Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Lòng hiếu thảo trong kinh điển Pali

02/02/201111:04(Xem: 11430)
09. Lòng hiếu thảo trong kinh điển Pali

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

Lònghiếu thảo trong kinh điển Pali

BìnhAnson

Ðốivớingười Việt chúng ta, lễ Vu Lan (Vu Lan Bồn, Ullambana)ngày rằm tháng bảy âm lịch mỗi năm đã trở thành truyềnthống là một mùa báo hiếu cho những người con hiếu thảo,chân thành tưởng nhớ đến công ơn nuôi dưỡng của Cha Mẹ- còn sống cũng như đã qua đời - và cố gắng tận lựcđể đền đáp công ơn đó, qua việc phụng dưỡng mẹ chavà các thiện sự.

Ngoàisự tích Mục Kiền Liên - Thanh Ðề trong kinh điển Phật giáoBắc tông, kinh tạng Nguyên thủy của hệ Pali cũng có nhiềubài giảng của Ðức Phật đến các đệ tử, để giúp họgiữ gìn mối hòa thuận trong gia đình, để cùng nhau tăngtrưởng trong chánh pháp. Nhân dịp lễ Vu Lan năm nay (1995),tôi xin mạn phép được trình bày một vài đoạn ngắn trongkinh điển Pali, nói về chữ Hiếu mà Ðức Phật đã giảngcho các đệ tử.

Côngơn trời biển

Cadao Việt Nam thường ví công ơn cha mẹ như núi Thái Sơn, nhưnước trong nguồn chảy ra. Trong Tương Ưng Bộ, Ðức Phậtđã ví công ơn trời biển của cha mẹ như biển cả nghìntrùng. Ngài giảng rằng sữa mẹ nuôi con trải qua nhiều đờinhiều kiếp, nên rộng bao la và nhiều hơn biển cả:

"...Nầy các tỳ khưu, sữa mẹ mà các ngươi đã uống, trong khicác ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, thìnhiều hơn nước trong bốn biển. Vì sao thế? Vì luân hồilà vô thỉ, không sao đếm được. Lưu chuyển luân hồi củachúng sanh trùng điệp nên không thể nêu rõ khởi điểm. Vìvô minh che đậy, vì tham ái trói buộc tất cả các nghiệphành của chúng sanh."

TrongTăng Chi Bộ, Ðức Phật cũng ví cha mẹ như những ngọn lửađáng cung kính, vì cha mẹ là người đã đem lại sự sốngvà tăng trưởng cho con cái, cũng như ngọn lửa đem lại nguồnsống, nguồn năng lượng cho loài người:

"...Nầy các Bà-la-môn, cha mẹ của các người là các ngọn lửađáng cung kính. Vì sao thế? Vì từ đó mà tạo ra sự sống,sự hiện hữu. Do đó, cha mẹ như là các ngọn lửa thiêngđáng cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúngdường, và sẽ đem lại chánh lạc."

Vìcông ơn cha mẹ to tát như thế, Ðức Phật còn nói rằng cóhai hạng người mà chúng ta không bao giờ trả hết ơn được,đó là mẹ và cha (Tăng Chi Bộ):

"...Có hai hạng người, nầy các tỳ khưu, Ta nói không thể trảhết ơn được. Ðó là Cha và Mẹ. Nếu một bên vai cõng mẹ,một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến trămtuổi cũng chưa trả ơn đủ cho cha mẹ. Nếu có phụng dưỡngcha mẹ với mọi báu vật trên trái đất nầy cũng chưa trảơn đủ. Vì sao thế? Vì rằng cha mẹ đã bỏ nhiều công sứccho con cái, nuôi dưỡng chúng cho đến lúc lớn khôn, và dẫndắt chúng vào trong đời nầy."

Ðảnhlễ phương Ðông

Trongkinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt (Singalo-vada Sutta), TrườngBộ, một buổi sáng khi Ðức Phật đi trì bình khất thựctrong thành Vương Xá, Ngài thấy chàng trai Thi-ca-la-việt dậysớm, ra khỏi nhà và chấp tay đảnh lễ sáu phương: Ðông,Tây, Nam, Bắc, Thượng, Hạ như lời cha mẹ dạy theo truyềnthống mà không hiểu ý nghĩa của việc làm đó. Ðức Phậtgiảng rằng chấp tay đảnh lễ như thế cũng chưa đủ, màcần phải thành tâm quán tưởng các phép cư xử với ngườichung quanh: hướng Ðông là sự liên hệ giữa cha mẹ và concái, hướng Tây là sự liên hệ vợ chồng, hướng Nam làliên hệ thầy trò, hướng Bắc là liên hệ bạn bè, hướngThượng là liên hệ giữa tu sĩ và cư sĩ, hướng Hạ là liênhệ giữa chủ nhân và người giúp việc.

