Tác giả: Achaan Naeb Mahàniranonda
Thiền viện Boonkanjanaram
Dịch giả: Pháp Thông
PHẦNI:
LÝ THUYẾT
X. DANH VÀ SẮC
Vạn pháp trong thế gian đều là Danh (nāma), Sắc (rūpa) hoặc Năm Uẩn (khandha). Danh-Sắc là thực tại tuyệt đối. Rūpathường được định nghĩa như là sắc hay vật chất, còn nāmalà tâm (citta), tâm sở (cetasika) và Niết Bàn (Nibbāna). Rūpacũng có thể được định nghĩa là những gì không phải là nāmavà bị thay đổi bởi lạnh nóng.
Sắc là cái bị biết và danh là cái biết (mặc dù danh cũng có thể biết danh - nghĩa là danh có thể là một đối tượng hay cái bị biết, như "danh thấy", "danh nghe". Trong pháp hành, sắc có thể được xem như một diễn viên và danh như người quán sát (khán giả). Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì sắc giống như phần máy móc của một robot (người máy) và danh là bộ điều khiển. Danh ra lệnh hay bảo sắc những gì phải làm.
Danh và Sắc là những đối tượng của pháp hành minh sát. Có nhiều danh và sắc, nhưng hành giả chỉ dùng những Danh-Sắc nào là đối tượng của minh sát trong sát-na hiện tại.
Ba loại danh có thể được sử dụng như những đối tượng quán chiếu là thọ (vedanā), tâm (citta) và pháp (dhamma). Những thí dụ điển hình của thọ là những thọ lạc hay khổ; của tâm là tâm với tham, tâm với sân, tâm với si, v.v...; của pháp là "danh nghe", "danh thấy", phóng tâm, v.v...
Các loại sắc làm đối tượng quán chiếu trong pháp hành là các oai nghi chính (đi, đứng, ngồi, nằm) và các oai nghi phụ hay oai nghi tạm thời. Oai nghi tạm thời là những tiểu oai nghi hỗ trợ cho oai nghi chính, chẳng hạn như ăn, uống, v.v... (xem phần Phụ lục: Thẩm Vấn Thiền Sinh).
Gì là nhân của Danh và Sắc?
Nhân của Danh-Sắc là phiền não (kilesa), đặc biệt là vô minh (avijja) và tham ái (tanhā), được xem là nhân căn để của mọi khổ đau. Vô minh có mặt bởi vì chúng ta không nhận ra năm uẩn là khổ, mà nghĩ rằng chúng là lạc. Đây là điên đảo tưởng (vipallāsa).