Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1: Trích Giảng Kinh A Hàm

30/04/201109:26(Xem: 2772)
Phần 1: Trích Giảng Kinh A Hàm

NHẶTLÁ BỒ ĐỀ
HT Thích Thanh Từ

Tập 3

Phần 1

Trích Giảng Kinh A Hàm

1. Công Ðức Bát Quan Trai

Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VIII, V-42), Phật dạy: "Người tu tập bát quan traigiới thanh tịnh chỉ trong một ngày đêm hơn một đời vua cai trị toàn xứẤn Ðộ".

Bình:

Tại sao tu "Bát quantrai giới" thanh tịnh chỉ một ngày đêm màđược phước nhiều như thế? Y cứ trong kinh Phật dạy: Người tu pháp"Bát quan trai giới" thanh tịnh trọn một ngày đêm (24 giờ) sau khilâm chung có thể được sanh lên các cõi trời Dục giới hoặc Sắc giớinhư: Trời Tứ Thiên Vương, Trời Ðao Lợi, Trời Dạ Ma, Trời Ðâu Suất v.v...

Y theo kinh giải thích do công đức tu hành có sai biệt nên tuổi thọcủa chư Thiên các cõi này không đồng:

-- Trời Tứ Thiên Vương sống lâu 500 tuổi (50 ngày của chúng ta - nhân gian- dài bằng một ngày cõi trời Tứ Thiên Vương).

-- Trời Ðao Lợi sốnglâu 1000 tuổi (100 ngày đêm của chúng ta dài bằngmột ngày đêm cõi trời Ðao Lợi).

-- Trời Dạ Ma sống lâu 2000 tuổi (200 ngày đêm ở cõi người dài bằng mộtngày đêm cõi trời Dạ Ma).

-- Trời Ðâu Suất sống lâu 4000 tuổi (400 ngày đêm ở cõi người dài bằngmột ngày đêm cõi trời Ðâu Suất).

Chúng ta có thể dùngpháp tính nhân, nhân thử tuổi thọ của cáccõi Trời, so với thời gian tuổi thọ của cõi người chúng ta khác nhauthế nào, để thấy phước báu của mỗi cõi nhiều hoặc ít v.v...Phước báu và tuổi thọ của chư Thiên Trong các cõi tuy nhiều nhưthế, nhưng phước ấy chỉ bằng một phần mười sáu của người tu Bát QuanTrai giới thanh tịnh mà thôi.

Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu thêm: Ở đây sở dĩ Phật nói, quả báocủa các cõi Trời thù thắng như thế là để khích lệ hàng Phật tửtại gia tu tập hạnh xuất thế, có lòng hâm mộ mà họ tiến lên từngbước.

Mục đích cứu cánh của Phật dạy là người tu tập phải cầu ra khỏi ba cõiđạt đến Phật quả mới là viên mãn. Vì phước báu cõi trời còn trongvòng hữu hạn chưa phải cứu cánh giải thoát.

2. Trị Bệnh Ngủ Gật

Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VII, VI-58) chép: Một hôm Phật dùng thiên nhãn quansát nơi khu rừng chư Tăng ẩn tu, thấy Mục Kiều Liên đang tọathiền bị ngủ gật, Phật liền đến dạy:

-- Nếu ông ngồi bị ngủ gật nên khởi tưởng để đánh tan ma ngủgật. Trường hợp khởi tưởng không hết thì quán pháp. Quán pháp khônghết thì tụng đọc kệ chú. Tụng đọc kệ chú nếu khônghết, dùng hai tay nắm hai trái tai kéo xuống, xoa tay, xoa chân. Nếu cònngủ nữa thì đi rửa mặt. Nếu rửa mặt không hết ra ngoài xem trăng, xemsao hoặc quán ánh sáng. Quán ánh sáng không hết thì đi kinh hành trụ tâmở trước. Cuối cùng nếu không hết thì nằm như sư tử (nghiêng phíatay mặt hai chân chồng lên).

Bình:

Thùy miên là một mónphiền não trong năm món phiền não (ngủ cái)che đậy chân tánh chúng sanh. Nó là cái nhân làm cho chân tánh bị lu mờ,trí tuệ không phát sanh được (dù một món cũng có hại). Vì thế,người tu Thiền định muốn được tam muội phải xua đuổi con ma thùy miênkhông cho đến gần. Những phương tiện Phật dạy trên là cây roi sắtđập mạnh vào con ma buồn ngủ. Ðuổi mạnh và đuổi mạnh và đuổi nó đi xathật xa, không cho nó bén mảng đến chỗ chúng ta ngồi tu.

3. Lựa Chỗ Y Chỉ

Trong Tăng Chi Bộ Kinh dạy: "Người xuất gia phải lựa chỗ y chỉ vàchỗ không nên y chỉ".

1. Chỗ ở nào những điều ác tăng trưởng, điều thiện tổngiảm, lại không đủ tứ sự cúng dường (cơm ăn, áo mặc, giường chỏng, thuốcthang). Phật nói: Nên đi, khỏi thưa thầy trụ trì.

2. Chỗ ở nào những điều ác tăng trưởng, điều thiện tổngiảm, dù đầy đủ tứ sự cúng dường, cũng nên đi, khỏi thưa thầy trụ trì.

3. Chỗ ở nào những điều ác tổn giảm, điều thiện tăngtrưởng, dù thiếu bốn việc cúng dường vẫn kiên nhẫn tu học.

4. Chỗ ở nào những điều ác tổn giảm, điều thiện tăngtrưởng và được bốn việc cúng dường đầy đủ dù có bị đuổi cũng cốgắng xin ở lại tiếp tục tu học.

Bình:

Bốn trường hợp trên Phật đặt ra cho người xuất gia lựa chọn đểtu tiến. Bởi vì mục đích người xuất gia là giải thoát sanh tử, mà muốngiải thoát sanh tử phải thâm hiểu Phật pháp. Có thâm hiểu Phật phápmới thực hành đúng lời Phật dạy để phá dẹp phiền não dứt hếtmê lầm. Do đó khi vào chùa (Tinh Xá) chúng ta phải đặt điều kiện tuhọc lên trên. Nếu chỗ nào có điều kiện tu học. Giúpchúng ta tăng trưởng pháp lành, tổn giảm pháp ác thì nên ở. Trái lại, nêntìm nơi khác, dù cho chùa đó có đầy đủ bốn việc cúng dường chúng tacũng không nên ở. Còn như bốn việc cúng dường dù thiếu thốn mà cótu tiến ta phải cố gắng nương ở tu học.

4. Niệm Ác Và Người Thù

Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VII, VI-60), Phật nói: Người thù địch có bảyđiều kiện mong cho kẻ thù với mình:

1. Mong cho kẻ thù với mình nhan sắc xấu xí.

2. Mong cho kẻ thù với mình ngủ không được.

3. Mong cho kẻ thù với mình không được lợi ích, thường tổn giảm.

4. Mong cho kẻ thù với mình bị phá sản.

5. Mong cho kẻ thù với mình không được danh vọng.

6. Mong cho kẻ thù với mình không được bạn bè.

7. Mong cho kẻ thù với mình chết đọa đường dữ.

Bình:

Xét bảy điều Phật nói trên có đúng với tâm lý chúng ta không?Nếu ai là người mình thù địch thì mình đâu thích họ có sắc đẹpmà muốn họ xấu xa. Và muốn họ luôn luôn bất an mất ngủ, muốn chohọ tổn hại, mất mát tài sản danh vọng, nhẫn đến cho bạn bè lánhxa họ. Cuối cùng muốn cho họ khi chết bị đọa địa ngục.

Những điều mong muốntrên là quan niệm trả thù. Tuy mình không dùnghành động độc ác với người thù, nhưng lúc nào cũng muốn cho người thùcủa mình gặp nhiều tai biến họa lụy v.v...

Những quan niệm như thế xét theo thói thường thì miễn bàn, nhưngxét sâu về đạo lý là một điều tổn hại rất lớn. Tại sao? Trướcxét việc gần gũi nhất là ngay tâm niệm mình: Một khi muốn cho ngườita khổ. Khi khởi niệm muốn đó lòng mình có vui chăng, hay chính cáiniệm đó làm cho lòng mình bức rức, cảm thọ khổ sở bất an? Ðó làchưa nói đến gặp trường hợp trái ngược, mình muốn người ta khổ màtrái lại họ được vui, thì tâm niệm chúng ta lúc đó thế nào?Muốn cho người ta mất mà họ vẫn được, muốn cho người ta xấu, mà họvẫn tốt v.v... Chúng ta sẽ bực bội đến đâu? Thế nên những mong muốnấy đều không lợi lạc mà tổn thương tâm niệm chính mình.

Xa hơn chúng ta xét về lý nhân quả: Sở dĩ có niệm ân oán vớinhau, đều có nguyên nhân. Một người chưa quen biết, mới gặp nhau làta có cảm tình ngay và muốn giúp đở tất cả những gì họ muốn cần. Tráilại, cũng một người chưa từng quen thuộc vừa gặp mặt liền sanh bực bội,không muốn nhìn họ, và từ khước mọi giúp đở, mặc dù họ cầnđến ta. Những điều đó không có chi lạ, là do chúng ta với nhữngngười ấy đã tạo "ân" hay "oán" thuở quá khứ... Còn rấtnhiều khía cạnh khác, đây chúng tôi chỉ nêu vài trường hợp điểnhình mà thôi.

Vậy, muốn cho tâm được mát mẻ, thư thới y cứ lời Phật dạy, chúng taphải xem oán thân bình đẳng, nghĩa là dứt hết niệm "ân" và"oán". Vì người ân giúp ta chính là những người ta từng giúphọ, bây giờ họ giúp lại ta, người oán hại ta là ta đã từng gây khổđau cho họ, nên bây giờ họ đối xử tệ bạc với ta. Việc ấychỉ trong vòng vay trả. Hơn nữa, phải quán tất cả mọi người đều làbà con thân thuộc của chúng ta, nếu không đời này cũng nhiều đờitrước. Dù họ có lỗi lầm chút ít ta nên tha thứ, đâu nỡ thù ghéthọ. Hiểu như vậy thì ta dứt được niệm ân và oán. Nhờ dứtniệm ân oán nên sợi dây ân oán bị cắt đứt. Khi ân oán dứt tâm takhông an tịnh là gì?

Lục Tổ dạy: "Thương ghét chẳng bận lòng, nằm dài duỗi chânngủ". Vậy ta muốn ngủ ngon giấc thì phải dứt niệm "oánthân".

5. Tám Căn Cứ Lười Biếng

Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VIII, IX-80), Phật dạy: Chúng sanh có tám căn cứlười biếng. Thế nào là tám?

