Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền là gì?

17/02/201206:42(Xem: 4431)
Thiền là gì?
ngoi thien-3

THIỀN LÀ GÌ?

Thích Nguyên Đăng

Suốt bốn mươi lăm nămđức Phật chỉ thuyết giảng hai điều: (1) Khổ và (2) con đường đưa đến sự diệtKhổ. Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đềkhổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh mà thiềnPhật giáo gọi là samatha (thiền chỉ).

Địnhnghĩa Thiền

Thiềnlà môt từ thực sự khó định nghĩa ở bất cứ ngôn ngữ nào và thường gây bối rốicho độc giả. Vậy nó có nghĩa là gì?

Theotự điển tiếng anh Oxford, thiền là sự thực hành suy tư sâu sắc trong tĩnh lặngđể cho tâm của người thực hành an tịnh. Còn tư điển Merriam-Webster thì đưa rahai định nghĩa khác nhau: thứ nhất, thiền là ngâm mình trong sự trầm tư mặctưởng hay sự phản tỉnh; thứ hai, thiền là tham dự vào việc luyện tâm (như tậptrung vào hơi thở hay trì tụng một câu thần chú lặp đi lặp lại nhiều lần[1])với mục đích hướng đến sự tỉnh thức tâm linh ở một cấp độ cao.

Vàtheo tự điển Cambridge, thiền là hoạt đông hướng sự tập trung của bạn vào mộtđối tượng (có thể là một hoạt động mang tính chất tôn giáo hoặc một phương thứcnào đó để được trầm tĩnh và buông xả).

Nóichung, tất cả những định nghĩa này đều mang cùng một ý nghĩa: đó là sự nỗ lựchết mình để ràng buộc tâm vào một điểm duy nhất vì dường như người ta không cókhả năng tập trung vào hai đối tượng trong cùng một thời điểm.

Suycho cùng, chúng ta thường có khuynh hướng dùng từ “thiền” để mô tả những sựthực tập có tính trầm tư mặc tưởng hay những sự thực hành phản ánh sự suynghiệm.

Dựatrên ý nghĩa này, thiền không nhất định mang ý nghĩa tôn giáo. Mà đúng hơn,thiền là một phần tri nghiệm tự nhiên của con người chúng ta, và nó có thể đượcdùng làm phương thuốc trị liệu để gia tăng sức khỏe cũng như nâng cao hệ miễndịch trong con người chúng ta.

Bấtkỳ ai ngắm nhìn mặt trời lúc hoàng hôn hay chiêm ngưỡng một bức tranh nghệthuật mà cảm thấy trầm tĩnh và nội tâm thanh thoát đều ít nhiều thưởng thức giavị của thiền. Nói như vậy, thiền Phật giáo là gì? Trước hết chúng ta khảo sátthiền Phật giáo theo cách hiểu của ngươi bình thường trước.

ThiềnPhật Giáo Theo Quan Điểm Bình Dân

Khiđược hỏi về thiền, ai trong chúng ta dường như đều có cùng câu trả lời bất kểchúng ta là ai đi nữa. Người bình thường hay liên tưởng đến thiền Phật giáotheo một trật tự sau đây: thứ nhất, thiền giả phải tìm một nơi thanh vắng nhưchùa, hay một góc phòng, hay một khóa tu thiền; nghĩa là người ta phải táchmình ra khỏi đời sống thường nhật bận rộn.

Điềutiếp theo họ nên làm là ngồi kiết già, thẳng lưng, và nhắm mắt.

Saucùng, họ điều chỉnh sao đó để tập trung vào một đối tượng cụ thể.

TạiVietnam, người Phật tử thường quen với việc Niệm Danh Hiệu của đức Phật A DiĐà. Họ có thể dùng một xâu chuỗi 108 hạt hoặc 18 hạt hay 54 hạt để biết chínhxác số lần niệm Phật.

