Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoàng Bá Hy Vận

22/09/201015:49(Xem: 8756)
Hoàng Bá Hy Vận
hoangbatosu_huang-po
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sáng lập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm 5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông) chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto).

Sự nghiệp

Tổ Hoàng Bá (?-850) pháp danh Hy Vận, người tỉnh Phước Kiến. Lúc nhỏ xuất gia và sau này thường hoằng pháp tại núi Hoàng Bá nên người sau kính trọng chỉ gọi là tổ Hoàng Bá. Tên Trung Hoa là Huang Po Hsi-yuan, tên Nhật Obaku Kiun. Tổ được người chỉ dẫn đến tham vấn Mã Tổ Đạo Nhất (709-788)nhưng đến nơi thì Mã Tổ đã tịch nên sau đó tổ đếntheo học Bá Trượng Hoài Hải (724-814). Sau đó tổ về trụtrì tại chùa Đại An ở Hồng Châu, đồ chúng đến theo học rất đông. Đôi khi tổ đến chùa Khai Nguyên cũng ở Hồng Châu. Tại chùa Khai Nguyên, tổ có gặp một vị tướng quốctên Bùi Hưu. Vị này đã xin nhận tổ làm thầy, theo họctổ rất tích cực và được coi như đã ngộ đạo. Sau nàyBùi Hưu đến trấn Uyển Lăng lập đại Thiền Uyển và thỉnhtổ làm hóa chủ ở đó. Bùi Hưu được theo hầu tổ nhiềunăm, ngày đêm, nên sau này có viết được tài liệu "TruyềnTâm Pháp Yếu" (năm 858) ghi rất rõ ràng, đầy đủ những lời dạy của tổ. Vì vừa là một nhân vật có văn hóa cao,vừa là người đã ngộ đạo nên Bùi Hưu đã để lại chochúng ta một tác phẩm rất giá trị. Rất ít có tài liệunào ghi được đầy đủ và rõ ràng về các lời giảng củacác tổ Thiền Tông như cuốn này. Tuy đó là trái ý các tổ,vì Thiền Tông là 'không lập văn tự', nhưng lại là điềucó ích cho chúng ta.
Tổtịchnăm 850 tại núi Hoàng Bá và được nhà vua sắc phonglà Đoạn Tế Thiền Sư.

"TruyềnTâm Pháp Yếu"

Cuốn"Truyền Tâm Pháp Yếu" của Bùi Hưu, ghi lại những bài giảng,lời dạy của tổ Hoàng Bá và các mẩu chuyện ngắn về cuộcđời của tổ. John Blofeld đã viết cuốn "The Zen teaching ofHuang Po on the transmission of mind" và cho biết là dịch đầyđủ từ "Huang Po Ch'uan Hsiu Fa Yao" chứ không phải là tríchdịch. Bản dịch này chia làm hai phần theo sự ghi chép củaBùi Hưu tại hai nơi là Khai Nguyên và Uyển Lăng. Phần lớnlà ghi những câu hỏi của Bùi Hưu, còn lại là những câuthưa hỏi của các người khác và các bài giảng của tổ.Cũng nên chú ý là cuốn sách của John Blofeld trình bày rấtrõ, chia đoạn, đánh số nên việc tham khảo dễ dàng. Cuốn"Truyền Tâm Pháp Yếu" đã được thiền sư Thích Thanh Từgiảng và ghi băng, theo sát tài liệu gốc, nhưng trong khi giảngthì thiền sư bỏ vài đoạn mà có lẽ cho là không cần thiết.Thiền sư Thích Duy Lực có viết cuốn "Hoàng Bá Thiền SưTruyền Tâm Pháp Yếu" và ghi là trích trong Chỉ Nguyệt Lụccủa bộ Tục Tạng Kinh, tài liệu đại cương giống như cuốnsách của John Blofeld.

Bài tựa của Bùi Hưu

Trongbài tựa của cuốn "Truyền Tâm Pháp Yếu" ông trình bày phápTối thượng thừa mà tổ dạy là rời văn tự, chỉtruyền dạy Một Tâm, không có pháp gì khác. "Đốivới người chứng được lý đó thì không có gì là mới/cũ,những ý niệm về nông/sâu đều không có nghĩa, (tức làkhông còn chấp hai bên). Người nói đó không lập nghĩa giải,không lập tông chỉ, không mở cửa ngõ. Thấy ngay đó làphải, động niệm là trái, nhiên hậu mới là bổn Phật.Cho nên lời nói kia rất gọn, lý thấy chỉ thẳng, đạo caovót, hạnh này riêng biệt". Lời tán tụng này thật là xác đáng.