1. Ta có việc sẽ làm(bởi vì có việc sẽ làm nên ưng nằm nghĩđể mai làm).

2. Ta có việc đã làm(vì đã làm mệt nên nghĩ cho khỏe).

3. Ta có việc sẽ đi (mai sẽ đi đâu nên nghĩ để đi)

4. Ta có việc đã đi (đi đường dài mệt nằm nghĩ cho hếtmệt).

5. Ði khất thực đượcthức ăn không như ý (ăn thiếu ưng nằm nghĩđể khỏi đói).

6. Khất thực như ý (ăn no tu không được, để hết no sẽ tu).

7. Bệnh ít ít (có chút ít bệnh, nghĩ cho khỏe).

8. Bệnh nhiều mới khỏi (Bệnh mới khỏi nên dưỡng cho mau bìnhphục sẽ tu).

Trái lại, Phật dạy nên biết chuyển đổi quan niệm sẽ thành tinhtấn. Chuyển đổi quan niệm thế nào?

1. Nếu ngày mai có việc sẽ làm ta nên khởi nghĩ: Mai ta có việcphải làm, nay phải ráng tu để mai tu không được.

2. Nếu làm xong việcta nên khởi nghĩ: Hôm qua bận việc, nay đãlàm xong ráng tu bù lại hôm qua tu ít.

3. Ngày mai có việc đi đâu ta nên khởi nghĩ: Mai sẽ đi không tuđược, nay ráng lo tu.

4. Khi đã đi qua conđường dài ta nên khởi nghĩ: Ðã đi không tu được,đi xong phải ráng tu.

5. Khi nhận thức ăn (khất thực) không như ý ta nên khởi nghĩ: Ănít bụng nhẹ dễ tu.

6. Khi nhận thức ăn (khất thực) như ý ta nên khởi nghĩ: Ðược cúngdường đầy đủ ráng tu để khỏi thiếu nợ thí chủ.

7. Khi bệnh chút ít ta nên khởi nghĩ: Bệnh còn ít ráng tu đểbệnh nhiều tu không được.

8. Khi bệnh nặng đã hết nên khởi nghĩ: Bệnh lâu không tu đượcnay khỏi bệnh ráng tu bù lại.

Bình:

Xin nhắc lại, tám căn cứ giải đãi nêu trên là những điều thiếtthực, mà người tu dễ bị gạt. Bởi bị lừa gạt nên xuôi thuận chiều ănngủ mà không tiến đạo. Trái lại, nếu một phen biết chuyển tâmniệm như đã giải thích trên thì nó sẽ giúp ta tiến lên đếnđạo giải thoát.

Chúng ta vẫn còn nhớgương đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cùng Ngài Di Lặcđồng thời tu. Ðức Bổn Sư do tinh tấn mà nay đã thành Phật, trái lại đứcDi Lặc vẫn còn làm vị Bồ Tát và sẽ thành Phật ở tương lai xa tít.

Vì thế, tinh tấn rấtthiết yếu cho người tu tập các hạnh lành,bởi lẽ đó mà được sắp vào hàng thứ ba trong sáu pháp Ba la mật.

6. Lưới Ái

Trong Tăng Chi Bộ Kinh (VIII, II-17), Phật dạy: Nam nhân bị nữ nhân trói buộcbởi tám điều kiện:

1. Nhan sắc

2. Tiếng cười

3. Tiếng nói

4. Giọng ca

5. Nước mắt

6. Quần áo

7. Vật tặng

8. Xúc chạm.

Trái lại, nữ nhân cũng bị nam nhân trói cột như thế.

Bình:

Ðọc bài kinh trên chúng ta thấy lòng từ bi của Phật thương chúng tađáo để. Ngài không ngại gì chỉ ra những lẽ thật mà tất cả chúng tađều lầm mê. Bởi lầm mê nên bị ân ái trói cột, và trói cột mãi mãikhông có ngày buông tha! Kết quả chỉ chấp nhận tất cả khổ đau, không cómột chút hạnh phúc an lạc chân thật. Tuy như thế mà chúng ta vẫn điênđảo si mê, để rồi phải chịu khổ đau vĩnh kiếp!

Tám điều kiện Phật nêu trên là những nguyên nhân tạo thành sợidây cột chúng sanh trong vòng khổ đau phiền lụy. Sợi dây này không gìkhác hơn là sợi dây "ái nhiễm". Sợi giây ấy tuy vô hình, nhưng nótrói cột rất chặt và cũng khó cắt đứt. Nó có sức thu hút rất mạnh như"nam châm hút kim loại". Vì thế Phật dạy: "Tỳ Kheo phải lánhxa nữ sắc, như người đội cỏ khô, sợ không dám gần lửa..." Kinh TứThập Nhị Chương, Phật dạy: "Người tu hành phải tránh xa nữ sắc (namsắc) như tránh xa rắn độc, lửa dữ. Rắn độc, lửa dữ giết người chỉtrong một kiếp, nữ sắc (nam sắc) giết người nhiều kiếp!".

Lại nữa, trong Kinh Pháp Hoa, phẩm An Lạc Hạnh, Phật dạy: "Chỗ thâncận của người tu hành là chẳng nên gần gũi Quốc vương, Vương tử, Ðạithần v.v... Cho đến chẳng nên ở nơi thân người nữ cho là tướng cóthể sanh tư tưởng dục nhiễm, mà vì nói pháp. Nếu vào nhà ngườichẳng cùng gái nhỏ, gái trinh, gái góa v.v... chung nói chuyện, lại cũngchẳng gần người bất nam (chẳng phải nam, chẳng phải nữ) để làm thânhậu.

Chẳng riêng mình vàonhà người. Nếu lúc có nhân duyên cần riêng mìnhvào thời chuyên một lòng niệm Phật. Nếu vì người nữ nói pháp thờichẳng hở răng cười, chẳng bày hông ngực, nhẫn đến vì pháp mà cònchẳng thân hậu, huống lại là việc khác..."

Ðây là những điều thiết yếu mà Phật dạy người tu phải răndè, cẩn thận trong khi giao tiếp với nhau mới khỏi gây ra những hiểmhọa khó tránh.

Vậy ai là người có chí xuất trần muốn ra khỏi sanh tử, phải y theo lờiPhật dạy trên để thúc liểm thân tâm, trau dồi trí tuệ cho sắcbén hầu cắt đứt sợi dây triền phược của luyến ái, chứng quảNiết Bàn, an lạc.

7. Pháp Nhị Hành

Một hôm đức Phật ở trong thành Tỳ Xá Ly, tại Ðại Lâm. Bấy giờ có vịTướng quân Siha, đệ tử của Nigantha (phái ngoại đạo Ni Kiền Tử)đến viếng Phật, ông hỏi:

-- Thưa Gotama, tin đồn Ngài chủ trương không hành động, thuyết phápvề không hành động và dùng pháp không hành động chỉ dạy đệ tử.Ngài chủ trương hành động, thuyết pháp hành động và dùng pháp hànhđộng chỉ dạy đệ tử. Ngài chủ trương đoạn diệt, thuyết phápđoạn diệt và dùng pháp đoạn diệt chỉ dạy đệ tử. Ngài chủtrương pháp hư vô, thuyết pháp hư vô và dùng pháp hư vô chỉ dạyđệ tử. Ngài chủ trương nhàm chán, thuyết pháp nhàm chán và dùngpháp nhàm chán chỉ dạy đệ tử. Ngài chủ trương khổ hạnh, thuyếtpháp khổ hạnh và dùng pháp khổ hạnh chỉ dạy đệ tử. Ngài chủ trươngkhông nhập thai, thuyết pháp không nhập thai và dùng pháp không nhập thaichỉ dạy đệ tử. Ngài chủ trương an ủi mọi người, thuyết pháp anủi và dùng pháp an ủi chỉ dạy đệ tử v.v... Tin ấy có đúng hay họxuyên tạc Ngài?

Phật đáp:

-- Sa Môn Gotama chủtrương không hành động, thuyết pháp không hànhđộng và chỉ dạy đệ tử pháp không hành động. Gotama chủ trương hànhđộng, thuyết pháp hành động và chỉ dạy đệ tử pháp hành động.Gotama chủ trương đoạn diệt, thuyết pháp đoạn diệt và chỉ dạyđệ tử pháp đoạn diệt. Gotama chủ trương nhàm chán, thuyết phápnhàm chán và chỉ dạy đệ tử pháp nhàm chán. Gotama chủ trương hư vô,thuyết pháp hư vô và dạy đệ tử pháp hư vô. Gotama là người khổhạnh, thuyết pháp khổ hạnh và chỉ dạy đệ tử pháp khổ hạnh. Gotamachủ trương không nhập thai, thuyết pháp không nhập thai và chỉ dạyđệ tử pháp không nhập thai. Gotama là người an ủi, thuyết pháp an ủivà chỉ dạy đệ tử pháp an ủi (Lời Phật xác nhận với Tướng Siha và Ngàigiải thích tiếp).

Này Siha!

Thế nào Gotama chủ trương không hành động, thuyết pháp không hànhđộng và chỉ dạy đệ tử pháp không hành động? Gotama không hành độngđối với thân làm ác, miệng nói ác và ý nghĩ ác, thuyết pháp vàchỉ dạy đệ tử theo chiều dừng điều ác.

Thế nào Gotama chủ trương hành động, thuyết pháp hành động vàchỉ dạy đệ tử pháp hành động? Gotama chủ trương hành động thiện,thuyết pháp hành động thiện, thân miệng ý hướng chiềuthiện...

Thế nào Gotama chủ trương đoạn diệt, thuyết pháp đoạn diệtvà chỉ dạy đệ tử pháp đoạn diệt? Gotama đoạn diệt tham sân si,thuyết pháp đoạn diệt tham sân si và chỉ dạy đệ tử pháp đoạndiệt tham sân si.

Thế nào Gotama chủ trương nhàm chán, thuyết pháp nhàm chán và chỉdạy đệ tử pháp nhàm chán? Gotama nhàm chán thân làm ác, miệng nóiác, ý nghĩ ác, thuyết pháp nhàm chán thân làm ác, miệng nói ác,ý nghĩ ác, và chỉ dạy đệ tử pháp nhàm chán ấy.

Thế nào Gotama chủ trương hư vô, thuyết pháp hư vô chỉ dạyđệ tử pháp hư vô? Gotama chủ trương hư vô tham, hư vô sân, hư vô si,thuyết pháp hư vô tham, hư vô sân, hư vô si và chỉ dạy đệ tử pháphư vô tham, hư vô sân, hư vô si.

Thế nào Gotama chủ trương khổ hạnh, thuyết pháp khổ hạnh và chỉdạy đệ tử pháp khổ hạnh? Gotama chủ trương khổ hạnh và các pháp bấtthiện, kể cả thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác đoạn tậnnhư chặt đứt gốc cây ta la, thuyết pháp đoạn tận và chỉ dạy đệ tửnhững pháp ấy.