Tuynhiên, những ai có trí nhớ tốt không nhất thiết phải dùng xâu chuỗi. Hầu nhưbất kỳ buổi lễ nào liên quan đến Phật giáo, phật tử Việt Nam đều Niệm Phật A DiĐà, và xem việc Niệm Danh Hiệu Phật này là thiền định.

Nóiđúng hơn, đây là tịnh độ trong thiền. Theo phật tử Việt Nam, niệm danh hiệuPhật A Di Đà là để tịnh hóa cái tâm khỏi phiền não và vọng tưởng. Chúng takhông rõ quan điểm thiền trên bình diện chung có hợp với quan điểm thiền củađức Phật hay không? Bởi thế, tôi muốn dành phần tới để bàn về quan điểm thiềncủa đức Phật.

ThiềnPhật Giáo theo quan điểm của đức Phật

TheoĐại Kinh Saccaka (Mahāsaccaka-Sutta), câu chuyện về cuộc đời đứcPhật tường thuật nhiều tình tiết liên quan đến sự giác ngộ cũng như giáo lý củangài.

Lúclên bảy tuổi, ngài theo phụ vương dự lễ Hạ Điền, khi ngài rời cung điện lần đầutiên, và ngài đã chứng kiến lễ Hạ Điền. Lúc ấy, ngài nhận ra đươc thực trạngđời sống bên ngoài thế giới nhung lụa. Chứng kiến lễ Hạ Điền mở ra cho Sĩ ĐạtTha (Siddhartha) một viễn cảnh mới lạ về thế giới bên ngoài. Những gìdiễn ra trong lễ Hạ Điền này đã tạo trong ngài mối ưu tư sâu thẳm. Ngài chứngkiến người nông phu quật liên hồi lên thân trâu đang cày cực nhọc. Tại đấy,ngài chứng kiến nhiều sự kiện mà trước đó ngài chưa hề được thấy trong hoàngcung.

Ngàilặng lẽ thoát khỏi không khí buổi lễ và muốn được an trú một mình. Rồi ngài cảmthấy tâm ngài đưa ngài về trạng thái an định. Ngài quán sát tường tận lưỡi càycứa từng miếng đất trên thửa ruộng. Rôi ngài chứng kiến lưỡi cày nghiền nát côntrùng trên thửa ruộng, và chim chóc mổ xé những sinh vật nhỏ hơn.

Ngàitự hỏi mình: tại sao chúng sinh lại khổ đau như vậy? Ngài liền nghĩ, nếu phụvương ta không làm lễ Hạ Điền, ắt hẳn những loài sinh vật này sẽ không bị sáthại như thế.

Ngàiliền nhận chân ra mọi thứ đều có mối tương quan chặt chẽ. Mỗi hành động đều đemlại kết quả, điều sau này trở thành giáo lý cốt lõi của ngài.

SĩĐạt Tha chuyên chú sâu thẳm vào vấn đề này. Ngài chỉ chuyên tâm vào sự dichuyển của lưỡi cày trên đám ruộng cùng những hậu quả theo sau của nó; và ngàiđã chứng đắc Jhāna, một trạng thái tâm thức trở thành bước đầu tiên trênlộ trình giác ngộ của ngài. Theo tự điển Pali-Anh, Jhānalà một trạngthái hỷ lạc[2].

Điểmliên hệ giữa sự kiện này với Thiền Phật Giáo về sau được hiểu là chuyên nhấttrên một đề mục với sự tĩnh lặng. Chúng ta cũng có thể suy ra rằng chính vớicái tâm tĩnh lặng, đức Phật đã khám phá ra một giáo lý quan trọng khác là họcthuyết Từ Bi (metta) cho thế gian đang khổ đau, khi ngài chứng kiếnchúng sinh đấu tranh, sâu xé nhau để tìm kiếm sự sống cho mình, phải sát hạichúng sinh khác.

