nghiệt nhiều đời, nhiều kiếp; tự thuở giờ ta theo chúng đi phá làng phá xóm, thì chúng không quấy nhiễu ta. Bây giờ ta tách ra khỏi chúng, chúng nổi tam bành lục tặc lên mà phá ta. Tự thuở giờ ta ngày ngày theo chúng đi phá hết đầu nầy đến góc nọ thì chúng cười hể hả, bây giờ ta trụ lại, đương nhiên chúng phải níu kéo. Níu kéo không được, chúng phải phá. Ma ở đây có thể là những con ma mà ta đã kể ôũ trên; chúng cũng có thể là ma bất tín, nhỏ mọn, tự cao, ngã mạn, thô lổ, ỷ tài, ỷ tiền, nói lời ác, cho mình giỏi rồi mục hạ vô nhân, cho mình tài cao nên đi giáo hóa người trong khi chân mình vẫn lấm mê mê, thấy người làm việc thiện như cát bay vào mắt, không bằng người không chịu nhẫn nại cố gắng, mà còn tìm cách trì kéo người lại cho bằng mình... Ma ở đây cũng có thể là đối với kẻ thấp kém thì kiêu ngạo, mà đối với người có quyền thì luồn cúi, gặp thuận cảnh thì mừng, gặp nghịch cảnh thì sanh lòng sân hận. Ma ở đây cũng có thể là những cái hiểu biết phàm phu của ta, chúng là những trở ngại chính trong những bước tu thiền của ta. Lại còn một thứ ma nữa, ấy là ma tà kiến. Vì ngã mạn cống cao mà ta đi đến chỗ lấy tà làm chánh. Thấy người bàn chánh đạo, sanh lòng phiền não; thấy người giữ giới, muốn người cũng phá giới như ta. Đây là con ma nguy hiểm nhất trong các loài ma; chúng chính là con ma đưa đường dẫn lối cho ta vào địa ngục vô gián vì thứ gì nó còn làm được, huống hồ là hủy báng chánh pháp, huống hồ là thân Phật rướm máu...

Ngoài ra, trong lúc hành thiền chúng ta còn phải để ý những con ma vọng tưởng. Mỗi ngày ít nhất đã có đến sáu mươi chín ngàn (69.000) niệm đến và đi trong ta. Nếu ta chịu chứa chấp chúng thì ô hô chỗ đâu mà chứa đây ? Biết bao nhiêu là thứ vọng tưôũng; nào là vọng tưởng đã ngộ đạo, đã định, đã phát huệ, đã biết nhiều, đã có thần thông, đã giỏi hơn người, đã chứng đắc thiền nầy thiền nọ... Thậm chí có những con ma vọng tưôũng đến độ lố bịch, rằng chỉ có mình mới có đủ khả năng tiếp nối thầy tổ; chỉ có mình mới có khả năng đốn ngộ người, chỉ có mình mới có thần thông... Phật tử ôi ! tất cả đều là ma, đều là loạn động, đều là cuồng vọng mà thôi. Một ngày còn chúng là ngày đó ta chưa có thiền. Bên cạnh anh ma vọng nầy thì anh ma khẩu luôn theo sát. Hễ vọng đi trước thì khẩu đi sau. Khẩu chính là xướng ngôn viên cho vọng. Vọng xúi khẩu đừng kiểm điểm ngôn ngữ của mình; vọng xúi khẩu cứ cao đàm hùng biện; vọng xúi khẩu đi đốn người một cách bậy bạ; vọng xúi khẩu đi khoe mình đắc ngộ; vọng xúi khẩu đi chê người còn ngu mê; vọng xúi khẩu luận người dở ta hay; vọng xúi khẩu đi thối chuyển những vị Phật tương lai; vọng xúi khẩu vô cớ khen chê những việc hơn thua của người; vọng xúi khẩu nói ra những điều mà người nghe phát phẩn; vọng xúi khẩu trước mặt đề cao, sau lưng biếm nhẽ...