Thế nào Gotama chủ trương không nhập thai, thuyết pháp không nhậpthai và chỉ dạy đệ tử pháp không nhập thai? Gotama đã đoạn không nhậpthai ở tương lai, sự tái sanh đoạn tận gốc rễ không cho sanh khởi ở tươnglai và chỉ dạy đệ tử cũng pháp ấy.

Thế nào Gotama chủ trương an ủi mọi người, thuyết pháp an ủivà chỉ dạy đệ tử pháp an ủi? Gotama là người an ủi, thuyết pháp anủi và luôn luôn dạy đệ tử pháp an ủi mọi người.

Tướng Siha nghe Phậtnói xong rất hoan hỷ tán thán: Thế Tônthuyết pháp vi diệu, như dựng đứng lại vật bị quăng ngã, như phơibày ra vật bị che kín, chỉ đường kẻ lạc hướng, như đem đèn vào bóng tốicho kẻ sáng mắt được thấy đường v.v... Xin Thế Tôn nhận cho con quy ylàm đệ tử và nguyện hết lòng hộ trì Tam bảo.

Phật bảo:

-- Này Siha, hãy chín chắn suy nghĩ, chín chắn suy nghĩ kỹ! Có suy nghĩchín chắn mới tốt, nhất là người danh vị lớn như ngươi!

Qua câu nói không vướng bận lợi danh khiến cho Tướng Siha rất khâmphục Ngài, và thành kính một lần nữa ông thưa: Xin Ðức Thế Tôn nhận chocon được quy y và hộ trì Tam Bảo.

Phật dạy tiếp:

-- Ðã từ lâu gia đình ông là giếng nước mưa nguồn cho ngườiNigantha, vậy ngươi nên tiếp tục ủng hộ họ. Hãy dành các thức ăncúng dường cho những ai đến với ngươi.

Với tâm lượng bao dung của đức Phật, không phân chia bỉ thử, ta ngườicủa Ngài khiến cho Tướng Siha càng thêm kính mến và khâm phục đứcThế Tôn.

Bây giờ Phật thuyết cho Tướng Siha về bố thí, trì giới, sanh thiên,tai hại của sự ô nhiễm dục lạc v.v...Siha thâu nhận lời Phật dạy rất nhanhchóng. Phật tiếp nói pháp Tứ Ðế... khiến Siha tỉnh ngộ. Sau giờthuyết pháp Siha thỉnh Phật và chư Tăng hôm sau về nhà ông cúngdường. Phật nhận lời.

Hôm sau Phật đến nhàSiha thọ trai, tướng Siha thiết trai cúngdường Phật những món thượng vị, và tự tay ông bưng sớt cúng dường Phậtvà chư Tăng.

Do lòng đố kỵ của ngoại đạo Nigantha nên họ dùng kế hạ uy tínPhật, họ bèn đánh trống chiêng rao khắp nẽo đường phố nói: "TướngSiha giết vật cúng Gotama, Gotama biết mà vẫn ăn".

Tin ấy lan khắp mọi nơi... Có người đến báo cáo với Tướng Siha,ông nói:

-- "Ðã lâu các ngườiấy muốn chỉ trích đức Phật và chư Tăng nhưngkhông cơ hội để họ nói. Những điều xuyên tạc ấy đều vôcớ, trống rỗng không đúng lẽ thật".

Phật thọ trai xong, Ngài thuyết pháp sách tấn cho Tướng Siha vànhững người thân thuộc. Nghe pháp xong mọi người đều rất vui mừng tinnhận rồi lui. Phật trở về tinh xá.

(Trích lược Tăng ChiBộ Kinh, VIII,II-12).

Bình:

Qua bài kinh trên chúng ta thấy sự cảm hóa khéo léo nhiệm mầu của đứcPhật. Ngài cảm hóa thế nào? Có phải Ngài dùng uy quyền thế lựcđể áp bức kẻ khác theo mình chăng? Có phải Ngài dùng xảo thuật thu hútngười khác chăng? Có phải Ngài dùng lời lẽ hay, khéo léo lôi cuốn ngườichăng? Không! Hoàn toàn không! Ngài chỉ dùng đạo đức và hành động chânthật để cảm hóa người.

Qua lời xuyên tạc của ngoại đạo gắn cho Ngài là xấu, dở, chủ trươngnhững cái vô lý thấp hèn như: Gotama chủ trương không hành động, cóhành động, nhàm chán, đoạn diệt, hư vô v.v... Nhưng Ngài vẫn điềmnhiên không phản đối, và vẫn ung dung giải thích lập trường đúng với chánhpháp làm cho Tướng Siha phải cảm thán tinh thần cao thượng và giáo lýsiêu việt của Ngài, ông bèn bỏ ngoại đạo xin quy y, tích cực ủng hộ TamBảo.

Khi thuyết phục đượcmột người có uy tín lớn của ngoại đạo nhưTướng Siha và ông ta xin quy y Tam bảo, lý đáng Phật cũng hãnh diệnchấp thuận và khuyến khích Tướng Siha, lấy uy quyền lôi cuốn ngườidưới tay mình theo Phật, để uy tín Ngài càng lên cao, không ngờ Phậtngăn lại: "Này Siha, hãy chín chắn suy nghĩ, chín chắn suy nghĩ kỹ! Cósuy nghĩ chín chắn mới tốt, nhất là người có danh vị lớn như ngươi".

Ở đây Phật dạy, những ai tin Ngài phải đủ trí phán đoán, nhận xétmột cách thấu đáo sẽ tin. Như câu Phật thường nói: "Tin ta mà khônghiểu ta là bài báng ta". Hiểu trước tin sau, lòng tin mới vữngchắc và giúp cho mình thêm trí tuệ. Trái lại, tin một cách mù quáng thìlòng tin yếu đuối, cạn cợt dễ bị người xuyên tạc và gạt gẫm v.v... vìkhông có trí tuệ. Ðức Phật không chấp nhận chúng ta đến với Ngàibằng lòng tin như vậy. Do lập trường chân chánh và đầy đạo lý ấy nênNgài thuyết phục được Tướng Siha.

Một điều nữa không kém phần đạo lý. Sau khi Tướng Siha trở thànhmột Phật tử đã phát nguyện tích cực cúng dường Tam Bảo v.v...lýđáng Phật khuyên giữ trọn lời hứa và khích lệ phục vụ cho Phật cùngđoàn thể của Phật (Pháp Tăng). Nhưng với tinh thần vô tư không chút vụlợi, đặt đạo lý từ bi bình đẳng lên trên, Ngài dạy: "Ðã từ lâugia đình ngươi là giếng nước mưa nguồn cho người Nigantha, vậy ngươinên tiếp tục ủng hộ họ. Hãy dùng thức ăn cúng dường cho những aiđến với ngươi".

Thật cao cả thay cholòng thương bao la của đức Phật, thương tất cả chúngsanh như một, không đặt riêng tư, không chia thân sơ, cao thấp... Thậtxứngđáng với danh "Ðạo sư của Trời Người, cha lành trong bốn loại"(Thiên nhân chi Ðạo sư, tứ sanh chi Từ phụ).

Ðoạn rốt sau, vì đạohạnh của Ngài cao cả như vậy nên thu hút phầnđông tín đồ phái Nigantha (Ni Kiền Tử) theo Phật, do đó họ tìm cáchhạ uy tín Ngài bằng câu chuyện xuyên tạc trên. Nhưng Phật vẫn bình thảnkhông chút phản kháng việc ngoại đạo vu khống. Ngài chỉ để TướngSiha (đệ tử của phái Nigantha trước kia) xác minh mà thôi. Ðây cũng làmột điểm kỳ đặc nữa của đức Phật.

8. Phật Thăm Bịnh

Kinh Tạp A Hàm chép:Ngài Sa Mi Ðề Quật Ða (Samitigutta) trong thời giantu tập, Ngài mắc bệnh phong cùi nằm trong phòng Tăng chúng, chân tay dầndần bị lở loét hết, đau đớn vô cùng. Một hôm Phật đến thăm ông,sau khi săn sóc cho ông. Phật đặc biệt dạy ông lấy công án khổ cảm trongTứ niệm trụ để quán tưởng. Sa Mi Ðề Quật Ða liền chí thànhtu pháp ấy và được giải thoát. Sau ông làm mấy câu kệ tự thuật nhưsau:

Kiếp trước gây nghiệp ác
Kiếp này chịu quả khổ
Nhân khổ của kiếp sau
Nay đã tiêu trừ hết.

Ðến khi duyên hết, Ngài ra đi mà không biến sắc, ngồi thảnnhiên nhắm mắt thị tịch.

Ngài Xá Lợi Phất có làm bài kệ khen ngợi rằng:

Dày công vun phạm hạnh
Khéo tu tám Ðạo chánh
Vui vẻ đón cái chết
Như người khỏi bệnh nặng.

Bình:

Sanh, già, bệnh, chết là lẽ thường, không ai tránh khỏi, dù xuấtgia hay tại gia cũng vậy. Ngài Si Mi Ðề Quật Ða, đang khi tu mắc chứngbệnh phong cùi dường như tuyệt vọng. Tuy ông ở trong hoàn cảnh biđát tột độ, nhưng nhờ gặp được chánh pháp mà ông thoát khổ hiện tạivà ra khỏi sanh tử nhiều kiếp.

Khi ông bất lực trước những khổ đau ray rứt, vừa lúc Phật đến an ủivỗ về và đem pháp lành giáo hóa, khiến ông nương đó tu tập màđược giải thoát. Pháp ấy chính là vị thuốc hay cứu ông cả hai thứbệnh: vật chất lẫn tinh thần.

Phật dạy ông quán "khổ cảm" trong Tứ niệm trụ, tức bốn pháptrụ tâm (quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp) mà đây là pháp trụtâm nơi cảm thọ khổ (khổ cảm).

Khi trụ tâm quán xétthấy khổ thọ không thật cho nên lần lần ônghết khổ, mặc dù thân ông vẫn có bệnh và ông bình thản khi thị tịch.

Ở một bài kinh khác Phật dạy: Khi vị ấy cảm thọ một cảm thọcùng tận sức chịu đựng của thân, vị ấy tuệ tri: "Ta đang cảmthọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng của thân". Khi vị ấycảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng của sinh mạng, vị ấytuệ tri: "Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựngcủa sinh mạng" và vị ấy tuệ tri rằng: "Sau khi thân hoại mạngchung ở đây mọi cảm thọ cảm giác không có gì đáng hoan hỷ, sẽđi đến lắng dịu".