Vềliên hệ giữa cha mẹ và con cái, Ðức Phật giảng:

"... Có năm nhiệm vụ người con phải làm: nuôi dưỡng chamẹ, làm tròn mọi bổn phận người con, giữ gìn gia đìnhvới truyền thống, bảo vệ tài sản thừa tự, và làm tanglễ khi cha mẹ qua đời."

Thêmvào đó, Ðức Phật cũng giảng:

"...Có năm trách nhiệm cha mẹ cần phải chu toàn: ngăn chận conlàm điều ác, khuyến khích con làm điều thiện, dạy cho concó được nghề nghiệp tốt, tìm người phối ngẫu tốt chocon, và trao gia sản cho con đúng lúc."

Rõràng đây là một thông điệp trách nhiệm, một trách nhiệmhỗ tương giữa cha mẹ và con cái. Con có năm bổn phận vớicha mẹ, và cha mẹ cũng có năm trách nhiệm với con cái. Khicha mẹ và con cái chu toàn các điều đó, thì gia đình đượchạnh phúc, và phương Ðông, theo nghĩa bóng nầy, mới đượcan lành. Lúc đó việc đảnh lễ về hướng Ðông mới thậtsự có ý nghĩa.

Tăngtrưởng trong Chánh Pháp

ÐứcPhật còn khuyên con cái phải cùng cha mẹ tu tập, từ bỏcon đường bất thiện, dấn thân vào con đường thiện, giúpnhau tăng trưởng trong chánh pháp. Trong Tăng Chi Bộ, Phật thuyết:

"...Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹvới của cải, vật chất, tiền bạc thì không bao giờ đủđể trả ơn cha mẹ. Nầy các tỳ khưu, những ai đối vớicha mẹ không có lòng tin thì khuyến khích, hướng dẫn, đểcha mẹ an trú vào thiện pháp; đối với cha mẹ gian tham thìkhuyến khích, hướng dẫn, để cha mẹ an trú vào hạnh bốthí; đối với cha mẹ theo ác trí thì khuyến khích, hướngdẫn, để cha mẹ an trú vào chánh trí; như vậy thì nhữngngười đó làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha."

ÐứcPhật giảng rằng, trả hiếu bằng cách cúng dường tài sảnvật chất thì chưa đủ, mà phải nhắm đến mục đích tốihậu là cùng nhau tăng trưởng trong chánh pháp, tiến đếnsự giải thoát khỏi mọi hoạn khổ sinh tử luân hồi. Muốncho cha mẹ đạt được sự an bình, hạnh phúc tối hậu, thìngười con phải giúp cha mẹ từ bỏ các ác hạnh và thựchiện các hạnh lành, từ bỏ gian tham và thực hành bố thírộng lượng, từ bỏ vô minh và chứng đạt trí tuệ.

Lợiích của Hiếu Thảo

Chínhkhi phụng dưỡng, nuôi nấng cha mẹ, người con sẽ đượchưởng những công đức, quả lành do lòng hiếu thảo đemlại. Ðức Phật giảng (Tăng Chi Bộ):

"...Vị thiện nam tín nữ nào với những tài sản do nỗ lựctinh tấn thu hoạch được, do công sức nhọc nhằn tự mìnhtạo ra, một lòng cung kính cúng dường, phụng dưỡng cha mẹ.Cha mẹ người ấy, được sự cung kính, phụng dưỡng nhưthế, sẽ khởi lên lòng thương mến và cầu nguyện: 'Xin chocon tôi được sống lâu! Xin cho con tôi được che chở, thọmạng an bình!'. Nầy các cư sĩ, một người con hiếu thảođược cha mẹ thương mến như vậy, chắc chắn sẽ tăng trưởnglớn mạnh trong chánh pháp."

TrongTương Ưng Bộ, Ðức Phật dạy cư sĩ Mataposaka:

"Ngườinào theo chánh pháp,
Nuôidưỡng mẹ và cha.

Vàtạo nhiều công hạnh,

Đốivới cha và mẹ.

Nhờvậy, bậc Hiền thánh,

Trongđời nầy tán thán,

Saukhi chết được sanh

Hưởngan lạc chư Thiên"
TrongTăng Chi Bộ, Ðức Phật giảng rằng gia đình nào có con cáibiết hiếu dưỡng cha mẹ, thì gia đình ấy có phước báu,đáng được tôn trọng và cung kính, đáng được xem như nganghàng với Phạm Thiên. Phạm Thiên là những chư Thiên cao nhấtở Dục giới và Sắc giới. Ngài giảng:

"...Nầycác tỳ khưu, những gia đình nào có con cái kính lễcha mẹ trong nhà, thì những gia đình ấy được chấp nhậnngang bằng với Phạm Thiên, được chấp nhận như ngang bằngvới gia đình các bậc Ðạo sư, đáng được kính trọng vàcúng dường.

