Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Quán niệm hơi thở

02/02/201111:04(Xem: 10943)
17. Quán niệm hơi thở

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

Quánniệm hơi thở

Thiềnsư U Acinna

Cácbạncó thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapanasati)bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ratại lỗ mũi hay ở môi trên. Có người hỏi là ta nên địnhtâm vào hơi thở hay sự chạm xúc của hơi thở? Câu trảlời là chỉ nên định tâm vào hơi thở. Hơi thở chạmxúc vào lỗ mũi hay môi trên là nơi dễ theo dõi nhất. Sựchạm xúc là một đề tài thiền quán khác biệt, thuộc vềpháp môn quán danh (quán danh-sắc). Đó là pháp quán Xúc giớivà các tâm sở có liên quan. Ở đây, chúng ta chỉ quán niệmvào hơi thở, hơi thở có chạm xúc, mà không quán vào sựchạm xúc. Quán niệm hơi thở nầy cần có một chánh niệmvững mạnh và tuệ giác tri.

Bâygiờ ta đem tâm vào hơi thở, hơi thở vào và hơi thở ra.Nếu thiền sinh không thể chú tâm vào hơi thở sau một vàibuổi thiền, thì có thể tập đếm hơi thở. Việc nầyđể giúp họ phát triển định lực. Thiền sinh đếm sốsau mỗi hơi thở, như sau:"thở vào ... thở ra ... một","thở vào ... thở ra ... hai", "thở vào ... thở ra ... ba", ...cho đến "thở vào ... thở ra ... tám". Có thể đếm từnăm đến mười, rồi trở lại số một. Tuy nhiên, thiềnsinh nên đếm đến số tám rồi trở lại từ đầu. Số támlà để nhắc nhở chúng ta về Con Đường Tám Chánh (Bát ChánhĐạo) mà chúng ta đang cố gắng hành trì để giác ngộ. Cácbạn cần phải cương quyết không để phóng tâm, tâm langthang chỗ nầy chỗ kia, trong khi đếm hơi thở. Chỉ chú tâmtheo dõi hơi thở và đếm số, từ 1 đến 8 rồi trở lại1 ... Qua việc chỉ chú tâm vào đếm hơi thở như thế, tâmsẽ trở nên an định hơn. Thông thường thì cần phải thựchành như thế trong một giờ để tâm được an định và vữngchắc.

Khitâm an định, bạn có thể bỏ lối đếm hơi thở và chuyểnsang giai đoạn kế. Nếu bạn thở vào một hơi dài,bạn biết đó là một hơi dài. Nếu bạn thở ra một hơidài, bạn biết đó là một hơi dài. Tương tự, nếu bạnthở vào một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn.Nếu bạn thở ra một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơingắn. Ở đây, dài hay ngắn là gì ? Đó là khoảng thời gian.Nếu cần một thời gian dài để thở thì đó là hơi thởdài. Nếu cần một thời gian ngắn để thở thì đó là hơithở ngắn. Tuy nhiên, phải thở bình thường mà không cốgắng ép hơi thở. Không nên đặt tên nó là "dài" hay "ngắn".Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nólà "thở vào, thở ra" mà thôi. Chỉ cần biết nó là hơi dàihay ngắn, nhưng lúc nào cũng phải chú tâm vào luồng hơi đangchạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên. Không nên đem tâm đi theoluồng hơi vào trong thân thể hay chạy ra ngoài thân thể. Nếuthiền sinh để tâm theo dõi luồng vào trong thân hay ra ngoàithân thì sẽ không thể làm hoàn hảo sự định tâm. Cầnphải chú tâm ghi nhận hơi thở đang chạm xúc lỗ mũi haymôi trên trong một, hai, hoặc ba giờ.

Đếnđây, định tướng(nimitta)sẽ phát sinh. Nếuđịnh tướng không phát sinh thì bạn có thể chuyển sang hànhtrì như sau: thiền sinh để tâm ghi nhận toàn luồng hơiliên tục từ đầu đến cuối. Bạn không nên đặt tênlà: "chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối". Nếu cần phảiđặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thởra" mà thôi. Trong lúc đó, nhận biết toàn luồng hơi từ đầuđến cuối, đang chạm xúc tại một nơi cố định (lỗ mũihay môi trên), và tuyệt đối không theo dõi nó vào bên trongthân thể hay ra bên ngoài. Nếu thiền sinh hành trì như thếtrong một hay hai giờ thì định tướng có thể sẽ phát sinh.