Ví như này các Tỳ Kheo do duyên dầu và tim bấc, một ngọn đèn đượccháy đỏ, khi dầu và tim bấc khô cạn cháy hết, không được tiếpnhiên liệu thêm ngọn đèn ấy bị tắt. Cũng vậy, khi cảm thọ mộtcảm thọ cùng tận sức chịu đựng của thân, vị ấy tuệ tri rằng:"Ta đang cảm thọ một cảm thọ cùng tận sức chịu đựng củathân". Cho đến vị ấy tuệ tri rằng: "Sau khi thân hoại mạngchung ở đây, mọi cảm thọ không có gì đáng hoan hỷ, sẽ điđến lắng dịu".

Nghĩa là khi cảm thọmột cảm thọ đau khổ cùng tột, chúng ta vẫntỉnh sáng rõ ràng trên cảm thọ đó, không khởi tham, sân, si tức chúng tađã làm chủ được cảm thọ đó và đang trụ tâm trong thiền định. Vịấy ra đi không để lại dấu vết!

Cũng cùng một trườnghợp này, chúng ta hãy xét qua các vị Thiền Sư:

Ngài Ðộng Sơn đến thăm một vị Tăng đang nằm bệnh, Tăng hỏi:

-- Khi gió lửa phân ly sẽ về đâu?

Ngài Ðộng Sơn đáp:

-- Khi đến chẳng mang một vật, khi đi cũng thế ấy!

-- Tuy nhiên thân con chẳng an (bị đau nhức).

-- Thân đau nhức có cái chưa từng đau nhức.

-- Cái không đau nhức thế nào?

-- Ngộ thì trong gang tấc, mê thì cách núi đồi.

-- Xin Hòa Thượng chỉ cho con đường sẽ hướng đến?

-- Tối đen tợ như sơn, hiện tại tức thành lập (Chỉ nhớ hiện tại,đừng nghĩ đến quá khứ vị lai...).

Xét qua ý Phật và ý Tổ đều đồng không khác. Sở dĩ chúng tathấy có khổ có vui, vì chúng ta chạy theo thức tình phân biệt sống vớingoại cảnh mà quên hẳn nội tâm. Một khi nhận biết cảnh ngoài là duyênhợp tạm bợ. Có là duyên hợp, không bởi duyên tan, tan hợp bởi duyên của căntrần, chứ trong tánh thật không có tan và hợp. Vì vậy, nên Ngài Ðộng Sơnnói: "Thân đau nhức có cái chưa từng đau nhức!". Chúng ta hằng sốngvới cái chưa từng đau nhức, thì còn có gì làm động được đến ta.

9. Kinh Thiên Sứ

Trong Trung Bộ Kinh (Kinh 130), Phật bảo:

-- "Này các Tỳ Kheo!Ðiều Ta đang nói, Ta không phải nghe từ một SaMôn hay Bà La Môn nào khác.

Những điều Ta đang nói chỉ được Ta biết mà thôi, chỉ được Tathấy mà thôi, chỉ được Ta hiểu mà thôi".

Thế Tôn thuyết giảngnhư vậy. Ngài lại nói thêm như sau:

"Dầu Thiên Sứ báo động (già, bệnh, chết).
Thanh niên vẫn phóng dật
Chúng ưu buồn lâu dài
Sanh làm người hạ liệt
Ở đây bậc Chân nhân
Ðược Thiên Sứ báo động
Không bao giờ phóng dật
Trong diệu pháp bậc Thánh
Thấy sợ trong chấp thủ
Trong hiện hữu sanh tử
Ðược giải thoát chấp thủ
Sanh tử được đoạn trừ
Ðược yên ổn an lạc
Ngay hiện tại tịch tịnh
Mọi oán hận sợ hãi
Các vị ấy vượt qua
Mọi đớn đau sầu khổ
Chúng đều được siêu thoát".

Bình:

Trước tiên Phật xác định: Những điều Phật đang nói, chính do Ngàibiết, Ngài thấy và Ngài hiểu chứ không phải do nghe các vị Sa Môn hayBà La Môn nói. Những điều ấy là gì? Tức là già, bệnh và chết.Phật dùng bài kệ trên để giải thích.

Bốn câu kệ đầu chỉ cho kẻ phàm phu si mê, mặc dù già, bệnh,chết (Thiên Sứ) báo động, cho biết ai ai rồi cũng đi đến đó,nhưng họ vẫn buông lung đam mê ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy). Bởiđam mê ngũ dục, mà gây nghiệp thọ báo, chịu các đau buồn hiệntại và đời sau. Nếu có được sanh làm người cũng là kẻ hạ liệtthấp kém.

Sáu câu kệ sau Phật nói: Ở đây ngược lại các vị chân thật tuhành, biết rõ sự già, bệnh, chết, mau chóng, nên không mộtniệm buông lung, thường sống trong diệu pháp của Phật. Các vị nàythấy sợ các chấp thủ và trong sanh tử hiện hữu. Do vậy giải thoát chấpthủ, sanh tử được đoạn trừ. Họ yên ổn an lạc, ngay hiện tại đượctịch tịnh. Các vị ấy vượt qua mọi oán hận sợ hãi và mọi đớn đausầu khổ.

Tóm lại đại ý Phật nói: Tai hại của người si mê dù biết già,bệnh, chết, không ai tránh khỏi mà vẫn buông lung chạy theo ngũ dục,nên hiện đời có nhiều lo âu sầu khổ, đời sau sanh làm người hạliệt; và khen ngợi người có trí tuệ chân thật tu hành biết rõ sựgià, bệnh, chết, vô thường mau chóng, nên không buông lung. Biếtsợ sanh tử và niệm ái trước trong sanh tử, hằng cầu thoát ly sanh tử,kết quả họ sẽ được an lạc, tịch tịnh dứt mọi khổ đau phiềnlụy được siêu thoát tự tại.

Ðây là điều kiện cốtyếu mà người tu phải thường tỉnh giác.Nếu môt niệm xen hở (buông lung) tức bị sanh tử trói cột. Hằng nhớtức là giải thoát.

Trong kinh Di Giáo, Phật dạy: "Phải nghĩ đến lửa vô thường đangthiêu đốt thế gian, phải sớm cầu tự độ, chớ vì nhân duyên ngủ nghỉ(buông lung) mà để một đời qua suông không được lợi ích".

Vậy ai là người thấyrõ ba cõi là nhà lửa đang bừng cháy, phải nươnglời Phật dạy trên tinh tấn tu hành để độ mình và độ thoát chúng sanhra khỏi nhà lửa ba cõi.

10. Tứ Diệu Ðế

Trung Bộ Kinh (Kinh 141) chép:

Tại thành Ba La Nại,vườn Lộc Uyển, Tôn giả Xá Lợi Phất gọi cácTỳ Kheo: Này Chư hiền, vô thượng pháp luân đã được Thế Tôn khaithị, tuyên thuyết, thị thuyết, kiến lập, mở rộng, phân biệt,hiển lộ về Khổ, Tập, Diệt, Ðạo Thánh đế.

Này Chư hiền! Thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ,già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi khổ, ưu, não là khổ,cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

Này Chư hiền! Thế nào là sanh?

Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại sự sản xuất, xuất sanh,xuất thành, tái sanh của chúng, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc cáccăn. Này Chư hiền, như vậy gọi là sanh.

Này Chư hiền! Thế nào là già?

Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại sự niên lão, sự hưhoại, trạng thái răng rụng, trạng thái tóc bạc da nhăn, tuổi thọ rútngắn, các căn hủy hoại. Này Chư hiền như vậy gọi là già.

Này Chư hiền! Thế nào là chết?

Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại sự tạ thế, sự từtrần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến,các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này Chư hiền, như vậygọi là chết.

Này Chư hiền! Thế nào là sầu?

Này Chư hiền! Với những ai gặp phải tai nạn này, hay tai nạn khác, vớinhững ai cảm thọ sự đau khổ này hay đau khổ khác, sự sầu của người ấy.Này Chư hiền, như vậy gọi là sầu.

Này Chư hiền! Thế nào là bi?

Này Chư hiền! Với những ai gặp phải tai nạn này, hay tai nạn khác, vớinhững ai cảm bị đau khổ này hay đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sựthanvan, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này Chư hiền,như vậy gọi là bi.

Này Chư hiền! Thế nào là khổ?

Này Chư hiền! Sự đaukhổ về thân, sự không sảng khoái vềthân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không cảm khoái do thân không cảmthọ. Này chư hiền, như vậy gọi là khổ.

Này Chư hiền! Thế nào là ưu?

Này Chư hiền! Sự đaukhổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm,sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không cảm khoái do thân không cảm thọ.Này chư hiền, như vậy gọi là ưu.

Này Chư hiền! Thế nào là não?

Này Chư hiền! Với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác, với nhữngai cảm thọ sự đau khổ này, hay đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sựthất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này chư hiền, như vậygọi là não.

Này Chư hiền! Thế nào là cầu bất đắc khổ?

Này Chư hiền! Chúng sanh bị sanh chi phối khởi sự mong cầu: Mong rằng takhỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh. Lời mong cầu ấykhông được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ. Này Chưhiền, chúng sanh bị già chi phối, chúng sanh bị bệnh chi phối, bịchết chi phối, bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: mongrằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối. Mong rằng ta khỏi đương chịusầu, bi, ưu, não, khổ. Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậygọi là cầu bất đắc khổ.

Này Chư hiền! Như thế tóm lại năm thủ uẩn là khổ như: Sắc thủuẩn là khổ, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.Này Chư hiền như vậy tóm lại năm thủ uẩn là khổ.

Này Chư hiền! Thế nào là Khổ tập Thánh đế?

Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầuhỷ lạc chỗ này hay chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái. NàyChư hiền, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.

Này Chư hiền! Thế nào là Khổ diệt Thánh đế?

Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khíxả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy). Này Chư hiền, như vậygọi là khổ diệt thánh đế.

Này Chư hiền! Thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế?

Ðó là Thánh đạo tám ngành, tức chánh tri kiến, chánh tư duy, chánhngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Này Chư hiền! Thế nào là chánh tri kiến ?

Này Chư hiền! Tri kiến về khổ, tri kiến về tập, trikiến về diệt, tri kiến về khổ diệt đạo. Này Chưhiền, như vậy gọi là Chánh tri kiến.

Này Chư hiền! Thế nào là chánh tư duy?

Này Chư hiền! Tư duyvề ly dục, tư duy về vô sân, tư duy vềbất hại. Này Chư hiền, như vậy gọi là Chánh tư duy.

Này Chư hiền! Thế nào là chánh ngữ?

Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế khôngnói ác khẩu, tự chế không nói ỷ ngữ. Này Chư hiền, như vậygọi là chánh ngữ.

Này Chư hiền! Thế nào là chánh nghiệp?

Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cắp, tự chế không tàdâm. Này Chư hiền, vậy gọi là Chánh nghiệp.

Này Chư hiền! Thế nào là chánh mạng?

Này Chư hiền! Ở đây vị Thánh đệ tử, từ bỏ tà mạng, sinhsống bằng chánh mạng. Này Chư hiền, như vậy gọi là chánh mạng.