Người tu thiền nên nhớ ma bệnh khổ mà còn dễ trị hơn những con ma oan nghiệt, ma tri kiến phàm phu, ma tà kiến, ma vọng và ma khẩu. Chúng chính là những tên cai ngục, lúc nào cũng mở toang những cánh cửa địa ngục đón ta vào. Tâm tĩnh lặng không phải một ngày một bửa mà có; thế nhưng chỉ một sát na bất cẩn trọng, tâm loạn động sẽ dấy lên ngay. Muốn diệt những con ma nầy không phải dễ, nhưng với sự trì chí thì việc gì cũng không khó. Biết chúng là huyễn, là hư giả nên ta không vui, không sợ, không lo, không buồn. Chúng đến cứ để cho đến; ta không mời, không thỉnh, không chạy theo; chúng đi cứ để chúng đi, ta không đuổi mà cũng không cầm giữ chúng lại. Luôn nên nhớ rằng tất cả đều là huyễn mộng, là hư không từ đời nầy đến kiếp khác; chẳng lẽ ta lại cứ mãi ôm những cái huyễn giả ấy để cứ tiếp tục dừng chân hết trạm nầy đến trạm khác hay sao ? Hãy tự hồi đầu để thấy thực ta là ai ? Hãy tự hồi đầu để thấy rằng tự tánh của ta nó bất biến, nó bao la thăm thẳm như bầu trời không một vẩn mây. Hãy tự hồi đầu để thấy rằng ta và vũ trụ chỉ là một.

 

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2011(Xem: 3195)
Thở vào, tâm tĩnh lặng Thở ra, miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giờ phút đẹp tuyệt vời (An lạc từng bước chân- Thích Nhất Hạnh)
30/06/2011(Xem: 5099)
Thiền định là hành động mà đến khi cái trí đã mất đi không gian nhỏ xíu của nó. Không gian bao la này mà cái trí, cái tôi, không thể đến được, là tĩnh lặng.
30/06/2011(Xem: 7196)
Lắng nghe là một nghệ thuật không dễ dàng đạt được, nhưng trong nó có vẻ đẹp và hiểu rõ tuyệt vời. Chúng ta lắng nghe với những chiều sâu khác nhau của thân tâm chúng ta...
31/05/2011(Xem: 3066)
Khoa học nhìn về thiền Phật Giáo như thế nào? Dưới đây là một cuộc nghiên cứu khoa học tại Đạị Học New York University, do phóng viên Matt Danzico tường thuật, đăng trên BBC News ngày 24-4-2011. Bản dịch Việt ngữ toàn văn như sau. Não bộ của các vị sư Phật Giáo được chụp lại bởi máy scan (máy quét) trong cuộc nghiên cứu về thiền.
14/05/2011(Xem: 6560)
Nói về Thiền Vipassana thì có rất nhiều vị tăng nổi tiếng ở Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan đã giảng dạy, nhưng đặc biệt là pháp Thiền được phổ biến ở Âu châu, Mỹ châu lại là pháp Thiền của U Ba Khin, một vị cư sĩ người Miến điện. Nhiều Trung tâm Thiền quốc tế (International Meditation Centers) đã được thành lập tại nhiều nước để truyền bá pháp Thiền của U Ba Khin. Pháp Thiền của U Ba Khin thuộc môn Thiền Vipassana (tiếng Phạn, có nghĩa là Quán, Insight meditation). Thiền Vipassana thuộc hệ thống Nam Tông (Tiểu thừa), căn cứ theo những pháp dạy trong kinh Tứ Niệm Xứ (Satipatthana Sutta). Kinh này chỉ pháp tu một cách tổng quát với những nguyên tắc rộng lớn mà không đi sâu vào chi tiết thực hành như pháp Niệm hơi thở (Anapanasati) cho nên khi thực hành có nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo sự chứng đắc của mỗi thầy, vì vậy không có được một pháp Thiền Vipassana thống nhất. Tuy vậy dù phương pháp khác nhau nhưng tất cả các Thiền Vipassana đều căn cứ vào kinh Tứ Niệm Xứ.
14/05/2011(Xem: 7877)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
09/05/2011(Xem: 5094)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
30/04/2011(Xem: 8382)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa và Thiền Tông.
25/04/2011(Xem: 7442)
Con đường thiền tập là chánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
24/04/2011(Xem: 6233)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]