Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Tùy hỷ công đức (Pattānumodana)

01/10/201209:40(Xem: 6787)
07. Tùy hỷ công đức (Pattānumodana)
CHÁNH KIẾN VÀ NGHIỆP

Tác giả: Ledi Sayadaw vànhiều c giả khác

Dịch giả: Pháp Thông


CHƯƠNG VI:

MƯỜI PHƯỚC NGHIỆP SỰ (Puññakiriyā - Vatthus)


7. TÙY HỶ CÔNG ĐỨC - Pattānumodana

Hoan hỷ khi thí chủ hồi hướng công đức hay chia phước họ đã làm, nôm na gọi là tùy hỷ công đức - pattānumodana. Khi ai đó chia phước, bạn nên hoan nghinh điều đó và bày tỏ lời “sādhu” (lành thay) ba lần. Cảm thấy vui đối với thiện sự người khác làm là thái độ rất đáng ca ngợi. Thái độ ấy có bản chất của tâm hỷ (muditā). Tuy nhiên, để thành tựu việc tùy hỷ công đức thực sự không phải là dễ. Một người tỏ bày lời “sādhu” - lành thay có tính chất thông lệ, thiếu chủ tâm và không hoan hỷ thực lòng thì đó không phải là tùy hỷ công đức mà chỉ là nghi thức, và đôi khi đã không thực sự cảm thấy hoan hỷ đối với việc làm công đức của người khác, thay vào dó họ có thể trưởng dưỡng thêm tâm ganh ghét và đố kỵ mà thôi.

* Lợi ích tức thì của tùy hỷ công đức

Thường thường người ta bố thí và đặt bát cho Chư Tăng là để hồi hướng phước cho những người thân trong gia đình đã quá vãng. Nếu người đã chết tái sinh trong các cõi xấu nhận được phước hồi hướng với tâm hoan hỷ, họ sẽ lập tức thoát khỏi khổ cảnh. Theo kinh điển, nếu việc hồi hướng công đức hay chia phước được làm sau khi bố thí thức ăn hay đặt bát cho Chư tăng, người quá cố, tỏ lời “sādhu”-lành thay, sẽ lập tức thoát khỏi đói khát; nếu bố thí hay cúng dường thuộc về y áo người chết sẽ được y phục đầy đủ do tỏ lời sādhu. Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là trong việc đặt bát hay cúng dường vật thực để hồi hướng cho người quá vãng, đối tượng thọ nhận phải là người xứng đáng cúng dường. Xưa, tang quyến của gia đình nọ mời một ác giới Tỳ khưu (dussila-bhikkhu) - tức một vị sư không có đạo đức - đến nhà và cúng dường vật thực để hồi hướng phước cho người thân đã quá vãng. Thậm chí khi phước báu được hồi hướng đến ba lần, người quá vãng - là một ngạ quỷ (peta) lúc đó - cũng không nhận được phần phước (đáng được hưởng) của mình. Vì thế y kêu la quyến thuộc, “Ác giới Tỳ khưu này đã ăn cắp phần phước của tôi rồi!” Thế là quyến thuộc y phải làm phước cúng dường đến một vị sư giới đức. Chỉ khi ấy ngạ quỷ mới nhận được phần phước của mình và thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. (Xem chú giải kinh Phân Biệt Cúng Dường- Dakkhināvibhaṅga Sutta- Trung Bộ Kinh).

Sự việc trên dạy cho chúng ta một bài học. Khi chúng ta hiến dâng phước bố thí của chúng ta cho một người bạn hay quyến thuộc đã quá vãng, điều trước tiên phải làm là loại trừ tâm đau đớn, ưu sầu của chúng ta đi đã. Chỉ lúc đó chúng ta mới nên cúng dường vật thực, y áo, dù, dép, chùa chiền, v.v… đến các vị Sư. (cúng dường một ngôi Chùa hay xây cất một ngôi Chùa là để cho ngạ quỉ có chỗ ở). Còn về đặt bát, chúng ta phải thỉnh một vị sư có giới đức trong sạch; hoặc phải thực hiện tăng thí (sanghika- dāna), tức là cúng dường với tác ý đến toàn thể tăng chúng. Trước khi làm lễ cúng dường này, chúng ta nên mời người đã quá vãng đến để chia phước. (Họ sẽ đến nếu như có thể). Trong trường hợp đó chúng ta phải gọi đích danh tên người đã quá vãng và chia phần phước có được đến cho họ.

* Lễ nghi ngày nay

Ngày này, hầu hết mọi người, sau khi người thân qua đời, không lưu tâm tới việc chọn những vị Sư giới đức. Họ cũng chẳng màng đến việc loại trừ tâm đau khổ, buồn rầu của họ. Họ cúng dường vật thực hoặc thậm chí cả tiền bạc đến các vị Sư ngay tại nghĩa trang, xem đó như một thông lệ, dường như để tránh tiếng đời cười chê và để được mọi người khen ngợi (là con cháu hiếu thảo) mà thôi. Và rồi họ cũng hồi hướng công đức song chẳng nghĩ sâu xa đến những lợi ích cho người quá vãng. Thà rằng cúng dường vật thực ở nhà mà tâm không ưu sầu hơn là làm thế tại nghĩa trang trong lúc còn bị bức bách bởi bi ai và sầu muộn. Tất nhiên những thiện sự đã làm và vật thực đặt bát tại nghĩa trang cũng sẽ tạo thành công đức nếu điều đó được thực hiện với tâm không ưu sầu và than khóc.

* Ai là người được hưởng phước hồi hướng?

Những người đã quá vãng nếu tái sinh làm ngạ quỷ (petas) có thể nhận được những lợi ích từ việc hồi hướng công đức hay chia phước với điều kiện họ phải có mặt trong khu vực quanh (chỗ làm phước) đó. Nếu họ đã tái sinh làm người, làm thú vật, hoặc làm ngạ quỷ ở những núi rừng xa xôi, họ không thể nhận được phần phước đã chia. Tuy nhiên, những thân bằng quyến thuộc đã chết khác hiện làm ngạ quỷ trong vùng lân cận, có thể hoan hỷ với lễ làm phước này và được tái sinh trong những cảnh giới tốt đẹp hơn. Do đó, chia phước đến người đã chết là một việc làm xứng đáng, và mọi người phải nên duy trì.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]