Này Chư hiền! Thế nào là chánh tinh tấn?

Này Chư hiền! Ở đây vị Tỳ Kheo đối với các ác bất thiệnpháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi. Vị này nỗ lựctinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các pháp ác, bất thiện phápđã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt. Vị này nỗ lực tinh tấn,quyết tâm trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ýmuốn làm cho sanh khởi. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.Ðối với các thiện pháp đã khởi sanh, khởi lên ý muốn cho an trú,không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển viên mãn. Vịnày nỗ lực tinh tấn, quyết tâm trì chí. Này chư hiền, như vậygọi là Chánh tin tấn.

Này Chư hiền! Thế nào là Chánh niệm?

Này Chư hiền! Ở đây vị Tỳ Kheo, sống quán thân trên thân, tinhcần, tỉnh giác, chánh niệm. Sau khi chế ngự tham ưu ở đời, quánthọ trên các cảm thọ, quán tâm trên các tâm. Quán pháp trên cácpháp, tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm. Sau khi chế ngự tham ưu ở đời.Này Chư hiền như vậy gọi là Chánh niệm.

Này Chư hiền! Thế nào là Chánh định?

Này Chư hiền! Ở đây vị Tỳ Kheo, ly dục, ly ác pháp, chứng và trúThiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh. Vị ấy làm chotịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷlạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh, nhất tâm. Vị ấy sau khi xảniệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc xả khổ,diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư,không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Chư hiền, như vậy làChánh định.

Tôn giả Xá Lợi Phất thuyết giảng như vậy. Các vị Tỳ Kheo ấy hoanhỷ tin thọ lời Tôn giả Xá Lợi Phất dạy.

Bình:

Tứ Diệu Ðế cũng gọi là Tứ Thánh Ðế. Chữ Tứ là bốn, chữDiệu là nhiệm mầu, chữ Ðế là chắc thật. Nghĩa là bốn lẽ thậtnhiệm mầu. Phật nói bốn lẽ thật nhiệm mầu này dù trải qua thời gian,không gian vẫn không thay đổi. Hàng Thanh Văn nương theo bốn lẽ thậtnhiệm mầu này mà giác ngộ giải thoát, tức là chứng tứ quả Thanh Văn (Tờà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm, A La Hán).

Tứ Ðế này có hai phần: Một phần nhiễm, một phần tịnh, hay một phầnnhân quả thế gian, một phần nhân quả xuất thế gian. Khổ, Tập là nhânquả thế gian (nhiễm). Diệt, Ðạo là nhân quả xuất thế gian (tịnh),giải thoát sanh tử.

Giờ đây chúng ta hãygẫm sâu từng phần của pháp Tứ Ðế. Trướchết xét về phần Khổ, Tập là nhân quả của thế gian (pháp nhiễm).Trước Phật nói về cái quả khổ của sự sanh tử (gồm có tám khổ văn kinhđã nói) mà mỗi chúng sanh phải nhận lãnh trong ba cõi sáu đường. Cáckhổ ấy tuy có vô lượng, nhưng không ngoài hai thứ khổ căn bản: 1. Khổvề vật chất. 2. Khổ về tinh thần. Khổ về vật chất thì có sanh,già, bệnh, chết. Khổ về tinh thần thì có khổ yêu thích xa lìa,khổ oán hận gặp gỡ, khổ mong cầu không toại ý, khổ về năm ấm xíthạnh. Tóm lại, do chấp giữ năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) mà cócác khổ. Tức là Khổ Ðế...

Muốn dứt quả khổ sanh tử, Phật dạy phải đoạn trừ tập nhân (nguyên nhântạo thành sanh tử). Nguyên nhân nào tạo thành sanh tử? Tức là phiền não.Phiền não có rất nhiều đến 84.000 phiền não trần lao, nhưngkhông ngoài sáu món căn bản phiền não là: Tham, sân, si, mạn, nghi, áckiến. Ác kiến lại chia: Thân kiến, biên kiến, kiến thủ,giới cấm thủ, tà kiến, tạo thành 10 kiết sử trói cột và sai sử chúngsanh luân chuyển trong ba cõi (căn cứ trong ba cõi: Dục giới, Sắc giới, Vôsắc giới thì gồm có 88 món Kiến hoặc, 81 món Tư hoặc).

Tóm lại, phiền não tuy nhiều nhưng gốc từ tam độc (tham, sân, si)mà ra, chỗ phát hiện của nó là thân, miệng và ý làm tập nhânsanh các phiền não, là Tập Ðế.

Chúng ta nên tìm hiểu nguồn gốc của tam độc có từ đâu? Như trên đãnói cội gốc của tam độc do si mê mà có. Bởi si mê nên chấp ngã, vì chấpngã nên phiền não theo đó mà sinh. Dụ như vì chấp thân này là thật,nên tìm mọi cách bảo vệ cho thân... nếu việc gì làm cho thânthỏa mãn thì ưa thích, trái lại thì giận ghét... Tất cả phiền não khổđau theo đó mà khởi.

Vì vậy muốn đoạn trừtập nhân sanh tử, Phật dạy phải dứt vô minh, tứclà diệt trừ tâm si mê chấp ngã, khi tâm si mê chấp ngã hết, thì thamsân và các phiền não khác của theo đó mà dứt. Tức là chúng ta dứtđược tập nhân sanh tử, là con đường tiến lên Diệt Ðế (NiếtBàn)

Qua phần Diệt Ðế, Ðạo Ðế là nhân quả xuất thế (tịnh) rakhỏi sanh tử.

Diệt đế tức là Niết Bàn. Niết Bàn là quả vị an lạc tịchtịnh, là mục đích của người tu Phật hướng đến. Niết Bàn gồm cóhai thứ: 1. Hữu dư y Niết Bàn. 2. Vô dư y Niết Bàn.Niết Bàn Hữu dư y là Niết bàn mới diệt phiền não vẫn cònthân nghiệp báo ngũ uẩn. Niết bàn Vô dư y là Niết Bàn đã dứtđược uẩn thân. Con đường tiến đến Niết Bàn là do dứt sạch áinhiễm diệt tham, sân, si tức dứt được tập nhân trong ba cõi. Con đườngtiến lên này là Ðạo Ðế.

Ðạo Ðế là con đường dẫn đến ly dục, ái tận, Niết bàn. Conđường ấy đúng với Chánh Pháp và hợp với chân lý, có khả năng đưachúng sanh ra khỏi sanh tử. Ðó là con đường Bát Chánh Ðạo, tức con đườngtám chánh, hướng đến quả giải thoát.

Con đường tám chánh ấy là: 1. Chánh Kiến, 2. Chánh Tư Duy, 3. ChánhNgữ, 4. Chánh Nghiệp, 5. Chánh Mạng, 6. Chánh Tinh Tấn, 7. Chánh Niệm,8.Chánh Ðịnh.

Thế nào là Chánh Kiến? Tức là nhận biết pháp Tứ Ðế nhưthật (lìa các tà kiến: Chấp có, chấp không, chấp đoạn, chấp thường).

Thế nào là Chánh Tư Duy? Tư duy về ly dục vô sân, bất hại.

Thế nào là Chánh ngữ? Không nói láo, không nói hai lưỡi, không nóiác khẩu, không nói ỷ ngữ.

Thế nào là Chánh nghiệp? Giữ giới chân chánh, không sát sanh, khôngtrộm cắp, không tà dâm.

Thế nào là Chánh mạng? Xa lìa tà mạng, thực hành chánh mạng (nghềnghiệp sinh sống chân chánh).

Thế nào là Chánh tinh tấn? Siêng năng đoạn ác tu thiện. Ðiềuác chưa sanh không để sanh, điều ác đã sanh khiến đoạn diệt,điều thiện đã sanh khiến sanh, điều thiện đã sanhkhiến tăng trưởng.

Thế nào là Chánh niệm? Thường quán thân, quán thọ, quán tâm,quán tinh cần tỉnh giác để xa lìa tham ưu ở thế gian.

Thế nào là Chánh định? An trụ tâm trong Tứ thiền: 1. Do ly dục sanhhỷ lạc, 2. Do định lực kiên cố sanh hỷ lạc, 3. Do lìa được hai thứhỷ lạc trên mà được cái vui diệu lạc, 4. Do xả được niệm khổvui mà được đến chỗ tịch tịnh bất động.

Tóm lại, Tứ Diệu Ðế là bốn lẽ thật do đức Phật phát minh. Bốnlẽ thật này chỉ cho chúng sanh thấy rõ cái khổ của sự luân hồi trong ba cõi(khổ đế) và nguyên nhân tạo thành sự luân hồi ấy (Tập Ðế). Khichúng sanh biết được khổ đau của luân hồi sanh tử và nguyên nhân tạonên luân hồi sanh tử ấy mới khởi niệm xa lìa cầu giải thoát sanh tử. Bâygiờ Phật mới chỉ thẳng mục đích thoát ly sanh tử là đạt đến NiếtBàn an lạc (Diệt Ðế). Con đường đạt đến Niết Bàn chính làpháp Bát Chánh Ðạo (Ðạo Ðế).

Vậy ai là người muốndứt hết khổ đau trong sanh tử, được tự tạigiải thoát, đến quả vô sanh, phải nương theo pháp Tứ Diệu ÐếPhật dạy trên làm kim chỉ nam tiến đạo, con đường thoát ly sanh tửquyết định sẽ đến gần.

11. Lý Duyên Khởi

Trung Bộ Kinh (Kinh 115) chép:

Ngài A Nan Ðà bạch Phật:

-- Bạch Thế Tôn! Chođến mức độ nào là vừa đủ để nói:"Vị Tỳ Kheo thiện xảo về duyên khởi".

-- Ở đây này A Nan Ðà, vị Tỳ Kheo nên biết như sau:

Nếu cái này có, cái kia có, do cái này sanh, cái kia sanh, nếu cáinày không có, cái kia không có, do cái này diệt, cái kia diệt, tức làVô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên LụcNhập, Lục Nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ,Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, do duyên Sanh, Lão, Tử, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Nãosanh khởi.

Như vậy, này A Nan Ðà là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Nhưng dodiệt trừ, sự diệt trừ, sự ly dục hoàn toàn của chính Vô Minh này,các Hành diệt, do các Hành diệt Danh Sắc diệt. Do Danh Sắc diệtLục nhập diệt. Do Lục nhập diệt Xúc diệt. Do Xúc diệt Thọdiệt. Do Thọ diệt Ái diệt. Do Ái diệt Thủ diệt. Do Thủdiệt Hữu diệt. Do Hữu diệt Sanh diệt. Do Sanh diệt Lão, Tử,Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não đoạn diệt. Như vậy là đoạn diệt hoàn toàncủa khổ uẩn này. Cho đến như vậy này A Nan Ðà là vừa đủ để nóivị Tỳ Kheo thiện xảo về Duyên khởi.