Những bài giảng của tổ

Trướckhi học về pháp môn của tổ Hoàng Bá, cũng nên ghi lại làtừ khi tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ qua Trung Hoa vào đầuthể kỷ thứ 6 và đặt nền tảng cho Thiền Tông thì gần200 năm sau tới Lục Tổ Huệ Năng Thiền Tông mới tạo rađược pháp tu hành vững chắc, nhưng trong lời dạy vẫn còndẫn chứng kinh điển để dẫn dắt đệ tử dần dần tớichỗ "giáo ngoại biệt truyền". Từ sau đời Lục Tổ thìcác tổ thấy rằng các đệ tử đã được thấm nhuần tôngchỉ của Thiền Tông nên các tổ chỉ giảng dạy trực tiếpvề Thiền Tông mà không còn giảng dạy về các kinh điểnnữa. Tuy không còn dùng kinh điển để giảng dạy nhưng cáctổ vẫn giữ y được mục đích tu hành của đạo Phật,không như một số người hiện nay tuy giảng giải kinh điểnlàu làu mà mục đích lại đi trái hẳn.

Ngaybài giảng đầu tiên trong cuốn sách, tổ Hoàng Bá đã rứtkhoát: "Chư Phật với tất cả chúng sanh chỉ là MộtTâm, chẳng có pháp khác. Tâm này từ vô thủy tới nay khôngtừng sanh, không từng diệt, không xanh, không vàng, không hình,không tướng, không thuộc có/không, không là mới/cũ, khôngdài, không ngắn, không lớn, không nhỏ, vượt qua tất cảhạn lượng, tên gọi, dấu vết, đối đãi. Thẳng ngay đólà phải, động niệm liền trái. Ví như hư không, không cógiới hạn, không thể đo lường. Chỉ Một Tâm này tức làPhật. Phật cùng chúng sanh chẳng có sai biệt, chỉ vì chúngsanh chấp tướng bên ngoài, càng cầu càng lạc lối, đem Phậttìm Phật, dùng tâm mà bắt tâm, mãn đời cùng kiếp cũngkhông thể được."

Tâm

Tổđã chỉ thẳng ngay mục đích tối hậu của Thiền tông làphải thấy được Một Tâm của chư Phật và tất cả chúngsanh. Tuy tổ đã căn dặn là Tâm đó vượt ra ngoài 'tên gọi',nhưng nếu không dùng tên gọi thì không có cách nào để giảngnên phải tạm gọi là 'Một Tâm'. Danh từ đó thậtra đồng nghĩa với nhiều danh từ khác như Chân tâm, BảnTánh, Chân Tánh, Bản lai diện mục .. đều chỉ cái bản thểcủa vạn vật, cái bản thể mà không sanh/diệt, không đolường được, không hình, tướng, bao la như hư không mà khôngphải là hư không. Tâm đó là Phật, đi tìm Phật ngoài Tâmđó là điều tốn công vô ích. Thực là phương pháp chỉthẳng, không dùng đường lối quanh co nào khác. Pháp tu đóđược truyền lưu đến nay không thay đổi, là một đặcthái của Thiền tông: "Trực chỉ nhân tâm, Kiến tánh thànhPhật". Tổ Bồ Đề Đạt Ma cũng đã dạy: "Nếu muốntìm Phật hãy cần thấy tánh. Tánh tức là Phật." LụcTổ Huệ Năng đã nói: "Bản tánh là Phật, lìa tánh chẳngcó Phật ... Trí Bát nhã đều từ bản tánh mà sanh, chẳngphải từ bên ngoài vào."

