Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực hư về câu chuyện niêm hoa vi tiếu của Thiền tông

17/02/201211:31(Xem: 5233)
Thực hư về câu chuyện niêm hoa vi tiếu của Thiền tông

THỰCHƯ VỀ CÂU CHUYỆN NIÊM HOA VI TIẾU CỦA THIỀN TÔNG

GS001

niemhoavitieu2Tôi đọc trong các kinh lớn của Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy tôi không hề tìm rađược ở đâu có ghi câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU. Câu chuyện này mang nặng tinhthần "phong kiến" và "dấu nghề" của Trung Hoa.

ĐẠO TRÍ TUỆcủa Phật không thể có cái tinh thần truyền thừa như thế. Đã là ĐẠO TRÍ TUỆ thìphải như KHOA HỌC, khi lý thuyết đã trình bày ra đầy đủ, thì bất cứ ai, ở bấtcứ phương trời góc bể nào, đều có thể theo đó mà trở thành bác học một cáchbình đẳng như nhau.

Đó chính làlý do Đức Phật đã nhấn mạnh: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi với chánhpháp, không nương tựa vào một ai khác". Trong đoạn kinh sau đây Đức Phậtcòn khẳng định rằng: Này Ananda, Như Lai khôngnghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịusự giáo huấn của Ta". Như vậy thì làm sao có chuyện ngài traolại y bát cho ai làm giáo chủ.

25. Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ởTa! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mậtgiáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai khôngbao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).

NàyAnanda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo";hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai" thời này Ananda,người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo.

NàyAnanda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay"chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta" thời này Ananda, làm sao NhưLai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?

NàyAnanda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đãđến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờdây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống nhưchính nhờ chống đỡ dây chằng.

NàyAnanda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ mộtsố cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai đượcthoải mái.

26. Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mìnhnương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn,dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.

Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tựmình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làmngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

NàyAnanda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánhniệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối vớitâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phụcmọi tham ái, ưu bi trên đời. (Phật nhắc lại pháp TỨ NIỆM XỨ)

NàyAnanda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nươngtựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùngChánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

NàyAnanda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tựmình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làmngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gìkhác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo củaTa, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

(Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, tụng phẩm II, thuộc Trường Bộ Kinh)


Cho nên đối với tôi, câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU của người TÀU là một câuchuyện lừa bịp để cho phật tử Á châu đều qui ngưỡng về TÀU. Câu chuyện muốnchứng tỏ rằng "Giáo Pháp nhãn tạng” của Phật đã được rinh hết về TÀU. Đócũng do cái tinh thần bá quyền muốn dùng tôn giáo như một "sức mạnhmềm" để chinh phục thiên hạ. Các đế quốc Tây phương cũng đã xử dụng Kitôgiáo để đi xâm lăng các thuộc địa cũng cùng một chiến thuật như vậy.


Nói tóm lại, đạo Phật là ĐẠO TRÍ TUỆ mở rộng ra cho tất cả chúng sanh (mà ĐứcPhật gọi là bàn tay ngữa) chứ không phải là một môn phái võ lâm mà có sự truyềnthừa. Biết đâu để chấm dứt tệ nạn này mà LỤC TỔ đã ra đời để chấm dứt sự truyềny bát của Thiền Tông? Để ý rằng LỤC TỔ không chứng đạo từ NGỦ TỔ mà ngài đãchứng đạo trước rồi (qua kinh Kim Cang), trước khi đến với NGỦ TỔ để nhận ybát, rồi sau đó chấm dứt sự trao truyền.


Ngoài ra qua đoạn kinh trên ta thấy Đức Phật còn giảng rõ ra thế nào là làmngọn đèn cho chính mình? Thế nào là nương tựa chính mình?


-- Đó chính là sự thực hành TỨ NIỆM XỨ để tìm hiểu chính mình bằng các phápkhảo sát: Quán THÂN, quán THỌ, quán TÂM, quán PHÁP.


Trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN của Phật giáo ĐẠI THỪA ta cũng thấy Đức Phật trảlời ngài A NAN về sự nương tựa pháp TỨ NIỆM XỨ mà tu hành sau khi Phật diệt độnhư thế. Đó là pháp THIỀN độc nhất mà Phật đã dạy đi dạy lại. Chứ Phật chưa hề dạy pháp VÔ NIỆM như Thiềntông Trung hoa hồi nào cả.


TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔNGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi, mớicó thể nhổ sạch gốc cội vô minh chấp ngã, gây nên khổ đau cho mình.

Không thể nàocó một bậc giác ngộ mà không hiểu rõ về chính mình.

Tiến trình tuhành của Đức Phật chẳng qua cũng là một công trình miệt mài liên tục về sự tìmhiểu chính mình. Ngày ngài thành đạongài đã tâm sự như sau:

153.Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

154.Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.