Bình:

Phật chỉ nguyên nhânđưa con người vào đường sanh tử và mối manh giảithoát sanh tử một cách rõ ràng là 12 nhân duyên. Sự liên quan của 12 nhânduyên rất mật thiết, như sợi dây xích có 12 vòng... Khởi đầu của 12vòng đó là Vô minh. Bởi một niệm bất giác nên hiện có Vô minh. TừVô minh nên có khởi niệm sanh diệt tạo nghiệp tức là Hành. Bởi doHành thúc đẩy Thức đi thọ sanh tức là Thức. Thức là sắc chất hòa hợpthành bào thai gọi là Danh Sắc (vật chất và tinh thần). Do có Danh Sắcnêncó Lục nhập (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Bởi có Lục nhập nên cóXúc, có Xúc nên sanh cảm Thọ. Vì cảm thọ nên có thọ vui hoặcthọ khổ. Nếu thọ khổ thì sanh tắng (ghét), thọ vui thì sanh Ái(ưa). Do Ái nên muốn bảo vệ vật mình yêu thích tức có Thủ. Bởi chấpthủ nên mới có thân sau là Hữu. Do có thân sau nên mới có Già, Bệnh,Chết, Ưu, Bi, Khổ, Não. Ðó là theo chiều lưu chuyển (sanh diệt)tức là theo chiều thuận của sanh tử.

Trái lại, nếu trí huệ quán sát dứt si mê điên đảo, tức là phávô minh. Vô minh hết thì niệm sanh diệt cũng hết, tức là dứthành. Hành diệt thì thức cũng hết (thức diệt). Thức hết thìdanh sắc cũng hết. Danh sắc hết thì lục nhập cũng không, lục nhậpkhông nên không có xúc, xúc không thì thọ cũng không, thọ không thìái cũng không, ái không thì thủ cũng không, thủ không thì thân sau cũngdứt, thân sau dứt, sự già, chết, lo buồn, khổ não cũng theo đó đoạndứt. Tu tập quán sát như thế gọi là "quán hoàn diệt".Nghĩa là quán ngược chiều sanh tử để được giải thoát.

Tóm lại, nhìn vào 12nhân duyên chúng ta thấy vô minh là chủ động đầumối sanh tử, tiêu diệt vô minh là giải thoát sanh tử. Bởi đầu mối cònthì chi mạt ngọn ngành tiếp nối sanh trưởng, đầu mối diệt thì chimạt ngọn ngành theo đó hết sạch.

Vậy nên người tu tậpphải quán triệt lý nhân duyên của Phật dạyvà dùng thanh kiếm trí tuệ sắc bén, thẳng tay chặt đứt sợi dây vôminh ràng buộc chúng ta trong nhiều kiếp để ra khỏi ngục tù sanhtử.

12. Kinh Tiểu Nghiệp PhânBiệt

(Trung Bộ Kinh, Kinh135)

Tôi nghe như vầy:

Một hôm Thế Tôn ở thành Xá Vệ Kỳ Ðà, tại tinh xá ông Cấp Còộc. Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn. Sau khi điđến nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm rồi, liền ngồixuống một bên. Thanh niên Todeyyaputta bạch với Thế Tôn: Thưa Tôn giảGotama do nhân gì, do duyên gì, giữa loài người với nhau, khi chúng làloàingười, lại thấy có người liệt có người ưu? Thưa Tôn giả Gotama chúngta thấy có người đoản thọ (chết yểu), có người trường thọ(sống lâu), có người nhiều bịnh, người ít bệnh, có người xấu sắc,có người đẹp sắc, có người quyền thế lớn, người quyền thếnhỏ, người tài sản lớn, người tài sản nhỏ, có người thuộc gia đình hạliệt, có người thuộc gia đình cao quý, có người có trí tuệyếu kém, có người có đầy đủ trí tuệ? Thưa Tôn giả Gotama, do nhângì, duyên gì giữa loài người với nhau mà lại thấy có người liệt,người ưu?

Phật đáp:

-- Này thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừatự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc,nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình, nghĩa làcó liệt có ưu.

-- Tôi không hiểu nghĩa một cách rộng rãi điều mà Tôn giả Gotamanói một cách vắn tắt không có nghĩa rộng rãi. Lành thay! Nếu Tôn giảGotama thuyết pháp cho tôi, để tôi có thể hiểu nghĩa một cáchrộng rãi, điều mà Tôn giả Gotama nói một cách vắn tắt, không có giảinghĩa rộng rãi, thì tôi không hiểu được.

-- Vậy này thanh niên, hãy nghe và suy nghiệm Ta sẽ nói.

-- Thưa vâng Tôn giả!

Rồi Thế Tôn nói như sau:

-- "Ở đây này thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ôngsát sanh tàn nhẫn tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm khôngtừbi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thànhtựu như vậy. Sau khi thân hoại, mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú,đọa xứ, địa ngục, nếu không sanh vào cõi dữ, mà được sanh làmloài người, chỗ nào nó sanh ra nó phải đoản mạng (chết yểu). Conđường ấy đưa đến đoản mạng. Này thanh niên tức là sát sanh tàn nhẫn,tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với cácloại hữu tình.

Nếu từ bỏ sát sanh, biết tàm quí, có lòng từ, sống thương sótđến hạnh phúc tất cả chúng sanh và các loại hữu tình. Do nghiệp ấysau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, nếu sanh ở loàingười được trường thọ, đó là con đường đưa đến trườngthọ.

Ở đây, này thanh niên có người đàn bà hay người đàn ông tánh haynão hại các loại hữu tình với tay với cục đất hay với cây gậy, cây đao. Donghiệp ấy thành đạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạngchung, nó sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Nếu không sanhvào cõi dữ mà được đến loài người, chỗ nào nó sanh ra nó sẽ bịnhiều bệnh hoạn, con đường ấy đưa đến bệnh hoạn. Này thanhniên, tức là tánh hay não hại các loài hữu tình với tay, hay với cục đất,hay với cây gậy, cây đao.

Nhưng ở đây, này thanh niên, nếu từ bỏ não hại các loài hữu tình,có lòng từ đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy thành đạt nhưvậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung nó được sanh vàothiện thú. Nếu không sanh vào thiện thú, mà được sanh ở loàingười thì nó được ít bệnh hoạn. Con đường ấy đưa đến ítbệnh hoạn.

Ở đây này thanh niên, có người đàn bàn hay đàn ông phẫn nộ,nhiều phật ý bị nói đến một chút thì bất bình, phẫn nộ, sânhận, chống đối và tỏ lộ phẫn nộ, sân hận bất mãn. Do nghiệp ấy thànhđạt như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõidữ. Nếu sanh được ở loài người thì nó bị xấu sắc, con đường ấy đưađến xấu sắc. Này thanh niên tức là phẫn nộ, bất mãn v.v...

Ở đây này thanh niên, nếu trái lại không phẫn nộ, không phậtý, không sân hận, bất mãn v.v... do nghiệp thành đạt như vậy, thànhtựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, nó được sanh vào thiện thú.Nếu được sanh ở loài người thì nó được đẹp sắc. Này thanh niên, tứclà không phẫn nộ, không phật ý, không sân hận, không bất mãn v.v...

Ở đây này thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông tật đố(ganh tỵ) đối với người khác được quyền lợi, được tôn trọng,cung kính, tôn sùng, đảnh lễ cúng dường, sanh tâm tật đố (ganh ghét) ôm ấptâm tật đố. Do nghiệp như vậy, thành tựu như vậy, sau khi thân hoại mạngchung nó sanh vào ác thú, nếu không sanh vào ác thú mà được sanh ở loàingười thì nó chỉ được quyền thế nhỏ. Con đường đưa đếnquyền thế nhỏ. Này thanh niên, tức là tật đố, ôm tâm tật đố.

Ở đây này thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông không bố thí chovị Sa Môn hay Bà La Môn, đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vòng hoa, hươngliệu, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy, đạo xứ, địangục. Nếu không bị đọa xứ, địa ngục mà được sanh ở loài ngườithì nó chỉ được tài sản nhỏ.

Này thanh niên, nếu ngược lại thì sau khi thân hoại mạng chung đượcsanh vào thiện thú, nếu sanh ở loài người thì được tài sản (tàisản lớn).

Ở đây này thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông, ngạo nghễ, kiêumạn, không đảnh lễ những người đáng đảnh lễ, không đứng dậy đối vớinhững người đáng đứng dậy, không mời ngồi đối với những người đáng mờingồi, không tôn trọng đối với những người đáng tôn trọng, khôngcung kính đối với những người đáng cung kính, không cúng dường đối vớinhững người đáng cúng dường. Do nghiệp ấy, thành đạt như vậy, thànhtựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, đọa xứ,nếu sanh được ở loài người thì nó được sanh vào gia đình hạliệt. Con đường đưa đến gia đình hạ liệt là không cúng dườngnhững người đáng cúng dường v.v...

Nhưng ở đây, này thanh niên, nếu ngược lại thì sau khi thân hoại mạngchung, được sanh vào thiện thú. Nếu sanh ở loài người, thì nó đượcsanh vào gia đình cao quí. Con đường đưa đến gia đình cao quý làcúng dường những người đáng được cúng dường v.v...

Ở đây này thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi đếnvị Sa Môn hay Bà La Môn không thưa hỏi:

-- Thưa Tôn giả! Thếnào là thiện? Thế nào là bất thiện?Thế nào là phạm tội? Thế nào là không phạm tội? Thế nào là cầnphải thực hành? Thế nào là không cần phải thực hành? Tôi phải làm gìđể không phải lợi ích và đau khổ lâu dài? Hay tôi phải làm gì đểđược lợi ích và an lạc lâu dài? Do nghiệp ấy thành đạt như vậy, thànhtựu như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, nó sanh vào ác thú, đọa xứ.Nếu sanh ở loài người thì ở vào loại trí tuệ kém. Con đường đưađến trí tuệ kém, không được lợi ích và hạnh phúc lâu dài, tức làkhông thưa hỏi.

Ở đây này thanh niên, con đường đưa đến đoản thọ, dẫnđến đoản thọ, con đường đưa đến nhiều bệnh, dẫnđến nhiều bệnh, con đường đưa đến xấu sắc, dẫn đếnxấu sắc, con đường đưa đến đẹp sắc, dẫn đến đẹp sắc, conđường đưa đến quyền thế nhỏ, dẫn đến quyền thếnhỏ, con đường đưa đến quyền thế lớn, dẫn đến quyềnthế lớn, con đường đưa đến tài sản nhỏ, dẫn đến tài sản nhỏ,con đường đưa đến tài sản lớn, dẫn đến tài sản lớn, con đườngđưa đến gia đình hạ liệt, dẫn đến gia đình hạ liệt, conđường đưa đến gia đình cao quí, dẫn đến gia đình cao quí. Conđường đưa đến trí tuệ yếu kém, dẫn đến trí tuệyếu kém, con đường đưa đến đầy đủ trí tuệ, dẫn đến đầyđủ trí tuệ.