Mộtchi tiết quan trọng khác trong cuộc đời đức Phật liên hệ đến thiền là khoảnhkhắc trước khi ngài thành đạo. Sau khi từ bỏ cung điện, ngài theo học với haivị thầy trứ danh lúc bây giờ là Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta. Không lâu saukhi nhận họ làm thầy, ngài chứng đến thiền thứ bảy và thứ tám – Vô Sở Hữu Xứ vàPhi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ.

Ngàivẫn kết luận rằng đây không phải là con đường đem lại an lạc và giải thoát.Ngài gia nhập nhóm năm nhà tu khổ hạnh và bắt đầu tu tập theo lối khổ hạnh hànhxác như họ. Ngài cố gắng tìm ra chân lý qua sự tu tập ép xác.

Tuynhiên, con đường giác ngộ vẫn xa lánh người tu sỹ trẻ tuổi. Ngài trở nên ốm yếuvà bệnh tật; thân thể còn chỉ như nắm xương. Ngài nhận chân ra rằng không thểtìm cầu giác ngộ bằng lối tu khổ hạnh như thế này.

Ngàiquyết định dùng thức ăn trở lại và một cách tự phát ngài nhớ lại sự chứngnghiệm lúc ngài tham dự lễ Hạ Điền.

Saunày Phật kể lại cho Aggivessana như sau: “Ta biết, trong khi phụ thân Ta,thuộc giòng Sakka (Thích-ca) đang cày và Ta đang ngồi dưới bóng mát câydiêm-phù-đề (jambu), Ta ly dục, ly pháp bất thiện chứng và trú Thiền thứ nhất,một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ". Khi an trú như vậy,Ta nghĩ: "Đạo lộ này có thể đưa đến giác ngộ chăng?" Và nàyAggivessana, tiếp theo ý niệm ấy, ý thức này khởi lên nơi Ta: "Đây là đạolộ đưa đến giác ngộ". Rồi Ta suy nghĩ: "Ta có sợ chănglạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bất thiện?" Này Aggivessana, rồiTa suy nghĩ: "Ta không sợ lạc thọ này, một lạc thọ ly dục, ly pháp bấtthiện"[3].

Saukhi nhớ lại sự kiện thưở ấu thơ, nhà tu sy trẻ tuổi Sĩ Đạt Tha không còn tự épbuộc ngài vào lối tu khổ hạnh hành xác nữa. Ngài bắt đầu quan sát tâm qua sự dichuyển của từng hơi thở đi vào và hơi thở đi ra. Ngài thấy sự cảm thọ hiện hữukhắp thân thể cho đến nơi lỗ mũi theo cách thức dần dần đưa tâm đến tĩnh lặng,an định, buông thư, minh giải và thanh tịnh[4].

Ngàitiếp tục hành thiền lối này, vượt qua tứ thiền rồi thành Phật.

Tómlại, theo quan điểm của người viết, quan điểm thiền của đức Phật có thể được môtả theo hai cách sau đây: thứ nhất, hành giả thiền tông phải tìm một nơi thậtthanh vắng, gắn chặt tâm trên một đề mục thiền quán thích hợp với tâm tính củahọ, như đối tượng quán chiếu của Sĩ Đạt Tha là theo dõi sự di chuyển của lưỡicày; bước thứ hai là nỗ lực hết mình để an trú tâm trên đối tượng đã được chọncho đến khi hành giả khiến tâm an tịnh.

Mộtkhi tâm đã an tịnh, hành giả sẽ thể nhập sâu lắng vào bản tính của một hiệntượng nào đó mà họ muốn thấu triệt. Trong trường hợp của đức Phật, khi quán sátlưỡi cày trên thửa ruộng sâu lắng với cái tâm tuyệt đối an tịnh, ngài nhận chânrằng hữu tình chúng sinh đấu tranh lẫn nhau để sinh tồn và cam chịu khổ đau.