Bâygiờ, cho dù định tướng có hiện ra hay không, thiền sinhtiếp tục sang giai đoạn kế. Trong giai đoạn nầy, bạn tạomột ước nguyện trong tâm: "Nguyện cho hơi thở của tôiđược nhu nhuyễn". Từ từ, hơi thở sẽ tự nó trở nêndịu dàng, nhẹ nhàng, nhu nhuyễn. Bạn không nên cố tình éphơi thở để nó nhẹ nhàng. Bởi vì nếu làm như thế thìchẳng bao lâu, bạn sẽ bị hụt hơi và tạo mệt nhọc. Khihơi thở tự nó trở nên nhẹ nhàng và tâm an định theo nó,qua thiền lực, hầu hết các thiền sinh sẽ cảm thấy lânglâng, như thể là họ không có đầu, không có mũi, không cóthân nữa, mà cảm thấy chỉ có hơi thở vào ra nhẹ nhàngvà một cái tâm đang theo dõi nó. Lúc nầy, bạn cảm thấylà không có "tôi", mà cũng không có "nó". Bây giờ, chỉ còncó một tâm đang gắn chặt vào hơi thở. Nếu tâm đượcan định và chăm chú vào đó trong một giờ, thì trong thờigian nầy, tâm không còn liên hệ đến các chuyện thế tụcnữa. Tâm đang ở trong trạng thái thiện(kusala),và trạng thái thiện nầy rất gần đến trạng thái cậnđịnh(upacara samadhi).

Đếnđây, tùy theo giới hạnh của từng cá nhân, định tướngsẽ hiện ra. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những định tướngkhác nhau. Dù đang nhắm mắt, theo dõi hơi thở, dần dần thiềnsinh sẽ thấy định tướng hiện ra, có khi như là một lànchỉ trắng, một luồng ánh sáng trắng, một ngôi sao, mộtcụm mây hoặc một nhúm bông gòn. Nó có thể rất to, trùmcả khuôn mặt, hoặc như mặt trăng, mặt trời, hoặc mộtviên ngọc thạch, một viên ngọc trai. Nó hiện ra trong cáchình sắc khác nhau là vì nó do tưởng uẩn(saññā)tạo ra.

Lúcban đầu, định tướng có thể giống như có màu khói xám.Dần dần, nếu giữ tâm được an định vào hơi thở, hơithở và màu khói xám trở thành đồng nhất với nhau, khôngkhác biệt. Sau đó, nếu tâm được an nhẹ và chỉ chú mụcvào hơi thở, màu sắc đó trở thành trắng đục. Mặc dùlà màu trắng, nhưng nếu bạn chỉ chú mục vào hơi thở,hơi thở sẽ trở thành định tướng và định tướng chínhlà hơi thở. Nếu hơi thở và định tướng là một, khôngkhác biệt, khi bạn chú mục vào hơi thở thì bạn cũng chúmục vào định tướng, và khi bạn chú mục vào định tướngthì bạn cũng chú mục vào hơi thở. Và như thế, bạn hànhthiền tốt và nghiêm túc.

Nếuđịnh tướng trở nên vững bền và nếu bạn chỉ chú tâmvào định tướng của hơi thở (anapana nimitta), mà khôngchú tâm vào hơi thở nữa, tâm bạn trở nên tập trung vàođịnh tướng lúc đó. Trong giai đoạn nầy, điều quan trọnglà thiền sinh không nên tìm cách chuyển hóa định tướng.Bạn không nên tìm cách đẩy nó đi xa, hoặc làm cho nó thayđổi hình dạng. Nếu làm như thế, định lực của bạn sẽkhông phát triển, và định tướng có thể sẽ biến mất.

Tuynhiên, nếu định tướng hiện ra quá xa đối với lỗ mũithì thiền sinh chưa có đủ lực để chuyển sang mức thiềnđịnh hơi thở (anapana jhana samadhi). Tại sao? Bởi vìđây là một nguyên tắc quan trọng trong việc quán niệm hơithở. Bản luận giải có đề cập rằng việc luyện tâm thiềnđịnh niệm hơi thở (anapanasati samadhi bhavana) chỉ hoàntất khi nào tâm quán niệm được giữ tại nơi mà hơi thởchạm xúc với cơ thể. Khi thiền sinh chú định vào bên ngoài,xa lìa nơi chạm xúc, thì rất khó mà đạt vào tầng thiềnđịnh. Do đó, khi định tướng còn ở xa, thì thiền sinh khôngnên chú tâm vào nó, mà phải chú tâm vào hơi thở tại mộtnơi cố định. Từ từ, định tướng sẽ đến gần và hòanhập vào hơi thở.

