Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực hư về câu chuyện niêm hoa vi tiếu của Thiền tông

17/02/201211:31(Xem: 4727)
Thực hư về câu chuyện niêm hoa vi tiếu của Thiền tông

THỰCHƯ VỀ CÂU CHUYỆN NIÊM HOA VI TIẾU CỦA THIỀN TÔNG

GS001

niemhoavitieu2Tôi đọc trong các kinh lớn của Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy tôi không hề tìm rađược ở đâu có ghi câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU. Câu chuyện này mang nặng tinhthần "phong kiến" và "dấu nghề" của Trung Hoa.

ĐẠO TRÍ TUỆcủa Phật không thể có cái tinh thần truyền thừa như thế. Đã là ĐẠO TRÍ TUỆ thìphải như KHOA HỌC, khi lý thuyết đã trình bày ra đầy đủ, thì bất cứ ai, ở bấtcứ phương trời góc bể nào, đều có thể theo đó mà trở thành bác học một cáchbình đẳng như nhau.

Đó chính làlý do Đức Phật đã nhấn mạnh: "Các con tự thắp đuốc lên mà đi với chánhpháp, không nương tựa vào một ai khác". Trong đoạn kinh sau đây Đức Phậtcòn khẳng định rằng: Này Ananda, Như Lai khôngnghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay "chúng Tỷ-kheo chịusự giáo huấn của Ta". Như vậy thì làm sao có chuyện ngài traolại y bát cho ai làm giáo chủ.

25. Này Ananda, chúng Tỷ-kheo còn mong mỏi gì nữa ởTa! Này Ananda, Ta đã giảng Chánh pháp, không có phân biệt trong ngoài (mậtgiáo và không phải mật giáo), vì này Ananda, đối với các Pháp, Như Lai khôngbao giờ là vị Ðạo sư còn nắm tay (còn giữ lại một ít mật giáo chưa giảng dạy).

NàyAnanda, những ai nghĩ rằng: "Như Lai là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo";hay "chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Như Lai" thời này Ananda,người ấy sẽ có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo.

NàyAnanda, Như Lai không nghĩ rằng: "Ta là vị cầm đầu chúng Tỷ-kheo; hay"chúng Tỷ-kheo chịu sự giáo huấn của Ta" thời này Ananda, làm sao NhưLai lại có lời di giáo cho chúng Tỷ-kheo?

NàyAnanda, Ta nay đã già, đã thành bậc trưởng thượng, đã đến tuổi lâm chung, đãđến tám mươi tuổi. Này Ananda, như cỗ xe đã già mòn, sở dĩ còn chạy được là nhờdây thắng chằng chịt, cũng vậy thân Như Lai được duy trì sự sống giống nhưchính nhờ chống đỡ dây chằng.

NàyAnanda, chỉ trong khi Như Lai không tác ý đến tất cả tướng, với sự diệt trừ mộtsố cảm thọ, chứng và an trú vô tướng tâm định, chính khi ấy thân Như Lai đượcthoải mái.

26. Vậy nên, này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mìnhnương tựa chính mình, chớ nương tựa một gì khác. Dùng Chánh pháp làm ngọn đèn,dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một gì khác.

Này Ananda, thế nào là vị Tỷ-kheo hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tựmình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làmngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác?

NàyAnanda, ở đời, vị Tỷ-kheo, đối với thân quán thân, tinh tấn, tỉnh giác, chánhniệm, nhiếp phục mọi tham ái, ưu bi trên đời; đối với các cảm thọ... đối vớitâm... đối với các pháp, quán pháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phụcmọi tham ái, ưu bi trên đời. (Phật nhắc lại pháp TỨ NIỆM XỨ)

NàyAnanda, như vậy vị Tỷ-kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nươngtựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làm ngọn đèn, dùngChánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một gì khác.

NàyAnanda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tựmình nương tựa chính mình, không nương tựa một gì khác, dùng Chánh pháp làmngọn đèn, dùng Chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa vào một pháp gìkhác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỷ-kheo củaTa, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi.

(Kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN, tụng phẩm II, thuộc Trường Bộ Kinh)


Cho nên đối với tôi, câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU của người TÀU là một câuchuyện lừa bịp để cho phật tử Á châu đều qui ngưỡng về TÀU. Câu chuyện muốnchứng tỏ rằng "Giáo Pháp nhãn tạng” của Phật đã được rinh hết về TÀU. Đócũng do cái tinh thần bá quyền muốn dùng tôn giáo như một "sức mạnhmềm" để chinh phục thiên hạ. Các đế quốc Tây phương cũng đã xử dụng Kitôgiáo để đi xâm lăng các thuộc địa cũng cùng một chiến thuật như vậy.


Nói tóm lại, đạo Phật là ĐẠO TRÍ TUỆ mở rộng ra cho tất cả chúng sanh (mà ĐứcPhật gọi là bàn tay ngữa) chứ không phải là một môn phái võ lâm mà có sự truyềnthừa. Biết đâu để chấm dứt tệ nạn này mà LỤC TỔ đã ra đời để chấm dứt sự truyềny bát của Thiền Tông? Để ý rằng LỤC TỔ không chứng đạo từ NGỦ TỔ mà ngài đãchứng đạo trước rồi (qua kinh Kim Cang), trước khi đến với NGỦ TỔ để nhận ybát, rồi sau đó chấm dứt sự trao truyền.


Ngoài ra qua đoạn kinh trên ta thấy Đức Phật còn giảng rõ ra thế nào là làmngọn đèn cho chính mình? Thế nào là nương tựa chính mình?


-- Đó chính là sự thực hành TỨ NIỆM XỨ để tìm hiểu chính mình bằng các phápkhảo sát: Quán THÂN, quán THỌ, quán TÂM, quán PHÁP.


Trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN của Phật giáo ĐẠI THỪA ta cũng thấy Đức Phật trảlời ngài A NAN về sự nương tựa pháp TỨ NIỆM XỨ mà tu hành sau khi Phật diệt độnhư thế. Đó là pháp THIỀN độc nhất mà Phật đã dạy đi dạy lại. Chứ Phật chưa hề dạy pháp VÔ NIỆM như Thiềntông Trung hoa hồi nào cả.


TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔNGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi, mớicó thể nhổ sạch gốc cội vô minh chấp ngã, gây nên khổ đau cho mình.

Không thể nàocó một bậc giác ngộ mà không hiểu rõ về chính mình.

Tiến trình tuhành của Đức Phật chẳng qua cũng là một công trình miệt mài liên tục về sự tìmhiểu chính mình. Ngày ngài thành đạongài đã tâm sự như sau:

153.Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

154.Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.

(KinhPháp Cú)

Cho nên, phải hiểu rõ chính mình trước khi nói đếngiác ngộ. Mà muốn hiểu rõ chính mình thì phải quan sát, phải khảo sát chínhmình bằng các pháp quán của TỨ NIỆM XỨ. Đó cũng chính là pháp "chiếukiến ngũ uẩn"của BÁT NHÃ.

Do đó khởi đầu kinh TỨ NIỆM XỨ Phật đã nhấn mạnh:


-- Này các Tỷ-kheo, đây là
con đường độc nhấtđưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thànhtựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Như vậy con đường tu hành mà Phật đã chỉ ra thật rất rõ ràng và minh bạch.Không ai có thể trách Phật còn mơ hồ. Khi Đức Phật đã xác định là "
con đường độc nhất" thì có nghĩa rằng đừng đi lang bang bằng cáccon đường khác. Người ta có thể ra đitừ vạn nẻo đường khác nhau (tùy căn cơ),nhưng đoạn đường cuối để đi đến đích thì ai cũng phải đi qua TỨ NIỆM XỨ đểthành tựu CHÁNH TRÍ, để chứng ngộ BÁT NHÃ, để đạt đến NIẾT BÀN.