Chứngkiến sự khổ đau của chúng sinh với tâm quán chiếu như vậy, có lẽ đây là điểmkhởi thuỷ để đức Phật thuyết giảng học thuyết về Từ Bi. Từ Samathathường được dịch là an bìnhhay tỉnh thứctrong tiếng Anh(tranquility or calm), và Vipassanađược dịch là quán[5]có lẽ cũng bắt đầu từ câu chuyện về cuộc đời đức Phật được chép trong Đai KinhSaccaka.

Điềuđáng bàn là quan điểm ban sơ của đức Phật về thiền được phát triển và diễngiảng rộng hơn dựa những bài kinh nói về thiền trong tạng Pāli.

ThiềnTrong Kinh Tạng Pāli

Giữanhững kinh nói về thiền trong tạng kinh điển Pāli, phải nói rằng Kinh Đại NiệmXứ (Mahāsatipatthana sutta) là Kinh tiểu biểu và quan trọng bậc nhất. Cóthể nói rằng toàn bộ hệ thống thiền phật giáo được cô đọng trong kinh này.Những Kinh quan trọng khác về thiền như Kinh Quán Niệm Hơi Thở hay Nhập TứcXuất Tức Niệm (Ānāpānasati sutta), Kinh Thân Hành Niệm (Kāyagatāsatisutta), hay Kinh Niệm Xứ (Satipatthana sutta) chỉ là những sự diễngiảng rộng thêm dựa trên nền tảng của kinh Kinh Đại Niệm Xứ. Bởi tầm quan trọngcủa kinh này đối với hệ thống thiền học phật giáo, người viết xin lấy kinh nàyđể bàn về nội dung của thiền học.

Theotrình tự và cấu trúc của Kinh Đại Niệm Xứ, thiền gồm có bốn thành phần chínhyếu: thứ nhất là quán niệm thân (kāyānupassanā); thứ hai là quán cảm thọ(vedanānupassanā); thứ ba là quán niệm tâm(cittānupassanā); và thứtư là quán niệm pháp(Dhammānupassanā).

Quánthân gồm có quán niệm hơi thở ra vào(anāpāna), quán bốn hành động củathân – đi, đứng, nằm, ngồi(iriyāpatha), liễu tri(sampajañña), quánbất tịnh của thân thể(paṭikulamanasika pabba), quán các giới – đất,nước, lửa, gió(dhātumanasika), quán chín giai đoạn thối rữa của thânthể (navasivathika).

Nóingắn gọn, có tất cả mười bốn thành phần về quán thân.

Quánthọ bao gồm có ba loại: lạc thọ(sukkha), khổ thọ(dukkha), vàbất khổ bất lạc thọ (adukkhamasukkha).

Quántâm bao gồm quán tâm tham và tâm vô tham, tâm sân và tâm vô sân (dosaand vitadosa), tâm si và tâm vô si, tâm tán loạn và tâm thâu nhiếp, tâmquảng đại và tâm không quảng đại, tâm hữu hạn và tâm vô lượng, tâm có định vàtâm không định, tâm giải thoát và tâm không giải thoát. Có tất cả mười sáuthành phần quán về tâm nhưng chúng thường được xem là một thành phần duy nhấtlà quán tâm.

Quánpháp gồm có quán năm triền cái – tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạohối và nghi (nīvaraņa), năm thủ uẩnsắc, thanh, hương, vị, vàxúc(khanda), sáu nội ngoại xứ (āyatana), bảy giác chi –niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, và xả (bojjhaṅga), bốnsự thật hay bốn thánh đế - khổ đế, tập đế, diệt đế, và đạo đế (ariyasacca).Nói tóm lại, có tất cả năm thành phần về quán pháp (Dhamma)[6].

Bàiviết này không phải dành riêng để bàn về nội dung của Kinh Đại Niệm Xứ, mà chỉdựa vào nó để trình bày ngắn gọn phương pháp hành thiền. Theo nhận định củangười viết, có hai điểm chính yếu đáng quan tâm trong Kinh Đại Niệm Xứ cũng nhưtrong nền thiền học phật giáo của kinh tạng Pāli.