Khiđịnh tướng có màu khói xám thì đó là sơ tướng (parikammanimitta) trong trạng thái sơ định (parikamma samadhi).Nếu nó trở thành màu trắng như một nhúm bông gòn, đó làhọc tướng (uggaha nimitta). Đây là một trạng thái địnhkhá cao. Nếu màu trắng nầy được vững bền, thiền sinhphải an định tâm và chú mục vào đó. Trong giai đoạn nầy,bạn không nên chú ý đến màu sắc của nó, mà chỉ chú tâmvào đó như là một loại định tướng mà thôi.

Thídụ như một ly nước và có một hạt ngọc trai trong đó.Ta chỉ nhìn hạt trai, như thể đem tâm vào định tướng.Không nên điều tra, trạch vấn về Khổ, Vô thường, Vô ngã.Không cần biết nó nóng hay lạnh, cứng hay mềm, mà cũng khôngcần phân tích màu sắc của nó. Chỉ cần giữ tâm an địnhvà chú mục vào định tướng. Làm như thế, dần dần địnhtướng sẽ chuyển từ màu trắng đục sang một màu chói sáng.Đây là tợ tướng (patibhaga nimitta). Nếu tâm vẫn giữan định và chỉ chú mục vào định tướng khoảng 1 đến2 giờ, hầu hết các thiền sinh đều có thể nhận rõ 5 thiềnchi (jhananga) rất dễ dàng nếu họ phân tích chúng lúcđó. Năm thiền chi đó là:

-Tầm (vitakka): đem tâm hướng về định tướng,
-Tứ (vicara): bám sát vào định tướng,
-Hỷ (pity): ưa thích định tướng,
-Lạc (sukha): cảm giác an lạc, sung sướng khi tiếp xúcvới định tướng,
-Nhất tâm (ekaggata): tập trung tâm về một điểm (đólà định tướng)
Cũngcần biết thêm ở đây là có khi thiền sinh không thể nhậnrõ được năm thiền chi trên, là vì lúc đó, thiền sinh vẫncòn bị các triền cái (nivarana)ngăn che. Đó là: Thamdục (kamachanda); Sân hận (vyapada); Hôn trầm (thiramiddha);Trạocử (udhaccakukucca); và Hoài nghi (vicikiccha).

Thiềnsinhphải duyệt xét từng triền cái một, để xem chúng cònvương vấn trong tâm trong lúc hành thiền hay không. Chúng cầnphải được loại bỏ thì việc đắc thiền mới thành tựu.

Khinăm thiền chi đều cùng hiện diện đầy đủ, thiền sinhsẽ thấy ngay là mình đang vào tầng thiền thứ nhất, vớitợ tướng là đề mục trong tâm, có tầm, tứ, hỷ, lạc,nhất tâm. Tiếp tục hành trì trong Nhất Thiền như thế khoảng1 đến 2 giờ, rồi xuất thiền và duyệt lại năm thiền chicho tường tận.

Trongcác buổi thiền kế tiếp, thiền sinh tiếp tục ôn tập, vàhành trì thuần thục trong tầng thiền thứ nhất. Có năm loạithuần thục:

-Thuần thục tác ý: phải thuần thục tác ý các thiền chikhi xuất thiền;
-Thuần thục nhập định: phải thuần thục nhập thiền bấtcứ lúc nào mà mình muốn;
-Thuần thục quyết tâm: phải thuần thục giữ mức thiềntrong suốt thời gian mà mình đã định trước;
-Thuần thục xuất định: phải thuần thục xuất ra khỏi tầngthiền mỗi khi mình muốn;
-Thuần thục quán sát: phải thuần thục quán sát các thiềnchi.
Thiềnsinh nên nhận thức rằng tầng thiền thứ nhất rất gầnvới năm triền cái - tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cữ,và nghi ngờ. Thiền sinh cũng nên nhận thức rằng các thiềnchi Tầm và Tứ trong tầng thiền thứ nhất làm cho tầng thiềnnầy không an định bằng tầng thiền thứ nhì. Vì thế, từước muốn rời bỏ hai thiền chi nầy và chỉ còn giữ thiềnchi Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vàotợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vàotầng thiền thứ nhì, vốn chỉ còn ba thiền chi: Hỷ, Lạc,và Nhất Tâm. Sau khi vào được Nhị Thiền, thiền sinh hànhtrì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Sauđó,thiền sinh nhận thức rằng Hỷ cũng không đem lại anđịnh, nên có ước muốn bỏ Hỷ, chỉ còn giữ lại Lạcvà Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng.Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiềnthứ ba, vốn chỉ còn hai thiền chi: Lạc, và Nhất Tâm. Saukhi vào được Tam Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuầnthục tương tự như trên.