TổHoàng Bá giảng thêm: "Tâm này là cái tâm mà vô tâm.Lìa tất cả tướng, chúng sanh cũng như chư Phật chẳng cókhác biệt. Hễ được vô tâm thì đến chỗ cứu cánh."Tâm mà không tâm, có nghĩa tâm mà không còn vọng tâm. Vọngtâm chính là cái tâm suy nghĩ, tính toán, cái tâm phân biệt:yêu/ghét, phải/trái, khen/chê .. thường được chúng ta coilà cái "ngã", cái "ta" mà chúng ta quý trọng và dành cả cuộcđời để nuôi dưỡng. Khi thấy rõ được 'vọng tâm' vàkhông còn bị nó điều khiển, lôi cuốn thì chân tâm, tức'tâm vô tâm' hiện bày.

"Ngườiđời chẳng ngộ, chỉ nhận 'thấy nghe hiểu biết' (kiếnvăn giác tri) là tâm mình, bị 'thấy nghe hiểu biết' che khuấtcho nên chẳng thấy cái bản thể tinh diệu sáng tỏ." Nhưngtổ e rằng người đời lại cho rằng như vậy thì phải cắttuyệt 'thấy nghe hiểu biết', để tìm Tâm nên giảng thêm:"BảnTâm thể hiện nơi 'thấy nghe hiểu biết', nhưng khôngthuộc 'thấy nghe hiểu biết', mà cũng không rời 'thấynghe hiểu biết'. Chớ nên ở 'thấy nghe hiểu biết'khởi kiến giải, nhưng cũng chớ nên bỏ 'thấy nghehiểu biết' đi tìm Tâm." Điểm này quan trọng vì cóngười cho là phải cắt đứt hẳn 'thấy ... biết', hoặccho rằng càng 'thấy ...biết' ít, thí dụ những người ngusi, thì mới dễ đạt được bản tâm. Chân tâm (Tâm, Bảntâm ..) thể hiện nơi 'thấy ... biết' nhưng không phải cái'thấy ... biết' đó là chân tâm. Cũng vậy, Chân tâm thểhiện nơi tánh Giác, nhưng cái tánh giác đó không phải làChân tâm. Nói tánh giác là chân tâm, Phật tánh ... tức làchưa phân biệt rõ "thể" và "dụng". Không phải chỉ có cáithể của Giác là chân tâm, mà cái thể của Mê cũng là chântâm. Kinh Viên Giác chỉ rõ Giác cũng là "huyễn", chỉ là phươngtiện để giảng cho người huyễn thôi. Bát nhã Ba la mậtđa Tâm kinh cũng dạy là "không có 'vô minh', cũng không có'hết vô minh'". Nói một cách khác thì không có mê, cũng khôngcó giác.

Tổcũng chỉ rõ là chúng ta vốn sẵn có cái Tâm đó, không phảivì tu hành mới có: "Tâm này vốn thanh tịnh, chư Phật,Bồ tát, Trời, người cho đến sâu bọ hàm linh đều cùngmột bản thể Phật tánh. Khác nhau chỉ vì vọng tưởng phânbiệt tạo đủ thứ nghiệp." Chúng ta thường quan niệmchỉ đức Phật, các vị Bồ tát mới có tâm thánh, còn chúngsanh chỉ có tâm phàm, nhưng mẩu đối thoại sau đã giảngrõ hơn:

"Hỏi:Theo lời hòa thượng dạy thì Tâm tức Phật; nhưng không rõTâm nào là Phật ?
Đáp:Ngươi có bao nhiêu thứ tâm?
Hỏi:Tâm phàm là Phật hay tâm thánh là Phật?
Đáp:Ngươi thấy tâm phàm, tâm thánh ở chỗ nào?
Hỏi:Trong các kinh Tam thừa nói có phàm thánh, tại sao hòa thượnglại nói không?
Đáp:Trong các kinh Tam thừa nói rõ là các tâm phàm thánh là vọng.Ngươi không hiểu nên chấp thành có. Tuy không mà cho là thậthá chẳng phải vọng sao? Vì vậy vọng che mất cái Tâm ngươi.Nếu biết buông bỏ, không chấp phàm thánh thì không có Phậtnào khác ngoài Tâm. Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ đếnđã chỉ thẳng Tâm của mọi người là Phật"

Cũngnên để ý là danh từ phàm/thánh dùng trên là nói về tâmphân biệt, đối đãi, tức cái tâm thấy hai bên như yêu/ghét,khen/chê, phải/trái, thiện/ác, có/không .. tâm phân biệt thườngdẫn đến vọng tưởng tạo nghiệp. Khi bồ tát Văn Thù SưLợi dấy niệm phân biệt thì liền bị hai núi thép ép lại,đó là câu chuyện tượng trưng cho tâm phân biệt làm lu mờtrí huệ bát nhã.