Thứnhất, tất cả bốn phépquán (thân, thọ, tâm, và pháp) đều dựa trên nền tảng chính niệm. Hay nói khác,thiền được hiểu là nói đến những sự thực tập nhất định được y cứ bằng việcthiết lập chính niệm. Từ “satipatthāna” bắt nguồn từ tiếp đầu ngữ sati,có nghĩa là chính niệm, và tiếp vị ngữ pathana, có nghĩa là nềntảng[7].

Mộtcách rõ ràng, satipatthāna mang nghĩa là nền tảng của chính niệm. Chínhniệm cấu thành bốn thành phần tu tập đưa đến sự giác ngộ, và nó được nhận thứclà kim chỉ nam cho tất cả các phương pháp thực hành thiền định.

Bốnthành phần quán niệm không gì khác hơn là quán thân, quán cảm thọ, quán tâm, vàquán pháp.

Điềuthứ hai người viết muốn nhấnmạnh là, tất cả giáo pháp của đức Phật (Buddhadhama) đều có liên đới vớithiền định. Những gì được dạy trong Kinh Đại Niệm Xứ bao hàm tất cả những gìđức Phật đã thuyết giảng trong suốt bốn mươi lăm năm. Kinh Đại Niệm Xứ khôngchỉ nói về thiền định mà còn trình bày toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật giáo.

Lýdo để chúng ta khẳng định điều này là những gì đức Phật thuyết giảng cho thếgian đều bắt nguồn từ sự khám phá, chứng nghiệm, và nếm vị ngọt của chính phápmột cách thực tiễn và thực nghiệm từ bản thân ngài qua sự thực hành thiền địnhhơn là những học thuyết có tính lý thuyết suông và siêu hình.

Vàchúng ta không rõ giáo lý thiền được giải thích như thế nào trong văn học vàluận tạng Phật giáo về sau. Do đó, phần tới sẽ được dành để khảo sát thiền dựatheo quan điểm trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga) của Buddhaghosa(Phật Âm).

ThiềnPhật Giáo trong Luận Tạng

TrongThanh Tịnh Đạo Luận, Buddhaghosa trình bày thiền dưới bốn mươi đề mục (kammaṭṭhāna).

Đólà Định Mười Biến Xứ(10 kasinas): đất, nước, lửa, gió, xanh,vàng, đỏ, trắng, không gian, và ánh sáng.

ĐịnhBất Tịnh Quán(10 asubha):tướng phình trướng, tướng bầm xanh, thây chảy mủ, tướng nứt ra, tướng bị gặmkhói, tướng rã rời, tướng phân tán rã rời, tướng máu chảy, tướng trùng ăn, vàtướng bộ xương.

MườiTùy Niệm(10 anussati):niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí, niệm Thiên, niệm chết,thân hành niệm, niệm hơi thở, và niệm an bình.

CácPhạm Trú(4 Brahmavihāra):từ, bi, hỷ, và xả.

CácVô Sắc Xứ (arūpasamāpatti): không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữuxứ, và phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tưởng về Bất Tịnh trong thức ăn (1) và phântích Bốn Đại (1).

Giữabốn mươi đề mục thiền, mười biến xứ (kasinas) được tìm thấy trong tạngkinh (Suttapiṭka) thuộc tam tạng hệ Pāli[8]. Quán Bất Tịnhđượctìm thấy trong Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh Niệm Xứ, Kinh Quán Niệm Hơi Thở và KinhThân Hành Niệm. Mười Tùy Niệmđược chép trong Kinh Tăng Chi (Tập I);trong Bốn Phạm Trú, Từ và Bi được nói đến trong Kinh Từ Bi (MettaSuttā),và trong phần Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidamagga) thuộcKinh Tiểu Bộ(Khuddaka Nikàya); hỷ và xả được bàn đến trongphần Thất Giác Chi(Bojjhaṅga Pabba) thuộc Kinh Đại Niệm Xứ. BốnVô Sắcđược tìm thấy trong kinh Tăng Chi (tập IV); Tuởng về Bất Tịnhtrong Thức Ăncũng được tìm thấy trong kinh Tăng Chi (tập IV); và phần PhânTích Bốn Đại được nói đến trong Đại Kinh Dấu Chân Voi (MahāhatthipadopamaSutta).