(KinhPháp Cú)

Cho nên, phải hiểu rõ chính mình trước khi nói đếngiác ngộ. Mà muốn hiểu rõ chính mình thì phải quan sát, phải khảo sát chínhmình bằng các pháp quán của TỨ NIỆM XỨ. Đó cũng chính là pháp "chiếukiến ngũ uẩn"của BÁT NHÃ.

Do đó khởi đầu kinh TỨ NIỆM XỨ Phật đã nhấn mạnh:


-- Này các Tỷ-kheo, đây là
con đường độc nhấtđưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thànhtựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Như vậy con đường tu hành mà Phật đã chỉ ra thật rất rõ ràng và minh bạch.Không ai có thể trách Phật còn mơ hồ. Khi Đức Phật đã xác định là "
con đường độc nhất" thì có nghĩa rằng đừng đi lang bang bằng cáccon đường khác. Người ta có thể ra đitừ vạn nẻo đường khác nhau (tùy căn cơ),nhưng đoạn đường cuối để đi đến đích thì ai cũng phải đi qua TỨ NIỆM XỨ đểthành tựu CHÁNH TRÍ, để chứng ngộ BÁT NHÃ, để đạt đến NIẾT BÀN.

Tôi có bằng cớ nhiều vị Thiền sư Trung Hoa chưa chứng được BÁT NHÃ. Thật vậy,chính vì chưa chứng được BÁT NHÃ cho nên các ngài đã hiểu lầm ý nghĩa BÁT NHÃmà kết án tâm PHÂN BIỆT, rồi đưa ra pháp thiền
VÔ NIỆM, khác với CHÁNHNIỆMcủa PHẬT. Thử hỏi rằng một bậctu hành, khi đạt được sự giác ngộ, có biết mình đã giác ngộ không? Nếu biết, thì không thể VÔ NIỆM. Nếu không biết, thì vẫn còn VÔ MINH.

Cho nên, phảibiết rằng khả năng PHÂN BIỆT là một khả năng của TRÍ GIÁC. Nếu không có khảnăng phân biệt thì làm sao có thể biết mình đã GIÁC NGỘ, đã ra khỏi VÔ MINH?Nhân loại nếu không có khả năng phân biệt ĐÚNG và SAI thì làm sao có sự tiếnhóa cao hơn? Không lẽ Đạo Phật lại phản tiến hóa, phản khoa học sao? Chỉ cónhững kẻ bị hôn mê, trí óc đờ đẫn mới không còn khả năng phân biệt mà thôi.

Thân ái,

GS001.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
NIÊMHOA VI TIẾU(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

NIÊMHOA VI TIẾU(Cao Đài Tự Điển)

NÓIVỀ CHUYỆN NIÊM HOA VI TIẾUPháp Như - Lý Lược Tam

TRÊNĐỈNH NÚI LINH THỨU NHỚ DESCARTESNguyễn Tường Bách

XUẤTXỨ VÀ Ý NGHĨA VIỆC ĐỨC PHẬT THÍCH CA NIÊM HOA VI TIẾU
(Văn Hóa Phật Giáo)

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2012(Xem: 9459)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
18/06/2012(Xem: 13194)
Từ thời Phật giáo Nguyên Thủy đến Phật giáo Phát Triển cho tới ngày nay, đạo Phật luôn lấy Tâm làm gốc mà tu hành. Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánh là giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
18/06/2012(Xem: 9404)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
02/05/2012(Xem: 5665)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
17/04/2012(Xem: 5928)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
13/04/2012(Xem: 11684)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
15/03/2012(Xem: 21483)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
04/03/2012(Xem: 7594)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
03/03/2012(Xem: 5176)
Khi quán xét tâm và thân hầu như không có sự can thiệp nào của tưởng (suy nghĩ). Và chúng ta có hai mức độ để quán xét. Mức độ thứ nhất là dùng tư tưởng và lý trí để nhìn sự vật, với cách này bạn chỉ cảm nhận hời hợt bên trên mặt của sự trải nghiệm...
21/02/2012(Xem: 11151)
Các chính quyền bây giờ sử dụng những kỷ thuật phức tạp để truy tầm các kẻ có thể gây ra rắc rối, nhưng những kẻ khủng bố vẫn tiếp diễn. Bất kể kỷ thuật là phức tạp như thế nào, phía đối kháng vẫn đáp ứng được. Sự phòng vệ hiệu quả chỉ có thể là bên trong. Điều này có thể nghe như ngu ngơ, nhưng phương thức duy nhất để chấm dứt khủng bố là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là có một sự quan tâm căn bản đến người khác và hiểu rõ giá trị của người khác, là điều đến từ việc nhận ra lòng ân cần tử tế của họ đối với chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]