Pháptu

Pháptu mà tổ Hoàng Bá chỉ dạy rất là đặc biệt. Tổ chỉrõ những pháp tu mà chúng ta thường được nghe thấy đềuchỉ mới là phương tiện, tức là tùy căn cơ của mỗi ngườimà đức Phật đã chỉ những pháp tu khác nhau. Ngay cả pháptu của các vị bồ tát tức là tu theo lục độ mà tổ cũngcho thấy đó cũng chỉ là phương tiện:

"Hỏi:Nếu Tâm đã vốn là Phật thì còn cần tu lục độ, vạnhạnh không?
Đáp:Ngộ ở nơi Tâm, chẳng dính dáng với lục độ, vạn hạnh.Những pháp đó chỉ dùng để giáo hóa chúng sinh trong cuộcsống cõi ta bà. Ngay cả những danh từ như Bồ đề, Chânnhư, Thực tướng, Giải thoát, Pháp thân cho đến Thập địa,Tứ quả, Thánh vị đều thuộc phần giáo hóa, không dínhdáng gì đến tâm Phật, nên trong tất cả các môn hóa độ,tâm Phật là bậc nhất."
"Chođến tu lục độ, vạn hạnh hoặc tạo phước nhiều nhưsố cát sông Hằng, thì phải biết vốn đã tự đầy đủnên các ngươi không phải tu theo như vậy. Nếu không quảquyết tin Tâm này là Phật mà cứ chấp tướng tu hành đểcầu công dụng đều là vọng tưởng và trái với đạo."

Nhữnglời dạy đó không phải là có ý nói không cần tu lục độ,vạn hạnh, vì tu như vậy vẫn được những quả tốt, nhưngchưa đạt tới chỗ cứu cánh. Nếu đã tu lục độ mà theođược như lời tổ thì mới đúng là tu theo lời Phật dạy,còn đã tự mãn cho là đủ thì là sai lầm. Tổ thấy rằngtu như vậy là hãy còn "chấp tướng" vì còn thấycó ngã, có pháp.

"Chonên nói "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" chỉ là đểdạy cho người ngoại đạo tà kiến. Còn nói Pháp thân làquả tột cùng, cũng chỉ là đối với tam hiền, thập thánhmà nói. Đó là Phật muốn đoạn hai thứ ngu, một là vi tếsở tri ngu, hai là cực vi tế sở tri ngu."

Cáctông khác trong đạo Phật thường nói là có Định rồi mớicó Huệ, coi như là có hai pháp khác nhau, nhưng Lục tổ HuệNăng đã chỉ rõ là Định, Huệ chỉ là một: "Địnhlà thể của Huệ, mà Huệ là dụng của Định, ngay trong lúcđịnh có huệ, ngay trong lúc huệ có định, thấu được nghĩanày tức là Định, Huệ đồng nhau" (Pháp Bảo ĐànKinh, phẩm thứ tư).
TổHoàngBá dạy : "Những pháp như Định, Huệ (của cáctông khác) trụ vào thấy, nghe, cảm, biết để được nhữngtrạng thái của định và động. Nhưng đó là những vọngtưởng trụ vào trần cảnh mà thôi, chỉ là phương tiệnchỉ dạy cho những người hạ căn dễ hiểu."

Mộtvài điều thực hành:

"Suốtngày đừng để mọi việc mê hoặc ngươi, nhưng cũng khôngcần trốn tránh chúng."
"Hãycoi mỗi niệm như hư không, như khúc gỗ mục, như tảng đá,như tro lạnh khi lửa tắt."
"Cúngdường mười phương chư Phật không bằng cúng dường mộtđạo nhân vô tâm. Tại sao? Người vô tâm là người bấtcứ thế nào cũng không có tâm vọng."
"Tâmnày là Phật. Người học đạo không ngộ được tâm thểnày, cứ ở nơi tâm sanh tâm, hướng bên ngoài tìm Phật, chỉbiết chấp tướng tu hành, đều là pháp tà, chẳng phải đạoBồ đề."
"Kẻcầu 'thấy biết' thì rất nhiều, kẻ ngộ đạo thì rấtít."
"Khimột niệm khởi lên mà ngươi biết nó là mộng là huyễnthì ngươi cũng như các đức Phật quá khứ .. Điều cầnnhất là khi niệm niệm nối tiếp nhau thì chớ có trụ vàoniệm nào hết .. Cái thức huyễn hóa của ngươi, ngươi làmsao tính muốn đoạn dứt nó .. pháp tánh tự nó như vậy ..lấy chẳng được, bỏ cũng chẳng được."

