DUY THỨC HỌC
Tuệ Quang
Huyền-Cơ Phật-Học-Viện
---o0o---
Phần thứ tư
TÁM THỨC
BÌNH-LUẬN
Người giỏi duy-thức là người thành-lập được duy-thức
Tất cả phần trên đây là của tam-tạng pháp-sư Huyền-Cơ truyền dạy cho tôi. Cụ Huyền-Cơ là một bồ-tát tu-chứng cao, cái học thông-suốt đại-tạng, giỏi cả kinh, luật, luận, pháp-tính, pháp-tướng, cả thuyền-tôn, mật-tôn.
Cụ đã nghiên-cứu hàng trăm bộ duy-thức, đã đạt tới chỗ huyền của duy-thức-học.
Ngày xưa, đời Đường, sau khi du-học ở Ấn-Độ, Tam-Tạng pháp-sư Huyền-Trang lập «lượng duy-thức ». Các nhà bác-học, luận-gia ở Ấn-Độ không ai phá được. Ngài đem chân-truyền duy-thức-học về Trung-hoa.
Học trò ngài là pháp-sư Khuy-Cơ nối-tiếp vẽ vang cái học của thầy, đã viết nhiều bộ duy-thức giá-trị, còn vượt hơn thầy.
Nay, ngài Huyền-Cơ lại đưa duy-thức-học lên cao một từng nữa.
Khoa-học, triết-học ngày nay tiến vượt bực.
Phật-học, nói chung, và duy-thức-học, nói riêng, phải cao hơn hẳn khoa-học và triết-học, mới xứng đáng sứ-mệnh giải-thoát chúng-sinh.
Nhà Phật-học xuất-chúng đã làm rực-rỡ Chính pháp, đã nêu cao Chính-pháp, đó là ngài Huyền-Cơ.
Ngài lập thuyết duy-thức, khoa-học không phá được, triết-học cũng thế. Cho đến muông đời sau, văn minh loài người có cao đến đâu, trí-tuệ loài người có sáng suốt đến đâu, khoa-học có phát-minh bao điều kỳ-thú nữa, cũng không sao phá được, vượt được thuyết này.
Thế mói gọi là : «lập duy-thức»
*
* *
ĐOẠN I
CHIA 8 THỨC
1) Đứng trên cao nhìn xuống : Phật thấy toàn phần vọng-thức của chúng-sinh.
2) Nay muốn tiện việc học, chia ra làm nhiều phần khác nhau.
-Chia làm tám phần
oCho tiện việc học, tạm chia thức làm tám phần: bao gồm hết cả đặc-tính của thức.
3) Lúc đầu, lập sáu phần thô : SÁU THỨC ĐẦU : PHÂN-BIỆT
-Tiểu-thừa chỉ biết 6 thức đầu.
4) Sau lập thêm hai thức :
a)Thức thứ 7 về CHẤP NGÃ,
b)Thức thứ 8 về CHỨA NHÓM.
5) Như thế là đây-đủ về tâm-thức của chúng-sinh.
6) Nắm được căn-bản đó, sau muốn chia làm mấy phần cũng được, miễn là :
a)Tiện việc học
b)Đầy đủ, không thiếu-xót.
*
* *
ĐOẠN II
TU-CHỨNG
1) Lúc đầu, phá ngã-chấp, thoát khỏi ràng-buộc của thân. Đó là thoát khỏi BIỆT-NGHIỆP, nhưng còn ĐỒNG NGHIỆP.
2) Khi thoát khỏi nghiệp người, sang cảnh-giới khác.
3) Khi thoát khỏi nghiệp chúng-sinh, đến cảnh-giới Phật.
4) Lúc đó biết khác hẳn. Không nên ở cảnh-giới chung-sinh mà đoán cảnh-giới Phật. Vì cảnh-giới đó khác xa mình. Ví dụ : con kiến đoán ngoài nước Việt-Nam.
*
* *
ĐOẠN III
ĐỒNG-NGHIỆP VÀ BIỆT-NGHIỆP
I. Đứng trong vòng CHÚNG-SINH ở thế-giới Sa-bà này :
1) Nói về « ĐỒNG -NGHIỆP» : ĐỆ BÁT THỨC (thức thứ 8).
Đúng câu : « Tam-giới duy tâm, vạn pháp duy thức».
Hay là đồng-nghiệp của tất cả chúng-sinh trong cõi của đức Phật Thích-Ca.
2) Nói về « BIỆT-NGHIỆP» :
a) Từ đệ thất-thức đến 6 thức sau.
b) Có thể nói thêm : « biệt-nghiệp của đệ bát-thức».
*
* *
II. LÝ-LUẬN
1) Nếu trái núi đổ, quả địa-cầu quay, đó la do thức ông hay thức tôi tạo nên?
2) Đáp: Đó là ĐỒNG-NGHIỆP cả thế-giới, cả Phật-sát.
Đồng-nghiệp cả Phật-sát gồm :
a) Hữu tình chúng-sinh.
b) Vô-tình chúnh-sinh.
*
* *
ĐOẠN IV
KỂ TÊN 8 THỨC
Tám thức là :
1) Nhãn-thức : những cái gì thuộc phạm-vi cái biết của con mắt.
2) Nhĩ-thức: `` cái biết của tai.
3) Tỵ-thức: `` cái biết của mũi.
4) Thiệt-thức : `` cái biết của lưỡi.
5) Thân-thức: `` cái biết của thân.
6) Ý-thức : `` cái biết của ý. Ý thức làm chủ năm thức trên. Đặc-tính là
phân-biệt.
7) Mạt-na-thức: `` chấp ngã.
8)A-lại-da-thức: chứa nhóm.
*
* *
BÌNH LUẬN
Hai phần đầu sách này là thuộc phạm-vi : « THÀNH LẬP DUY THỨC».
Đây là tài-liệu của cụ Huyền-Cơ, thành-lập nền-tảng vững-chắc cho duy-thức-học.
Đọc-giả nên nghiền-ngẫm kỹ-càng, sẽ nắm được phần tinh-hoa của Duy-thức-học.