Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

66 Câu Thiền Ngữ Chấn Động Thế Giới

28/12/201209:52(Xem: 13919)
66 Câu Thiền Ngữ Chấn Động Thế Giới
66 CÂU THIỀN NGỮ
CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI
Thích Nhật Từ biên tập

66cauthiennguChi chú: Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.

Không rõ ngườibiên tập bản Hoa ngữ là ai. Cũng không rõ ai là dịch giả bản tiếng Việt. Saukhi đối chiếu bản Hoa ngữ, tôi đã hiệu đính một vài từ cho chuẩn xác và trauchuốt lời văn cho thuần Việt hơn. Phần hiệu đính và biên tập được tô màu xanhdương đậm để nhận dạng. Các đại từ nhân xưng “anh” trong bản dịch, tôi đều đổithành “bạn” cho gần gũi với người đọc.

Từ “Kinh điểnthiền ngữ” ở đây nên hiểu là “lời minh triết trong Kinh Phật”. Khó tìm đượcxuất xứ của 66 thiền ngữ này trong Kinh Phật, mặc dù về mặt tư tưởng, chúngdiễn ta triết lý Phật giáo ứng dụng, dưới hình thức danh ngôn. Câu 43 diễn đạtsai tư tưởng Phật học, vì Phật giáo không chấp nhận “ngẫu nhiên”, trong khi câu50 được người biên tập Hoa ngữ đánh tráo tư tưởng Nhất thần giáo vào thiền ngữPhật giáo, với mục đích lạc dẫn người đọc tin vào quyền uy toàn năng của Thượngđế, vốn không có thật và không được đạo Phật chấp nhận. Không phải tất cả 66câu “thiền ngữ” này đều mô tả sâu sắc tư tưởng Phật giáo. Đây là điều các Phậttử cần lưu tâm, khi sử dụng tài liệu trên internet vốn khó kiểm chứng tínhnguyên thủy về văn bản học Phật giáo, để khỏi hiểu sai tư tưởng Phật giáonguyên chất.

Để minh họacho các bài giảng, tôi tạm phân 66 câu thiền ngữ thành 6 phần, mỗi phần 11 câuvà đặt tựa đề cho từng phần, nhằm giúp người đọc dễ nhớ các ý tưởng chính trongtừng phần. Sau đây là bản dịch Việt có hiệu đính và nguyên tác Hoa ngữ để đốichiếu.

I. CHẤP DÍNHLÀ GỐC KHỔ ĐAU

1. Sở dĩ người ta đau khổ là do đeo đuổi những thứ sailầm.

2. Nếu bạn không muốn rướcphiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Tất cả do nội tâm bạn. Chỉdo bạn không chịu buông xuống.

3. Bạn hãy luôn cảm ơnnhững ai tạora nghịchcảnh cho bạn.

4. Bạn phải luôn mở lòngkhoan dung, lượng thứ cho người khác, cho dù họ xấu bao nhiêu, thậm chí họ đã làm tổn thương bạn. Bạn phải buông bỏ để có được niềm vui đíchthực.

5. Khi đang vui, bạn nên nghĩ rằng niềm vui nàykhông vĩnh hằng. Khi đau khổ, bạn hãy nghĩ rằng nỗi đau này cũng không trườngtồn.

6. Sự chấp trước của ngàyhôm nay sẽ là niềm hối hận cho ngày mai.

7. Bạn có thể có tình yêunhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽtất nhiên.

8. Đừng lãng phí mạng sống mình tại những nơi mà nhất định bạn sẽ ânhận.

9. Khi nào bạn thật sựbuông xuống thì lúc ấy bạn sẽ hết phiền não.

10. Mỗi một vết thương đềulà một sự trưởng thành.

11.Người cuồng vọng còncứu được, người tự ti thì vô phương. Chỉ khi nhận thức được mình, hàng phụcchính mình, sửa đổi mình, bạn mới có thể thay đổi người khác.

II. THAY VÌ HẬN NGƯỜI, HÃY TỰ CỨU MÌNH

12. Đừng nên có thái độbất mãn người khác hoài. Bạn hãy quay về kiểm điểm chính mình mới đúng. Bất mãn người khác làchuốc khổ cho chính mình.