PhạmThiên là đồng nghĩa với cha mẹ. Các bậc Ðạo sư là đồngnghĩa với cha mẹ. Các bậc đáng cúng dường là đồng nghĩavới cha mẹ. Vì sao thế? Vì cha mẹ giúp đỡ con cái rấtnhiều, vì cha mẹ nuôi dưỡng con cái đến ngày chúng lớnkhôn, đào tạo chúng để đưa chúng vào cuộc đời."

ChínhÐế Thích(Sakka), vị vua cõi trời Tam Thập Tam, do nhờcông đức phụng dưỡng cha mẹ mà kiếp sau sinh được làmvua trời (Tương Ưng Bộ):

"...Thuở xưa khi Thiên chủ Ðế Thích còn là người, vị ấychấp trì giới luật nghiêm túc và một lòng hiếu dưỡngcha mẹ. Nhờ đó mà được sanh ra làm vua trời ngày hôm nay:

Aihiếu dưỡng cha mẹ,
Kínhtrọng bậc gia trưởng

Nóinhững lời nhu hòa,

Từbỏ lời hai lưỡi,

Chếngự lòng gian tham,

Làmột người chân thực,

Nhiếpphục mọi sân hận.

Vớimột người như vậy,

ChưThiên Tam Thập Tam,

Gọilà bậc cao quí."
Kếtluận

Trênđâychỉ là sơ lược trích lời Phật dạy, ghi chép trongkinh điển Nguyên thủy, về chữ Hiếu. Ðức Phật đã nóirất nhiều về công ơn trời biển của cha mẹ, nói đếntrách nhiệm của con cái để đền đáp công ơn to lớn đó.Hình thức lễ nghi không phải là chính yếu, mà chính cáchành động thực tiễn phụng dưỡng, cúng dường cha mẹ mớilà quan trọng. Phụng dưỡng cha mẹ sẽ tạo ra nhiều phướcbáu cho bản thân ta - hiện tiền và kiếp sau, và cho hạnhphúc gia đình ta.

ÐứcPhật còn dạy rằng, cách trả ơn tốt đẹp và đầy đủnhất là cùng cha mẹ vững niềm tin nơi chánh pháp, cùng nhaubước vào con đường chánh thiện, bỏ ác giới, bỏ gian tham,theo đời sống đạo đức, thực hành hạnh bố thí, bỏ conđường vô minh tối tăm và hướng đến ánh sáng của trítuệ quang minh, để thoát vòng sinh tử đau khổ.

MùaVu Lan 1995,
Perth,Tây Úc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2010(Xem: 13921)
Thật là một ích lợi lớn khi có thể đối diện với cuộc sống bằng một tâm thức tích cực và khá quân bình. Chúng ta hoàn toàn có lợi khi quen với một tâm thái đúng đắn, nhưng thói quen nhường bước cho những xúc động xung đột như giận dữ dựng lên những chướng ngại có tầm cỡ. Tuy nhiên, có thể vượt khỏi chúng. Chúng ta đạt đến đó bằng cách chánh niệm nhận ra mỗi một phiền não này ngay khi chúng biểu lộ và chữa lành nó tức thì. Khi người ta nắm lấy mọi cơ hội để thực tập như vậy, những phiền não thôi ngự trị chúng ta trong vòng vài năm. Về lâu về dài, ngay người dễ nổi giận nhất cũng đạt được sự gìn giữ tính bình thản.
11/10/2010(Xem: 4985)
Tinh Yếu Lâm Tế Lục bình giảng
11/10/2010(Xem: 9205)
Ngày nay người ta đi hàng trăm ngàn dặm để được trông thấy các thiền sư, trực tiếp gặp họ để tham vấn. Nhưng rất ít người có dịp để đặt câu hỏi: tôi phải làm sao với những nỗi giận dữ, ghen tuông, thù ghét, sợ hãi, buồn sầu, tham vọng, si mê trong tôi - tất cả những rắc rối thường xâm chiếm tâm tư con người? Tôi phải cư xử với công việc, cha mẹ, con cái, vợ hoặc chồng, tôi tớ, xếp của tôi như thế nào, tất cả những tương giao làm nên đời sống ấy? Thiền có cách nào giúp tôi không?
08/10/2010(Xem: 14928)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
30/09/2010(Xem: 4690)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
29/09/2010(Xem: 7409)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
28/09/2010(Xem: 5559)
Theo Thiền sư Tôn Mật, đời Đường, thì có thể phân chia Thiền làm 5 loại, trong đó có 3 loại thực sự theo đúng đường lối tu hành của đạo Phật là : Thiền Nguyên thủy (Tiểu thừa ), Thiền Đại thừa, và Thiền Như Lai tối thượng. Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí" (trích: Đại thừa Phật giáo Tư tưởng luận).
28/09/2010(Xem: 7301)
Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn.
23/09/2010(Xem: 15534)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cực và tích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực và phát triển, tăng trưởng điều tích cực. Những giáo lý trong quyển sách này là để chuyển hóa tâm thức; chỉ đọc hay nghe mỗi một đoạn thôi cũng có thể đem lại lợi lạc to lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]