Chúngta thấy nói vọng che lấp chân tâm nên lại cố tu tập đểtrừ vọng. Nhưng như vậy cũng không đúng nữa:

"Hỏi:Vọng che lấp tự tâm, nhưng hòa thượng không dạy chúng concách trừ vọng.
Đáp:Khởi tâm trừ vọng cũng thành vọng. Vọng không có gốc,chỉ do tâm phân biệt của các ngươi nên thành có. Nếu cácngươi không còn chấp phàm thánh thì vọng tự nó chẳng cóđược. Vậy còn muốn trừ nó để làm gì? "

TổHoàng Bá đặt trọng tâm pháp tu là ngộ được "Một Tâm",tức Chân tâm, Phật tánh, Chân tánh.. Không ngộ được Tâmnày mà cứ chấp tướng để tu hành thì chẳng phải là đạoBồ đề. Muốn ngộ được Tâm này thì cần "vô tâm", tứckhông có tâm vọng. "Cúng dường mười phương chư Phậtkhông bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm". Tổcũng nói: "Phật nói tất cả các pháp để độ tấtcả tâm, ta không tất cả tâm, đâu cần tất cả pháp." Nhưvậy pháp tu của tổ nhằm trước hết là phải thấy rõ Tâmcủa mình, tức chân tâm chứ không phải cái vọng tâm thườngsuy nghĩ, tính toán, phân biệt. Khi nào tu đến được chỗvô tâm, tức không còn bị cái vọng tâm chi phối, lôi cuốnnữa thì mới thành quả.
------------------

Tàiliệu trích dẫn:

-The Zen teaching of Huang Po - on the transmission of mind. John Blofelddịch.

-Truyền tâm pháp yếu, Thiền sư Thích duy Lực dịch.

-Truyền tâm pháp yếu, Thiền sư Thích thanh Từ dịch,giảng..

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2011(Xem: 5458)
Ngay sau khi tôi đến Nhật, có một buổi họp mặt với những người cộng sự Nhật ở Đông Kinh. Chúng tôi đang uống trà trong một nhà hàng, trên tầng thứ năm của một khách sạn. Thình lình một tiếng “ầm... ầm...” vang lên, và chúng tôi cảm thấy dưới chân, nền nhà hơi dâng lên. Sự rung chuyển, tiếng kêu răng rắc, tiếng đồ vật đổ vỡ càng lúc càng ồn ào. Hoảng hốt và náo loạn tăng thêm. Những thực khách đông đảo, phần lớn là người Âu châu, ùa ra hành lang để đến cầu thang và thang máy.
09/02/2011(Xem: 19216)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
07/02/2011(Xem: 20359)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc.
02/02/2011(Xem: 19201)
Trong 45 năm hoằng pháp độ sinh, Đức Phật đã du hành khắp miền Bắc Ấn độ để giảng dạy con đường giải thoát mà Ngài đã tìm ra. Rất nhiều người đã quy y với Ngài...
30/01/2011(Xem: 15268)
Rõ ràng hơi thở là một sợi dây nhạy cảm buộc vào thân vào tâm, là cái cầu nối giữa thân và tâm. Nói khác đi, ta có thể dùng quán sát hơi thở để kiểm soát cảm xúc và hành vi của ta.
21/01/2011(Xem: 4486)
Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó.
21/01/2011(Xem: 16252)
Quyển sách nhỏ này được viết ra nhằm mục đích giới thiệu với quý độc giả đang đi tìm giải thoát và nhất là thích tu thiền, một phương pháp hành thiền mà ít người để ý, đó là pháp Tứ Niệm Xứ.
20/01/2011(Xem: 8974)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
19/01/2011(Xem: 16696)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
18/01/2011(Xem: 20507)
Sở dĩ được gọi là Mật giáo vì đa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]