13. Người nào nếu tự đáylòng không thể tha thứ cho kẻ khác, thì tâm người đó sẽ không thể được thanh thản.

14. Người nào trong tâm chứa đầy cáchnghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng ngườikhác.

15. Hủy diệt người chỉ cầnmột câu, xây dựng người lại mất ngàn lời, xin bạn "đa khẩu hạ lưutình".

16. Thật sự không cần quay đầu lạixem người nguyền rủa bạn là ai? Chẳng lẽ khi bị chó điên cắn một phát, bạn phải chạy đến cắn con chó đó một phát?

17. Đừng bao giờ lãng phímột giây phút nào để nghĩ nhớ đến người bạn không hề yêu thích.

18. Khi bạn biết đem lòng từ bi và thái độôn hòa để bày tỏ những nỗi oan ức và bất mãn của mình, người khác sẽ dễ hiểu ravấn đề.

19. Cùng là một chiếc bìnhgiống nhau, sao bạn lại chứa độcdược? Cùng một mảnh tâm, sao bạn phải chứa đầy những não phiền làm chi?

20. Những thứ không đạtđược, chúng ta sẽ luôn cho rằng nó đẹp đẽ, chính vì bạn hiểu nó quá ít, bạn khôngcó thời gian ở chung với nó. Nhưng rồi một ngày nào đó khi bạn hiểu sâu sắc, bạnsẽ phát hiện nó vốn không đẹp như trong trí tưởng tượng của mình.

21. Sống một ngày là códiễm phúc của một ngày, nên phải trân quý. Khi tôi khóc vì không có dép để mang thìtôi lại phát hiện có người không có chân!

22. Hao tổn tâm lực để chú ý ngườikhác sao bằng dành chút tâm lực phản tỉnh bản thân?

III. BUÔNG CHẤP NGÃ LÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC

23. Hận thù người khác là mất mát lớn nhất đối với bản thân.

24. Dù ai cũng có mạng sống,nhưng không phải ai cũng hiểu được vàbiết trân quý mạng sống của mình. Người không hiểu đượcmạng sống thì mạng sống đối với y chỉ là sự trừng phạt.

25. Tình chấp là nguyênnhân của khổ đau.Buông bỏ tình chấp, bạn mới đượctự tại.

26. Muốn không hối hận về sauthì đừng khư khư về cách nghĩ của mình.

27. Khi sống thành thật với chínhmình, khôngai trên đời sẽ lừa dối bạn được.

28. Người che đậy khuyếtđiểm của mình bằng thủ đoạn tổn thương người khác là kẻ đê tiện.

29. Người âm thầm quan tâm,chúc phúc người khác là đang trao tặng vô hình.

30. Đừng gắng sức suy đoáncách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ vàkinh nghiệm thì bạnsẽ mắc phảinhầm lẫn nhưsự đương nhiên.

31. Muốn hiểu một người có thật lòng không, chỉ cần xem điểm xuất phát và mục đích của họ có giống nhau không.

32. Chân lý của nhân sinh được giấu trong cái bình thường.

33. Người không tắm rửathì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và sự tôn quý đến từ chân tàithực học. Có đức tự nhiên thơm.


IV. HÃY ĐỂ THỜI GIAN CUỐN TRÔI KHỔ ĐAUĐI

34. Thời gian sẽ trôi qua.Hãy để dòng thời gian cuốn trôi phiền não của bạn đi.

35. Ai nghiêm trọng hóa nhữngchuyện đơn thuần sẽ sống trong đau khổ.

36. Người luôn e dè vớithiện ý của người khác thì hết thuốc cứu chữa.

37. Buông một lời dối gian thì phải bịathêm mười câu hưvọng nữa để biện hộ. Cần gì khổ như vậy?
38. Ai sống một ngày vô tích sự thì chẳng khác gì kẻ phạm tội ăn trộm.

39. Người gieo duyên rộng mởsẽ không làmtổn thương ngườikhác.

40. Im lặng là một câu trảlời hay nhất của sự phỉ báng.

41. Kính trọng người khác là tựtrang nghiêm.

42. Ai có tình thương vô tư thì sẽ có tất cả.

43. Đếnlà ngẫu nhiên[nhân duyên], đi là tất nhiên[nhân duyên]. Do vậy, bạn cần phải "tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên".