Nhìnlướt qua danh sách bốn mươi đề mục thiền, chúng ta thấy rằng Buddhaghosa làmđược một công trình rất lớn lao là hệ thống hóa bốn mươi đề mục thiền theo mộttrình tự có tính học thuật cao.

Chodù tất cả bốn mươi đề mục đều được tìm thấy trong kinh tạng Pāli, thiền Phậtgiáo, theo Buddhaghosa, vẫn khác rất nhiều với thiền được đề cập trong kinhtạng Pāli nói chung và kinh Đại Niệm Xứ nói riêng. Không ai biết chắc rằng tạisao Buddhaghosa lại phân loại bốn mươi đề mục theo cách như vậy. Theo sự mô tảtrong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhimagga), Buddhaghosa gợi ý rằng hànhgiả thiền tông nên chọn đề mục thiền nào phù hợp với căn tính của họ.

Buddhaghosanói rằng có sáu loại căn tính khác nhau: đó là tánh tham, sân, si, có niềm tin,thông minh, và phỏng đoán (greed, hate, delusion, faith, intelligence, andspeculation)[9]. Đơn cử là, Buddhaghosa tuyên bố rằng những ai có tính khí thamnên quán tưởng bất tịnh và thực hành Thân Hành Niệm; những ai có tính sân nênquán tưởng bốn biến xứ - xanh, vàng, đỏ, và trắng cũng như bốn phạm trú – từ,bi, hỷ, và xả; những ai có tánh si và phỏng đoán nên quán niệm hơi thở; nhữngai có niềm tin nên quán tưởng sáu Tùy Niệm – Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng,Niệm Giới, Niệm Thí, và Niệm Thiên; những ai có tính khí thông minh nên quánniệm an bình, niệm Chết, sự Bất Tịnh trong thức ăn, và bốn đại – đất, nước,lửa, và gió.

Theonhận xét của người viết, thiền Phật giáo theo quan điểm được mô tả trong ThanhTịnh Đạo Luận như sau:

Đểmang lại lợi lạc và thành công trong việc hành thiền, hành giả phải nhận rađược tính khí của chính mình. Có lẽ đây là lý do tại sao Buddhaghosa thiết lậpvà hệ thống hóa bốn mươi đề mục thiền quán. Buddhaghosa cũng giải thích thêmrằng trong trường hợp hành giả không nhận ra căn tính của chính mình, họ phảicần có một thiền sư hay một pháp lữ giỏi và có kinh nghiệm để hướng dẫn (KalyāṇaMitta), yếu tố cũng được nhắc đến trong Thanh Tịnh Đạo Luận.

Theongười viết, hệ thống của Buddhaghosa là một điểm thật sự lôi cuốn nhưng cũngkhá thách đố. Nói như vậy là bởi vì hành giả vẫn hoàn toàn đối mặt với thất bạicho dù có sự hướng dẫn của minh sư hay thiện hữu tri thức. Minh sư hay thiệnhữu tri thức không ít lần đọc sai tư tưởng của người khác.

Cầnnhấn mạnh lại rằng đại ý quan trọng nhất trong phương pháp thiền củaBuddhaghosa là, người ta cố gắng nhận ra căn tính của mình. Chúng ta không đoanchắc rằng hệ thống thiền này có phản ánh đúng những gì đức Phật dạy hay không.Bốn mươi đề mục thiền đã có mặt trong kinh điển Pāli.

