Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo

09/02/201114:37(Xem: 7999)
21. Thiền Và Thế Giới Hư Ảo

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

21. THIỀN VÀ THẾ GIỚI HƯ ẢO

Thế nào là thế giới hư ảo? Thế giới hư ảo là thế giới của huyễn giả, không có thật. Còn thế nào là thiền? Thiền là trở về với thực tại, là sống tỉnh thức, là trở về thực nghiệm tự thân để tìm lại chân tâm của chính mình. Người tu thiền là người cố công hành trì để diện kiến cho bằng được cái kiến tánh của mình. Sau bao nhiêu năm tháng lang bạc, lạc lỏng trong thế giới ý niệm, nay ta quyết trở về với thực tại. Khi đã môũ mắt trước thực tại thì không còn gì nữa để mà thiền. Thiền thật là đơn giản, trực tiếp và rõ ràng, không khúc mắc, cũng không bí hiểm. Như vậy thiền và thế giới hư ảo là hai thái cực đối nghịch nhau. Thế giới hư ảo là thế giới của huyễn giả, không có thật; còn thiền là thực tại. Thế giới hư ảo là thế giới của mờ mờ ảo ảo, còn thiền là thế giới của tỉnh thức. Thế giới hư ảo là do tà luyện mà chứng đắc; còn thiền chỉ là sự trở về do nơi dày công hành trì trong chánh niệm. Trong thế giới hư ảo, người ta rất quan trọng những từ ngữ gán cho cái thế giới ấy; còn trong thiền, những danh từ như chân như, Phật tánh, và những khái niệm... không có chỗ đứng. Thiền chỉ cho chúng là những danh từ trừu tượng mà ta phải dùng, vậy thôi. Cái quan trọng chính trong thiền là sự tỉnh thức. Với thế giới hư ảo, người mơ ước sẽ nhìn thấy những con đường trải đầy hoa gấm; người ta sẽ chứng đắc đủ thứ hết. Ngược lại, trong thiền, sẽ không có một con đường nào cả. Mặc dù vậy, trong thiền, khi ta trôũ về với chính ta, với chính sự sống của ta trong tỉnh thức, thì ta sẽ bừng sáng, chứ đâu cần chi những con đường. Thế giới hư ảo có thể diển tả được bằng ngôn từ. Còn với thiền: cái gì nói và viết ra được bằng ngôn từ, cái đó không phải là thiền. Cái gì suy luận và bàn cãi được, cái đó cũng không phải là thiền. Trong thiền, kiến giải của tôi là của tôi, cái gì của anh là của anh. Anh không thể nào nghe, hiểu và kiến giải được cái của tôi, cũng như tôi không thể nào nghe, hiểu và kiến giải được cái của anh. Muốn biết hương vị của trà thì xin anh hãy tự bưng tách trà lên mà uống; chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có bất cứ ai có thể nói cho bạn hiểu được về hương vị của trà.

Tóm lại, chừng nào ta còn tiếp tục lăn trôi trong nếp sống quên lãng và thác loạn thì chừng đó ta còn ở trong thế giới của hư ảo. Chừng nào mà ta chịu từ bỏ nếp sống ấy để trở về với thực tại, với tỉnh thức thì chừng đó chúng ta mới thực sự sống trong thế giới giác ngộ của thiền. Hãy nhìn xem một hành giả đang ngồi thiền. Hành giả ấy có khác chi một vị Phật đâu? Thân tâm hành giả ấy đang thanh tịnh, và ý của hành giả ấy đang quay về với chánh niệm. Như vậy tam nghiệp của hành giả đang là gì nếu không đang thanh tịnh? Hành giả ấy đang tự mình tìm lại với chính mình, tìm lại sự nguyên vẹn của mình, hay đang đi tìm về hình ảnh của một vị Phật.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 8397)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
02/10/2011(Xem: 6856)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
13/09/2011(Xem: 8122)
Thiền - dù trải qua bao thế hệ thời đại theo thời gian và không gian, với quan niệm tu tập trong mọi tôn giáo có khác nhau - cũng chỉ là phương pháp thực hành để đến đích của đạo mình, nên gọi đồng tên thiền kèm theo đạo hoặc môn phái riêng và có nhiều tên đặt không giống nhau, ngay cả trong Phật giáo cũng có nhiều loại thiền. Tổ Sư Thiền có lẽ bắt đầu từ thời Trừng Quán (738-839), Tứ tổ Hoa nghiêm tông của Phật giáo Trung Hoa, sư Khuê Phong Mật Tông (780-842).
25/07/2011(Xem: 3480)
Người học về thiền này không nghỉ, không ngưng lại, luôn luôn quán sát hơi thở ra vào thì hộ trì được ba nghiệp thân, miệng, ý, gọi là giới học và định, tuệ.
25/07/2011(Xem: 4829)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
23/07/2011(Xem: 3886)
Thiền Tiệm Ngộ là pháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
23/07/2011(Xem: 5906)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
22/07/2011(Xem: 5019)
Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy? Tại vì sự quan tâm của họ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nhiều người đã từ bỏ sự theo đuổi đối với thiền giữa chừng. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là sự tò mò, đến rồi đi, vào rồi lại ra một cách dễ dàng như là sự thay đổi áo quần vậy. Để kiên trì theo con đường của thiền, thì ngay từ đầu cần phải biết và rèn luyện ba nhân tố cốt lõi của thiền tập.
21/07/2011(Xem: 8945)
Tuy lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng ‘nhà Chúa’ và ‘nhà Chùa’ không xa nhau và không tách biệt đối với tôi từ thưở nhỏ. Ở xóm tôi, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Chúa chỉ cách nhà Chùa có năm phút đi bộ. Chuông công phu và chuông nhà thờ ngân vang cả vùng, gửi qua bao tầng không gian những thông điệp hòa bình và tin yêu giữa một xã hội túng bấn cả hai.
17/07/2011(Xem: 3666)
Khuôn mặt chính của tông phái tiên phong nầy là Thiên Thai Trí Khải (538-597), người đã được nhìn nhận như một triết gia vĩ đại trong những triết gia Phật giáo ở Trung Hoa, có một chỗ đứng ngang hàng với Thomas Aquinas và Al-Ghazali, là những người đã lập thành hệ thống lề lối tư tưởng và phương pháp hành trì tôn giáo trong lịch sử thế giới. (Tiến sĩ David W. Chappell – Đại học Hawaii, Manoa)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]