44. Từ bi là vũ khí tốtnhất của mỗingười.

V. BIẾT THƯƠNG CHÍNH MÌNH

45. Chỉ cần đối diện vớihiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.

46. Lương tâm là thẩm phán công bằng nhất của mỗingười. Bạnlừa dối ngườikhác được nhưng không thể qua mặt lương tâm mình.

47. Người không biết thương bản thân thì không thể thương người khác.

48. Thi thoảng, ta nên tự thầmhỏi: “Ta đangđeo đuổi cái gì? Ta sống vì cái gì?”

49. Đừng vì một chút tranhchấp mà đánhmất tình bạnchí thân. Đừng vì một chút oán giậnmà quên đi thâm ân của người khác.

50. Cảmơn đời[1]về những gìtôi đã có. Cảm ơn đời vì những gì tôi không có.

51. Biết đứng ở góc độ của ngườikhác để nghĩ cho họ thì đó là từ bi.

52. Nói năng nên tránhtánh châm chọc, đừng gây thương tổn, đừng khoe tài cán, đừng vạch lỗi người, nhờ đó, biến thù thành bạn.

53. Thành thật đối diệnvới mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm, đừng lừa dối chính mình.

54. Nhân quả chưa từng nợ chúng ta thứ gì, nên xin đừng oán trách nhân quả.

55. Đa số người đời làm được ba việc: Dốimình, dối người và bị người dối.

VI. LÀM CHỦ TÂM, LÀM CHỦ HẠNH PHÚC

56. Tâm là tên lừa đảo lớnnhất. Người khác có thể dối bạn nhất thời, tâm dối gạt bạn suốt đời.
57. Chỉ cần tự giác tâm an, thì đông tây nam bắc đều tốt. Nếu còn một người chưađộ thì đừng nên thoát một mình.

58. Khi tay bạn nắm chặtmột vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này. Nếu chịu buông xuống, bạn có cơ hội chọn lựa nhữngthứ khác. Người chấp khư khư quan niệm củamình, không chịu buông thì trí huệ chỉ đạt được ở một mức độ nhất định.

59. Nếu bạn có thể sốngqua những ngày bình an, thì đó chính là phúc đức của bạn. Hôm nay, biết bao nhiêu người hôm nay đã không thấy được vầng thái dươngngày mai; biết bao nhiêu người đã trở thành phế nhân, biết bao người đã đánh mất tự do,và biết bao nhiêu người phải nước mất nhà tan.
60. Bạn có nhân sinh quan của bạn, tôi có nhân sinh quan của tôi. Tôi không dính dáng gì tới bạn.Chỉ cần tôi có thể, tôi sẽ cảm hóa được bạn. Nếu không thể thì tôi đành camchịu.

61. Nếu muốn nắm được tương lai thìbạn phải làmchủ hiện tại.

62. Đừng thốt ra từ miệngnhững lời ác độc,cho dù người ta có xấu ác với mình bao nhiêu. Càng nguyền rủa người khác, tâm bạn càng bị nhiễm ô. Hãy nghĩ mọi người là thiện tri thức của mình.

63. Người khác có thể làmtrái nhân quả, tổn hại chúng ta, đánh chúng ta, hủy báng chúng ta. Chúng tađừng vì thế mà oán hận họ. Vì chúng ta cần giữ tâm thanh tịnh và bản tánh hoàn chỉnh.

64. Người chưa từng cảm nhận sự đaukhổ hoặc khó khăn thì khó cảm thôngngười khác. Muốn học tinh thần cứu khổ,cứu nạn thì trước hết phải chịu đựng được khổ nạn.

65. Thế giới vốn khôngthuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ. Cái cần vứt bỏ chính là tánh cố chấp. Vạn vật đều hữu dụng, nhưng không thuộc về ta.

66. Khi không thể thay đổi đượcthế giới xung quanh, ta nên sửa đổi chính mình. Giáp mặt tất cả bằng tâm từ bi và trí huệ.