Điểmđáng chú ý là không phải tất cả kinh điển trong tạng Phật giáo nguyên thủy đềudo Phật thuyết giảng, có thể do chư thánh đệ tử của Phật nói và được Phật chấpthuận. Theo dòng thời gian, như Phật giáo nói chung, giáo lý về thiền cần tựđiều chỉnh để thích nghi với nhiều nền văn hóa khác nhau mà nó du nhập.

LờiKết

Chúngta thấy không có nhiều thay đổi trong phương pháp hành thiền từ thời đức Phậtcho đến ngày hôm nay. Điểm cốt lõi của thiền Phật giáo vẫn còn được lưu hành.

Mộtcách khái quát, hành giả thiền tông cần thực hiện hai bước quan trọng: thứnhất, nỗ lực để an tịnh cái tâm của mình; thứ hai, cái tâm an tịnh sẽ giúp hànhgiả tuệ tri sâu thẳm vào những gì mà họ thực sự muốn khám phá.

Trongý nghĩa này, thiền là trung tâm trong hệ thống giáo lý của đức Phật. Bất kỳ họcthuyết nào mà đức Phật đã thuyết giảng trong kinh điển Phật giáo nguyên thủyđều có liên đới đến thiền như chúng ta đã bàn khi nói về Kinh Đại Niệm Xứ.

Nóimột cách khác, suốt bốn mươi lăm năm đức Phật chỉ thuyết giảng hai điều: (1)Khổ và (2) con đường đưa đến sự diệt Khổ. Để diệt trừ cái khổ, người ta phảinhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người taphải cần có một cái tâm an tịnh mà thiền Phật giáo gọi là samatha (thiềnchỉ).

Nhưmặt hồ phẳng lặng, với cái tâm an tịnh, người ta có thể nhìn thấu suốt những gìbên dưới nó. Đây là điều Phật giáo gọi là Vipassana(thiềnquán).


[1]Trì niệm chú không được đề cập trong văn học Pali. Có lẽ đây là một sự pháttriển về sau của Niệm Phật (Buddhaussati, Recollection of the Buddha).

[2]Nyanatiloka (1952). Buddhist Dictionary: Manuals of Buddhist Terms andDoctrines. Sri Lanka: Buddhist Publication Society

[3]Đại Kinh Saccaka (bản dịch ht Thich Minh Châu).

[4]BBC movie- the Life of The Buddha.

[5]Nyanatiloka (1952), Sđd, trang 292 và 364.

[6]MauriceWalshe (trans) (1987). The Long Discourses of the Buddha(A Translationof the Digha Nikaya). Boston: Wisdom Publications trang 335-50.

[7]Nyanatiloka (1952). Sđd, trang 307.

[8]http://en.wikipedia.org/wiki/Kasina

[9]Nyanamoli, Bhikkhu (1956). The Path of Purification (VisuddhiMagga). Singapore:Singapore Buddhist Meditation Centre, trang 102.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2011(Xem: 19067)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
07/02/2011(Xem: 20185)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc.
02/02/2011(Xem: 19068)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
30/01/2011(Xem: 15232)
Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.
21/01/2011(Xem: 4449)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó.
21/01/2011(Xem: 16092)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
20/01/2011(Xem: 8920)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
19/01/2011(Xem: 16410)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
18/01/2011(Xem: 20304)
Sở dĩ được gọi là Mật giáo vì đa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
17/01/2011(Xem: 6989)
Biên tập từ các bài pháp thoại của ngài Thiền sư Ajahn Brahmavamso trong khóa thiền tích cực 9 ngày, vào tháng 12-1997, tại North Perth, Tây Úc. Nguyên tác Anh ngữ được ấn tống lần đầu tiên năm 1998, đến năm 2003 đã được tái bản 7 lần, tổng cộng 60 ngàn quyển. Ngoài ra, tập sách này cũng đã được dịch sang tiếng Sinhala và ấn tống ở Sri Lanka.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]