Này thanh niên SubhaTodeyyaputta các loài hữu tình là chủ nhân củanghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp làquyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Nghiệp phân chia các loài hữutình, nghĩa là có liệt có ưu".

Khi nghe nói như vậy, thanh niên Subha Todeyyaputta nói với Thế Tôn:"Thật vi diệu thay! Thưa Tôn giả Gotama. Như người dựng đứng lạinhững gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường chonhững người bị lạc hướng, đem ánh sáng vào trong bóng tối, để những aicó mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy chánh pháp đã được Tôn giả Gotamadùng nhiều phương tiện, trình bày giải thích. Con nay xin quy y Tôn giảGotama, quy y pháp, quy y chúng Tỳ Kheo. Mong Tôn giả nhận con làm đệ tử,từ nay cho đến mạng chung con trọn đời xin quy ngưỡng".

Bình:

Nhìn chung trên nhânloại chúng ta không khỏi thắc mắc tại sao cũng đồngsanh làm người lại có sự sai biệt: Như người sống lâu, kẻ chếtyếu, người mạnh khỏe, kẻ thì đau ốm, người nhan sắc đẹp đẽ, kẻ thânthể xấu xa, người sanh ra có những tài sản, có quyền thế lớn lao,người sanh ra nghèo cùng hạ liệt. Cho đến phần tinh thần cũng khác:kẻ khôn, người dại, kẻ thông minh, người ngu tối v.v...

Ở đây Phật căn cứ theo nghiệp để giải thích. Phật dạy:"Các loài hữu tình là chủ của nghiệp là thừa tự của nghiệp.Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểmtựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình, nghĩa là có liệt cóưu".

Các loài hữu tình (Tất cả chúng sanh có tình thức) đều là chủ nhânông của tạo nghiệp. Nghiệp là những tập quán, những thói quen do tahuân tập lâu đời thành nghiệp, như người tập uống rượu lâu thànhngười nghiền rượu, người tập đánh bạc lâu thành người cờ bạc v.v...nó phát xuất từ thân, miệng, ý của chúng ta chứ không phải từ đâuđem đến, nên gọi là "chủ tạo nghiệp". Khi đã tạo thànhnghiệp, chúng hữu tình luôn luôn bị lệ thuộc vào nghiệp, làm tôiđòi cho nghiệp, như đầy tớ bị chủ nhà sai khiến. Nên gọi là"thừa tự" của nghiệp.

Từ nghiệp chuyễn biến mà chúng hữu tình sanh các cảnh giới lành,hoặc dữ v.v... nên gọi nghiệp là "thai tạng". Cuộc sống củacác hữu tình đều hòa đồng với nghiệp không thể chia cách, nhưbà con thân thiết nên gọi là "quyến thuộc". Nghiệp làchỗ nương tựa cho mạng sống của chúng hữu tình. Còn nghiệp thì mạngsống còn, hết nghiệp thì mạng sống cũng theo đó mà dứt, nên gọinghiệp là "điểm tựa". Các loài hữu tình bị luân chuyễn trongba cõi sáu đường, đều do nghiệp dẫn và phân chia trong các cõi, nêngọi nghiệp "phân chia" các loài hữu tình. Chúng sanh có ưuliệt bất đồng gốc bởi do nghiệp không chi khác.

(Phần này nói tổng quát của nghiệp, chúng ta nên xem lại văn kinhđể rõ thêm về chi tiết của nghiệp mà Phật đã giải thích quabài "Kinh Tiểu nghiệp phân biệt" này).

Tóm lại, nghiệp là động cơ tạo thành cuộc sống sai biệt của conngười. Nghiệp có sức mạnh lôi cuốn chúng sanh vào vòng lục đạo. Bởinghiệp mà tạo nên quả khổ vui cho chúng sanh hiện tại và tương lại...

Nghiệp phát xuất từ thân, khẩu, ý. Nếu thân, khẩu, ý hướngvề chiều thiện thì con người sẽ tiến lên địa vị cao hơn nhưcác cõi Trời v.v... Trái lại, nếu hướng về chiều ác thì conngười phải đọa xuống địa ngục, ngạ quỉ v.v... Vì thế mà có lụcđạo luân hồi. Trong hiện đời mỗi hành động tạo nghiệp đềucó kết quả hiện tại và mai sau.

Nghiệp có tác dụng lớn lao như thế, nên người tu phải thậntrọng, trong mọi lời nói, mọi ý nghĩ, mọi việc làm,phải cân nhắc kỹ lưỡng. Nhất là đối với ý nghiệp càng phải thậntrọng hơn. (Vì ý nghiệp là chủ động tạo nghiệp). Nghiệpđã tạo thì quả báo khó tránh. Kinh Nhân Quả có câu: "Giả sử bá thiênkiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời quả báo hoàntự thọ". Nghĩa là: Giả sử trăm ngàn kiếp, nghiệp đã tạokhông mất, khi đã đủ nhân duyên, quả báo tự mình chịu.

Vậy ai là người muốnhiện đời được an lạc hạnh phúc và sau khi lâmchung được kết quả sanh các cảnh giới lành phải tránh các điều dữ,làm các việc lành. Tiến lên một từng nữa, muốn ra khỏi luân hồi trongba cõi, cũng phải giữ gìn ba nghiệp cho thanh tịnh, trì giới trang nghiêm,khiến phiền não vô minh lần lần dứt sạch, thì chắc chắn chúng ta sẽthoát ly sanh tử, bằng chứng Phật dạy: "Ba nghiệp hằng thanh tịnh,đồng Phật vãng Tây phương".

13. Kinh Ðiều Ngự

Trung Bộ Kinh (Kinh 125) chép:

Một hôm có Aggivessana dòng Bà La Môn đến hỏi Phật về phương pháptu hành, Phật dạy:

Này Aggivesssana, sau khi vị Thánh đệ tử đã giữ giới Patimokkha (Ba lađề mộc xoa) đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm tronglỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong học pháp. Như Lai lạihuấn luyện thêm cho vị đệ tử ấy. Hãy đến này Tỳ Kheo, hãy bảohộ các căn, khi mắt thấy sắc chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữtướng riêng. Những nguyên nhân gì, vì nhãn căn không được chế ngựkhiến tham ái, ưu, bi, các ác, bất thiện pháp khởi lên, hãy tựchế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, thực hành sự hộ trì nhãn căn,khi tai nghe tiếng, mũi ngữi hương, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ýnhận thức các pháp, chớ có nắm giữ tướng chung, chớ có nắm giữ tướngriêng.

Như Lai huấn luyện thêm vị Thánh đệ tử ấy: Hãy đến này TỳKheo, hãy tiết độ trong ăn uống, chân chánh giác sát thọ dụng mónăn, không phải để vui đùa, không phải để tham mê, không phảiđể trang sức, không phải để tự làm đẹp mình, chỉ để thân nàyđược duy trì, được bảo dưỡng, khỏi bị gia hại, để chấn trì phạmhạnh nghĩ rằng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không chokhởi lên các cảm thọ mới. Và ta sẽ không phạm lỗi lầm sống được anổn".

Này Aggevessana, saukhi vị Thánh đệ tử đã tiết độ trong ăn uống.Như Lai lại huấn luyện thêm vị ấy: "Hãy đến này Tỳ Kheo, hãychú tâm vào giác tỉnh. Ban ngày đi kinh hành và trong khi đang ngồi, hãy gộisạch tâm trí khỏi các chướng ngại pháp, ban đêm trong canh một, trong khiđang kinh hành và trong khi đang ngồi, hãy gội sạch tâm trí khỏi các chướngngại pháp. Ban đêm trong canh giữa, hãy nằm xuống phía hông phải, như dángcon sư tử nằm, chân gát lên chân với nhau, chánh niệm, tỉnh giác, hướngniệm đến lúc ngồi dậy. Ban đêm trong canh cuối, khi đã thức dậy trongkhi đi kinh hành và trong khi đang ngồi, hãy gội sạch tâm trí khỏi cácchướng ngại pháp".

Sau khi vị đệ tử đã chú tâm vào giác tỉnh. Như Lai lại huấnluyện thêm vị ấy. Này Tỳ Kheo, hãy thành tựu chánh niệm, tỉnh giáckhi đi tới, khi đi lui, đều tự giác, khi nhìn thẳng, khi nhìn quanhđều tự giác, khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tự giác, khi cotay, khi duỗi tay đều tự giác, khi đi đại tiểu tiện đềutự giác, khi đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói, yên lặng đều tựgiác.

Vị ấy từ bỏ tham ái ởđời, sống với tâm thoát ly tham ái, gội rữa tâmhết tham ái, từ bỏ sân hâ?, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòngthương xót tất cả chúng hữu tình, gội rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôntrầm, thùy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm, thùy miên, với tâm tưởnghướng về ánh sáng chánh niệm tỉnh giác, gội rửa hết tâm hôntrầm thùy miên. Từ bỏ trạo cử, hối quá, nội tâm trầm lặng gội rửa hếttrạo cử, hối quá. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống với tâm thoát khỏi nghi ngờ,không phân vân lưỡng lự, gội rửa hết nghi ngờ đối với thiện pháp.Vị ấy sau khi đoạn trừ năm triền cái, những triền cái làm ô nhiễmtâm tư, làm yếu ớt trí tuệ, vị ấy sống quán thân trên thân,nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để điều phục tham ưu ởđời.

Vị Tỳ Kheo kham nhẫnlạnh, nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi,muỗi, gió, mặt trời và các loại bò sát, các ác ngữ, các lời nói chữimắng, vị ấy sống quen kham nhẫn với những cảm thọ về thân thống khổ,đau nhói, đau đớn đến chết, được gội sạch về uế nhiễm,tham, sân, si. Vị ấy xứng đáng được cúng dường, cung kính, tôn trọng,chấp tay, là vô thượng phước điền trên đời.

Bình:

Bài kinh trên đây, là phương pháp Phật dạy cho Sa Môn, Bà La Môn tu hànhra khỏi sanh tử.

Người muốn ra khỏi sanh tử điều kiện trước tiên phải giữ giớithanh tịnh, đối với một lỗi nhỏ không trái phạm, các oai nghi đềuđủ không thiếu khuyết. Kế đến phải bảo hộ các căn. Nghĩa làmắt thấy sắc không chạy theo sắc phân biệt tốt xấu, sanh tâm yêu ghét...Tai nghe tiếng, mũi ngữi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ýbiết pháp cũng đều không khởi phân biệt. Mỗi khi có niệmtham ái lo buồn khởi lên, nên tìm xét tột nguyên nhân của nó và chế ngựkịp thời không để nó khuấy nhiễu. Hằng xa lìa các sắc tướng của sáutrần, khiến tâm ý được vắng lặng.

