Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương bảy

10/07/201103:30(Xem: 9290)
Chương bảy

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG BẢY

39.-ÂM:

Tu Bồ Đề? Ư ý vân hà? - Như Lai đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề gia? Như Lai hữu sở thuyết pháp gia? Tu Bồ Đề ngôn: "Như ngã giải Phật sở thuyết nghĩa, vô hữu định pháp, danh A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, diệc vô hữu định pháp Như Lai khả thuyết".

NGHĨA:

Này Tu Bồ Đề? Ý ông thế nào? - Như Lai có đặng pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Như Lai có chỗ chi thuyết pháp chăng? Tu Bồ Đề bạch Phật: "Như con rõ nghĩa của Phật nói, thì không có định chắc pháp chi kêu là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có định chắc pháp chi mà Như Lai nói".

Giải :Tăng Nhược Nột giải: Không sanh tỏ thấu ý Phật nên nói trong cái nghĩa thứ nhứt, không có định chắc là có pháp chi mà đặng, và có pháp chi mà thuyết.

Trần Hùng giải: Trong kinh Lăng Già luận bảy thứ "không"có , có nói. Cả thảy pháp, lìa bỏ lời nói là không;nghĩa thứ nhứt thì bực Thánh trí mới là đại không.

Như Lai tỏ đặng lý mầu nhiệm của nhơn không vốn không pháp chi mà đặng, cũng không pháp chi mà thuyết, nên mới lập ra lời hỏi ấy.

Đạo Vô thượng Bồ đề nghĩa thứ nhứttất sâu xa không thế hình trạng đặng; hoặc trì giới nhẫn nhục mà đặng; hoặc tinh tấn thiền định mà đặng; hoặc xây tháp cất chùa, hoặc xưng niệm Nam mô cũng đều đặng cả, đâu có phải câu nệ theo pháp chi mà nhứt định hay sao?

Như Lai thương chúng sanh chưa tỏ ngộ, chẳng nỡ làm thinh mà không dùng ngôn thuyết, hoặc vì kẻ có chí cầu Thắng pháp mà thuyết, hoặc vì kẻ cầu Vô thượng huệ mà thuyết, hoặc vì kẻ cầu Thanh Văn mà thuyết, hoặc vì kẻ cầu làm Bích Chi Phật mà thuyết, đều ứng theo cơ duyên mà trả lời, tùy chỗ cầu hỏi mà đáp lại, nào có pháp chi định chắc đâu?

Phật đã tột thấu cái nghĩa biến thông không chấp không trước, còn ông Tu Bồ Đề nói hai lần "không có pháp chi định chắc"vậy không phải là rõ đặng nghĩa của Phật thuyết hay sao?

Lý Văn Hội giải: Như Lai hữu sở thuyết pháp gia: Là ý của Phật hỏi đó, là còn e cho người nói Như Lai có chỗ thuyết - Vô hữu định phápcăn khí có chậm mau, tài học có cao thấp, tùy cơ duyên mà lập pháp, nhận chứng bịnh mà đầu thang.

Kinh Pháp Hoa có nói: "Các căn khí có mau chậm, hoặc tinh tấn giải đãi, tùy theo tài lực mà thuyết pháp, cho nên pháp không định chắc mê ngộ khác nhau. Khi chưa tỏ ngộ tợ hồ không chỗ đặng, đến khi tỏ ngộ rồi tợ hồ có chỗ đặng. Đặng cùng không đặng đều là vọng kiến, nhưng chẳng nên chấp trước mới hiệp lý trung đạo; nào phải có pháp chi định chắc mà thuyết đâu?

Xuyên Thiền sư giải: Lạnh thì nói lạnh, nóng thì nói nóng.

Tụng:

Mây ở Nam san mưa Bắc san,

Giống lừa, giống ngựa kể muôn ngàn.

Kìa coi lấy nước vô tình đó,

Mấy chỗ theo vuông mấy chỗ tròn.

40.-ÂM:

Hà dĩ cố? - Như Lai sở thuyết pháp, giai bất khả thủ, bất khả thuyết phi pháp phi phi pháp.

NGHĨA:

Bởi cớ sao? Bởi chỗ thuyết pháp, của Như Lai, đều chẳng nên chấp, là chẳng nên nói phi pháp cùng chẳng phải phi pháp.

Giải : Tạ Linh Vận giải: Phi pháp là chẳng có, phi phi pháp là chẳng không; có khôngđều không, mới là đúng lý.

Vương Nhựt Hưu giải: Pháp là vì chúng sanh mà lập ra, chớ chẳng phải là có pháp chơn thiệt, cho nên nói: "Chẳng phải pháp". Nhưng mà, cũng phải mượn pháp để khai ngộ cho chúng sanh, lại cũng không nên nói quyết là "Chẳng phải phi pháp". Cho nên nói: "Chẳng phải phi pháp".

Trần Hùng giải: Pháp của Như Lai thuyết đó, là pháp Vô thượng Bồ đề, dùng tâm tánh mà tu thì đặng, chớ không dùng sắc tướng mà lấy đặng; nếu lấy đặng thì làm sao thấu đáo đến chỗ nhiệm mầu của tánh lý? Dùng tâm truyền thì đặng, chớ dùng lời nói mà nói thì không đặng; nếu nói đặng thì làm sao mà siêu thoát cái phạm vi của ngôn ý? Cho nên ông Tu Bồ Đề mới biện luận đến hai lần "chẳng nên".