Kếtiếp, thiện sinh nhận thức rằng nếu cứ duy trì Lạc thìlại là một hình thức tham thủ vào cảm giác vui sướng.Cho nên, với ý định bỏ Lạc, thiền sinh tiếp tục đem tâmvào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạtvào tầng thiền thứ tư. Lúc đó, hai thiền chi mới sẽ sinhra: Xả và Niệm, thay thế Nhất Tâm. Lúc bấy giờ, thiềnsinh ở trong trạng thái "xả niệm thanh tịnh", không còn câuchấp vào các cảm giác, và hơi thở trở nên nhẹ nhàng, hầunhư tan biến. Tợ tướng trở nên rõ ràng, tròn sáng, quenthuộc, gần gũi, không xa lạ, và thiền sinh chú mục vào đómột cách nhẹ nhàng, bình thản. Sau khi vào được Tứ Thiền,thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Thiềnsinh nên tham khảo bộ Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhi Magga)của Ngài Phật Âm(Buddhaghosa), nhất là phần Niệm HơiThở. Sau cùng, thiền sinh cũng cần nên biết rằng công phuhành thiền để đắc bốn tầng thiền như trên chỉ là mộtgiai đoạn sơ khởi, tạo định lực bền vững, dùng đó đểlàm cơ sở phát triển tuệ minh sát và tiến đến giải thoát.Trong tiến trình tu học, thiền sinh không nên dừng ở đó,mà cần phải tiếp tục nỗ lực hành trì các giai đoạn kếtiếp, như quán từ bi, quán niệm ân đức Phật, quán tứđại, quán các sắc pháp, quán thân thể (32 bộ phận), quáncác danh pháp, quán lý duyên sinh và các giai đoạn thanh lọctâm.

BìnhAnson trích dịch,
tháng12-1997
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 8397)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
02/10/2011(Xem: 6856)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
13/09/2011(Xem: 8122)
Thiền - dù trải qua bao thế hệ thời đại theo thời gian và không gian, với quan niệm tu tập trong mọi tôn giáo có khác nhau - cũng chỉ là phương pháp thực hành để đến đích của đạo mình, nên gọi đồng tên thiền kèm theo đạo hoặc môn phái riêng và có nhiều tên đặt không giống nhau, ngay cả trong Phật giáo cũng có nhiều loại thiền. Tổ Sư Thiền có lẽ bắt đầu từ thời Trừng Quán (738-839), Tứ tổ Hoa nghiêm tông của Phật giáo Trung Hoa, sư Khuê Phong Mật Tông (780-842).
25/07/2011(Xem: 3481)
Người học về thiền này không nghỉ, không ngưng lại, luôn luôn quán sát hơi thở ra vào thì hộ trì được ba nghiệp thân, miệng, ý, gọi là giới học và định, tuệ.
25/07/2011(Xem: 4829)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
23/07/2011(Xem: 3886)
Thiền Tiệm Ngộ là pháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
23/07/2011(Xem: 5906)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
22/07/2011(Xem: 5019)
Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy? Tại vì sự quan tâm của họ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nhiều người đã từ bỏ sự theo đuổi đối với thiền giữa chừng. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là sự tò mò, đến rồi đi, vào rồi lại ra một cách dễ dàng như là sự thay đổi áo quần vậy. Để kiên trì theo con đường của thiền, thì ngay từ đầu cần phải biết và rèn luyện ba nhân tố cốt lõi của thiền tập.
21/07/2011(Xem: 8945)
Tuy lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng ‘nhà Chúa’ và ‘nhà Chùa’ không xa nhau và không tách biệt đối với tôi từ thưở nhỏ. Ở xóm tôi, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Chúa chỉ cách nhà Chùa có năm phút đi bộ. Chuông công phu và chuông nhà thờ ngân vang cả vùng, gửi qua bao tầng không gian những thông điệp hòa bình và tin yêu giữa một xã hội túng bấn cả hai.
17/07/2011(Xem: 3666)
Khuôn mặt chính của tông phái tiên phong nầy là Thiên Thai Trí Khải (538-597), người đã được nhìn nhận như một triết gia vĩ đại trong những triết gia Phật giáo ở Trung Hoa, có một chỗ đứng ngang hàng với Thomas Aquinas và Al-Ghazali, là những người đã lập thành hệ thống lề lối tư tưởng và phương pháp hành trì tôn giáo trong lịch sử thế giới. (Tiến sĩ David W. Chappell – Đại học Hawaii, Manoa)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]