Ðối với việc ăn uốngphải tiết độ. Nghĩa là phải ăn uống cóchừng mực, vừa đủ không tham thích món ngon vật lạ. Phải luôn luôn xétnghĩ: ăn uống để duy trì mạng sống, tiến tu đạo nghiệp chứ khôngphải vì để ngon miệng béo thân. Hằng xét nét như vậy để dứttrừ các cảm thọ yêu thích mùi vị. Khi tiết độ ăn uống xong. Phậtdạy chúng ta lúc ngủ, lúc thức hằng phải tỉnh giác. Ban đêm lúc đầu hômđi kinh hành hoặc ngồi gội sạch tâm trí khỏi chướng ngại pháp. Nghĩa làgiữ tâm vắng lặng không để một pháp bất thiện xen vào (không chovọng tưởng khuấy nhiễu). Giữa đêm nằm nghỉ đúng pháp của Như Lai, cuốiđêm thức dậy kinh hành và hằng tỉnh giác, để xa lìa mọi phápchướng ngại.

Sau khi chú tâm vào tỉnh giác, Phật dạy chúng ta phải thành tựu "chánhniệm tỉnh giác". Nghĩa là đối với mọi động tác hằng ngày phảinhiếp tâm trong chánh niệm. Khi đi biết mình đang đi, khi đứngbiết mình đang đứng, khi ăn cơm biết mình đang ăn cơm, khi rửa bátbiết mình đang rửa bát v.v... không xen một niệm khác. Nghĩa làbiết rõ mình từng phút giây không một niệm lãng quên.

Khi thành tựu "chánhniệm tỉnh giác". Phật dạy người tu tậpphải xa lìa năm món "triền cái" hằng che đậy tâm tánh, trítuệ do đó mà không tăng trưởng được. Năm triền cái là: Tham dục(tham mê ngũ dục), sân hận (giận tức, buồn phiền), thùy miên (ngủ nghỉ,lười biếng), trạo hối (xao xuyến và hối hận), nghi (nghi ngờ, do dựđối với chánh pháp). Và dứt bỏ lòng tham ưu thế gian, khởi tâm đại bithương xót tất cả chúng hữu tình.

Ðã dứt "ngũ triền cái" xong, Phật dạy chúng ta phải tu phápnhẫn nhục. Nghĩa là đối với hoàn cảnh phải nhẫn chịu mọi sự lạnh,nóng, đói, khát, sự xúc chạm của ruồi, muỗi, rắn, rết... cho đếnkham nhẫn mọi tiếng gièm pha mắng chửi...tức là đối với tự thân phảinhẫn chịu mọi thứ đau đớn thống khổ bức bách, gội sạch uế nhiễm,tham, sân, si.

Phương pháp thực hành Phật dạy trên gọi là "chánh hạnh", nóphù hợp với chánh pháp "bát chánh đạo" là con đường ly dục tịchtịnh an lạc giải thoát. Vì thế người muốn đạt đến quả vị NiếtBàn phải ngay nơi đây mà thực hành, khỏi phải tìm kiếm con đường nàokhác nữa.

14. Ðức Phật Ðáng Kính

Một hôm, tại thành Xá Vệ, vườn ông Cấp Cô Ðộc. Buổi chiều saukhi thọ thực xong. Tôn giả Nacada đang thuyết pháp cho các Tỳ Kheo nghe.Vì hứng thú, phấn khởi Ngài thuyết quá dài. Lúc ấy, Thế Tôn từchỗ tịnh cư đi đến, thấy cửa đóng và nghe bên trong Tôn giả Nacadađang thuyết pháp. Ngài bèn đứng lại bên ngoài nghe. Ðợi khi Tôn giảNacada thuyết xong, Thế Tôn mới tằng hắng và lấy tay gõ cửa, Tôn giảNacada bước ra mở cửa. Phật nói:

-- Ông nói pháp dài,ta đứng nghe đến mỏi lưng!

Tôn giả thưa:

-- Con không biết Thế Tôn đến, nếu con biết Thế Tônđến con sẽ nói ngắn lại.

Rồi Phật mới bảo:

-- Các ông cùng hòa hợp với nhau nói pháp là tốt.

Bình:

Ðọc qua bài kinh này, chúng ta thấy tư cách đức Phật có đáng chomọi người tôn kính hay chăng? Dù là một bậc Thầy, Ngài vẫn không ỷlại tư cách người trên làm mất sự trang nghiêm của hàng đệ tử. Giả sửchúng ta ở trường hợp này, có thể khiêm tốn đứng chờ ngoài cửa nhưvậy chăng? Hay là vừa mới đến thấy cửa đóng liền lấy tư cách mộtbậc Thầy, gõ cửa để mong cho người ra mở, khỏi phải nhọc nhằn đứngđợi. Thế là vừa làm đứt quảng thời pháp, lại gây phóng tâm cho người.Vậy nên câu nói của đức Phật: "Ông nói pháp môn dài, ta đứng ngheđến mỏi lưng!" khiến chúng ta đầy cảm kích. Quả là một cử chỉkhó ai bắt chước được.

Một lần khác, khi Phật đi trên đường gặp đám trẻ đang chơi đùa bênnhững ụ cát, thấy Phật đi đến chúng hoảng hốt chạy tránh một bên, vừanhìn Ngài như cầu cứu, lại vừa luyến tiếc nhìn mấy bức thành và mấytòa nhà bằng cát tưởng chừng như sắp tan rã dưới bước chân Ngài. Và lạthay! Thế Tôn bước tránh qua một bên đường...!

Sau bước chân Ngài đi qua, còn để lại những nét hoan hỷ trên từnggương mặt ngây thơ! Ngài vẫn tôn trọng đến những tâm hồn bé bỏng!Ðúng là một hành ảnh đẹp về bậc tôn quí. Nhân đây chúng ta nhớ lạicâu: "Vạn đức từ dung" quả thật không sai! Chẳng những Ngài đẹpvề hình tướng bên ngoài, mà đẹp cả về đức độ bên trong, chođến đẹp giữa đời sống trí tuệ vô thượng. Do vậy, ngày nay chúng talạy Ngài là lạy trên những cái đẹp đó, không phải lạy vì để cầuNgài ban bố cho nhiều phước lành, đó là chúng ta đã tự đánh mất ýnghĩa cao đẹp của một "Bậc Thầy đáng kính" vậy.

15.Phật Xả Tuổi Thọ

Trong Tăng Chi Bộ kinh chép:

Một hôm Phật đến thành Tỳ Xá Ly bảo A Nan và đại chúng đếnKapala nghĩ trưa. Phật nói với Ngài A Nan:

-- Người đủ thần túccó thể kéo dài mạng sống một kiếp hoặc mộtkiếp còn lại.

Phật lập lại câu ấy ba lần, nhưng Ngài A Nan vẫn làm thinh.

Bấy giờ Phật xả tuổithọ. Quả đất đều rung động.

Phật nói bài kệ cảm khái như sau:

Mạng sống có hạn hayvô hạn
Ðạo sĩ xả bỏ không kéo dài
Nội tâm an lạc trụ Thiền định
Như thoát áo giáp tự ngã mang.

Bình:

Ðọc đoạn kinh này, chúng ta có thắc mắc Ngài A Nan không? Vô tình haycố ý mà khi nghe Phật gợi ý, Ngài có thể "kéo dài tuổithọ" mà Ngài A Nan không thỉnh Phật trụ thế để lợi lạc choquần sanh? Thật ra điều này cũng khó hiểu! Ðâu phải Ngài A Nan khôngcảm mến đức Phật (Ngài A Nan là em của Phật, đồng thời làm thị giả choPhật), hay không thấy sự có mặt của đức Phật là quan trọng? Vềđiểm này có nhiều chỗ giải: Do cơ duyên giáo hóa của Phật ở cõinày đã mãn, khiến cho Ma vương ám ảnh làm Ngài A Nan mất trí sáng suốtnên không kịp thưa thỉnh Phật trụ thế. Khi Phật đã tuyên bố xả tuổithọ xong, Ngài hẹn ba tháng sau sẽ nhập Niết bàn (có lần Ma vươngđến nhắc Phật Niết bàn, Phật lập lại lời hứa đó). Quả nhiên sau batháng Phật nhập Niết bàn.

Ðiều này có đáng chochúng ta buồn không?

Chúng ta xét thêm vềý bài kệ Phật nói sau khi Ngài tuyên bốxả tuổi thọ:

"Dù mạng sống có thời hạn hay không thời hạn, đối với Ðạo sĩ(Phật) không một chút tiếc nuối nên không kéo dài. Tâm Ngài vẫn vui vẻvà an trụ trong thiền định. Sự xả bỏ mạng sống này, như người cởichiếc áo giáp đã mang, chúng không có gì quan trọng".

Vậy Phật có tiếc thân không? Ngài không chút hối tiếc, mặc dùNgài có đủ khả năng kéo dài mạng sống. Tại sao Phật không tiếc thân?Vì sự đến của Ngài là tùy duyên ứng hiện để giáo hóa lợi íchcho chúng sanh. Khi xong việc Ngài hết bổn phận. Việc ra đi của Ngàilà lẽ dĩ nhiên chứ đâu có gì hối tiếc. Hơn nữa sự đến và đi củaPhật chẳng qua ẩn nơi này hiện nơi khác chứ đâu có mất hẳn. Như vịbác sĩ giỏi, đến bệnh viện này trị lành các bệnh nhân, xongđi đến bệnh viện khác mà thôi. Ông bác sĩ đâu có mất.

Pháp thân Phật khôngcó đến đi sanh diệt, tùy cơ duyên giáo hóamà hiện có sanh diệt, đến đi nhưng tánh thể vẫn bất động.Ðây là lý nhiệm mầu của đức Phật mà thường tình chúng ta khônghiểu nổi. Vì thế, có người hỏi Phật: Niết bàn còn hay mất? Phậtim lặng không đáp là nghĩa này vậy.

Xét rộng ra, tuy Phật không nói còn hay mất, song qua bài kệ trên đãngầm ý cho chúng ta thấy:

Câu chót "Như thoát áo giáp tự ngã mang". Nghĩa là sự nhậpNiết bàn của Ngài cũng như người cởi chiếc áo đã mang vậy thôi,chớ có gì là còn hay mất. Do đó Thiền Sư Từ Minh cũng từng nói:"Sanh như đắp chăn Ðông, tử như cởi áo Hạ". Ðó là việc sanhtử đối với người đạt đạo, ưng đến liền đến, ưng đi liềnđi không gì ngăn ngại.

Còn chúng ta thì sao? Hãy xét kỹ điều này!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567