Cái pháp ấy, nhiệm mầu huyền diệu sâu xa khó hiểu, một lý cho là có, tuy có mà chẳng hề có, một lý cho là không, tuy không mà chẳng hề không. Ấy là cái ý nghĩa "phi pháp chẳng phải phi pháp". Chơn không mà chẳng không, cũng như vậy chăng?

Lý Văn Hội giải: Bất khả thủ :là ông Không Sanh rất e cho người học đạo không tỏ cái ý "vô tướng"của Như Lai. Bất khả thuyết: là rất e cho người học đạo chấp trước những câu bài của Như Lai nói. Phi: là không -Phi phi :là chẳng không.

Huỳnh Nghiệt Thiền Sư giải: Pháp vốn chẳng có, nhưng chớ cho là không, pháp vốn chẳng không, nhưng chớ cho là có. Nói không, thành rađoạn diệt, nói có, phạm vào tà kiến.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Tu hành lìa luận thuyết, Tự thuở hẳn vô nhơn.

Lý nhị không viên mãn, Chứng tam muội pháp thân

Trước tâm thì phải vọng, Không chấp mới rằng chơn

Nếu tỏ "phi phi pháp", Tiêu diêu khỏi lục trần.

Xuyên Thiền sư giải: Vậy là làm sao?

Tụng:

Làm sao cũng chẳng đặng,

Chẳng sao cũng chẳng đặng.

Trống rỗng cõi hư không,

Chim bay không ảnh dạng,

Thôi!

Giong ruỗi ngựa xe lại trở về,

Đông Tây Nam Bắc dầu du ngoạn.

41.-ÂM:

Sở dĩ giả hà? - Nhứt thế Hiền Thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu si biệt.

NGHĨA:

Sở dĩ sao? - Cả thảy Hiền Thánh đều dùng pháp "vô vi" mà cũng có hơn kém.

Giải :Sớ Sao giải: Chưa tỏ đặng lý nhơn không; pháp không đều gọi là chấp trước, tỏ hai cái lý không ấy gọi là vô vi.

Bồ Tát đều chứng đặng hai cái lý không; Thanh Vănmới khỏi nhơn không chưa thôngpháp không, cho nên nói: "Khỏi đặng một cái quấy" (ly nhứt phi). Viện chứng cái nghĩa ấy cho nên nói: "Mà có hơn kém".

Lục Tổ giải: Căn tánh của ba bực thừa, sự hiểu rõ chẳng đồng nhau, nghe thấy có cao thấp, cho nên nói: "hơn kém"Phật nói cái thuyết "vô vi"ấy tức là "vô trụ", vô trụ tức là "vô tướng", vô tướng tức là "vô khởi", vô khởi tức là "vô diệt", rỗng rang vắng lặng, tỏ soi đều đủ, xem xét không ngại, mới thiệt là tánh Phật giải thoát.

Phật tức là giác, giác tức là quán chiếu(hồi quang phản chiếu)quán chiếu tức là trí huệ, trí huệ tức là Bát Nhã.

Vương Nhựt Hưu giải: Đã nói là Hiền Thánh đều dùng pháp vô vi mà có hơn kém là cớ sao? Là bởi phápvô vi, hễ tỏ đặng còn thấp thì làm người Hiền, như bốn quả Tu Đà Hoàn v.v... tỏ đặng cao thì làm bực Thánh, như Bồ Tát, Phật. Bởi vậy nên mới nói là "hơn kém"đó chăng?

Nhan Bính giải: Phật hỏi ông Tu Bồ Đề: "Như Lai đặng Vô thượng Chánh giác chăng! Như Lai có chỗ chi thuyết pháp chăng?".

Đáp: Như tôi rõ đặng cái nghĩa lý của Phật, đều không có pháp chi nhứt định làVô thượng Chánh giác và thuyết pháp cả - Bởi sao vậy? Là bởi chỗ thuyết pháp của Như Lai như người uống nước, lạnh ấm tự mình biết lấy.

Bất khả thủ, bất khả thuyết phi pháp phi phi pháp : Phápthuộc về có, phi pháp thuộc về không. Chấp có thì trước tướng, chấp không lại lạc vào không. Cho nên nói: "Chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp".

là dùng, vô vi là tự nhiên giác tánh, không mượn ai làm nên cả thảy Hiền Thánh đều dùng phép vô vi ấy. Nhưng mà pháp vốn là vô vi,bởi hiểu có cao thấp mới sanh ra hơn kém chớ đáo đầu thì cũng có một mà thôi.

Lý Văn Hội giải: Pháp tánh vô vi vốn không có tướng nhứt định là cao thấp đặng, bằng có nhứt định hẳn không hơn kém. Hữu si biệt căn khí có mau chậm, tài học có thấp cao, cho nên nói:"hơn kém". Mà đã có hơn kém thì không có tướng nhứt định.

Hải Giác Nguyện Thiền Sư

Tụng:

Chế nhiều đồ khéo quí,

Bởi thợ hay dùng trí.

Hà tất chốn Tỳ va, ([104])

Người người rằng bất nhị. ([105])

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Pháp, nhơn đều gọi chấp, Tỏ thấu thảy vô vi.

Bồ Tát đặng tề chứng , Thanh Văn khỏi nhứt phi.

Bằng tham sân dứt hết, Thì thiệt tướng còn chi.

Quán ấy mà thường dụng, Hẳn thành Phật chẳng nghi.

Xuyên Thiền sư giải: Sai thù chừng một mảy, trời đất cách xa nhau.

Tụng:

Người chánh nói pháp tà,

Phép tà trở lại chánh.

Người tà nói pháp chánh,

Phép chánh thảy đều tà.

Quít Giang Nam chỉ miền Giang Bắc,

Bởn tớn chào xuân nẩy nở hoa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]