六十六條經典禪語

1. 人之所以痛苦,在於追求錯誤的東西。
2. 如果你不給自己煩惱,別人也永遠不可能給你煩惱。因為你自己的內心,你放不下。
3. 你永遠要感謝給你逆境的眾生。
4.你永遠要寬恕眾生,不論他有多壞,甚至他傷害過你,你一定要放下,才能得到真正的。
5. 當你快樂時,你要想這快樂不是永恆的。當你痛苦時,你要想這痛苦也不是永恆的。
6. 今日的執著,會造成明日的後悔。
7. 你可以擁有愛,但不要執著,因為分離是必然的。
8. 不要浪費你的生命在你一定會後悔的地方上。
9. 你什麼時候放下,什麼時候就沒有煩惱。
10. 每一種創傷,都是一種成熟。
11. 狂妄的人有救,自卑的人沒有救,認識自己,降伏自己,改變自己,才能改變別人。
12. 你不要一直不滿人家,你應該一直檢討自己才對。不滿人家,是苦了你自己。
13. 一個人如果不能從內心去原諒別人,那他就永遠不會心安理得。
14. 心中裝滿著自己的看法與想法的人,永遠聽不見別人的心聲。
15. 毀滅人只要一句話,培植一個人卻要千句話,請你多口下留情。
16.根本不必回頭去看咒罵你的人是誰?如果有一條瘋狗咬你一口,難道你也要趴下去反咬他一口嗎?
17. 永遠不要浪費你的一分一秒,去想任何你不喜歡的人。
18. 請你用慈悲心和溫和的態度,把你的不滿與委屈說出來,別人就容易接受。
19. 同樣的瓶子,你為什麼要裝毒藥呢?同樣的心裏,你為什麼要充滿著煩惱呢?
20.得不到的東西,我們會一直以為他是美好的,那是因為你對他瞭解太少,沒有時間與他相處在一起。當有一天,你深入瞭解後,你會發現原不是你想像中的那麼美好。
21.活著一天,就是有福氣,就該珍惜。當我哭泣我沒有鞋子穿的時候,我發現有人卻沒有腳。
22. 多一分心力去注意別人,就少一分心力反省自己,你懂嗎?
23. 憎恨別人對自己是一種很大的損失。
24.每一個人都擁有生命,但並非每個人都懂得生命,乃至於珍惜生命。不瞭解生命的人,生命對他來說,是一種懲罰。
25. 情執是苦惱的原因,放下情執,你才能得到自在
26. 不要太肯定自己的看法,這樣子比較少後悔。
27. 當你對自己誠實的時候,世界上沒有人能夠欺騙得了你。
28. 用傷害別人的手段來掩飾自己缺點的人,是可恥的。
29. 默默的關懷與祝福別人,那是一種無形的佈施。
30. 不要刻意去猜測他人的想法,如果你沒有智慧與經驗的正確判斷,通常都會有錯誤的。
31. 要瞭解一個人,只需要看他的出發點與目的地是否相同,就可以知道他是否真心的。
32. 人生的真理,只是藏在平淡無味之中。
33. 不洗澡的人,硬擦香水是不會香的。名聲與尊貴,是來自於真才實學的。有德自然香。
34. 時間總會過去的,讓時間流走你的煩惱吧!
35. 你硬要把單純的事情看得很嚴重,那樣子你會很痛苦。
36. 永遠扭曲別人善意的人,無藥可救。
37. 說一句謊話,要編造十句謊話來彌補,何苦呢?
38. 白白的過一天,無所事事,就像犯了竊盜罪一樣
39. 廣結眾緣,就是不要去傷害任何一個人。
40. 沉默是譭謗最好的答覆。
41. 對人恭敬,就是在莊嚴你自己。
42. 擁有一顆無私的愛心,便擁有了一切。
43. 來是偶然的,走是必然的。所以你必須,隨緣不變,不變隨緣。
44. 慈悲是你最好的武器。
45. 只要面對現實,你才能超越現實。
46. 良心是每一個人最公正的審判官,你騙得了別人,卻永遠騙不了你自己的良心。
47. 不懂得自愛的人,是沒有能力去愛別人的。
48. 有時候我們要冷靜問問自已,我們在追求什麼?我們活著為了什麼?
49.不要因為小小的爭執,遠離了你至親的好友,也不要因為小小的怨恨,忘記了別人的大恩。
50. 感謝上蒼我所擁有的,感謝上蒼我所沒有的。
51. 凡是能站在別人的角度為他人著想,這個就是慈悲。
52. 說話不要有攻擊性,不要有殺傷力,不誇已能,不揚人惡,自然能化敵為友。
53. 誠實的面對你內心的矛盾和污點,不要欺騙你自己。
54. 因果不曾虧欠過我們什麼,所以請不要抱怨。
55. 大多數的人一輩子隻做了三件事;自欺、欺人、被人欺。
56. 心是最大的騙子,別人能騙你一時,而它卻會騙你一輩子
57. 只要自覺心安,東西南北都好。如有一人未度,切莫自己逃了。
58.當你手中抓住一件東西不放時,你只能擁有這件東西,如果你肯放手,你就有機會選擇別的。人的心若死執自己的觀念,不肯放下,那麼他的智慧也只能達到某種程度而已
59.如果你能夠平平安安的渡過一天,那就是一種福氣了。多少人在今天已經見不到明天的太陽,多少人在今天已經成了殘廢,多少人在今天已經失去了自由,多少人在今天已經家破人。
60.你有你的生命觀,我有我的生命觀,我不干涉你。只要我能,我就感化你。如果不能,那我就認命。
61. 你希望掌握永恆,那你必須控制現在。
62.惡口永遠不要出自於我們的口中,不管他有多壞,有多惡。你愈罵他,你的心就被污染了,你要想,他就是你的善知識。
63.別人可以違背因果,別人可以害我們,打我們,譭謗我們。可是我們不能因此而憎恨別人,為什麼?我們一定要保有一顆完整的本性和一顆清淨的心。
64.如果一個人沒有苦難的感受,就不容易對他人給予同情。你要學救苦救難的精神,就得先受苦受難。
65.世界原本就不是屬於你,因此你用不著拋棄,要拋棄的是一切的執著。萬物皆為我所用,但非我所屬。
66. 雖然我們不能改變週遭的世界,我們就只好改變自己,用慈悲心和智慧心來面對這一切