Tôi có bằng cớ nhiều vị Thiền sư Trung Hoa chưa chứng được BÁT NHÃ. Thật vậy,chính vì chưa chứng được BÁT NHÃ cho nên các ngài đã hiểu lầm ý nghĩa BÁT NHÃmà kết án tâm PHÂN BIỆT, rồi đưa ra pháp thiền
VÔ NIỆM, khác với CHÁNHNIỆMcủa PHẬT. Thử hỏi rằng một bậctu hành, khi đạt được sự giác ngộ, có biết mình đã giác ngộ không? Nếu biết, thì không thể VÔ NIỆM. Nếu không biết, thì vẫn còn VÔ MINH.

Cho nên, phảibiết rằng khả năng PHÂN BIỆT là một khả năng của TRÍ GIÁC. Nếu không có khảnăng phân biệt thì làm sao có thể biết mình đã GIÁC NGỘ, đã ra khỏi VÔ MINH?Nhân loại nếu không có khả năng phân biệt ĐÚNG và SAI thì làm sao có sự tiếnhóa cao hơn? Không lẽ Đạo Phật lại phản tiến hóa, phản khoa học sao? Chỉ cónhững kẻ bị hôn mê, trí óc đờ đẫn mới không còn khả năng phân biệt mà thôi.

Thân ái,

GS001.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
NIÊMHOA VI TIẾU(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

NIÊMHOA VI TIẾU(Cao Đài Tự Điển)

NÓIVỀ CHUYỆN NIÊM HOA VI TIẾUPháp Như - Lý Lược Tam

TRÊNĐỈNH NÚI LINH THỨU NHỚ DESCARTESNguyễn Tường Bách

XUẤTXỨ VÀ Ý NGHĨA VIỆC ĐỨC PHẬT THÍCH CA NIÊM HOA VI TIẾU
(Văn Hóa Phật Giáo)

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/10/2010(Xem: 8168)
Ngày nay người ta đi hàng trăm ngàn dặm để được trông thấy các thiền sư, trực tiếp gặp họ để tham vấn. Nhưng rất ít người có dịp để đặt câu hỏi: tôi phải làm sao với những nỗi giận dữ, ghen tuông, thù ghét, sợ hãi, buồn sầu, tham vọng, si mê trong tôi - tất cả những rắc rối thường xâm chiếm tâm tư con người? Tôi phải cư xử với công việc, cha mẹ, con cái, vợ hoặc chồng, tôi tớ, xếp của tôi như thế nào, tất cả những tương giao làm nên đời sống ấy? Thiền có cách nào giúp tôi không?
08/10/2010(Xem: 12308)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
30/09/2010(Xem: 4183)
Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.
29/09/2010(Xem: 6795)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
28/09/2010(Xem: 5161)
Theo Thiền sư Tôn Mật, đời Đường, thì có thể phân chia Thiền làm 5 loại, trong đó có 3 loại thực sự theo đúng đường lối tu hành của đạo Phật là : Thiền Nguyên thủy (Tiểu thừa ), Thiền Đại thừa, và Thiền Như Lai tối thượng. Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo, mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí" (trích: Đại thừa Phật giáo Tư tưởng luận).
28/09/2010(Xem: 6799)
Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay "Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền. Ở đây chúng tôi hạn chế trong Kinh Tạng Pàli mà không đề cập đến A-tỳ-đàm - Tạng Pàli, với chủ đích muốn giới thiệu cho các Phật tử hiểu rõ Thiền nguyên thủy là gì, trước hết là ngang qua kinh nghiệm bản thân của đức Phật khi ngài chưa thành Đạo, khi Ngài thành Đạo, trong suốt 45 năm thuyết pháp và cuối cùng khi Ngài nhập Niết-bàn.
23/09/2010(Xem: 13854)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cực và tích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực và phát triển, tăng trưởng điều tích cực. Những giáo lý trong quyển sách này là để chuyển hóa tâm thức; chỉ đọc hay nghe mỗi một đoạn thôi cũng có thể đem lại lợi lạc to lớn.
22/09/2010(Xem: 8232)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
22/09/2010(Xem: 6360)
Chưabao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lạiđược các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đềcập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter cácbáo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả nhữngkhám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởngtừ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều màtrước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là nhữngcảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567