[1]Bản internet đã đánh tráo thành “thượng đế” (上蒼) nhằm đưa tư tưởng Nhất thần của các tôn giáokhác vào tư tưởng Phật giáo. Tôi đã dùng từ “đời” để thay thế từ “thượng đế”vốn được quan niệm là chưa từng hiện hữu trong triết học Phật giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2011(Xem: 9626)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổ và vô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
06/04/2011(Xem: 7147)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
02/04/2011(Xem: 8478)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
01/04/2011(Xem: 9572)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
22/03/2011(Xem: 14765)
Như tên gọi của tác phẩm, Tuệ Giác Hằng Ngày là một tuyển tập gồm 365 câu và đoạn trích của Đức Dalai Lama trong các tác phẩm và phỏng vấn của Ngài đã được xuất bản trong 50 năm qua. Vì là một tuyển tập từ nhiều nguồn sách báo khác nhau, nội dung của tác phẩm đa dạng và phong phú, được phân bổ theo một cấu trúc nhằm giúp độc giả cảm nhận các minh triết Phật giáo trong đời sống thường nhật... Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
11/03/2011(Xem: 11442)
Thế sự là phù vân, nếu biết học theo đạo Phật, giữ lấy sự thanh bạch để rèn luyện tinh thần ngày càng tiến đến cõi lành, xa lìa cõi ác.
09/03/2011(Xem: 6191)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
21/02/2011(Xem: 5365)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
11/02/2011(Xem: 4992)
Ngay sau khi tôi đến Nhật, có một buổi họp mặt với những người cộng sự Nhật ở Đông Kinh. Chúng tôi đang uống trà trong một nhà hàng, trên tầng thứ năm của một khách sạn. Thình lình một tiếng “ầm... ầm...” vang lên, và chúng tôi cảm thấy dưới chân, nền nhà hơi dâng lên. Sự rung chuyển, tiếng kêu răng rắc, tiếng đồ vật đổ vỡ càng lúc càng ồn ào. Hoảng hốt và náo loạn tăng thêm. Những thực khách đông đảo, phần lớn là người Âu châu, ùa ra hành lang để đến cầu thang và thang máy.
09/02/2011(Xem: 17295)
Hỡi những ai thực tâm muốn giác ngộ để tu trì giải thoát, hãy vững niềm tin: Phật là Phật đã thành, chúng ta là Phật sẽ thành. Tin như vậy sẽ đưa ta đến chỗ có tâm niệm chân chánh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567